Nghỉ ngừng việc và phép năm

Chủ đề   RSS   
  • #167974 24/02/2012

    hoacherung

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nghỉ ngừng việc và phép năm

     

    Tết năm 2012 vừa qua, công ty cho công nhân nghỉ 10 ngày, trong đó 4 ngày nghỉ tết theo luật định, 2 ngày chủ nhật, 4 ngày còn lại tính vào nghỉ phép năm. Như vậy trong năm 2012 công nhân chỉ còn 8 ngày phép năm. Trong thời gian gần đây, do thiếu đơn đặt hàng nên công ty cho nghỉ ngày thứ 7, tính vào nghỉ phép năm.
    Đa số công nhân không đồng tình với quyết định này vì có một số người đã dùng gần hết phép năm, nếu những tháng tiếp theo gia đình có việc gì cần nghỉ thì phải xin phép thường, hoặc nếu cán bộ không đồng ý cho nghỉ thì có thể đánh vào nghỉ tự do, và bi trừ lương của ngày đó, các phụ cấp, tiền chuyên cần trong tháng đó sẽ bị trừ gần hết.
    Vậy cho tôi hỏi là có cách nào khác ngoài tính nghỉ phép năm khi công ty ít đơn hàng không? Công ty tôi làm như vậy có sai luật không? 1 số công nhân có ý kiến xin doanh nghiệp nếu vì thiếu việc , nghỉ thứ 7 thì cho phép công nhân tính nghỉ không lương ngày đó, nhưng không được trừ các phụ cấp và tiền chuyên cần. Như thế có sai luật không?
    Công ty tôi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổng có hơn 6000 công nhân.
     
    9266 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #167987   24/02/2012

    nguyenlydhl
    nguyenlydhl
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2011
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 1373
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 53 lần


    Chào bạn!
    Xin tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:
    Theo quy định tại Điều 9  Nghị định195/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 31 tháng 12 năm 1994(còn hiệu lực):

    Nghị định 195/1994 qui định:
     

    “Thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:
    - Thời gian học nghề, tập nghề.
    - Thời gian thử việc. 
    - Thời gian nghỉ về việc riêng;
    - Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý;
    - Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (không quá 6 tháng). 
    - Thời gian nghỉ do ốm đau (không quá 3 tháng);
    - Thời gian nghỉ theo chế độ qui định đối với lao động nữ (tức là nghỉ thai sản);
    - Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép;
    - Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
    - Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc;
    - Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố”.
    Như vậy tại công ty bạn, công nhân được nghỉ là do lỗi của người lao động do vậy đây vẫn được tính là ngày làm việc không thể trừ vào các ngày nghỉ phép hàng năm của công nhân được. Công ty bạn làm vậy là sai quy định của pháp luật. Các bạn nên liên hệ với tổ chức công đoàn hoặc liên đoàn lao động tại địa phương nơi công ty có trụ sở để khiếu nại việc này.
    Chúc các bạn thành công.

     
    Báo quản trị |  
  • #168001   24/02/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Việc này cũng chưa hẳn là như vậy. Luật lao động đã có quy định như sau

    #00b050;">Điều 76.

    #00b050;">1- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp.

    #00b050;">.....

     
    Báo quản trị |  
  • #168184   25/02/2012

    hoacherung
    hoacherung

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:24/02/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty tôi đã tham khảo ý kiến công đoàn, Công đoàn đã ký thông báo nghỉ thứ 7 tính là nghỉ phép năm. Nhưng vấn đề là công đoàn công ty không tham khảo ý kiến công nhân, phát xong thông báo thì công nhân kịch liệt phản đối
    Phía công ty thì bảo đã thông qua công đoàn, công đoàn thì bảo làm như vậy không sai luật. Tôi muốn được sự hỗ trợ của tổ tư vấn luật để có thể đòi hỏi quyền lợi chính đáng cho tôi cũng như 6000 công nhân khác.
    Xin cám ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #168221   25/02/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Chào bạn hoacherung, nếu cty bạn đã có tham khảo ý kiến và thống nhất vơi công đoàn thì họ làm đúng rồi. Công đoàn là tổ chức đại diện cho quyền lợi chính đáng của người lao động, nếu BCH công đoàn thấy như vậy đúng luật thì họ sẽ phải chấp nhận thôi. Không lẽ cty phải hỏi ý kiến của từng người trong 6000 công nhân sao ?

    Xin nói rõ là tôi luôn có mong muốn bảo vệ quyền lợi cho NLĐ trong khả năng cho phép, nhưng trường hợp này tôi thấy tình hình này có vẻ bất lợi cho NLĐ nên buộc phải nói rõ để cac bạn khỏi mất công tranh đấu cho quyền lợi không thuộc về mình
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 25/02/2012 04:40:50 CH sửa chính tả, không hiểu tại sao không có dấu sắc ?
     
    Báo quản trị |  
  • #168430   26/02/2012

    thenam1
    thenam1

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2012
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 680
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vậy Luật sư cho em hỏi. Đầu năm Công ty và Công đoàn kết hợp xây dựng phương án lịch nghỉ phép hàng năm nhưng người lao động không có nhu cầu nghỉ vào thì cuối năm Công ty có phải thanh toán tiền lương phép cho người lao động không ạ?
     
    Báo quản trị |  
  • #168434   26/02/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Nếu NLĐ không có nhu cầu nghỉ thì có ba trường hợp

    1. Nếu cty không có nhu cầu để NLĐ đi làm suốt cả năm không ngừng nghỉ như vậy thì họ có thể sắp xếp cho NLĐ nghỉ, và không trả lương những ngày phép.

    2. Nếu cty muốn NLĐ đi làm thì có thể thỏa thuận để thanh toán những ngày phép này theo mức mà hai bên thỏa thuận.

    3. Nếu cty không thể sắp xếp được cho NLĐ nghỉ phép thì họ phải trả lương những ngày này theo mức tối thiểu 300%
     
    Báo quản trị |