Nghĩ trong thời gian thử việc không được hưởng lương

Chủ đề   RSS   
  • #189956 30/05/2012

    Hoanglinhkt89

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Nghĩ trong thời gian thử việc không được hưởng lương

    Chào Anh/ Chị
    Em xin vào làm tại công ty X. Khi vào làm họ nói phải thử việc 2 tháng mà
    không ký bất kỳ hợp đồng thử việc nào!
    Vừa hết 2 tháng thử việc em  đi học tiếp nên xin nghĩ.em báo trước 1 ngày
    và ngày hôm sau có bàn giao lại cho người mới.Giảm đốc đồng ý đơn xin nghĩ
    việc của em.
    Tới ngày nhận lương họ báo không nghĩ đúng hạn nên không trả lương. Họ nói
    nghĩ phải báo trước 15 ngày thì mới tình lương. Trong khi từ đầu đến cuối
    em không được ký bất kể một hợp đồng lao động nào. Vậy Anh/ Chị cho em hỏi
    em có được hưởng lương trong trường hợp này không.
    Em cảm ơn Anh/ Chị nhiều!

     
    19563 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #189972   30/05/2012

    LS_PhamDinhHung
    LS_PhamDinhHung
    Top 75
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (839)
    Số điểm: 4933
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần



    Chào Bạn,

    Dù không có Hợp đồng thử việc, nhưng nếu bạn chứng minh có làm việc trong thời gian thử việc, có thoả thuận thử việc dù bằng miệng thì bạn vẫn có thể kiện đòi tiền lương.

    Thân ái

    Luật sư Phạm Đình Hưng Saigon Asia Law

    www.saigon-asialaw.com

    VP: 40/21 Bau cat 2, F 14 Quan Tan Binh, TP HCM

    Đoàn LS TP HCM

    MB.0903759409

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_PhamDinhHung vì bài viết hữu ích
    Hoanglinhkt89 (30/05/2012)
  • #190001   30/05/2012

    LS_PhamDinhHung
    LS_PhamDinhHung
    Top 75
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (839)
    Số điểm: 4933
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Chào Bạn,

    Chưa ký Hợp đồng lao động và còn đồng ý cho nghỉ có nghĩa là đã thoả thuận không phải đơn phương chấm dứt do vậy bạn có quyêền yêuthanh toán tiền lưong, nếu họ không đồng ý  trả em có thể khơởi kiện ra Tòa.

    Thân ái

    Luật sư Phạm Đình Hưng Saigon Asia Law

    www.saigon-asialaw.com

    VP: 40/21 Bau cat 2, F 14 Quan Tan Binh, TP HCM

    Đoàn LS TP HCM

    MB.0903759409

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_PhamDinhHung vì bài viết hữu ích
    Hoanglinhkt89 (30/05/2012)
  • #189993   30/05/2012

    Hoanglinhkt89
    Hoanglinhkt89

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Sau thời gian thử việc 2 tháng em làm thêm 15 ngày nữa thì em viết đơn xin thôi việc trươc 1 ngay và được đồng ý ngay. Từ khi vào làm tới khi nghĩ việc em không được ký bất kể hợp đồng lao động nào. Và tới ngày thanh toán lương công ty nói em nghĩ không báo trước. Như vậy em có được thanh toán không? 
    Em Cảm ơn Anh
     
    Báo quản trị |  
  • #213037   11/09/2012

    LS_PhamDinhHung
    LS_PhamDinhHung
    Top 75
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (839)
    Số điểm: 4933
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Chào Bạn,

    Cần tìm hiểu thêm công việc của bạn là gì? Có chuyên môn cao hay không? Tùy theo công việc mới xác định được thời gian thử việc thế nào là hợp lý. Theo Luật Lao động hiện hành thì:

    Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động trình độ trung cấp.Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với những lao động khác.

    Hết thời gian thử việc nếu không ký HDLD thì coi như là đã giao kết HDLD không xác định thời hạn. Nếu là HDLD không xác định thời hạn thì muốn nghỉ phải báo trước 45 ngày làm việc. Người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những ngày nghỉ không báo trước.

    Thân ái

     

    Luật sư Phạm Đình Hưng Saigon Asia Law

    www.saigon-asialaw.com

    VP: 40/21 Bau cat 2, F 14 Quan Tan Binh, TP HCM

    Đoàn LS TP HCM

    MB.0903759409

     
    Báo quản trị |  
  • #190371   31/05/2012

    ngoisaonho424
    ngoisaonho424

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Anh / Chị,
    Cho Em hỏi về 1 vấn đề là:
    - Cty E có trường hợp là người lao động xin vào làm tại Cty A nhưng không có quy định về thời gian làm bao lâu thì ký hợp đồng, xin ký hđ thì không được chấp nhận vì những lý do không chính đáng ( vd như vì phải đợi ký cùng 1 số người nữa chứ lắc nhắc mệt)
    - Qua thời gian 1 năm vẫn không được ký và khi thuyết phục được thì bị bắt buộc phải ký trong vòng 3 năm, mà hiện tại người lao động chỉ muốn ký trong thời gian 1 năm, nếu được thì sẽ ký tiếp tục
    Vậy nhờ Anh / Chị tư vấn giúp Em là phải làm sao trong trường hợp này
    Em cảm ơn nhiều và chúc sức khoẻ
     
    Báo quản trị |  
  • #190422   31/05/2012

    LS_PhamDinhHung
    LS_PhamDinhHung
    Top 75
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (839)
    Số điểm: 4933
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần



    Chào Bạn,

    Hợp đồng lao động dựa trên cơ sở thoả thuận. Nếu bạn không đồng ý ký ba năm thì cũng buộc người sử dụng  lao động ký một năm được.

    Thân ái

    Luật sư Phạm Đình Hưng Saigon Asia Law

    www.saigon-asialaw.com

    VP: 40/21 Bau cat 2, F 14 Quan Tan Binh, TP HCM

    Đoàn LS TP HCM

    MB.0903759409

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_PhamDinhHung vì bài viết hữu ích
    ngoisaonho424 (01/06/2012)
  • #190754   01/06/2012

    quocvinh293
    quocvinh293

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    Chào bạn !
     Bạn nên tìm đọc điều 32 luật lao đông.
     Điều 7 NĐ44/2003 hướng dẫn 1 số điều  luật lao động

    điều 7 nghị định 44 quy định như sau:"

    Điều 7. Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

    1. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

    2. Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    3. Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với những lao động khác.

    4. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.
     
    Điều 32 luật lao động còn quy định trong thời gian thử việc tiền lương nhận đươc bằng 70% tiền lương cấp bậc đó. Đồng thời trong thời gian thử việc bạn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu không đạt yêu cầu của thỏa thuận.

    Vài ý trao đổi cùng bạn. Thân !

     
    Báo quản trị |  
  • #194658   18/06/2012

    quocvinh293
    quocvinh293

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 220
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 10 lần


    chào bạn ! 

    theo  trường hợp của bạn mình xin có ý kiến tham gia thảo luận như sau:

    Điều 32 Bộ luật lao động năm 2012 có đoạn quy định như sau " Trong thời gian thử việc , mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người sử dụng lao động vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận". 

    Từu quy định này bạn có thể viện dẫn 2 lý lẽ sau: Thứ nhất, đối với việc làm thử thì phải có thông báo về kết quả, nguwoif sử dụng lao động không báo cho bạn thì có thể xem đó là 1 lỗi, nếu làm thử đạt thì phải giao kết, không giao kết thì vi phạm. Còn nếu nsdlđ cho rằng bạn làm không đạt thì bạn viện dẫn rằng việc làm thử không đạt yêu cầu thì không cần báo trước

    Tiền lương thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bặc của công việc đó.

    Đây là ý kiến chủ quan của mình, mong nhận được sự đóng góp thêm

    Thân !

     
    Báo quản trị |  
  • #212938   11/09/2012

    ngoothuytrang
    ngoothuytrang

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa Luật Sư!

    Em xin làm tại công ty A. Thỏa thuận ban đầu lương thử việc của em là 3tr, lương chính thức là 4tr500. Thử việc 1 tháng. Sau 2 tuần đầu nếu làm tốt có thể hưởng mức lương chính thức luôn. Em đi làm từ ngày 24/07/2012  tới ngày 10/09/2012. Ngày 10/09/2012 là ngày công ty phát trả lương. Em được hưởng lương thử việc là 3tr từ ngày 24/07 -24/08. và lương chính thức từ ngày 25/08 -31/08. Nhưng đồng thời em cũng xin nghỉ việc luôn vì trong quá trình làm việc có nhiều vấn đề bức xúc. Em chưa có bất kì giấy tờ hợp đồng làm việc nào với công ty A. Chỉ trao đổi bằng miệng. Khi em xin nghỉ thì giám đốc có đồng ý cho em nghỉ nhưng nói là vì em nghỉ mà không báo trước nên số ngày làm từ 01/09-10/09 em sẽ không được hưởng lương. Còn lương trước đó của em công ty A cũng không có nghĩa vụ phải trả. Công ty A quyết định treo lương.và sẽ lấy số lương đó chi phí vào phần thuê nhân viên làm thay và những vấn đề cần thiết hoặc Công ty sẽ trả em sau khi tìm được người thay thế.

    Em xin hỏi Luật sư. Em có quyền được nhận số lương của em không, nếu công ty không trả hoặc trả không đủ thì có vi phạm pháp luật không. Em phải làm như thể nào để đảm bảo quyền lợi bản thân. Em được biết Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức. 

    Điều 32 luật lao động còn quy định trong thời gian thử việc tiền lương nhận đươc bằng 70% tiền lương cấp bậc đó. Đồng thời trong thời gian thử việc bạn có quyền nghỉ việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu không đạt yêu cầu của thỏa thuận.

    Rất mong sự góp ý của Luật sư

    Em xin cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #213207   12/09/2012

    ngoothuytrang
    ngoothuytrang

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thưa LS Pham Dinh Hung.

    Cảm ơn LS. Nếu theo LS thì tức là em đã sai vì trong thảo thuận là thử việc 1 tháng. Sau 1 tháng Công ty A cũng không thông báo kết quả thử việc và coi như em đã được nhận làm chính thức. Chức vụ của em trong công ty A là nhân viên thiết kế đồ họa.

    Cam on LS đã giải đáp thắc mắc cho em ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #351587   22/10/2014

    Dear Luật sư và các bạn độc giả!

    Xin mọi người cho em hỏi.

    1. Nếu nghỉ việc trong thời gian thử việc (chưa chính thức) thì có được thanh toán phép của tháng thử việc không ạ ?

    2. Có quy định nào về cách tính phép không ạ? Em hỏi là trong trường hợp giả sử:

    NLĐ nghỉ việc hẳn có số ngày làm việc (chưa hưởng phép) >= 1/2 số ngày công quy định trong tháng (hay >= 13 ngày) thì sẽ được tính 1 ngày phép.

    Nếu NLĐ có số ngày làm việc  < 1/2 số ngày công quy định trong tháng (hay <13 ngày) thì không tính 1 ngày phép ạ?

    Em cảm ơn sự giúp đỡ chia sẻ của mọi người ạ !

     
    Báo quản trị |  
  • #352954   29/10/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    1. Trong thời gian thử việc thì bạn không có nghỉ phép nhé, ngày phép năm chỉ áp dụng cho trường hợp ký HĐLĐ từ 12 tháng trở lên thôi.

    Điều 111. Nghỉ hằng năm

     

    Điều này được hướng dẫn bởi Điều 6 và 7 Nghị định 45/2013/NĐ-CP

    1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    2. Còn cách tính ngày nghỉ hàng năm thì bạn xem tại Nghị định 45/2013/NĐ-CP

    Điều 7. Cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm

    Số ngày nghỉ hằng năm theo Khoản 2 Điều 114 của Bộ luật lao động được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    duongkyocera (30/10/2014)
  • #377983   07/04/2015

    rubi_5
    rubi_5

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào anh chị,

     

    Công ty mình có nhân viên đang trong thời gian thử việc và xin nghĩ phép vì nhà có tang. vậy theo luật LD, nhân viên này có được nghĩ tang không trừ vào phép không ạ?

     

    Cảm ơn các anh chị giúp đỡ

     
    Báo quản trị |  
  • #379630   17/04/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


     Thử việc thì làm gì có phép mà trừ hả bạn?

    1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    Còn đối với trường hợp mà nhà có tang thì Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

    Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

    1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

    a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

    b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

    c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

    2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

    3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

    Tại Công văn số 3741/LĐTBXH-LĐVL ngày 20/10/2003 của Bộ lao động, thương binh và Xã hội về việc giải quyết chế độ cho người lao động quy định như sau:

    Về nghỉ việc riêng có hưởng lương:

     
    Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động đã ký kết hợp đồng lao động, trong đó quy định thời gian thử việc thì khi bố mẹ, vợ, chồng chết, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Lao động. Trường hợp không ký hợp đồng lao động thì người lao động thoả thuận với người sử dụng lao động.
     
    Như vậy nếu trong hợp đồng thử việc có quy định là sẽ được hưởng nguyên lương thì mới được hưởng, còn không thì vẫn trừ lương bình thường.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    duongkyocera (22/04/2015)