Những điểm mới đáng chú ý về quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông từ ngày 05/9/2021

Chủ đề   RSS   
  • #574651 20/08/2021

    LinhRichio

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:19/08/2021
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 50
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Những điểm mới đáng chú ý về quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông từ ngày 05/9/2021

    Thay đổi cách đánh giá học học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông - Ảnh minh họa

    Thay đổi cách đánh giá học học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông - Ảnh minh họa

    Bộ Giáo dục và Đào tạo mới đây đã ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT về quy định đánh giá học sinh trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thông (THPT). Theo đó, Thông tư 22 đã có những bổ sung mới về việc đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ cũng như quy định khen thưởng cuối năm, khen thưởng với học sinh có thành tích đặc biệt. Dưới đây là 3 điểm mới đáng chú ý.

     

    Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT

    Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi bổ sung Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT

    1. Đánh giá thường xuyên

    Điều 6. Đánh giá thường xuyên

    1. Đánh giá thường xuyên được thực hiện thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

    2. Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này, như sau:

    a) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 (hai) lần.

    b) Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên (sau đây viết tắt là ĐĐGtx) trong mỗi học kì như sau:

    - Môn học có 35 tiết/năm học: 02 ĐĐGtx.

    - Môn học có trên 35 tiết/năm học đến 70 tiết/năm học: 03 ĐĐGtx.

    - Môn học có trên 70 tiết/năm học: 04 ĐĐGtx.

    3. Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 (một) lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 (một) lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

    Điều 7. Các loại kiểm tra, đánh giá; hệ số điểm kiểm tra, đánh giá

    1. Các loại kiểm tra, đánh giá

    a) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên:

    - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

    - Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập;

    - Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

    b) Kiểm tra, đánh giá định kì:

    - Kiểm tra, đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;

    - Kiểm tra, đánh giá định kì, gồm kiểm tra, đánh giá giữa kì và kiểm tra, đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

    + Thời gian làm bài kiểm tra, đánh giá định kì bằng bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo mức độ cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

    + Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá trước khi thực hiện.

    2. Hệ số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì

    a) Điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên (viết tắt là ĐĐGtx): tính hệ số 1;

    b) Điểm kiểm tra, đánh giá giữa kì (viết tắt là ĐĐGgk): tính hệ số 2;

    c) Điểm kiểm tra, đánh giá cuối kì (viết tắt là ĐĐGck): tính hệ số 3."

    Điều 8. Số điểm kiểm tra, đánh giá và cách cho điểm

    3. Những học sinh không đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều này nếu có lí do chính đáng thì được kiểm tra, đánh giá bù bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu, với hình thức, mức độ kiến thức, kĩ năng và thời gian tương đương. Việc kiểm tra, đánh giá bù được hoàn thành trong từng học kì hoặc cuối năm học.

    4. Trường hợp học sinh không có đủ số điểm kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lí do chính đáng hoặc có lí do chính đáng nhưng không tham gia kiểm tra, đánh giá bù sẽ nhận điểm 0 (không) của bài kiểm tra, đánh giá còn thiếu.".

    2. Đánh giá định kỳ

    Điều 7. Đánh giá định kỳ

    1. Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập

    - Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

    - Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông.

    - Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông trước khi thực hiện.

    2. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 lần đánh giá giữa kì và 01 lần đánh giá cuối kì.

    3. Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 điểm đánh giá giữa kì (sau đây viết tắt là ĐĐGgk) và 01 điểm đánh giá cuối kì (sau đây viết tắt là ĐĐGck).

    4. Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bù với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bù được thực hiện theo từng học kì.

    5. Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bù theo quy định tại khoản 4 Điều này thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

    3. Quy định khen thưởng cuối năm, khen thưởng với học sinh có thành tích đặc biệt

     

    Điều 15 Thông tư 22 quy định về khen thưởng danh hiệu “Học sinh Xuất sắc”, “Học sinh Giỏi” được hướng dẫn chi tiết như sau:

    - Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Xuất sắc” đối với những học sinh có đồng thời:

    + Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá ở mức Tốt;

    + Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá ở mức Tốt;

    + Có ít nhất 06 môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên.

    - Khen thưởng danh hiệu “Học sinh Giỏi” với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.

    Bên cạnh đó, khen thưởng học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập trong năm học; học sinh có thành tích đặc biệt sẽ được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.

    Ngoài ra, quy định về điều kiện được lên lớp của học sinh tại Thông tư 22 cũng có sự thay đổi. Theo đó, học sinh có đủ các điều kiện sau đây thì được lên lớp hoặc được công nhận hoàn thành chương trình THCS, THPT gồm:

    - Kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên;

    - Kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Đạt trở lên;

    - Nghỉ không quá 45 buổi trong một năm học (tính theo kế hoạch giáo dục 01 buổi/ngày được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, bao gồm nghỉ có phép và không phép, nghỉ liên tục hoặc không liên tục).

    Theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT chỉ quy định về điều kiện học sinh được lên lớp như sau:

    - Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;

    - Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

     

    4. Hiệu lực thực hiện theo lộ trình qua các năm và các cấp bậc

    Thông tư này sau khi có hiệu lực sẽ được thực hiện theo lộ trình sau:

    - Từ năm 2021-2022 đối với lớp 6.

    - Từ năm 2022-2023 đối với lớp 7 và 10.

    - Từ năm 2023-2024 đối với lớp 8 và lớp 11.

    - Từ năm 2024-2025 đối với lớp 9 và 12.

     

     

    Cập nhật bởi LinhRichio ngày 20/08/2021 02:50:41 CH Cập nhật bởi LinhRichio ngày 20/08/2021 02:46:27 CH Cập nhật bởi LinhRichio ngày 20/08/2021 02:37:40 CH
     
    991 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LinhRichio vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/08/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận