Nghề pháp chế doanh nghiệp - Bài dự thi vòng 2 (hasosa)

Chủ đề   RSS   
  • #82456 12/02/2011

    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Nghề pháp chế doanh nghiệp - Bài dự thi vòng 2 (hasosa)

    Không có những con số thống kê làm cơ sở nhưng tôi đoán chắc không hiếm người học luật ra trường (cử nhân luật) hiện làm những công việc chẳng liên quan gì đến luật pháp cả, và đành xem việc học luật là những kinh nghiệm sống, những hiểu biết riêng của bản thân mà thôi, điều này thật đáng buồn...

    Vậy các bạn đã ai để ý đến nghề làm pháp chế ở doanh nghiệp chưa, một nghề không hoàn toàn trái ngành luật đã học, và đó rõ ràng cũng là 1 sự lựa chọn cho những người học luật không có điều kiện theo đuổi những nghề luật danh giá hơn...

    Các bạn có ý kiến nhận xét, đánh giá gì không về nghề được xem là mới mẻ này?

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    39316 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    bscgtanh (13/05/2011) hanghell (16/02/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #82571   12/02/2011

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!

    Thật ra đây không phải là một nghề quá mới mẻ, nó đang là xu hướng, cách lựa chọn khác cho các bạn tốt nghiệp chuyên ngành luật.

    Hiện tại kiến thức về Pháp luật chỉ đang giúp tôi làm tốt hơn trong công việc kinh doanh.

    Mở rộng ra hơn trong công việc pháp chế trong các doanh nghiệp, tôi nghĩ các bạn nên học thêm kiến thức về kinh tế, am hiểu và có chuyên môn trong một chuyên ngành kinh tế cụ thể, kết hợp với khả năng ngoại ngữ, lúc ấy các bạn sẽ biết đến tác dụng tuyệt vời của việc am hiểu pháp luật.


    Hy vọng rằng, trong cộng đồng dân luật chúng ta, không xa trong tương lai sẽ có những nhà doanh nghiệp tài ba.

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nkkhuy vì bài viết hữu ích
    songvu (27/08/2011)
  • #82584   13/02/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Chào bạn nkkhuy!

    - Thực ra pháp chế doanh nghiệp hiện nay thực chất mới chỉ có ở những doanh nghiệp nhà nước lớn, những tập đoàn kinh tế nhà nước, các ngân hàng...điều này bắt nguồn từ NĐ 122/2004/NĐ-CP và TT 07/2005/TT-BTP quy định bắt buộc phải thành lập tổ chức pháp chế ở các DNNN cũng như nghiệp vụ cho tổ chức này; còn đối với các doanh nghiệp không phải nhà nước thì việc thành lập chưa phải là bắt buộc. Tuy nhiên về xu hướng trong tương lai thì có thể sẽ mở rộng hơn...

    - Thực chất mà nói ở nhiều doanh nghiệp nhà nước hiện nay công tác pháp chế được dàn đều cho nhiều bộ phận, người chủ doanh nghiệp gặp vấn đề gì về pháp lý trong lĩnh vực nào thì cũng có thể tham khảo ý kiến pháp lý của bộ phận chuyên về lĩnh vực đó... Xong bộ phận pháp chế (nếu có) vẫn luôn được coi trọng nếu cán bộ chuyên trách thực sự có năng lực...

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    songvu (27/08/2011)
  • #83114   16/02/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Cảm ơn #0070c0;">hasosa về chủ đề rất nhiều!

    Chắc chắn đây là chủ đề mà các bạn sinh viên đang học luật hiện nay rất quan tâm. bởi vì thực tế thì ngày nay theo Hanghell thấy thì nhu cầu các bạn tốt nghiệp ra trường muốn làm trong bộ phận pháp chế này rất nhiều đặc biệt là trong các doanh nghiệp.
     
    Tuy nhiên thì hầu hết mọi người đều chưa hiểu được rõ về công việc này lắm chỉ là những hình dung rất sơ lược không đây đủ mà thôi. Vì vậy nhân topic này mở thì hasosa có thể cho mọi người hiểu rõ hơn về công việc này được không?

     
    Báo quản trị |  
  • #83207   16/02/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    hanghell viết:

    Cảm ơn #0070c0;">hasosa về chủ đề rất nhiều!

    Chắc chắn đây là chủ đề mà các bạn sinh viên đang học luật hiện nay rất quan tâm. bởi vì thực tế thì ngày nay theo Hanghell thấy thì nhu cầu các bạn tốt nghiệp ra trường muốn làm trong bộ phận pháp chế này rất nhiều đặc biệt là trong các doanh nghiệp.
     
    Tuy nhiên thì hầu hết mọi người đều chưa hiểu được rõ về công việc này lắm chỉ là những hình dung rất sơ lược không đây đủ mà thôi. Vì vậy nhân topic này mở thì hasosa có thể cho mọi người hiểu rõ hơn về công việc này được không?



    Chào bạn hanghell!

    - Như tôi đã đưa căn cứ pháp lý cho việc tồn tại của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp ở bài trên của tôi; tuy nhiên bạn có thể thấy là các văn bản đó đa số đề cập đến tổ chức pháp chế ở các cơ quan nhà nước, còn đối với doanh nghiệp ta thấy có vẻ như còn chưa được coi trọng. Tuy nhiên tôi tin tưởng trong tương lai, công tác PCDN sẽ được coi trọng hơn nhiều, người làm pháp chế DN phải đạt chuẩn mực mới được làm công tác đó (như nhân viên kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp chẳng hạn).

    - Thực ra người làm pháp chế doanh nghiệp nếu muốn làm tốt thì cần phải là những người dày dạn kinh nghiệm luật pháp (thậm chí đã từng làm luật sư...),.... vì mức độ quan trọng và nhạy cảm của vị trí làm việc đó, phải là những người năng động... làm sao để người sử dụng lao động có thể tin tưởng giao phó những công việc liên quan đến doanh nghiệp.

    - Người làm PCDN theo tôi phải am hiểu pháp luật về hợp đồng, pháp luật về đấu thầu (đối với DNNN chuyên sản xuất...) vì thường xuyên phải thẩm định các hợp đồng cũng như các hồ sơ thầu...; thuần thục am hiểu các thủ tục hành chính...; hiểu biết sâu pháp luật lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội...; am hiểu và có mối quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước trên địa bàn; làm việc có khả năng phối hợp cao, hiệu quả trong công việc... kiêm luôn công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho người lao động trong doanh nghiệp... nói tóm lại là thường được giao làm tất cả những gì có liên quan đến pháp luật, từ tiếp nhận công văn về pháp luật đến, xử lý rồi báo cáo...

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    songvu (27/08/2011) oixanhhlu (16/02/2011)
  • #83187   16/02/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Re: ...
    Theo tôi, nói nghề "Pháp chế doanh nghiệp" chưa hẳn đã chuẩn. Nếu nói nghề thì nghề Luật đúng hơn, còn "Pháp chế doanh nghiệp" chỉ là một công việc, một vị trí hoặc một chức danh trong doanh nghiệp mà thôi.

    Trở lại với nội dung đề tài thảo luận, tôi nghĩ, giờ đây việc mình hiểu thế nào là "trái ngành, trái nghề" hay "đúng ngành nghề" cũng nên linh động hơn bởi nếu không, không chỉ có ngành luật mà còn rất nhiều ngành nghề khác cũng có rất nhiều trường hợp làm trái nghề.

    Theo quan điểm của tôi, ngành luật đào tạo cho chúng ta nhiều hiểu biết và kỹ năng sống rất quan trọng trong môi trường xã hội ngày nay, khi mà chúng ta cần "sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật", nói thì có vẻ to tát nhưng kỳ thực, ngày nay chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật từ những vấn đề nhỏ nhặt đến những vấn đề lớn.

    Do vậy, cùng với quan điểm của nkkhuy, tôi cho rằng việc chúng ta có một vốn kiến thức về pháp lý sẽ là nền tảng, là hành trang rất có ích phục vụ cho chúng ta sau này bất kể chúng ta làm ngành nghề, công việc gì.

    Tiếp theo, bàn chút về việc làm trái ngành nghề hay không, các bạn có thể thấy, Trường Luật đào tạo cử nhân Luật chứ không đào tạo Luật sư hay thẩm phán, công chứng... (đây là chức danh được đào tạo chuyên sâu ở học viện tư pháp...), vì vậy không phải ai tốt nghiệp trường luật, làm luật sư, làm thẩm phán...mới là làm đúng ngành đúng không.

    Nếu tôi tốt nghiệp trường luật, tôi không tiếp tục học lớp luật sư, lớp thẩm phán/công chứng viên... thì tôi có thể thi vào các doanh nghiệp/tổ chức cần cử nhân Luật: Phòng pháp chế của doanh nghiệp/ Ngân hàng (các vị trí như pháp chế, quản lý hợp đồng, tín dụng, phụ trách thu hồi nợ...) hoặc tôi ra mở công ty kinh doanh riêng...

    "Túm" lại, nếu ai đó hỏi tôi: Bạn nghĩ sao khi có quan điểm cho rằng những người học luật hiện nay thường ra làm trái ngành?" thì tôi sẽ trả lời là:

    NHỮNG NGƯỜI HỌC LUẬT NGÀY NAY KHI RA TRƯỜNG CÓ NHIỀU CÓ HỘI, NHIỀU LỰA CHỌN NGHỀ NGHIỆP, CÔNG VIỆC THÌ ĐÚNG HƠN LÀ LÀM TRÁI NGÀNH.
     

    Như vậy vừa nâng cao giá trị của ngành luật chúng ta, các bạn nhỉ?????

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #83211   16/02/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Chào bạn kienlawyer!

    Bạn cũng không thể chỉ nói chung chung là nghề luật được, vì nghề luật không thể hiện được cụ thể người đó làm việc ở đâu, đặc thù ra sao...

    Về quan điểm làm trái ngành trái nghề của bạn mình không phản đối gì, tuy nhiên mình đề cập đến những người học luật nhưng hiện làm việc không liên quan tí gì đến luật pháp cơ; như học luật nhưng bây giờ làm điện nước, nhôm kính ... chẳng hạn.

    Bạn có chắc là sẽ không có ai từng làm cử nhân luật chính quy giờ làm những công việc dạng đó không?

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #83217   16/02/2011

    kienlawyer
    kienlawyer
    Top 500
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2009
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 4455
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 71 lần


    Chào bạn!

    - Vấn đề thuật ngữ nghề tôi không bình luận gì thêm nữa,

    - Vấn đề chắc là sẽ không có ai từng làm cử nhân luật chính quy giờ làm những công việc dạng đó...: thì mình chắc chắn là có trường hợp, thậm chí nhiều trường hợp như bạn nói là khác, vì đó là cuộc sống mà.

    Nhưng cái mà mình muốn nói ở đây là đôi khi không phải chúng ta muốn làm gì cũng được, nếu tôi là một cử nhân luật nhưng kết quả học tập của tôi rất kém, học lại, thi lại rất nhiều, bằng tốt nghiệp xếp loại TB, kiến thức chuyên môn kém... nhưng tôi muốn được vào làm pháp chế doanh nghiệp, làm ở Ngân hàng, làm trợ lý giám đốc... liệu có được không? và kết quả là tôi đành làm ở những ngành nghề khác như điện, nước...gì gì đó vì nó hợp với năng lực của tôi hơn, hoặc nó phù hợp với mong muốn, sở thích của tôi chẳng hạn.

    Và điều cuối cùng tôi muốn nói lại là: Không chỉ có ngành luật, mà còn rất nhiều ngành khác, việc làm trái ngành là điều đương nhiên. Bởi không phải ai cũng làm được điều mà mình mong muốn!!!

    Trân Trọng.

    Luật sư Đặng gia Kiên

    Công ty tư vấn Luật LINCON & Brothers

    Mobile: 0986 99 8668

    Email: kien.danggia@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #84832   23/02/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Thực sự có thời gian hasosa cũng định kiến nghị với Diễn đàn Dân luật lập 1 chuyên mục về pháp chế doanh nghiệp, tuy nhiên khi nhìn lại thì thấy Diễn đàn này đã có chuyên mục Doanh nghiệp vướng mắc khá tương đồng với những vấn đề liên quan đến pháp chế doanh nghiệp, thậm chí còn hay hơn nhiều...

    Nếu các bài viết trong chuyên mục đó đặt đúng vị trí, các bài trả lời tư vấn đạt chất lượng và kịp thời thì tôi nghĩ chuyên mục đó rất đáng quan tâm và sẽ ngày càng được nhiều người coi trọng... đặc biệt là các doanh nghiệp...

    Nhân tiện đang nhận xét về chuyên mục Doanh nghiệp vướng mắc của Dân luật, tôi đưa 1 trang web về pháp chế doanh nghiệp để ai quan tâm tiện tham khảo http://www.pcdn.vn/ và thấy được phần nào các hoạt động của vấn đề tôi nêu trong chủ đề này, một vấn đề quan trọng nhưng lại chưa được phát triển lắm và gần như mới chỉ là những sơ khai, nội dung của trang web đó cũng cho thấy điều đó (sự đơn điệu và nghèo về nội dung)...

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hasosa vì bài viết hữu ích
    admin (24/02/2011)
  • #84914   24/02/2011

    ohlala2890
    ohlala2890
    Top 500
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2009
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 3845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 51 lần


    Chào Hahosa,

    Làm pháp chế cho doanh nghiệp (hoặc làm trong phòng Pháp lý cho DN) ko phải là một nghề mới, nó cũ rồi, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quy mô trung bình trở lên thì chẳng có DN nào là ko có phòng pháp lý, ban pháp lý hoặc tương đương,  cao cấp hơn - trong Công ty sẽ có các vị trí, chức danh như: "Senior lawyer" hoặc "Senior consultant".

    Về ý kiến của bạn : "đó rõ ràng cũng là 1 sự lựa chọn cho những người học luật không có điều kiện theo đuổi những nghề luật danh giá hơn..."

    Mình cũng có chung suy nghĩ,
    đó là một lựa chọn tốt, và hiện tại - Nếu làm pháp chế chuyên nghiệp, mình tin thu nhập, vị trí không thua kém các Luật sư Cty Luật - và lĩnh vực này cũng chẳng kém "DANH GIÁ" hơn các lĩnh vực luật khác đâu bạn 

    Sống là phải vui ...

     
    Báo quản trị |  
  • #85306   26/02/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Cám ơn bạn đã đưa thêm thông tin và nhận xét về nghề này...

    Hôm rồi hasosa có vào website http://www.vietnamworks.com/ và gõ tìm thử công việc này cũng thật không ngờ là lại nhiều Công ty tuyển đến như vậy và tiêu chuẩn cao thật...

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #86115   02/03/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Công tác pháp chế doanh nghiệp hiện nay còn được sự bảo hộ của Nghị định 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với trách nhiệm của một số cơ quan nhà nước phải hỗ trợ cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có vướng mắc về pháp lý. 
    Điều này cho thấy doanh nghiệp có thể được "tư vấn" miễn phí về pháp lý... tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu được điều này và biết cách khai thác..., và các cơ quan nhà nước có hỗ trợ được kịp thời hay không lại là một vấn đề...
    Xem NĐ tại file đính kèm
    Cập nhật bởi hasosa ngày 02/03/2011 06:05:21 PM

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #87349   09/03/2011

    LuuHoanh
    LuuHoanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    hasosa viết:

    Vậy các bạn đã ai để ý đến nghề làm pháp chế ở doanh nghiệp chưa, một nghề không hoàn toàn trái ngành luật đã học, và đó rõ ràng cũng là 1 sự lựa chọn cho những người học luật không có điều kiện theo đuổi những nghề luật danh giá hơn...




    Vậy theo hasosa thì nghề Luật nào thì danh giá vậy?

     
    Báo quản trị |  
  • #87398   09/03/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Xin chào bạn LuuHoanh!

    Sở dĩ tôi cho rằng nghề làm pháp chế trong doanh nghiệp không "danh giá" bằng những nghề luật khác là ở chỗ nó không có danh phận rõ ràng được như những nghề luật khác mặc dù thu nhập của nó có thể không thua kém mấy...
    Những danh phận xuất phát từ nghề luật như Thẩm phán TAND, Kiểm sát viên VKSND, Luật sư, Công chứng viên... đó là những chức danh đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, để đạt được các chức danh đó quả là không đơn giản, phải đủ các điều kiện nhất định... Trừ luật sư thì các chức danh còn lại đều là cán bộ công chức nhà nước, nằm trong bộ máy nhà nước mà ngày xưa người ta gọi là quan triều đình đó...

    Còn cán bộ làm pháp chế trong doanh nghiệp thì theo tôi là chưa có danh phận, vì thực tế các quy định pháp luật chưa thực sự coi trọng lực lượng này mà mới chỉ quy định các chức danh "cán bộ pháp chế" cho các cơ quan nhà nước thôi; doanh nghiệp muốn vận dụng tiêu chuẩn chọn cán bộ pháp chế cho doanh nghiệp mình theo tiêu chuẩn của cán bộ pháp chế của các cơ quan nhà nước hay không thì tùy... Nói tóm lại là nhu cầu doanh nghiệp cần người có trình độ đến đâu thì tùy theo mỗi doanh nghiệp một khác...

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #88469   15/03/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Qua một số bài phản hồi của một số bạn trong topic này hasosa thấy hình như một số bạn đã đánh giá quá cao nghề làm pháp chế trong doanh nghiệp như là những cố vấn đặc biệt có địa vị cao với những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng..., cách nhìn nhận như vậy có thể là chưa toàn vẹn cho lắm vì...

    Thực sự mà nói nếu theo một số ngành đặc thù, một số doanh nghiệp lớn có sử dụng nhiều lao động; thì những người được cho là làm công tác pháp chế DN còn phải làm những nhiệm vụ mà chắc sẽ nhiều người cho là rất bình thường như công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Công tác này, ngoài các cơ quan nhà nước ra thì thường mới chỉ được triển khai trong các doanh nghiệp nhà nước và nó có ý nghĩa chính trị nhiều hơn, kết quả của nó là sự hiểu biết hơn của nhiều người khác về pháp luật mà đôi khi ta thấy rất vô hình... nhưng đôi lúc công tác này lại là công việc thường trực nhất...của người làm pháp chế DN.

    Hasosa vừa được đặt hàng (nghe hơi oai) của một anh bạn làm ở Công ty bên cạnh cùng ngành về việc xây dựng một chuyên đề về PBGDPL để cho anh bạn này triển khai phổ biến đến người lao động trong Công ty anh ta.

    Chuyên đề này có tên: "Quyền và nghĩa vụ của người lao động (công dân) trong việc thực hiện luật dân sự tại Công ty". với yêu cầu biên soạn phải ngắn gọn, bám sát quy định của pháp luật, dễ hiểu, dễ tuyên truyền. Chuyên đề phải liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, của Công ty. Soạn thảo không quá dài (không quá 4 khổ giấy A4) và làm sao phải diễn thuyết được trong 20 phút...

    Hasosa cũng đã đọc qua nhưng thấy xây dựng chuyên đề này là khá hóc búa vì yêu cầu là phải liên quan trực tiếp đến người lao động, công ty cơ mà..., trong khi quyền và nghĩa vụ của công dân trong Luật dân sự do các bên tự xác lập... Đúng là pó tay ...  

    Tôi đưa thông tin trên đây với mục đích là chỉ ra một nhiệm vụ cụ thể của một người làm pháp chế trong DN như anh bạn tôi ở Công ty kia, đó là những nhiệm vụ chắc chắn một số bạn không nghĩ đến khi luôn cho rằng nghề làm pháp chế doanh nghiệp là những cố vấn cao cấp nọ kia..., mà không biết đến những nhiệm vụ tưởng như bình thường đó nhưng lại có ý nghĩa chính trị sâu sắc... 

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #89770   22/03/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    #ece9d8;">

    #ff0000;">Hasosa thấy bài báo này hay hay coppy luôn để ai quan tâm đến chủ đề này tiện đọc, mặc dù hơi cũ.

    Thể chế hoá pháp chế doanh nghiệp-Một công cụ cần thiết để hạn
    chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh

    #ece9d8;">

    Luật gia-Kiểm toán viên PHẠM THẾ VINH
     Cty Tư vấn Luật & Kiểm toán Hoàng Gia-SCCT

    Để tránh những hậu quả đáng tiếc cho DN nhà nước khi đàm phán, thương thảo và ký kết hợp đồng với Cty nước ngoài, mà điển hình là những vụ kiện gần đây trong tiến trình hộI nhập kinh tế thế giớI như: vụ Việt Nam Airline. Ngày 18/5/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 122/2004/NĐ -CPquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế DNNN, đồng thời Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư 07/2005/TT-BTP ngày 31/8/2005hướng dẫn thi hành. Đây là lần đầu tiên định chế pháp chế ra đờI và chức năng, nhiệm vụ của pháp chế DNNN đã được chính thức hoá, đánh dấu sự đồng hành của tổ chức pháp chế trong hoạt động kinh doanh của DNNN nói riêng, của DN nói chung.

    Tuy chế định này không bắt buộc áp dụng trong các DN dân doanh nhưng do tính hữu dụng: vừa nâng cao kiến thức pháp luật trong DN, vừa vận dụng pháp luật để phòng ngừa rủI ro trong kinh doanh nên đây được xem là một công cụ cần thiết mà các DN cần nắm bắt và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình, nhất là khi giao thương kinh tế quốc tế. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin giớI thiệu khái quát 7 nhiệm vụ cơ bản sau:

    7 nhiệm vụ cơ bản của pháp chế DN

    1/ Cập nhật và hệ thống hóa các văn bản pháp luật mới (văn bản quy phạm pháp luật và văn bản cá biệt) liên quan đến hoạt động kinh doanh do cơ quan Trung ương và địa phương ban hành.

    2/ Tư vấn cho Hội đồng Quản trị, Giám đốc về những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của DN, như: vấn đề pháp luật thương mại, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, hải quan, thuế, sở hữu trí tuệ, nhà đất, lao động, xuất nhập cảnh... của mình cũng như của đối tác.

    3/ Dự thảo hợp đồng (quy chế, nội quy, thỏa ước lao động...), tham gia quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng và có ý kiến về mặt pháp lý đối với bản hợp đồng; hoặc tham gia góp ý kiến về mặt pháp lý đối với hợp đồng do người khác chủ trì, soạn thảo trước khi trình Hội đồng Quản trị, Giám đốc.

    4/ Tư vấn cho Hội đồng Quản trị, Giám đốc hoặc đại diện theo ủy quyền cho DN để tham gia tố tụng Trọng tài hoặc Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN, của ngườI lao động và những vấn đề khác liên quan đến hoạt động kinh doanh của DN.

    5/ Định kỳ hoặc đột xuất rà soát và hệ thống hóa các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của DN. Tổng kết, đánh giá những vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của DN để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    6/ Định kỳ hoặc đột xuất phối hợp với các phòng, ban của DN giúp Giám đốc lập kế hoạch tổ chức thực hiện pháp luật; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và nội quy, quy chế của DN cho người lao động; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật và nội quy, quy chế của DN; khảo sát, tổng kết, đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động để kiến nghị biện pháp xử lý nhằm phòng ngừa rủi ro. Tham mưu cho Giám đốc xây dựng tủ sách, ngăn sách pháp luật của DN.

    7/ Kiến nghị tạm đình chỉ, đình chỉ thi hành, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định của DN trái pháp luật hoặc không phù hợp.

    Việc tổ chức thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của pháp chế DN nói trên có thể tự thành lập “tổ chức pháp chế phù hợp, bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách hoặc thuê cố vấn pháp lý” theo quy định tạI Nghị định số 122.

    Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thì trường hợp DN thuê cố vấn pháp lý, sử dụng dịch vụ từ bên ngoài (outsourcing) sẽ nhận được những lợI ích thiết thực như:

     1-  DN không cần tổ chức, quản lý nhân sự và quản lý nghiệp vụ do thay quan hệ lao động bằng quan hệ kinh tế, thông qua hợp đồng dịch vụ;

    2-  Chi phí dịch vụ thấp hơn các khoản phảI trả cho ngườI lao động (lương, thưởng, trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, đào tạo, trợ cấp nghỉ việc…) và các khoản chi phí sử dụng mặt bằng, thiết bị văn phòng, chi phí sữa chữa, nâng cấp phần mềm, phần cứng máy tính…;

    3-  Chất lượng dịch vụ cao và ổn định ngay từ đầu do: + Tính chuyên nghiệp của tổ chức tư vấnluật (chuyên sâu, nhiều kinh nghệm, có quy trình tư vấn, vớI nhiều chuyên gia, được thường xuyên cập nhật kiến thức pháp luật); + Chịu trách nhiệm dân sự liên đới cả sau khi hoàn thành dịch vụ (ngườI lao động không chịu trách nhiệm sau khi nghỉ  việc); +  Tính ổn định hoạt động lâu dài của tổ chức tư vấn hơn thời gian làm việc của người lao động; Hồ sơ và số liệu tác nghiệp không bị rối, thất lạc hoặc lộ bí mật như khi thay đổi người lao động;  + Kết quả cung cấp thông tin thể hiện tính khách quan, minh bạch vì do bên ngoài tiến hành;

    4-  Được cả một tổ chức tư vấn pháp luật bảo vệ lợi ích chính đáng cũng như đại diện ủy quyền cho DN để giao dịch với cơ quan hữu quan nên tránh được sự phiền phức, tốn thời gian và hạn chế được sự nhũng nhiễu.

    Trong hơn 13 năm tư vấn cho DN, Công ty Tư vấn Luật và Kiểm toán Hoàng Gia-SCCT đã cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật cho DN theo phương thức từng vụ việc và theo phương thức thường xuyên (pháp chế DN) để DN lựa chọn. Tuy nhiên, số lượng DN có nhu cầu tư vấn theo phương thức thường xuyên chưa chiếm tới một nửa so với tổng số DN trong nước có nhu cầu tư vấn pháp luật. Có thể nói, đa số DN trong nước chưa quen hoặc chưa biết sử dụng công cụ pháp chế DN để phòng ngừa rủI ro trong kinh doanh mà chỉ khi có sự cố mớI nhờ tư vấn pháp luật theo từng vụ việc. Việc Nhà nước thể chế hóa pháp chế DN, một mặt giúp DN có thêm công cụ pháp lý trong quản lý và điều hành SXKD, mặt khác tạo điều kiện để các tổ chức tư vấn đảm trách pháp chế DN có thể thiết kế và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của từng DN trong khuôn khổ luật định. Định chế này giúp sức cho DN trên con đường hội nhập.

       Bài viết này đã đăng tin trên:

      -Báo Diễn đàn Doanh nghiệp số 94 ngày 25/11/2005

      -Thời báo Kinh tế Sài gòn số 50 ngày 8/12/2005

     

     

     

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #89780   22/03/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    #00b050;">Bài này cũng hay quá

    #de5918;">Mã ngành – “thuốc bổ” cho pháp chế doanh nghiệp

    Được mệnh danh là người “giữ cổng pháp luật” nhưng hiện nay, tại các DNNN thực trạng công tác pháp chế đang là một bức tranh ảm đạm.

    Pháp chế -“người thừa” của bộ máy

    Toàn cảnh của “bức tranh tối màu” đó đã phần nào được cuộc “Tọa đàm về thực trạng công tác pháp chế trong DNNN” sáng 31/8 lột tả.

    Đó là tình trạng tổ chức pháp chế rơi vào tình cảnh “người thừa” trong bộ máy, có cũng được mà không có cũng chẳng sao, do không được lãnh đạo DN quan tâm, đầu tư và sử dụng.

    Đó là tình trạng chảy máu nhân lực cán bộ pháp chế vì chế độ đãi ngộ hầu như không có gì ngoài lương, trong khi đó công việc lại nhiều và nặng…Dù rằng Nghị định 122/2004/NĐ-CP về tổ chức pháp chế trong đó có pháp chế DNNN đã đi vào cuộc sống được hơn 6 năm.

    “Điều kiện làm việc ở Tập đoàn dầu khí Việt Nam có thể nói là khá lý tưởng với cán bộ trẻ. Vậy mà chúng tôi vẫn thiếu người…”. Đó là lời chia sẻ của ông Đinh Văn Sơn – Trưởng Ban Luật và Quan hệ quốc tế của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Theo ông Sơn, hiện nay, Ban Luật của ông sở hữu vỏn vẹn có 10 cán bộ pháp chế, trong khi đó các mảng việc của Tập đoàn lại vô cùng rộng và phức tạp.

    “Chúng tôi rất muốn tuyển những cán bộ pháp chế giỏi cả chuyên môn luật lẫn ngoại ngữ, nhưng sao mà khó thế. Bởi những người như vậy thì đã bị các công ty luật nước ngoài “hớt” bằng mức lương cao hết cả rồi, bởi là DNNN chúng tôi tránh sao khỏi khung lương cứng do Nhà nước quy định” – ông Sơn cho biết.

    Được biết, lãnh đạo Tập đoàn dầu khí là một trong số ít các tập đoàn rất quan tâm đến việc phát triển tổ chức pháp chế mà tình hình còn căng như vậy, thì ở các DN khác sẽ ra sao?

    Từ góc độ của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Tịnh – Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế cho biết, “mọi rào cản mà các tổ chức pháp chế DNNN đã và đang đối mặt đều có nguyên nhân từ sự yếu kém trong nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp”.

    Có nhiều doanh nghiệp, khi bình thường thì chẳng bao giờ nhớ đến pháp chế, có chăng ý kiến pháp chế chỉ để tham khảo. Đến khi có sự cố, có tranh chấp xảy ra mới giật mình nhớ pháp chế thì nhiều khi đã quá muộn – ông Tịnh cho biết. Các vụ bồi thường với số tiền khổng lồ khá nổi tiếng của Hàng không Việt Nam, rồi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là một minh chứng rất rõ nét cho nhận định này.

    Để pháp chế trở thành “luật sư nhà” của DN  

    Xét về tính chất công việc, không sai khi gọi pháp chế là “luật sư nhà” (house lawyer) của DN. Nhưng để đáp ứng được khái niệm “luật sư nhà” này cũng không phải dễ dàng gì một khi chính sách thúc đẩy sự phát triển của pháp chế còn chưa tới, khung lương của Nhà n��ớc như một thanh barie chắn ngang bước đường thu hút người giỏi…

    Đó là điều mà các đại biểu tham dự Tọa đàm đều không hẹn mà gặp, cùng băn khoăn. Sau 6 năm thực thi, NĐ 122 cho thấy đã đến lúc phải được làm mới và để cuộc “thay máu” này hiệu quả, đã có rất nhiều ý tưởng hay nhằm tiếp thêm sinh khí cho tổ chức pháp chế và những người làm công tác pháp chế.

    Ông Nguyễn Hồng Tuyến – Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp cho biết, trong quá trình saọn thảo Nghị định thay thế NĐ 122, Ban soạn thảo đã nhận được nhiều ý kiến nên xây dựng “mã ngành” cho pháp chế. Có “mã ngành” pháp chế sẽ hóa giải được hầu hết những khó khăn hiện nay như: bị ghép với các phòng ban khác, cán bộ kiêm nhiệm, lương thấp, chính sách đãi ngộ không có…

    “Luật hóa” – đó là hai từ mà ông Đinh Văn Sơn Trưởng Ban Luật và Quan hệ quốc tế của Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã đặc biệt nhấn mạnh khi đưa ra những kiến nghị.

    Theo ông Sơn, để pháp chế DNNN có vai trò quan trọng trong bộ máy DN cũng như trong con mắt của lãnh đạo thì cần thiết phải luật hóa việc xây dựng tổ chức pháp chế tại cơ quan nhà nước, DNNN; luật hóa tiêu chuẩn của cán bộ pháp chế cùng với luật hóa chế độ chính sách, cơ chế thu hút, đào tạo nhân lực. “Pháp chế phải là “miền đất hứa” thì mới mong có người tài” – ông Sơn tha thiết…

     

    #ece9d8;">

    #0000ff;">Củng cố pháp chế là “gãi trúng vấn đề”

    #0000ff;">Theo bà Châu Hồng Nga - Trưởng phòng pháp chế Tổng công ty Thuốc lá VN, hiện nay nhiều DN cũng tính tới việc thuê luật sư giải quyết các vấn đề về pháp lý nảy sinh trong kinh doanh. Nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn.

    #0000ff;">"Mỗi luật sư chỉ mạnh về một mảng (đất đai, thương mại...). Khi chúng tôi cần tư vấn, họ khất, cần thời gian nghiên cứu. Đến khi trả lời, thì đã qua mất thời điểm cần giải quyết vấn đề, hoặc chúng tôi đã tìm được cách khác. Vì thế việc thành lập và củng cố bộ phận pháp chế trong các tổng công ty (doanh nghiệp lớn của nhà nước) là "gãi trúng vấn đề".

    #0000ff;">Bộ phận này gồm những người am hiểu pháp luật, cùng với cọ xát thực tế kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp người quản lý có những quyết sách đúng, triển khai hoạt động kinh doanh đúng pháp luật, hạn chế rủi ro.

     

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 22/03/2011 12:08:51 PM

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #89788   22/03/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    Trong các bài viết của tôi ở trên, có bài tôi đã dẫn đường link đến Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp của Bộ tư pháp, đó có thể nói là câu lạc bộ mang tính chất chung của BTP;

    Còn thực tế hiện nay như tôi được biết thì trên cả nước có khoảng 6 tỉnh thành có thành lập câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp riêng, và tôi tin sẽ ngày càng mở rộng hơn; đó chính là xu thế phát triển và hình thức hoạt động có tổ chức cao.


    Khi tìm kiếm trên google thì không thấy các câu lạc bộ PCDN của các địa phương đó, chắc vì chưa có website riêng nhưng thực tế là đang tồn tại nhiều CLBPCDN như tôi đã nêu.

    Hà Nội và TP.HCM đều đã thành lập CLBPCDN, còn địa phương thành lập CLB gần đây nhất là Quảng Ninh,

    Chuẩn bị Đại hội thành lập Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp Quảng Ninh
    Đ/c Ngô Văn Sơn – Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Trưởng Ban vận động đang phát biểu tại cuộc họp.

    Ngày 27/12/2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 4035/QĐ-UBND về việc cho phép thành lập Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp Quảng Ninh (CLB PCDNQN), theo đó CLB PCDNQN phải tổ chức Đại hội thành viên trong vòng 90 ngày kể từ ngày Quyết định cho phép thành lập có hiệu  lực.

     

    Để Đại hội thành lập CLB PCDNQN tổ chức thành công và đúng tiến độ quy định, ngày 09/3/2011, tại Sở Tư pháp Quảng Ninh, Ban vận động đã tổ chức họp để thống nhất nội dung và chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho tổ chức Đại hội thành lập CLB PCDNQN. Đồng chí Ngô Văn Sơn – Phó Giám đốc Sở Tư pháp – Trưởng Ban vận động chủ trì cuộc họp.

    Tại cuộc họp đã có nhiều ý kiến tham gia của các thành viên Ban vận động về vấn đề nhân sự của Ban chủ nhiệm, Ban kiểm tra; thời gian, địa điểm tổ chức Đại hội; mức hội phí; dự thảo Điều lệ CLB PCDNQN; vận động hỗ trợ kinh phí để tổ chức Đại hội…

    Ban vận động đã thống nhất dự kiến thời gian tổ chức Đại hội trước ngày 10/4/2011, địa điểm tại thành phố Hạ Long; Ban chủ nhiệm gồm 9 người; Ban kiểm tra gồm 5 người và thống nhất dự kiến Đoàn chủ tịch điều hành Đại hội, tổ thư ký, Ban kiểm phiếu cũng như các thủ tục cần thiết khác để chuẩn bị tổ chức Đại hội thành công tốt đẹp.

    Nguyễn Thiệp
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 22/03/2011 12:19:32 PM

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #91376   28/03/2011

    k3405
    k3405
    Top 500
    Lớp 1

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:30/11/2009
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 2584
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 16 lần


    Thế này bạn ạ. phần lớn người học luật đi học khi biết khi ra trường mình xẽ được "cơ cấu" vào chỗ nào rồi. mình không tin tưởng vào khả năng đi học về yêu thích, hay muốn tìm việc bằng tài năng thực sự lắm.

    Cái này rất là hão huyền.

    http://kine.cyworld.vn/detail/12000100544/89

     
    Báo quản trị |  
  • #91546   29/03/2011

    hasosa
    hasosa
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2010
    Tổng số bài viết (480)
    Số điểm: 6889
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 136 lần


    k3405 viết:
    Thế này bạn ạ. phần lớn người học luật đi học khi biết khi ra trường mình xẽ được "cơ cấu" vào chỗ nào rồi. mình không tin tưởng vào khả năng đi học về yêu thích, hay muốn tìm việc bằng tài năng thực sự lắm.

    Cái này rất là hão huyền.


    Hi, K3405!
    Bạn nói có vẻ thực tế quá nhỉ, cụm từ "cơ cấu" của bạn có lẽ chỉ đúng với một số người học luật ra trường và thi tuyển vào công chức với sự bảo hộ tương đối nào đó; chứ nó sẽ không đúng với một số người khác cũng thi tuyển vào công chức bằng cách thức thông thường. Đặc biệt những người xác định và phấn đấu trở thành Luật sư, hay làm việc cho các doanh nghiệp...thì lại càng không; Luật sư không có tài năng thực sự... thì chắc chẳng ai thuê...khó sống với nghề. Như vậy chẳng phải bạn đang cho rằng những người phấn đấu thành Luật sư,...  là "hão huyền" sao? và phần lớn những người Luật sư hiện nay cũng toàn là "cơ cấu" sao?

    3 điều làm nên giá trị con người: Siêng năng – Chân thành – Thành đạt

     
    Báo quản trị |  
  • #91597   29/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    đồng ý với #0072bc;">hasosa  bạn #0072bc;">k3405  vẫn còn là sinh viên mà suy nghĩ tiêu cực quá.
    mình công nhận là cơ chế quan liêu, xin cho hiện nay không hiếm nhưng chúng ta không thể lấy cái bộ phậnchỉ cái toàn bộ được phải không? ở quê mình không phải COCC hay thân quen và có điều kiện thì đừng nghĩ là vào TA VKS làm nhưng các VPLS các DN thì mở (tương đối), nếu dựa vào thân quen mà không có NL thử hỏi có trụ được không? hiện nay các CQNN ít tuyển sinh viên mới ra trường vì CBCC của họ cơ bản là có rồi chỉ khi về hưu hoặc thuyên chuyển hay thiếu người thì họ mới tuyển, còn SV luật ra trường thì có nhiều chỗ để vào, như nghề pháp chế DN của #0072bc;">hasosa  cũng rất khả quan. Nhưng còn các DN thì tuyển nhưng đâu cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm này kinh nghiệm kia, thử hỏi mới ra trường thì kinh nghiệm đâu ra, ai cũng không nhận sinh viên mới ra trường thì lấy đâu ra người có kinh nghiệm có chứ?

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |