Người chồng không có quyền xin ly hôn, Tòa "xử" hay "đình chỉ"?

Chủ đề   RSS   
  • #471360 18/10/2017

    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Người chồng không có quyền xin ly hôn, Tòa "xử" hay "đình chỉ"?

    Bước qua Tháng 9 như trút bỏ cả tấn áp lực, nụ cười tươi trở lại khi Tháng 10 với rất nhiều kết quả đẹp, chỉ tiêu đẹp, và là một câu hỏi, nhưng trước hết xin gửi đến các Luật sư, Thẩm phán, các cô chú anh chị sinh sống trong ngành luật pháp cùng toàn thể các thành viên Danluat lời chúc sức khỏe, thành công. Mục đích là để được các bác tám xem trường hợp này nó ra làm sao ạ:

    Anh V và chị Q kết hôn năm 2015, suốt ngày vợ đánh chồng bầm dập mặt mũi nên nhà ai nấy sống từ cuối năm 2016. Đầu năm 2017 anh chồng không chịu đựng nổi nên nộp đơn xin ly hôn. Đủ hồ sơ thủ tục nên Tòa án thụ lý vụ án.

    Chị Q nhận được Thông báo thụ lý và TB phiên họp, hòa giải của Tòa án, chị lật đật mang theo Sổ khám thai đến nộp và không quên đặt lời thương và hỏi thăm về vấn đề "cấp dưỡng nuôi con", thời điểm đó, sổ khám thai thể hiện thai nhi đã 14 tuần. 

    Trường hợp này, Tòa án sẽ đình chỉ vụ án hay đưa vụ án ra xét xử? 

    Có 02 luồng quan điểm đang tranh luận là: 

    1/ PHẢI ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN, vì:

    + Tại khoản 3, Điều 51 của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”; 

    + Tại điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS quy định trường hợp đình chỉ vụ án chiếu theo điểm a khoản 1 Điều 192 BLTTDS quy định: "Người khởi kiện không có quyền khởi kiện...."

    Túm lại: PHẢI ĐÌNH CHỈ VỤ ÁN. 

    2/ XÉT XỬ BÁC YÊU CẦU:

    Tại mục 6 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP quy định: Theo quy định tại Điều 85 thì vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn. Tuy nhiên, người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn khi vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Luật chỉ quy định "vợ đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi"; do đó, khi người vợ đang thuộc một trong các trường hợp này (không phân biệt người vợ có thai với ai hoặc bố của đứa trẻ dưới 12 tháng tuổi là ai), mà người chồng có yêu cầu xin ly hôn, thì giải quyết như sau:

    a. Trong trường hợp chưa thụ lý vụ án thì Toà án áp dụng điểm 1 Điều 36 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trả lại đơn kiện cho người nộp đơn.

    b. Trong trường hợp đã thụ lý vụ án thì Toà án cần giải thích cho người nộp đơn biết là họ chưa có quyền yêu cầu xin ly hôn. Nếu người nộp đơn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng điểm 2 Điều 46 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Nếu người nộp đơn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và quyết định bác yêu cầu xin ly hôn của họ. 

    Mặc dù hướng dẫn luật cũ nhưng Nghị quyết này vẫn "chưa chết" nên áp dụng xử lý là hợp tình, hợp lý. 

    Quan điểm nào đúng? Hay có hướng xử lý khác?

    Cập nhật bởi nguyenkhanhchinh ngày 18/10/2017 12:06:54 CH Cập nhật bởi nguyenkhanhchinh ngày 18/10/2017 12:05:09 CH

    0917 313 339

     
    5028 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #471396   18/10/2017

    Chào bạn:

    1, Trường hợp này Tòa sẽ phải áp dụng Điểm a Khoản 1 Điều 192 BLTTDS 2015 để trả lại đơn khởi kiện.

    1,Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:

    a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;

    2, Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án thì áp dụng Điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS để Đình chỉ giải quyết vụ án.

    g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;

    Trên đây là một số trao đổi với bạn về tình huống trên.

    Trân trọng !

    >> Giang Nguyễn Văn<<

    sđt: 0944722520

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn gianglhk33 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (19/10/2017)
  • #471468   19/10/2017

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Cảm ơn bác gianglhk33.

    Còn luồng quan điểm thứ 2, bác có ý kiến phản đối nào không? 

    Mình sẽ tranh luận để làm rõ thêm với bác về ý kiến của bác như luồng quan điểm thứ 1. 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #471487   19/10/2017

    chào bạn nguyenkhanhchinh vậy cũng xin nêu quan điểm một chút về quan điểm thứ 2 là căn cứ vào Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP thì Nếu người nộp đơn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và quyết định bác yêu cầu xin ly hôn của họ. và theo tác giả thì "Mặc dù hướng dẫn luật cũ nhưng Nghị quyết này vẫn "chưa chết" nên áp dụng xử lý là hợp tình, hợp lý." 

    theo tôi là không thể áp dụng theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP được bởi vì: thứ nhất là; nghị quyết này dùng để hướng dẫn Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 mà hiện nay luật này đã được thay thế bởi Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. theo quy định tại Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định.

     Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

    Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

    1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

    2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

    3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

    Thứ hai là; trường hợp đương sự không có quyền khởi kiện mà Tòa án vẫn thụ lý đơn thì trong quá trình thụ lý đơn tòa án phải ra quyết định đình chỉ vụ án theo quy định tại Điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS. Trong trường hợp này Tòa không thể tuyên án Bác đơn khởi kiện được.

    trên đây là quan điểm của mình về nội dung trên.

     

     

    >> Giang Nguyễn Văn<<

    sđt: 0944722520

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn gianglhk33 vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (19/10/2017)
  • #471496   19/10/2017

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Cảm ơn bác, rất rõ ràng và cụ thể!

    Mình xin trao đổi thêm về vấn đề quan điểm 1 (Đình chỉ) để bác và các thành viên bàn luận sâu hơn giúp mình:

    - Khi Tòa án đã thụ lý vụ án, ra thông báo và gửi cho bị đơn; đây là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị đơn trong vụ án và bị đơn được quyền có ý kiến trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý.

     - Trường hợp Tòa án chưa hỏi ý kiến của bị đơn mà ra Quyết định đình chỉ sẽ ảnh hưởng đến quyền tố tụng của bị đơn. Nếu bị đơn không đồng ý ly hôn thì không sao, nhưng ngược lại thì QĐ đình chỉ sẽ giải quyết như thế nào trong trường hợp bị đơn yêu cầu giải quyết cho ly hôn trong cùng vụ án, hoặc/và tư cách tố tụng có thể thay đổi.

    - Vì vậy, quan điểm của tôi, để giải quyết triệt để vấn đề này thì cần hỏi ý kiến của bị đơn, nếu bị đơn không đồng ý ly hôn, sẽ đình chỉ vụ án. Ngược lại, nếu bị đơn đồng ý ly hôn thì tiến hành các thủ tục cho thuận tình ly hôn hoặc trường hợp đặc biệt sẽ hoán đổi vị trí tố tụng (chồng rút đơn còn vợ muốn ly hôn).  

    Xin các bác cho ý kiến bổ sung!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #471546   19/10/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Đây là sự "chênh" nhau giữa BLTTDS 2015LHN-GĐ 2014. Điểm g khoản 1 điều 217 và điểm a khoản 1 điều 192 BLTTDS 2015 không phải là căn cứ để đình chỉ trong trường hợp này. Bởi người không có quyền khởi kiện theo qui định tại điểm a khoản 1 điều 192 (hướng dẫn tại điểm a khoản 1 điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP) là người làm đơn khởi kiện không nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình, anh V khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chính mình nên anh V không phải là người không có quyền khởi kiện.

    Nói cách khác, anh V là người không có quyền khởi kiện theo LHN-GĐ 2014 nhưng anh V lại là người có quyền khởi kiện theo BLTTDS 2015, sở dĩ có sự mâu thuẫn đó là vì điểm a khoản 1 điều 192 BLTTDS 2015 qui định không đầy đủ, đúng ra nó phải qui định :"a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật này hoặc theo qui định của Luật khác hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;" thì việc giải quyết sẽ khá đơn giản.

    Theo tôi Toà nên mời cả 2 bên tới trao đổi để họ hiểu tinh thần Luật  và sẽ giải quyết theo các tình huống như sau : (lưu ý là thực tế rất ít có trường hợp đương sự vẫn bảo lưu quan điểm khi được Toà vận động, hướng dẫn làm cho đúng Luật)

    1/- Chị Q không đồng ý ly hôn và anh V đồng ý rút đơn kiện thì đình chỉ theo điểm g khoản 1 điều 217 + điểm g khoản 1 điều 192 BLTTDS 2014, giải thích cho anh V biết nếu muốn thì anh ta sẽ được khởi kiện lại sau khi chị Q sinh con và con đã trên 12 tháng tuổi. Nếu anh V không đồng ý rút đơn thì áp dụng tương tự pháp luật để đình chỉ vụ án theo điểm g khoản 1 điều 217 + điểm a khoản 1 điều 192 BLTTDS 2015.

    2/- Chị Q muốn ly hôn và anh V đồng ý rút đơn thì đình chỉ vụ án như ở phần 1, đồng thời hướng dẫn chị làm đơn xin ly hôn để Toà thụ lý giải quyết bằng vụ án khác vì LHN-GĐ không cấm phụ nữ đang mang thai, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi xin ly hôn. Nếu anh V không đồng ý rút đơn thì áp dụng tương tự pháp luật để đình chỉ vụ án theo điểm g khoản 1 điều 217 + điểm a khoản 1 điều 192 BLTTDS.

    Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP đã hết hiệu lực nên tôi không trao đổi về cách giải quyết theo căn cứ pháp luật này.

    Trân trọng.

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |