NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

Chủ đề   RSS   
  • #447028 19/02/2017

    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI CHIA THỪA KẾ

    CHIA THỪA KẾ THEO DI CHÚC

    Điều 644 Bộ luật dân sự 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    – Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    – Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

    Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015. Thừa kế thế vị

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

    Thông thường nếu bài tập cho dữ kiện có di chúc thì di chúc đó là di chúc có hiệu lực một phần, 1 phần sẽ không phát sinh hiệu lực do có người chết trước hoặc chết cùng hoặc di chúc đã không cho những người được bảo vệ ở Điều 669 hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật.

    Trường hợp 1:

    Có người chết trước hoặc chết chết cùng thời điểm: Trong trường hợp này thì sau khi chia theo phần di chúc có hiệu lực thì tiếp tục chia thừa kế theo pháp luật phần di sản còn lại, tuyệt đối không áp dụng thừa kế thế vị (Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015) trong trường hợp này.

    Trường hợp 2:

    Sau khi chia theo di chúc và pháp luật mà có người thừa kế thuộc Điều 669 thì cần phải cho họ hưởng đủ 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật, trong trường hợp này phải tính một suất thừa kế theo pháp luật, sau đó xác định phần họ còn thiếu để đủ 2/3 một suất thừa kế

    CHIA THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

    Những trường hợp chia thừa kế theo pháp luật.

    Các bạn tham khảo Điều 649, 650 Bộ luật dân sự 2015

    Xác định hàng thừa kế theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

    Thừa kế thế vị: Cần lưu ý thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người chết chứ không áp dụng đối với trường hợp người con chết sau người để lại di sản. Và cháu, chắt để được hưởng thừa kế phải là con ruột của người con đã chết, có thể hiểu nôm na là không áp dụng đối với “cháu nuôi”, “chắt nuôi”.

    Thừa kế thế vị cũng chỉ áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo pháp luật, không áp dụng đối với trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Khi di chúc có phần để lại cho người đó nhưng người đó chết thì phần đó sẽ không phát sinh hiệu lực và được chia theo pháp luật, lúc này người cháu/chắt mới được hưởng thừa kế thế vị

    Cập nhật bởi tranglaw049 ngày 19/02/2017 11:15:08 CH sửa
     
    96871 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

14 Trang «<891011121314>
Thảo luận
  • #443940   15/12/2016

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (544)
    Số điểm: 4436
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần
    Moderator

    phanitachi viết:

    A lấy B và có 3 con là C,D,E. sau đó B chết ,di sản of B là 900tr,,B di chúc để lại cho 3 con là C,D,E mỗi người 100tr,di tặng cho M(là vợ of  C) 500tr..sau 4 năm kể từ thời điềm mở thừa kế..N đến đòi nợ B,và bắt các con của B phải thanh toán số nợ mà B vay cùa N là 500tr,,vậy giả sử tòa án chấp nhận yêu cầu của N ..thì phải chia thế nào cho hợp lí ạ...mong mọi người góp ý

     

    Chào bạn ! Mình xin chia như thế này bạn có thể tham khảo nhé: 

    Trường hợp này bạn phải ưu tiên trả nội cho N là 500.000.000

    Còn lại 400.000.000 thì chia như sau: B để lại di chúc nên tài sản chia theo di chúc, nhưng A thuộc điều 669 nên được hưởng 2/3 /1suất>>>> (400.000.000:4)x2/3=66.666.666,67

    Vậy A đc hưởng 66.666.666,67, còn lại là 333.333.333,3 sẽ chia theo di chúc.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
  • #424263   11/05/2016

    Giải đáp thắc mắc về vấn đề thừa kế

    Bà Huỳnh là con dâu của ông Sang. Sau khi chồng bà Huỳnh chết có để lại 01 xưởng cưa, nhưng do bà Huỳnh và con của ông Sang sống với nhau như vợ chồng không có đăng ký kết hôn nên ông Sang không thừa nhận bà Huỳnh là con dâu.

    Bà Huỳnh kiện ông Sang ra tòa để đòi lại tài sản mà ông Sang đang chiếm giữ (là xưởng cưa do bà Huỳnh và con ông Sang tạo lập nên).

    Ông Sang không thống nhất với yêu cầu của bà Huỳnh vì cho rằng xưởng cưa là do ông và con của ông tạo nên, không có công sức của bà Huỳnh, bên cạnh đó ông Sang cũng yêu cầu được chia thừa kế tài sản mà con của ông để lại.

    Nhưng sau đó ông Sang qua đời, vậy yêu cầu chia taì sản của ông Sang có còn được giải quyết hay không thưa Luật sư? Đình chỉ yêu cầu độc lập của ông Sang hay là vợ ông Sang được thừa kế quyền?

     
    Báo quản trị |  
  • #444148   22/12/2016

    Em có bài tập chia thừa kế các anh chị cho em ý kiến nhé

    Ông Thành và bà Vân kết hôn với nhau vào năm 1970 có 02 người con chung là Nguyệt sinh năm 1972 và Tân sinh năm 1974. Tân bị tật từ nhỏ nên trong thời gian gia đình gặp khó khăn ông Thành và bà Vân đã cho 01 người chị họ nhận Tân làm con nuôi có thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật. Trong quá trình chung sống ông bà đã xây dựng khối tài sản chung giá trị 160tr

                Năm 1980 bà vân chết Ông thành trích tiền riêng bù vào chi phí mai táng 5tr

    Năm 1990 ông Thành kết hôn với bà Duyên sinh được 1 người con trai và đặt tên là Dũng họ có khối tài sản chung 100tr

                Tháng 10/2007 Ông Thành di chúc cho chị Nguyệt với nôi dung “Nay tôi di chúc cho con gái tôi là Nguyệt hưởng ½ di sản”

    Ngày 20/10/2008 ông Thành chết bà Duyên mai táng cho ông hết 10 tr

    Tháng 12/2009 chị Nguyệt đến gặp bà Duyên và Duẫn yêu cầu chia thừa kế nhưng Dũng kiên quyết không cho trong lúc xô xát Dũng cố ý xô chị Nguyệt té xuống làm chị Nguyệt chết ngay tại chỗ Dũng bị Tòa án xử 20 năm tù về tội giết người.. Chị Nguyệt chết để lại 1 con nhỏ là Mai một năm sau khi chị Nguyệt chết chồng chị Nguyệt là anh Bình kiện bà Duyên yêu cầu hưởng di sản của vợ chông

    Anh chị hãy giải quyết tranh chấp thừa kế nói trên

    Bài làm

    * Năm 1980 bà Vân chết ta chia di sản của bà Vân với ông Thành

                160/2= 80 tr

                Bà Vân = 80tr -5 triệu phí mai tháng = 75tr

                Ông Thành  80tr

                do bà Vân chết không để lại di chúc nên tài sản của bà Vân được chia theo pháp luật       75 /3 = 25 tr

                Thành = 25tr

                Tân = 25tr

                Nguyệt = 25tr

                * Năm 2008 ông Thành chết và có để lại cho Nguyệt hưởng ½ di sản

                Ta chia di sản của ông Thành với bà Duyên

    100/2=50tr

    Ông Thành = 50tr – 10 (phí mai táng)= 40tr

    Bà duyên = 50tr

    Như vậy tổng di sản của ông Thành là

    80 + 25 + 40 + 5 (tiền riêng của ông mà Ông đã trích ra làm phí mai táng)= 150tr (tổng di sản của ông Thành)

                Ông Thành để lai ½ di sản cho Nguyệt

                150/2 = 75tr

                Nguyệt = 75 tr

                Còn lại 75 tr do ông Thành không có quyết định cho ai hưởng nên phần di sản này được chia theo pháp luật

                75/ 4= 18.75 tr

                Nguyệt = 18.75

                Dũng= 18.75

                Tân = 18.75

                Duyên = 18.75

                Nhưng bà Duyên và Tân ( đề bài không có nói rõ Tân bị tật mà có khả năng lao động hay không có khả năng lao động ta làm theo cách suy đoán Tân bị tật nhưng không thể lao động) nên họ là những người hưởng được 2/3 suất thừa kế theo pháp luật

                Giả sử ông Thành không để lại di chúc ta chia di sản của ông theo pháp luật

                150/ 4=  37.5

                37.5*2/3= 25

                25*2=50

                Tân = 25-18.75 = 6.25

                Duyên = 25-18.75=6.25

                Như vậy mỗi người phải bù cho Duyên và Tân là 12.5

                Như vậy những người hưởng di sản của ông Thành phải có nghĩa vụ bù cho Duyên 12.5tr

                Nguyệt = (75+18.75)*12.5/112.5=10.416

                Dũng = 18.75*12.5/112.5=2.083

                Như vậy số tiền mà các người thừa kế được hưởng là

                Nguyệt  =83.334

                Dũng = 16.667

                Tân = 25

                Duyên = 25

                

     
    Báo quản trị |  
  • #447337   21/02/2017

    boyp
    boyp

    Sơ sinh


    Tham gia:07/09/2014
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 150
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hỏi về vấn đề người thừa kế không phụ thuộc di chúc?

    Cho mình hỏi 1 vấn đề: Trong trường hợp người để lại di chúc không cho 1 người trong điều 669 BLDS đc hưởng thừa kế thì người đó vẫn đc hưởng 2/3 1 suất thừa kế chia theo pháp luật. Bình thường khi làm thì đầu tiên vẫn tính 2/3 của 1 suất đó là bao nhiêu rồi lấy tổng tài sản trừ cho 2/3 suất này còn bao nhiêu rồi mới chia cho những người thừa kế còn lại theo như di chúc. Vậy có trường hợp nào người này được hưởng hơn 2/3 không? Ví dụ như tình huống này: A là chồng, B là vợ có con là C và D. A sau khi chết có tài sản là 500tr. A để lại di chúc cho C hưởng 4/5, D hưởng 1/5 số tài sản này. Nhưng C lại chết trước thời điểm A chết. Vậy chia như nào?

    Theo như mình làm: Vì C chết nên phần tài sản này sẽ được chia theo pháp luật. Như vậy hàng thừa kế thứ nhất có B và D, mỗi người đc 200tr. Theo di chúc D có 100tr nữa. Nên kết quả: D 300, B 200.

    Vẫn tình huống trên, nếu trong di chúc A có ghi rõ là truất quyền thừa kế của B thì kết quả chia có khác không? Lúc này vẫn làm như ở trên hay B chỉ được đúng 2/3 của 1 suất thừa kế?

     
    Báo quản trị |  
  • #469208   29/09/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    boyp viết:

    Cho mình hỏi 1 vấn đề: Trong trường hợp người để lại di chúc không cho 1 người trong điều 669 BLDS đc hưởng thừa kế thì người đó vẫn đc hưởng 2/3 1 suất thừa kế chia theo pháp luật. Bình thường khi làm thì đầu tiên vẫn tính 2/3 của 1 suất đó là bao nhiêu rồi lấy tổng tài sản trừ cho 2/3 suất này còn bao nhiêu rồi mới chia cho những người thừa kế còn lại theo như di chúc. Vậy có trường hợp nào người này được hưởng hơn 2/3 không? Ví dụ như tình huống này: A là chồng, B là vợ có con là C và D. A sau khi chết có tài sản là 500tr. A để lại di chúc cho C hưởng 4/5, D hưởng 1/5 số tài sản này. Nhưng C lại chết trước thời điểm A chết. Vậy chia như nào?

    Theo như mình làm: Vì C chết nên phần tài sản này sẽ được chia theo pháp luật. Như vậy hàng thừa kế thứ nhất có B và D, mỗi người đc 200tr. Theo di chúc D có 100tr nữa. Nên kết quả: D 300, B 200.

    Vẫn tình huống trên, nếu trong di chúc A có ghi rõ là truất quyền thừa kế của B thì kết quả chia có khác không? Lúc này vẫn làm như ở trên hay B chỉ được đúng 2/3 của 1 suất thừa kế?

    Trong trường hợp chia thừa kế vừa theo di chúc, vừa theo pháp luật và có trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc thì nếu chia thừa kế theo pháp luật mà người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc đã có phần bằng hoặc nhiều hơn 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì không trích lại của họ. Do đó thực tế có nhiều trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc được nhận phần nhiều hơn 2/3 suất thừa kế theo pháp luật. Như ví dụ của bạn, nếu đúng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì phần của B chỉ có 166.667.000 đồng, tuy nhiên sau khi chia thừa kế theo pháp luật, B đã nhận phần 200 triệu, nhiều hơn 2/3 suất thừa kế theo pháp luật thì thôi không trích lại của B.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #447347   21/02/2017

    tvthuong96
    tvthuong96

    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2017
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 53 lần


    Trong trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Toà án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định, nhưng không quá ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế; nếu hết thời hạn do Toà án xác định hoặc bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác có quyền yêu cầu Toà án cho chia di sản thừa kế. Nếu người vợ hoặc người chồng là người nhận thừa kế mà khi tiến hành chia di sản thừa kế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình thì có quyền yêu cầu tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia trong thời hạn 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế và hết thời hạn trên thì những người thừa kế có quyền đề nghị, yêu cầu tòa án chia di sản thừa kế hoặc vẫn trong thời hạn trên nhưng xác định bên còn sống đã kết hôn với người khác thì những người thừa kế khác vẫn có quyền đề nghị tòa án chia di sản thừa kế.

    Trịnh Văn Thương- 097.395.0810

    Tvthuong96@gmail.com

    Khoa Hành chính- Tư pháp- Đại học Luật TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tvthuong96 vì bài viết hữu ích
    tranglaw049 (22/02/2017) cucvantuong (18/10/2017)
  • #452632   26/04/2017

    levantuan260698
    levantuan260698

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:26/04/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia tài sản

    Đề bài: anh Hưng và chị Hoàn có tài sản chung là 980 triệu, có 3 con chung là Trung(20 tuổi), Ngân(14 tuổi) và Oanh(9 tuổi). đến năm 2006, do bất hòa mà anh chị quyết định ly hôn nhưng chưa được giải quyết theo pháp luật. 10/2006, 2 vợ chồng về quê thì bị tai nạn và được đưa vào bệnh viện.

    Trước khi mất 1 ngày, anh Hưng để lại tài sản cho Oanh, Ngân, trung và Hải( bác ruột của Hưng). Chị Hoàn sau khi ra viện kiện với Tòa án không chia tài sản cho ông Hải.

    b.    Nếu ông Hải không nhận tài sản thì việc chia tài sản có gì thay đổi không?

     Giải:

    b. Trường hợp ông Hải từ chối nhận di sản thừa kế (theo điểm C khoản 2 Điều 650)

    -Theo di chúc thì: Trung=Ngân=Oanh=Hải=490:4= 122,5 ( triệu đồng )Vì ông hải từ chối nhận thừa kế nên số tài sản này sẽ được chia theo pháp luật- căn cứ vào điểm C, khoản 2 điều 650

           Trung=Ngân=Oanh=Hòan=122,5:4= 30,625 triệu đồng

    -Tuy nhiên vì ông Hưng và bà Hoàn vẫn chưa ly hôn => bà hoàn vẫn được xem là vợ hợp pháp của ông Hưng và thuộc trường hợp được hưởng thừa kế ko phụ thuộc vào nội dung di chúc theo khoản 1, điều 644 => bà Hoàn được hưởng ít nhất =2/3 suất thừa kế theo pháp luật =81,67 triệu đồng

    -Như vậy, bà Hoàn sẽ được hưởng thêm ít nhất là: 81,67-30,625=51,045 triệu. Số tiền này được lấy từ khoản thừa kế của Trung, Ngân, Oanh mỗi người sẽ phải trích số tiền là; 51,045:3= 17,015 ( triệu đồng )

    Vậy:

    ð Bà Hoàn : 81,67 + 490= 571.66 triệu đồng

    ð Trung=Ngân=Oanh= 122,5-17,015+30,625= 136,11 triệu đồng

    Xin hỏi mình giải như vậy đã đúng chưa? Nếu sai thì bạn có thể giúp sửa được không? Cảm ơn ạ!

    Cập nhật bởi levantuan260698 ngày 26/04/2017 04:25:02 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #468881   26/09/2017

    Chia di sản thừa kế

    Tình huống: Ông Nông và bà Sản có 4 người con: 2 người con trai là anh Tuấn và anh Tú và 2 người con gái là chị An và chị Bình. Ông Nông và bà Sản có tài sản chung là : 01 căn nhà 3 tầng  trên mảnh đất 150 mtrị giá 1,2 tỷ đồng và một mảnh đất khác 200m2 (bao gồm cả đất ở và đất vườn) trị giá 800 triệu đồng.

    Năm 2009  khi cả 4 người con đã xây dựng gia đình, ông Nông và bà Sản cho các con ở riêng và có nói cho vợ chồng anh Tuấn ngôi nhà 3 tầng trên mảnh đất 150 mvà cho vợ chồng anh Tú  200m2  đất ở và vườn, còn 2 cô con gái đi lấy chồng theo phận nhà chồng ông, bà không chia đất (Không có di chúc chỉ tuyên bố bằng miệng).

    Năm 2012 chị Bình chết do tai nạn (Chị có 01 con trai là cháu Hải). Đầu năm 2014, bà Sản mắc bệnh nặng chết. Đến tháng 02 năm 2016 ông Nông cũng ốm nặng và chết.

    Tháng 01 năm 2017 vợ chồng chị An làm ăn kinh tế thua lỗ phải bán nhà, gia đình lục đục, chị An do quá túng quẫn nên đã đến yêu cầu anh Tuấn và anh Tú chia di sản thừa kế do bố, mẹ để lại theo quy định của pháp luật. Anh Tuấn và anh Tú không đồng ý vì cho rằng các cô con gái đã đi lấy chồng thì phải theo phận nhà chồng nên không được hưởng di sản bố mẹ để lại.

    Hỏi: 1. Yêu cầu của chị An đúng hay sai?

            2. Di sản của ông Nông, bà Sản được chia như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #469135   28/09/2017

    thitruongbs
    thitruongbs

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tình huống luật thừa kế

    Tình huống chia di sản thừa kế

    Tại thời điểm năm 2013, vợ chồng ông A, bà B có 02 con chung là G (30 tuổi, có vợ và 01 con trai 02 tuổi), H (con gái 16 tuổi, đang đi học) và tạo lập được khối tài sản chung có giá trị ba (03) tỷ đồng. Cũng năm đó, biết mình bị bệnh không thể qua khỏi, bà B lập di chúc để lại 1/3 tài sản của mình cho con trai của G. Cuối năm 2013, bà B chết. Năm 2015, ông A chung sống như vợ chồng với bà M. Hai người cùng nhau buôn bán và có tài sản chung là 500 triệu đồng. Tháng 3/2017, ông A bị tai nạn giao thông chết. Lúc ông A chết, bà M đang mang thai đứa con chung với ông A.

    Hãy chia di sản của bà B, ông A trong tình huống này.

     
    Báo quản trị |  
  • #469183   29/09/2017

    Do.thuhuyen
    Do.thuhuyen

    Sơ sinh

    Hà Tây, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2017
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 37
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chào bạn, 

    Đây là cách chia thừa kế theo quan điểm của mình (trường hợp tài sản chung của bà B và ông A là 3 tỷ, con trai không đóng góp trong khối tài sản chung đó).

    Tài sản chung của ông A và bà B là 3 tỷ đồng, không có thêm thỏa thuận gì nên về mặt nguyên tắc chia đôi, mỗi người sở hữu 1,5 tỷ.

    Di chúc của bà B chuyển cho con trai 1/3 tài sản là 500 triệu. Phần tài sản còn lại là 1 tỷ đồng sẽ chia cho 3 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: Ông A, Anh G và Chị H. Mỗi người sẽ được sở hữu 333 triệu. (Đã tính đủ 2/3 suất thừa kế theo Điều 669)

    Vậy tổng tài sản lúc này của ông A sẽ bằng 1,5 tỷ + 333 triệu = 1 tỷ 833 triệu đồng, cộng với số tiền chia với bà M = 2083 triệu đồng

    Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông A gồm: anh G, chị H và đứa trẻ trong bụng (nếu chứng minh được đó là con của ông A).

    Mỗi suất thừa kế trị giá; 694,3 triệu đồng.

    Như vậy:

    Anh G có: 500 triệu thừa kế theo di chúc + 333 triệu thừa kế theo pháp luật của mẹ và 694 triệu thừa kế của cha

    Chị H có: 333 triệu thừa kế theo pháp luật của mẹ và 694 triệu thừa kế của cha

    Đứa bé trong bụng có 694 triệu thừa kế của cha.

    Gửi bạn tham khảo!

    Ms Huyền: 01647744220 0965985982

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Do.thuhuyen vì bài viết hữu ích
    cucvantuong (18/10/2017)
  • #469197   29/09/2017

    maithanhloivn
    maithanhloivn
    Top 500
    Male


    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2014
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1833
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 43 lần


    Trong vấn đề chia thừa kế, nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng thật chất không đơn giản tý nào. Ngay cả khi có di chúc thì việc vhia thừa kế cũng vô cùng khó khăn rồi chứ đừng nói chi đến chia thừa kế theo pháp luật. Mình đã tửng đọc qua một vụ chia thừa kế. Và mình đã từng thử sức khi tính ra thì một người chỉ hưởng được 8/2** lần (mình không nhớ chính xác). Nhưng nói chung là vô cùng phức tạp!

     
    Báo quản trị |  
  • #469213   29/09/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chia thừa kế chỉ cần một sơ suất nhỏ sẽ dẫn tới chia sai toàn bộ. Thực tế có khá nhiều Bản án chia thừa kế bị huỷ hoặc sửa do chia sai. Muốn hạn chế tối đa sai sót khi chia thừa kế việc đầu tiên là phải vẽ sơ đồ thừa kế theo dữ liệu được cung cấp. Sau khi vẽ sơ đồ xong thì kiểm tra lại đồng thời ghi chú những trường hợp đặc biệt (được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc, bị tước hoặc truất quyền thừa kế, thừa kế thế vị......). Xong khâu này thì xác định di sản và bắt đầu dựa vào các qui định của Luật để chia.

    Trong khi chia nhớ lưu ý một số vấn đề như có những trường hợp cá biệt dù không đăng ký kết hôn hoặc cùng lúc có nhiều vợ, nhiều chồng nhưng vẫn được pháp luật thừa nhận là vợ/chồng hoặc tài sản của vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc là tài sản chung của vợ chồng => tài sản riêng của vợ/chồng trong khối tài sản chung với người khác cũng là tài sản chung của vợ chồng hoặc các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế qui định tại điều 658 BLDS 2015 là nghĩa vụ tài sản và chi phí của riêng người để lại di sản, do đó chỉ được trích di sản ra thanh toán trước khi chia thừa kế chứ không được tính như nghĩa vụ tài sản chung hoặc chi phí chung của vợ chồng...v...v.....

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #470089   09/10/2017

    cucvantuong
    cucvantuong

    Sơ sinh

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:09/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tại thời điểm 2013, vợ chồng ông A, bà ...

    Tại thời điểm 2013, vợ chồng ông A, bà B có 02 con chung là G (30 tuổi, có vợ và 01 con trai 02 tuổi), H (con gái 16 tuổi, đang đi học) và tạo lập được khối tài sản chung 3 tỷ đồng. Cũng năm đó, biết mình bi bệnh, bà B lập di chúc để lại cho con trai G 1/3 tài sản của mình. Cuối 2013, bà B chết. 2015, ông A sống như vợ chồng với bài M, hai người có chung tài sản 500 triệu đồng. Tháng 3 năm 2017, ông A chết, lúc ông A chết, bà M đang mang thai con của ông A.

    Hãy chia tài sản của bà B, ông A.

     
    Báo quản trị |  
  • #471140   16/10/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Đối với mình, môn học Luật dân sự không quá khó, đặc biệt là phần chia thừa kế,vì mình thấy lý thuyết không quá phức tạp, tuy nhiên thực tế áp dụng lại khó khăn hơn nhiều, vì khó xác định những yếu tố đó. Dù gì cũng cảm ơn bài viết của bạn nhé, rất bổ ích.

     
    Báo quản trị |  
  • #472873   30/10/2017

    Baobao26
    Baobao26

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia thừa kế

    Cô có cho mình đề bài thế này : Ông T và bà H là 2 vợ chồng, có 3 con chung là Thục, Bảo, Lan sinh 1982,1984,1985. Do có nhiều bất hòa nên ông T và bà H đã sống ly thân nhiều năm.Lan ở với bà H, Thục và Bảo ở với ô T Ô T sống cùng người bạn gái là bà Tâm sinh được Đạt( 1997) Năm 2000 bà Tâm bị tai nạn nên qua đời. Tài sản chung của 2 ô bà là 200 triệu đồng 27/7/2017 ô T qua đời.Trước khi chết ô có di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND phường nơi ô cư trú chia tài sản của mình thành 3 phần bằng nhau cho Thục, Bảo, Đạt. Ô cũng di chúc cho lan chiếc dây chuyền 5 chỉ vàng Biết ts ông T là : 1 căn nhà 3 tỷ, 1 sổ tiết kiệm 600 tr đồng chưa bao gồm ts chung với bà Tâm Ts của bà Tâm : 1 căn nhà 1.5 tỷ đồng, số ts chung với ô T Chia thừa kế của ô T và bà Tâm
     
    Báo quản trị |  
  • #472897   30/10/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Baobao26 viết:
    Cô có cho mình đề bài thế này : Ông T và bà H là 2 vợ chồng, có 3 con chung là Thục, Bảo, Lan sinh 1982,1984,1985. Do có nhiều bất hòa nên ông T và bà H đã sống ly thân nhiều năm.Lan ở với bà H, Thục và Bảo ở với ô T Ô T sống cùng người bạn gái là bà Tâm sinh được Đạt( 1997) Năm 2000 bà Tâm bị tai nạn nên qua đời. Tài sản chung của 2 ô bà là 200 triệu đồng 27/7/2017 ô T qua đời.Trước khi chết ô có di chúc bằng văn bản có chứng thực của UBND phường nơi ô cư trú chia tài sản của mình thành 3 phần bằng nhau cho Thục, Bảo, Đạt. Ô cũng di chúc cho lan chiếc dây chuyền 5 chỉ vàng Biết ts ông T là : 1 căn nhà 3 tỷ, 1 sổ tiết kiệm 600 tr đồng chưa bao gồm ts chung với bà Tâm Ts của bà Tâm : 1 căn nhà 1.5 tỷ đồng, số ts chung với ô T Chia thừa kế của ô T và bà Tâm

    Cô cho thì bạn thử làm coi sao rồi mới nhờ người khác góp ý coi đúng hay sai, đúng - sai chỗ nào, vậy mới nhớ được chứ bạn. Nào ! Bạn tự làm bài này coi thế nào đã nhé ....

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #474624   14/11/2017

    muonnhungkhongthe
    muonnhungkhongthe

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    vấn đề chia tài sản

    Ông Nam và bà Ngân có 3 người con Tuấn Thanh Tú ( đã thành niên ). Ông Nam có tài sản riêng là 1 tỷ đồng. Trước khi chết ông lập di chúc cho bà Ngân 500 triệu Tuấn 300 triệu và Tú 200 triệu. Tính di sản thừa kế mỗi người biết trc khi chết ông Nam nợ bà Hải 100 triệu và Thanh bị bệnh tâm thần.
    Cập nhật bởi muonnhungkhongthe ngày 14/11/2017 08:18:36 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #474630   14/11/2017

    Bài tập này của bạn có nhiều cách giải (nhiều quan điểm khác nhau), mặc dù là điều luật áp dụng không nhiều. Bạn cố nhớ lại quan điểm của giáo viên để thực hiện cho chính xác. Quan trọng nhất là cách xác định số tiền 100 triệu nợ của bà Hải xử lý như thế nào, trích từ tiền nào.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #474632   14/11/2017

    muonnhungkhongthe
    muonnhungkhongthe

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    reply

    mình cũng đang thắc mắc chỗ đấy bạn ạ
     
    Báo quản trị |  
  • #474628   14/11/2017

    muonnhungkhongthe
    muonnhungkhongthe

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2017
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    vấn đề chia tài sản

    ông Hồ và bà Giang lấy nhau năm 1970 có 3 người con là Phúc Lộc Thọ ( đã thành niên ). Năm 1995 Phúc bị tai nạn qua đời và để lại 2 ng con là Trang và Nghĩa.1998 Lộc bị tai nạn liệt toàn thân. 2000 ông Hồ và bà Giang ly dị. 2005 ông Hồ lấy bà Hải. Bà Hải có ng con riêng tên Hùng. Hùng k sống chung vs bà Hải. 2006 ông Hồ và bà Hải có ng con tên Đồng. 2010 ông Hồ và Thọ bị tai nạn qua đời trc khi chết ông Hồ có tài sản riêng là 500 triệu và lập di chúc như sau: bà Hải 200 triệu và Đồng 100 triệu. Thọ chưa có gia đình và có tài sản riêng là 200 triệu. Tính di sản thừa kế mỗi người.
     
    Báo quản trị |