NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

Chủ đề   RSS   
  • #447028 19/02/2017

    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

    CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC

    Điều 644 Bộ luật dân sự 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    – Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    – Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hoặc chết cùng hoặc di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.

    Trường hợp 1:

    Có người chết trước hoặc chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị (Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015) trong trường hợp này.

    Trường hợp 2:

    Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế

    CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

    Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.

    Các bạn tham khảo Điều 649, 650 Bộ luật dân sự 2015

    Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

    Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”.

    Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 19/02/2017 11:15:08 CH sửa
     
    96055 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

14 Trang «<91011121314>
Thảo luận
  • #475454   21/11/2017

    huyenbmt001
    huyenbmt001

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chia thừa kế

    anh chị cho em hỏi: ví dụ A với B là vợ chồng. có mẹ là T. sinh đc C và D. Năm 1976 ông A sống chung như vợ chồng với bà H có đứa con chung là X và Y. ông A chết để lại di chúc với nội dung cho H,X,Y được hưởng 1/2 di sản. bà B lo mai táng hết 20 triệu.

    biết tài sản chung của ông A và bà B là 1,1 tỷ.

    Chia thừa kế cho tình huống trên giúp em với ạ

     

     
    Báo quản trị |  
  • #475469   21/11/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Chào bạn! Tôi xin dựa vào dữ liệu bạn cung cấp để chia thừa kế trường hợp này như sau, bạn tham khảo nhé.

    Tài sản của ông A và bà B là 1.100.000.000 trừ đi tiền mai tán 20.000.000 còn lại 1.080.000.000

    Do đây là tài sản chung nên chia 2: 1.080.000.000:2=540.000.000 => Tài sản của ông A để lại là 540.000.000

    Do ông A chết có để lại di chúc nên tài sản chia theo di chúc 540.000.000:2=270.000.000

    Số tiền H, X, Y được hưởng là 270.000.000 mà bà B lại thuộc điều 644 BLDS 2015 nên được hưởng 2/3/1 suất => 270.000.000:56(B, C, D, X, Y,T)=45.000.000. H, X, Y mỗi người trừ ra một phần trong 270.000.000 để chia cho bà B, T số tiền 45.000.000

    Còn 270.000.000 không nhắc đến trong di chúc sẽ được chia theo pháp luật => 270.000.000:6(B, C, D, X, Y,T)=54.000.000. Vậy B, C, D, X, Y, T mỗi người được hưởng 45.000.000

    Cập nhật bởi lawyerinthefuture ngày 21/11/2017 08:03:04 CH

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #475476   21/11/2017

    huyenbmt001
    huyenbmt001

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cho mình hỏi suất thừa kế phải lấy tổng di sản chứ ạ. bà T cũng đc hưởng 2/3 của 1 suất chứ ạ?

    tiền mai táng là lấy từ tiền chung chứ không phải tiền của ông A ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #475484   21/11/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Quên mất bà T, đúng là sai 1 li đi 1 dặm rồi. Tôi đã chỉnh sửa phần thiếu sót của bà T. Còn 2/3/1 suất đó theo tôi là lấy phần tài sản được chia theo di chúc để chia cho bà B và T chứ không phải toàn bộ tài sản và tiền mai tán thì tôi trừ từ tài sản chung giữa ông A bà bà B mà.

    Cập nhật bởi lawyerinthefuture ngày 21/11/2017 07:21:26 CH

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #475485   21/11/2017

    huyenbmt001
    huyenbmt001

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cô mình dạy là 2/3 suất thừa kế là lấy tổng di sản và tiền mai táng lấy từ tiền di sản á bạn

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #475488   21/11/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Theo tôi số tiền mai tán trừ từ tài sản chung giữa ông A và bà B vì đó là việc mang tính nhân văn sâu sắc và phần 2/3/ 1 suất theo ý tôi là vậy, bạn có thể tham khảo thêm ý mọi người.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #475507   22/11/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào các bạn,

    2/3 suất thừa kế theo pháp luật được tính trên tổng di sản (chưa trừ bất kỳ một khoản nào) của người đã mất.

    Chi phí mai táng được qui định tại điều 658 Chương XXIV Bộ luật dân sự 2015 là Chương qui định về THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN, như vậy Luật qui định chi phí mai táng cho người để lại di sản phải trích từ di sản của người đó chứ không được trừ vào khối tài sản chung của người đó với người khác. Tất nhiên, nếu đồng chủ sở hữu đồng ý cho trừ chi phí mai táng vào khối tài sản chung trước khi chia thì Pháp luật cũng sẽ công nhận sự thoả thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội đó nhưng trường hợp này đề bài không nêu tình huống như vậy nên phải chia thừa kế theo qui định của Pháp luật chứ đừng chia theo cảm giác chủ quan "theo tôi số tiền mai tán trừ từ tài sản chung giữa ông A và bà B vì đó là việc mang tính nhân văn sâu sắc" là sai.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (23/11/2017) nguoinhaque009 (27/11/2017)
  • #475590   22/11/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    TranTamDuc.1973 viết:

    Chào các bạn,

    2/3 suất thừa kế theo pháp luật được tính trên tổng di sản (chưa trừ bất kỳ một khoản nào) của người đã mất.

    Chi phí mai táng được qui định tại điều 658 Chương XXIV Bộ luật dân sự 2015 là Chương qui định về THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN, như vậy Luật qui định chi phí mai táng cho người để lại di sản phải trích từ di sản của người đó chứ không được trừ vào khối tài sản chung của người đó với người khác. Tất nhiên, nếu đồng chủ sở hữu đồng ý cho trừ chi phí mai táng vào khối tài sản chung trước khi chia thì Pháp luật cũng sẽ công nhận sự thoả thuận không trái pháp luật và đạo đức xã hội đó nhưng trường hợp này đề bài không nêu tình huống như vậy nên phải chia thừa kế theo qui định của Pháp luật chứ đừng chia theo cảm giác chủ quan "theo tôi số tiền mai tán trừ từ tài sản chung giữa ông A và bà B vì đó là việc mang tính nhân văn sâu sắc" là sai.

    Trân trọng.

    Xin cảm ơn phần nhận xét góp ý của bạn. Nhưng mà trong chế định thừa kế thì không có một quy định nào nói rằng tiền mai tán phải trừ từ tài sản của người đó. Vì vậy thì tùy từng thẩm phán ra phán quyết mà thôi. Còn theo tôi thì trừ từ tài sản chung là hợp lý hợp tình nhất.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #475605   22/11/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    lawyerinthefuture viết:

    Xin cảm ơn phần nhận xét góp ý của bạn. Nhưng mà trong chế định thừa kế thì không có một quy định nào nói rằng tiền mai tán phải trừ từ tài sản của người đó. Vì vậy thì tùy từng thẩm phán ra phán quyết mà thôi. Còn theo tôi thì trừ từ tài sản chung là hợp lý hợp tình nhất.

    Như tôi đã nói, việc thanh toán chi phí mai táng được qui định tại khoản 1 điều 658 chế định THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN của Bộ luật dân sự 2015. Vì nó nằm trong chế định THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN chứ không phải THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG cho nên khoản 1 điều 658 BLDS 2015 chính là qui định chi phí mai táng phải thanh toán từ di sản của người đã mất. Luật đã qui định rõ như vậy thì phải tuân theo Luật chứ không phải tuỳ từng Thẩm phán muốn ra phán quyết thế nào thì ra. Bạn cho rằng "trừ từ tài sản chung là hợp lý hợp tình nhất" cũng không có vấn đề gì nếu bạn giữ riêng tư duy đó cho mình, còn khi bạn đặt mình vào mối quan hệ chung với cộng đồng xã hội thì phải tuân theo nguyên tắc xử sự chung là Pháp luật.

    Cũng cần nói thêm, trước khi chia thừa kế, phải coi người để lại di sản còn những nghĩa vụ tài sản nào chưa thực hiện cũng như những chi phí liên quan tới việc thừa kế của họ để thanh toán theo thứ tự ưu tiên qui định tại điều 658 nêu trên, sau khi thanh toán xong các khoản này, còn lại bao nhiêu mới được chia thừa kế, tất nhiên không còn thì không chia.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (23/11/2017) nguoinhaque009 (27/11/2017)
  • #475658   23/11/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

     

    TranTamDuc.1973 viết:

     

     

    lawyerinthefuture viết:

     

    Xin cảm ơn phần nhận xét góp ý của bạn. Nhưng mà trong chế định thừa kế thì không có một quy định nào nói rằng tiền mai tán phải trừ từ tài sản của người đó. Vì vậy thì tùy từng thẩm phán ra phán quyết mà thôi. Còn theo tôi thì trừ từ tài sản chung là hợp lý hợp tình nhất.

     

     

    Như tôi đã nói, việc thanh toán chi phí mai táng được qui định tại khoản 1 điều 658 chế định THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN của Bộ luật dân sự 2015. Vì nó nằm trong chế định THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA DI SẢN chứ không phải THANH TOÁN VÀ PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG cho nên khoản 1 điều 658 BLDS 2015 chính là qui định chi phí mai táng phải thanh toán từ di sản của người đã mất. Luật đã qui định rõ như vậy thì phải tuân theo Luật chứ không phải tuỳ từng Thẩm phán muốn ra phán quyết thế nào thì ra. Bạn cho rằng "trừ từ tài sản chung là hợp lý hợp tình nhất" cũng không có vấn đề gì nếu bạn giữ riêng tư duy đó cho mình, còn khi bạn đặt mình vào mối quan hệ chung với cộng đồng xã hội thì phải tuân theo nguyên tắc xử sự chung là Pháp luật.

    Cũng cần nói thêm, trước khi chia thừa kế, phải coi người để lại di sản còn những nghĩa vụ tài sản nào chưa thực hiện cũng như những chi phí liên quan tới việc thừa kế của họ để thanh toán theo thứ tự ưu tiên qui định tại điều 658 nêu trên, sau khi thanh toán xong các khoản này, còn lại bao nhiêu mới được chia thừa kế, tất nhiên không còn thì không chia.

    Trân trọng.

     

     

    Khi đọc quy định trong chế định đó nó không quy định bằng câu văn cụ thể nhưng suy nghĩ một cách logic thì hiểu. Tuy nhiên vụ này hồi đó tôi còn học lớp 8 thì dòng họ tôi cũng có trường hợp này và vị thẩm phán phân chia tiền mai tán trừ từ tài sản chung của vợ chồng. Tôi thấy vị thẩm phán này phân chia vậy là quá hợp lý và hợp tình, bởi vì "nghĩa tử là nghĩa tận" nếu phân tích câu nói này trong trường hợp đó thì rất nhiều nhưng chốt ý lại là tôi vẫn giữ quan điểm đó. Còn việc nhà nước pháp quyền thì mọi vấn đề điều dựa trên quy định của pháp luật, nhưng giả sử tôi có làm thẩm phán thì tôi dựa vào những căn cứ về đạo đức con người, tính nhân văn và tôi phán quyết trừ tiền mai tán từ tài sản chung, như vậy cũng đâu có bất hợp lý. Pháp luật là do con người sáng tạo ra vì mục tiêu trước mắt là phát triển kinh tế-  xã hội, đảm bảo an toàn, an ninh xã hội, củng cố mối quan hệ đạo đức giữa người với người....Tôi dùng lý lẽ về mặt đạo đức để phân tích sau đó tôi phán quyết như thế đấy, các anh có quyền đồng ý hay không đồng ý. Không đồng ý thì có quyền kháng cáo lên phúc thẩm nhưng mà chả lẽ vì vài chục triệu đó mà người vợ hoặc chồng có thể kháng cáo (sau đó sẽ có người nói rằng có trường hợp lúc sinh thời người chết ăn chơi gây ra nợ thì chẳng lẻ lấy tài sản chung của vợ, chồng để trả, điều này sẽ gây ra bất công, nhưng nếu rơi và trường hợp đó thì tôi lại có cách để giải quyết khác; nhiệm kỳ thẩm phán là 5 năm, tái bổ nhiệm là 10 năm nhưng tôi phân tích hợp tình hợp lý thì cho dù phán quyết của tôi bị hủy bỏ và không được tái bổ nhiệm tôi cũng hài lòng)

    Cập nhật bởi lawyerinthefuture ngày 23/11/2017 12:53:53 CH

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #475662   23/11/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    lawyerinthefuture viết:

    ........ nhưng giả sử tôi có làm thẩm phán thì tôi dựa vào những căn cứ về đạo đức con người, tính nhân văn và tôi phán quyết trừ tiền mai tán từ tài sản chung, như vậy cũng đâu có bất hợp lý. Pháp luật là do con người sáng tạo ra vì mục tiêu trước mắt là phát triển kinh tế-  xã hội, đảm bảo an toàn, an ninh xã hội, củng cố mối quan hệ đạo đức giữa người với người....Tôi dùng lý lẽ về mặt đạo đức để phân tích sau đó tôi phán quyết như thế đấy, các anh có quyền đồng ý hay không đồng ý. Không đồng ý thì có quyền kháng cáo lên phúc thẩm nhưng mà chả lẽ vì vài chục triệu đó mà người vợ hoặc chồng có thể kháng cáo (sau đó sẽ có người nói rằng lúc sinh thời người chết này ăn chơi gây ra nợ thì chẳng lẻ lấy tài sản chung của vợ, chồng để trả, điều này sẽ gây ra bất công, nhưng nếu rơi và trường hợp đó thì tôi lại có cách để giải quyết khác; nhiệm kỳ thẩm phán là 5 năm, tái bổ nhiệm là 10 năm nhưng tôi phân tích hợp tình hợp lý thì cho dù không được tái bổ nhiệm tôi cũng hài lòng)

    Khái niệm nhân văn, đạo đức con người hiện nay không có qui chuẩn chung, thực tế có nhiều việc đối với người này là đạo đức, là nhân văn nhưng đối với người khác thì không, ví dụ "quyền được chết" hay còn gọi là "cái chết nhân đạo" ở những quốc gia chấp nhận thì được xem là nhân văn, đạo đức, còn ở những quốc quốc gia không chấp nhận thì vị bác sỹ nào dám giúp bệnh nhân được "cái chết nhân đạo" sẽ bị truy tố tội giết người. Cho nên bạn đừng lấy quan niệm của mình về tính nhân văn, đạo đức con người làm "chuẩn mực" để "xét xử" người khác. Bởi khái niệm nhân văn, đạo đức mơ hồ như vậy nên Pháp luật không qui định Thẩm phán phải xét xử theo "tính nhân văn, đạo đức con người" mà phải xét xử "chỉ tuân theo pháp luật".

    Rất may bạn không phải là Thẩm phán, bằng không với cách xét xử "đặc biệt" của mình bạn sẽ gặp rất nhiều phiền toái chứ không phải chỉ không được tái bổ nhiệm.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (27/11/2017)
  • #475489   21/11/2017

    Haianh190
    Haianh190

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia tài sản

    Chào luật sư Ông Tùng và bà Cúc là vợ chồng, có 2 con là Trúc(25t) và Mai(16t) .Trước khi qua ddowioong lập di chúc chia tài sản 2.4 tỷ đồng như sau: +_ông long là bố đẻ ông tùng 200t + Bà Cúc 300t +Trúc 1.9 tỷ +Mai không được chia tài sản Hãy xác định : 1. Các hàng thừa kế của ông Tùng 2.những người thừa kế không thuộc nội dung di chúc 3. Tài sản bà Cúc Xin cảm ơn luật sư
     
    Báo quản trị |  
  • #475587   22/11/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Haianh190 viết:
    Chào luật sư Ông Tùng và bà Cúc là vợ chồng, có 2 con là Trúc(25t) và Mai(16t) .Trước khi qua ddowioong lập di chúc chia tài sản 2.4 tỷ đồng như sau: +_ông long là bố đẻ ông tùng 200t + Bà Cúc 300t +Trúc 1.9 tỷ +Mai không được chia tài sản Hãy xác định : 1. Các hàng thừa kế của ông Tùng 2.những người thừa kế không thuộc nội dung di chúc 3. Tài sản bà Cúc Xin cảm ơn luật sư

    Chào bạn! Tôi xin giúp bạn giải quyết các câu hỏi để bạn tham khảo như sau:

    Tài sản của ông Tùng=2.400.000.000;2=1.200.000.000

    1. Các hàng thừa kế thứ nhất của ông Tùng bao gồm: Cha ông Tùng, bà Cúc, Trúc, Mai

    2. Người thừa kế không thuộc nội dung trong di chúc là Mai

    3. Tài sản thừa kế của Cúc=1.200.000.000+300.000.000=1.500.000.000

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #475606   22/11/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

     

    lawyerinthefuture viết:

     

    Haianh190 viết:

    Chào luật sư Ông Tùng và bà Cúc là vợ chồng, có 2 con là Trúc(25t) và Mai(16t) .Trước khi qua ddowioong lập di chúc chia tài sản 2.4 tỷ đồng như sau: +_ông long là bố đẻ ông tùng 200t + Bà Cúc 300t +Trúc 1.9 tỷ +Mai không được chia tài sản Hãy xác định : 1. Các hàng thừa kế của ông Tùng 2.những người thừa kế không thuộc nội dung di chúc 3. Tài sản bà Cúc Xin cảm ơn luật sư

     

    Chào bạn! Tôi xin giúp bạn giải quyết các câu hỏi để bạn tham khảo như sau:

    Tài sản của ông Tùng=2.400.000.000;2=1.200.000.000

    1. Các hàng thừa kế thứ nhất của ông Tùng bao gồm: Cha ông Tùng, bà Cúc, Trúc, Mai

    2. Người thừa kế không thuộc nội dung trong di chúc là Mai

    3. Tài sản thừa kế của Cúc=1.200.000.000+300.000.000=1.500.000.000

     

     

    Bài này cần phải hỏi lại Haianh190 chữ "ddowioong" là viết sai của chữ gì và 2,4 tỷ đồng có phải là tài sản chung của vợ chồng ông Tùng, bà Cúc hay không thì mới chia được. Trước mắt bạn lawyerinthefuture có 1 cái sai là dùng từ không đúng : "1. Các hàng thừa kế thứ nhất của ông Tùng bao gồm : Cha ông Tùng, bà Cúc, Trúc, Mai", đó là những người thuộc hàng thừa kế thứ 1 của ông Tùng chứ đâu phải là "các hàng thừa kế thứ nhất của ông Tùng"

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 23/11/2017 12:05:18 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (27/11/2017)
  • #475607   22/11/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Haianh190 viết:
    Chào luật sư Ông Tùng và bà Cúc là vợ chồng, có 2 con là Trúc(25t) và Mai(16t) .Trước khi qua ddowioong lập di chúc chia tài sản 2.4 tỷ đồng như sau: +_ông long là bố đẻ ông tùng 200t + Bà Cúc 300t +Trúc 1.9 tỷ +Mai không được chia tài sản Hãy xác định : 1. Các hàng thừa kế của ông Tùng 2.những người thừa kế không thuộc nội dung di chúc 3. Tài sản bà Cúc Xin cảm ơn luật sư

    Bạn xác định lại chữ "ddowioong" có ý nghĩa là gì ? Cũng như 2,4 tỷ đồng là tài sản riêng của ông Tùng hay là Tài sản chung của vợ chồng ông Tùng, bà Cúc ?

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #475654   23/11/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    Tại tôi nghĩ bạn ấy chắc là sinh viên luật đang được giảng viên cho bài tập về nhà làm nên cần được giải đáp càng sớm càng tốt nên dữ liệu cho như thế nào thì giải đáp giúp bạn ấy như thế đó.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #475664   23/11/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    lawyerinthefuture viết:

    Tại tôi nghĩ bạn ấy chắc là sinh viên luật đang được giảng viên cho bài tập về nhà làm nên cần được giải đáp càng sớm càng tốt nên dữ liệu cho như thế nào thì giải đáp giúp bạn ấy như thế đó.

    Nếu "dữ liệu cho như thế nào thì giải đáp giúp bạn ấy như thế đó" thì bạn lại càng sai. Dữ liệu đâu có cho ông Tùng lập di chúc nhưng bạn lại khẳng định người lập di chúc là ông Tùng !? Dữ liệu cũng không khẳng định 2,4 tỷ là tài sản chung của ông Tùng, bà Cúc nhưng bạn lại khẳng định đó là tài sản chung !? Hơn nữa, bạn xem ông Tùng là người lập di chúc và 2,4 tỷ là tài sản chung của ông Tùng với bà Cúc tức di sản của ông Tùng chỉ có 1,2 tỷ nhưng bạn lại không phát hiện ra trong trường hợp đó thì di chúc của ông Tùng phải bị vô hiệu, vì di sản chỉ có 1,2 tỷ thì lấy đâu ra mà lập di chúc tới 2,4 tỷ ?

    Trao đổi để cùng nhau hiểu rõ hơn việc chia thừa kế là việc phức tạp, cần hết sức cẩn trọng chứ không có ý gì khác đâu bạn nhé.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (27/11/2017)
  • #475696   23/11/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14937)
    Số điểm: 99814
    Cảm ơn: 3470
    Được cảm ơn 5342 lần
    SMod

    ddowioong = đời ông

    Cả câu có nghĩa là "Trước khi qua đời ông lập di chúc chia tài sản ..."

     
    Báo quản trị |  
  • #475697   23/11/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

     

    ntdieu viết:

     

    ddowioong = đời ông

    Cả câu có nghĩa là "Trước khi qua đời ông lập di chúc chia tài sản ..."

     

     

    Cũng có thể, nhưng do người khác suy đoán chứ không phải do chủ topic nói nên tốt nhất là phải hỏi lại cho rõ. Giả sử "ddowioong" là "đời ông" thì cũng không có gì đảm bảo ông này là ông Tùng !? Mà nếu đó là ông Tùng thì cách chia thừa kế của lawyerinthefuture cũng sai, bởi xác định đó là ông Tùng thì cả câu có nghĩa là "trước khi qua đời ông Tùng lập di chúc chia tài sản 2,4 tỷ ..." tức 2,4 tỷ là di sản của ông Tùng, sao lại chia đôi cho bà Cúc ? Và, nếu 2,4 tỷ là di sản của ông Tùng, tức 2/3 suất thừa kế theo pháp luật = 2,4 tỷ : 4 x 2/3 = 400 triệu thì Bố đẻ cùng bà Cúc vợ ông cũng thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, bởi họ chỉ được di chúc cho hưởng ít hơn 2/3 suất thừa kế theo pháp luật chứ diện này đâu phải chỉ có Mai là con chưa thành niên (điểm a khoản 1 điều 644 BLDS 2015) ?

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 23/11/2017 08:30:58 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (27/11/2017)
  • #475699   23/11/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14937)
    Số điểm: 99814
    Cảm ơn: 3470
    Được cảm ơn 5342 lần
    SMod

    Bác TranTamDuc.1973 nói có lý từ đầu đến cuối trong chủ đề này.

    Chỉ là bài viết cuối của bác tỏ ra quá thận trọng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (27/11/2017)