Nhận diện tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, BTTH, khắc phục hậu quả”

Chủ đề   RSS   
  • #505525 25/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Nhận diện tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, BTTH, khắc phục hậu quả”

    Trong quá trình xét xử, việc xem xét đến các tình tiết giảm nhẹ trong vụ án có ý nghĩa quan trọng để xác định hình phạt cho bị cáo. Một trong những tình tiết giảm nhẹ mà người phạm tội có thể chủ động thực hiện là tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS SĐ, BS 2017.

    Đây là tình tiết giúp toà án xem xét thái độ, nhận thức, sự ăn năn, hối cãi của bị cáo đối với hành vi và hậu quả do hành vi của bị cáo gây ra. Từ đó làm căn cứ để quyết định giảm nhẹ hình phạt mà bị cáo có thể gánh chịu.

    Nếu phân tích kỹ, tình tiết này có đến 03 tình tiết gần giống nhau, gồm:

    - Sửa chữa;

    - Bồi thường thiệt hại;

    - Khắc phục hậu quả.

    Tình tiết giảm nhẹ này phải xuất phát từ sự tự nguyện và thực hiện trước khi vụ án được đưa ra xét xử. Nếu không đảm bảo sự tự nguyện hoặc thực hiện sau khi đã đưa vụ án ra xét xử thì không xem là tình tiết giảm nhẹ.

    Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ta là việc người khác đứng ra bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thay cho bị cáo thì có được coi là tình tiết giảm nhẹ hay không?

    Theo quy định hướng dẫn tại Tiểu mục 1.1 Mục 1 Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP thì việc một người đứng ra bồi thường cho bị cáo vẫn được xem là tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” trong 06 trường hợp:

    1. Bị cáo chưa đủ 15 tuổi, cha, mẹ của bị cáo tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    2. Bị cáo từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, nếu không có tài sản, cha, mẹ của bị cáo tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    3. Bị cáo hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, nhưng bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận, nếu số tiền, tài sản đó đã được giao cho cơ quan có thẩm quyền quản lý để thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    4. Bị cáo hoặc cha, mẹ của bị cáo chưa thành niên xuất trình được chứng cứ chứng minh là họ đã tự nguyện dùng tiền, tài sản để sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, nhưng người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối nhận và họ đã đem số tiền, tài sản đó về nhà cất giữ để sẵn sàng thực hiện việc bồi thường khi có yêu cầu;

    5. Bị cáo không có tài sản để bồi thường nhưng đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ hoặc người khác (vợ, chồng, con, anh, chị, em, bạn bè…) thay mình sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    6. Bị cáo không có trách nhiệm sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả nhưng đã tự mình hoặc đã tích cực tác động, đề nghị cha, mẹ, hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (nếu bị cáo không có tài sản để bồi thường) và những người này đã thực hiện việc sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    Tuy nhiên, nếu trong trường hợp thứ 5 và 6, nếu bị cáo không có việc tác động, yêu cầu hoặc đề nghị cha, mẹ hoặc người khác sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả, mà những người này đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả thì không được xem là tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”.

    Thay vào đó, trường hợp này bị cáo sẽ chỉ được hưởng “tình tiết giảm nhẹ khác” theo cân nhắc của toà án quy định tại khoản 2 Điều 51 BLHS SĐ, BS 2017.

    Như vậy, tình tiết “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” có thể do chính bị cáo thực hiện hoặc người khác thực hiện thay cho bị cáo. Có thể nói, đây là một trong những tình tiết được áp dụng phổ biến khi Toà án xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, thể hiện tính nhân văn và khoan hồng của pháp luật.

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 25/10/2018 01:57:38 CH

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    10586 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #518237   15/05/2019

    Trường hợp khác

    Sau khi xảy ra vụ việc xảy ra, bị cáo và gđ bị cáo đã hộ trỡ tiền để chữa bệnh cho bị hại (bị hại và gia đình bị hại đã nhận tiền). Tuy nhiên, trog quá trình, bị hại yêu cầu bồi thường quá lớn nên bị cáo và gđ bị cáo ko có khả năng bồi thường. Vậy số tiền hỗ trợ chữa bệnh trên có đc xem là tự nguyện khắc phục hậu quả ko?
     
    Báo quản trị |