Nên hay không nên xét xử lưu động (Bài dự thi Vòng 2 _ KhacDuy25)

Chủ đề   RSS   
  • #84937 24/02/2011

    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Nên hay không nên xét xử lưu động (Bài dự thi Vòng 2 _ KhacDuy25)

    Trong thời gian qua có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề xét xử lưu động, đó là có nên hay không nên tiếp tục hình thức xét xử này?

     

    Xét xử lưu động là việc tòa án đưa vụ án ra xét xử công khai tại nơi tội phạm được thực hiện hoặc nơi có tranh chấp xảy ra, nơi bị cáo, các đương sự cư trú… chứ không phải tại công đường. Bị cáo bị xét xử tại phiên tòa lưu động vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định nếu họ có tội.

    Quan điểm một.

     

    Nên bỏ vì vô tình đã làm tăng nặng thêm mức hình phạt đối với người phạm tội:

     

     

     

     

    Bị xét xử lưu động dường như còn phải chịu sự buộc tội, một sức ép nặng nề khác từ phía đám đông, cộng đồng, dòng họ, tôn giáo mà nếu xét xử tạicông đường họ không phải chịu. Lý luận chung về nhà nước đã chỉ ra rằng các quy phạm đạo đức, tôn giáo… có sức mạnh điều chỉnh không kém các quy phạm pháp luật. Nhất là không phải lúc nào các quy phạm xã hội và pháp luật cũng đồng nhất. Có những hành vi ở phương diện pháp luật thì không phạm tội nhưng ở phương diện đạo đức thì không phải vậy…

     

    Chính vì vậy trên thực tế, nhiều bị cáo cho rằng đưa họ về xét xử tại quê hương trước anh em họ hàng người thân … là một hình phạt khủng khiếp khiếp hơn cả hình phạt tù.

     

    Không chỉ riêng họ phải chịu sức ép mà cả những người thân của họ cũng phải chịu sức ép ghê gớm từ dư luận, của bà con lối xóm. Trong khi mọi người tò mà đi xem thì những người thân của bị cáo phải rụt rè và trốn né…

     

    Đấy là chưa kể đến vấn đề tái hòa nhập cộng đồng của người bị kết án sau khi đi tù về. Trách nhiệm hình sự đã thi hành xong nhưng còn đó mặc cảm, tự ti mà không phải một sớm một chiều được dư luận cảm thông

     

    Tòa án xét xử công khai nhưng không nên xét xử lưu động và càng không nên lấy đó làm thành tích như hiện nay.

     

     

    Vì thế không cần xét xử lưu động mà chỉ cần công khai bản án là đủ.

     

    Quan điểm của tôi:

     

     Theo tôi thì vẫn nên thực hiện việc xét xử lưu động bởi đây là 1 cách tuyên truyền phổ biến pháp luật  một cách rất hiệu quả.

     
     

    Mục đích của hình phạt  là để giáo dục, răn đe người phạm tội và người khác có ý định phạm tội từ bỏ ý định phạm tội chứ không phải là thêm hình phạt nữa cho người phạm tội. Nên cho họ biết  kết quả như vậy thì họ sẽ không dám phạm tội nữa.

     

    Theo tôi, việc xét xử lưu động là việc làm cần thiết để nhằm mục đích giáo dục, răn đe ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân.

     

    Và việc đem ra xét xử lưu động để người dân có thể biết được trình tự thủ tục tiến hành tố tụng, theo dõi được toàn bộ nội dung của phiên tòa sẽ hay hơn việc chỉ cho họ đọc bản án mà họ không hiểu gì cả.

     

    Theo mọi người thì thế nào? Có nên bỏ hình thức xét xử này hay không? Rất mong được sự quan tâm và tham gia của các bạn!

     

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 24/08/2012 09:04:21 CH Sửa lỗi font

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    32314 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    admin (28/02/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #84979   24/02/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    Tôi đồng ý với bạn vì hiện nay tình hình tội phạm ngày càng tăng, tệ hơn nữa là độ tuổi phạm tội ngày càng giảm. Thế hệ thanh thiếu niên ngày nay có vẻ coi thường pháp luật hoặc không được giáo dục pháp luật khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

    Chúng ta cần tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới từng người dân, đặc biệt là giới trẻ. Cần có nhiều hơn nữa những phiên Tòa lưu động nhằm răn đe những kẻ phạm tội và giáo dục đối với những người còn có ý định phạm tội.

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuanthai vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (24/02/2011) dvchon (19/08/2011)
  • #84988   24/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Trân trọng cảm ơn luatsuanthai đã ủng hộ quan điểm của tôi.

     Xin chúc luatsuanthai thành công trong cuộc sống!

      Trân trọng!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #85255   26/02/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào các thành viên, chủ đề của mình là dựa vào ý kiến của một số chuyên gia, họ cho rằng nên bỏ hình thức xét xử lưu động, bởi một số lý do như đã trình bày. Quan điểm của tôi thì ngược lại họ.

     Vậy quan điểm của anh, chị và các bạn như thế nào nhi? xin được cho ý kiến đóng góp hữu ích nhé!

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #85869   01/03/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Thân chào Khacduy25!

    Đầu tiên Hanghell xin chúc cho chủ đề của bạn sẽ đạt được những kết quả tốt nhất xứng đáng. 
    thứ hai cho phép hh được phản hồi bài thi của bạn như sau (có vẻ như vòng hai này ế ẩm hơn vòng một hay sao ấy nhỉ?)

    - Theo mình thì mình không đồng ý với việc xét xử lưu động. 

    Đúng là lập luận bạn đưa ra rất thuyết phục: việc xét xử lưu động sẽ là một cách rất tốt để tuyên truyền và phổ biến pháp luật. Có vẻ như đây là lý do duy nhất bạn đưa ra để làm căn cứ cho ý kiến của mình phải không?

    Nhưng theo mình thì mục đích cuối cùng của việc ban hành luật và các hình phạt là để giáo dục cảm hóa người dân, người phạm tội đi vào con đường chân chính trở thành người lương thiện.
    Luật pháp là thể hiện sự nghiêm khắc nhưng bao giờ cũng đề cao nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc dân chủ lên trên hết.

    Vì vậy theo mình việc nếu áp dụng việc xét xử lưu động đối với tất cả các loại tội thì quả là không được nhân đạo cho lắm, việc xét xử lưu động chắc chắn sẽ tạo cho phạm nhân những mặc cảm nhất định khiến họ rất khó để hoàn lương hay tái hòa nhập với cuộc sống được dễ dàng như xét xử tại tòa án.

    Còn với mục đích tuyên truyền phổ biến pháp luật thì mình nghĩ có nhiều cách chứ không phải chỉ mỗi cách này mới có thể tuyên truyền phổ biến pháp luật được.

    Theo bạn nếu đem cân giữa một bên là tạo điều kiện cho phạm nhân dễ hòa đồng với cộng đồng với việc đem họ ra làm gương để răn đe mọi người thì theo bạn liệu cái nào chúng ta nên làm hơn?

    Giữa việc đem một con người tái hòa nhập với cuộc sống với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật thì cái nào khó hơn?

    Thân ái!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    Unjustice (01/03/2011)
  • #85903   01/03/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào khacduy,

    Trong vấn đề này mình cũng đồng ý với ý kiến của hanghell. Quan điểm của mình là không đồng ý xét xử lưu động nơi công cộng. Bởi vì:

    1 - Nguyên tắc đối xử công bằng đối với người phạm tội

    Rõ ràng việc xét xử lưu động không phải áp dụng đại trà mà chủ yếu dành cho một số án điểm tại một số khu vực. Do đó người bị xét xử lưu động phải chịu hậu quả nặng nề hơn (như đã nói ở trên) so với những người phạm tội ở mức độ tương tự ở nơi khác. Điều này vi phạm nguyên tắc đối xử công bằng, một nguyên tắc nền tảng, trong xã hội phát triển.

    2 - Xét xử lưu động mang tính răn đe, trấn áp nhiều hơn là giáo dục

    Thật sự theo quan điểm của mình việc xét xử lưu động mang tính răn đe, trấn áp nhiều hơn là giáo dục pháp luật cho người dân. Nó cũng gần giống như việc ngày xưa đem phạm nhân ra hành hình giữa chợ. Bởi vì chúng ta muốn chuyển tải thông điệp gì đến người dân khi xét xử lưu động? thủ tục tiến hành một vụ xét xử như thế nào (người dân cần biết làm gì?) việc tranh luận giữa viện kiểm soát và luật sư bào chữa (để khen ông luật sư này có tài ăn nói?) Hay chỉ đơn giản là nếu bạn vi phạm pháp luật như vậy thì bạn sẽ phải chịu hình phạt như thế này. Theo mình ý cuối cùng này có vẻ hợp lý hơn cả. Nếu chỉ có vậy thì như Hanghell nói có khối cách khác để làm hiệu quả hơn.

    3 - Tính tôn nghiêm của nơi xét xử có được bảo đảm

    Nếu bạn đã từng tham dự thì thấy rằng, ở xét xử lưu động, tòa nói mặc tòa dân bàn tán ì xèo bên ngoài cứ bàn tán, người bán hàng rong, chen lấn xô đẩy xem do hiếu kỳ. Nó chẳng cho thấy tính uy quyền và tôn nghiêm của chốn pháp đình một chút nào cả. Chưa kể nếu có bạo loạn (của người nhà bị cáo) do bất đồng quan điểm đối với bản án thì việc xét xử lưu động có bị phản tác dụng chăng?

    4 - Tính đúng đắn của bản án được tuyên

    Mặc dù là những án điểm có chọn lựa, bảo đảm kết quả xử án từ trước (thường là thế, mặc dù chưa xử !???) lấy gì bảo đảm là bản án này không sai, chứng cứ buộc tội là chắc chắn. Ngộ nhỡ xử phúc thẩm hay giám đốc thẩm, tòa cấp trên tuyên bị cáo trắng án thì ai sẽ bồi thường thiệt hại về danh dự uy tín của bị cáo do xét xử công khai lưu động khi đó (bên cạnh các khoản bồi thường theo qui định hiện nay)?

    Tóm lại chỉ có những nhà nước còn mang tư tưởng cai trị, chuyên chế thì mới áp dụng xét xử lưu động mà thôi. Nếu là một nhà nước dân chủ, thực sự tôn trọng quyền con người thì chẳng nên làm điều đó.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    chaulevan (28/03/2011) hanghell (01/03/2011) khatvongttk (03/03/2011)
  • #85914   01/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thâm chào hanghell

     Cảm ơn bạn vì những lời chúc tốt đẹp!

     Xin được chúc bạn thành công trong cuộc sống!

     Xin được phản hồi ý kiến của bạn như sau:

     "Vì vậy theo mình việc nếu áp dụng việc xét xử lưu động đối với tất cả các loại tội thì quả là không được nhân đạo cho lắm, việc xét xử lưu động chắc chắn sẽ tạo cho phạm nhân những mặc cảm nhất định khiến họ rất khó để hoàn lương hay tái hòa nhập với cuộc sống được dễ dàng như xét xử tại tòa án."

     Mình nhận thấy rằng không phải tất cả các loại tội phạm đều đưa ra xét xử lưu động, mà những trường hợp nhất định, mà cơ quan tố tụng mới đưa ra xét xử lưu động. Và trong trường hợp này thì việc tuyên truyền pháp luật đến người dân nơi nơi bị cáo cư trú hay nơi xảy ra tranh chấp dân sự...
    là nhằm mục đích giáo dục người dân rất hiệu quả.

     Bởi lẽ, Không ai có thể phủ nhận hiệu quả mà các phiên Tòa lưu động đã mang lại trong thời gian qua. Với những phiên Tòa này, Tòa án không chỉ thực hiện được chức năng xét xử mà còn còn đem đến cho dân chúng cơ hội để hiểu biết pháp luật, từ đó đạt được mục đích giáo dục phòng ngừa chung .
     Ở mức độ nào đó, xét xử lưu động còn thể hiện tính công khai minh bạch, dân chủ của hoạt động tư pháp trong một nhà nước văn minh.
     Các phiên toà lưu động càng được đánh giá cao hơn khi đặt nó trong bối cảnh các toà án địa phương còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, nhân lực, địa hình, địa lý…để đưa công lý tiếp cận gần dân hơn.

     Nếu như sau khi xét xử mà Tòa công khai bản án, để tuyên truyền pháp luật đến người dân, thì liệu người dân đọc bản án mà hiểu được chăng? trong khi đa phần dân số địa phương nước ta là nông dân, mà trình độ dân ta lại đa phần thấp.

     Khi xét xử lưu động sẽ thực tế hơn nhiều, người dân có thể nắm bắt được trình tự thủ tục tố tụng, và biết được pháp luật quy định như thế nào? để từ đó mà tuân thủ pháp luật. Có như vậy pháp luật mới đi vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất.

      việc xét xử lưu động chắc chắn sẽ tạo cho phạm nhân những mặc cảm nhất định khiến họ rất khó để hoàn lương hay tái hòa nhập với cuộc sống được dễ dàng như xét xử tại tòa án.

     Vấn đề này, ta nên nghĩ đến toàn xã hội, mục đích giáo dục, răng đe toàn xã hội, chứ không phải chỉ riêng bị cáo và những người liên quan. Việc giáo dục một cá nhân là quan trọng, tuy nhiên ta nên nhìn lại rằng, xã hội, cộng đồng sẽ quan trọng hơn.

     Khi đặt vấn đề sự hòa nhập của phạm nhân, sự mặt cảm của phạm nhân có quan trọng hơn việc ngăn ngừa tội phạm của toàn xã hội không? Mặt nào sẽ quan trọng hơn? Cho dù có mặt cảm với cộng đồng hay chăng nữa, thì đó sẽ là bài học đáng nhớ nhất của cuộc đời, họ biết vượt qua những mặc cảm đó, thì cuộc sống của họ sau này có lẽ sẽ tốt đẹp hơn.


    Theo bạn nếu đem cân giữa một bên là tạo điều kiện cho phạm nhân dễ hòa đồng với cộng đồng với việc đem họ ra làm gương để răn đe mọi người thì theo bạn liệu cái nào chúng ta nên làm hơn?

     
    Mình nghĩ trong trường hợp này, cho dù là xét xử lưu động hay tại tòa, thì việc mặt cảm thì phạm nhân khó tránh khỏi. Tuy nhiên, việc xét xử lưu động còn mang tính tuyên truyền, giáo dục, răng đe của pháp luật đến xã hội. Để người dân hiểu biết thêm về luật pháp, mà tránh lầm lỗi, và tuân theo pháp luật, tránh được tình trạng tội phạm ngày càng gia tăng như hiện nay.

    Giữa việc đem một con người tái hòa nhập với cuộc sống với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật thì cái nào khó hơn?

     
    Bạn hỏi như vậy, tôi nghĩ bạn hỏi là Giữa việc đem một con người tái hòa nhập với cuộc sống với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật thì cái nào quan trọng hơn?

     Sẽ hợp lý hơn nếu hỏi như vậy. Về vấn đề này thì việc nào cũng quan trọng, tuy nhiên kết hợp cả hai: vừa tạo cho người phạm tội vì tội lỗi của mình mà làm lại cuộc đời, không vì thế mà lại mặt cảm, không thể vươn lên trong cuộc sống được trong hiện tại và cuộc sống sau này của họ nữa. Vừa tuyên truyền giáo dục đến xã hội mang tính thiết thực, hiệu quả như vậy. Thì việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật là quan trọng hơn rồi, nên ta không nên bỏ hình thức xét xử lưu động.

     Trân trọng cảm ơn bạn đã tham gia đóng góp ý kiến nhé!

     Chúc bạn vui vẻ!

    Trân trọng!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    khoaluatdnc (10/05/2020)
  • #86158   02/03/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    khacduy25 viết:
     Thâm chào hanghell

     Bởi lẽ, Không ai có thể phủ nhận hiệu quả mà các phiên Tòa lưu động đã mang lại trong thời gian qua. Với những phiên Tòa này, Tòa án không chỉ thực hiện được chức năng xét xử mà còn còn đem đến cho dân chúng cơ hội để hiểu biết pháp luật, từ đó đạt được mục đích giáo dục phòng ngừa chung .
     Ở mức độ nào đó, xét xử lưu động còn thể hiện tính công khai minh bạch, dân chủ của hoạt động tư pháp trong một nhà nước văn minh.
     Các phiên toà lưu động càng được đánh giá cao hơn khi đặt nó trong bối cảnh các toà án địa phương còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí, nhân lực, địa hình, địa lý…để đưa công lý tiếp cận gần dân hơn.

     Nếu như sau khi xét xử mà Tòa công khai bản án, để tuyên truyền pháp luật đến người dân, thì liệu người dân đọc bản án mà hiểu được chăng? trong khi đa phần dân số địa phương nước ta là nông dân, mà trình độ dân ta lại đa phần thấp.
      
     Vấn đề này, ta nên nghĩ đến toàn xã hội, mục đích giáo dục, răng đe toàn xã hội, chứ không phải chỉ riêng bị cáo và những người liên quan. Việc giáo dục một cá nhân là quan trọng, tuy nhiên ta nên nhìn lại rằng, xã hội, cộng đồng sẽ quan trọng hơn.

     Khi đặt vấn đề sự hòa nhập của phạm nhân, sự mặt cảm của phạm nhân có quan trọng hơn việc ngăn ngừa tội phạm của toàn xã hội không? Mặt nào sẽ quan trọng hơn? Cho dù có mặt cảm với cộng đồng hay chăng nữa, thì đó sẽ là bài học đáng nhớ nhất của cuộc đời, họ biết vượt qua những mặc cảm đó, thì cuộc sống của họ sau này có lẽ tốt đẹp hơn.

    Giữa việc đem một con người tái hòa nhập với cuộc sống với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật thì cái nào khó hơn?

     Bạn hỏi như vậy, tôi nghĩ bạn hỏi là Giữa việc đem một con người tái hòa nhập với cuộc sống với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật thì cái nào quan trọng hơn?

     Sẽ hợp lý hơn nếu hỏi như vậy. Về vấn đề này thì việc nào cũng quan trọng, tuy nhiên kết hợp cả hai: vừa tạo cho người phạm tội vì tội lỗi của mình mà làm lại cuộc đời, không vì thế mà lại mặt cảm, không thể vươn lên trong cuộc sống được trong hiện tại và cuộc sống sau này của họ nữa. Vừa tuyên truyền giáo dục đến xã hội mang tính thiết thực, hiệu quả như vậy. Thì việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật là quan trọng hơn rồi, nên ta không nên bỏ hình thức xét xử lưu động.



    Chào Khacduy25!

    Vậy bạn có thể cho mình hỏi hiệu quả của các phiên tòa lưu động mang lại trong thời gian qua biểu hiện trên các mặt nào?

    Theo mình việc xét xử công khai minh bạch dân chủ đâu chỉ có mỗi xét xử lưu động mới có hả bạn, việc xét xử của tòa án tự ngàn xưa đã là dân chủ minh bạch rồi mà (mình chỉ nói tới việc xét xử thôi nhé), nó cũng công khai chỉ trừ với một số tội danh đặc biệt thôi mà. 
    "Nếu như sau khi xét xử mà Tòa công khai bản án, để tuyên truyền pháp luật đến người dân, thì liệu người dân đọc bản án mà hiểu được chăng? trong khi đa phần dân số địa phương nước ta là nông dân, mà trình độ dân ta lại đa phần thấp"

    Cái này bạn chắc chứ?  Dù có xét xử lưu động hay không thì đối với việc đọc và hiểu một bản án mình chắc rằng đối với dân học luật như chúng ta cũng chưa chắc đã hiểu hết chứ không phải đối với người dân không học luật. Mình thấy việc người dân mình mặc dù không hiểu rõ luật nhưng mình tin và mình cũng thấy được các bác biết luật rất nhiều đó chứ thậm chí còn khiến cho chúng ta phải khâm phục hay bất ngờ khi chúng ta là người học luật mà không biết bằng các cụ, có cần gì chúng ta phải áp dụng cái việc xét xử lưu động này thì người dân mới hiểu được chứ.

    Mình cũng không tin cái mà bạn cho rằng "Cho dù có mặc cảm với cộng đồng hay chăng nữa, thì đó sẽ là bài học đáng nhớ nhất của cuộc đời, họ biết vượt qua những mặc cảm đó, thì cuộc sống của họ sau này có lẽ tốt đẹp hơn"

    Chỉ riêng một lần lầm lỡ phạm phải tội đã khiến cho họ mặc cảm với cộng đồng lắm rồi (nếu họ có ý thức hối cải) chứ nói gì đến việc phải đưa họ ra xét xử trước địa phương giữa biết bao người thân của mình?
    Cái này mình vẫn giữ nguyên câu hỏi cũ nhé: Giữa việc đem một con người tái hòa nhập với cuộc sống với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật thì cái nào khó hơn? Bởi lẽ nhà nước mình bao giờ cũng chú trọng đến vấn đề đưa phạm nhân trở về với cuộc sống tất nhiên vấn đề tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng quan trọng rồi nhưng chúng ta có hàng ngàn cách có bắt buộc là chúng ta cứ phải đưa họ làm gương răn đe cho bàn dân thiên hạ không nhỉ và cũng không khó như là đưa phạm nhân trở về với cuộc sống bình thường.
     "Về vấn đề này thì việc nào cũng quan trọng, tuy nhiên kết hợp cả hai: vừa tạo cho người phạm tội vì tội lỗi của mình mà làm lại cuộc đời, không vì thế mà lại mặt cảm, không thể vươn lên trong cuộc sống được trong hiện tại và cuộc sống sau này của họ nữa. Vừa tuyên truyền giáo dục đến xã hội mang tính thiết thực, hiệu quả như vậy. Thì việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật là quan trọng hơn rồi, nên ta không nên bỏ hình thức xét xử lưu động".

    Cái này thì mình nghĩ đây là một việc không tưởng cho dù đối với bất kì ai chứ không phải riêng đối với phạm nhân nữa. không biết bạn sẽ làm thế nào để thực hiện được cả hai cái đây?

    Mình đồng ý với các luận điểm mà anh Hồng Hải đưa ra đặc biệt là luận điểm 
    "4 - Tính đúng đắn của bản án được tuyên
    Mặc dù là những án điểm có chọn lựa, bảo đảm kết quả xử án từ trước (thường là thế, mặc dù chưa xử !???) lấy gì bảo đảm là bản án này không sai, chứng cứ buộc tội là chắc chắn. Ngộ nhỡ xử phúc thẩm hay giám đốc thẩm, tòa cấp trên tuyên bị cáo trắng án thì ai sẽ bồi thường thiệt hại về danh dự uy tín của bị cáo do xét xử công khai lưu động khi đó (bên cạnh các khoản bồi thường theo qui định hiện nay)?"


    Cuối cùng mình muốn hỏi bạn cái này: giả sử đặt trường hợp bạn hoặc một người thân nào đó của bạn phạm tội chẳng hạn, liệu bạn có muốn mình  hay chính người thân của mình được đem ra xét xử tại địa phương mình không hả bạn? Bạn hãy đặt bản thân mình vào trường hợp này đã rồi hãy viết bạn nhé!
    Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #85922   01/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Kính chào anh Hoàng Hải-Unjustice!

     Trân trọng cảm ơn những ý kiến phản hồi của anh!

     
      Hình thức xử lưu động ra đời rất lâu đời trong lịch sử và tồn tại vững bền với thời gian cùng với sự xuất hiện của Tòa án. Đã khẳng định được sự quan trọng của hình thức xét xử này. Và được nhiều nước trên thế giới áp dụng rất phổ biến.

      Hình thức này tồn tại đến ngày nay bởi lẽ vì lợi ích của nó, như tôi đã trình bày trong bài đầu. Vì vậy không nên bỏ hình thức bày. Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm của mình.

    Em xin được đưa ra lập luận với anh như sau:

     1 - Nguyên tắc đối xử công bằng đối với người phạm tội

    Rõ ràng việc xét xử lưu động không phải áp dụng đại trà mà chủ yếu dành cho một số án điểm tại một số khu vực. Do đó người bị xét xử lưu động phải chịu hậu quả nặng nề hơn (như đã nói ở trên) so với những người phạm tội ở mức độ tương tự ở nơi khác. Điều này vi phạm nguyên tắc đối xử công bằng, một nguyên tắc nền tảng, trong xã hội phát triển.


      Rõ ràng là hình thức này không được đại trà, nhưng nó không như anh nói là chỉ dành cho một số án điểm tại một số khu vực mà hình thức xét xử này được áp dụng trong phạm vi cả nước. Ví dụ trong thời gian vừa qua Tại một nhà văn hóa thuộc xã khá hẻo lánh, ở thị xã thị xã Bảo Lộc-Lâm Đồng, hay ở một số nơi khác trong phạm vi tỉnh diễn ra khá thành công hình thức xét xử lưu động. Chưa kể các tỉnh khác trong phạm vi cả nước.

     Trong một số trường hợp tội phạm đặc biệt mà những bị cáo có những điểm không giống nhau trong một số hành vi phạm tội, bị cáo này hành vi như thế này, bị cáo kia có hành vi khác...mà trong trường hợp cần tuyên truyền pháp luật, đến người dân nơi bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Rõ ràng ta nhận thấy xét xử lưu động có lợi ích hơn.

     Do đó người bị xét xử lưu động phải chịu hậu quả nặng nề hơn (như đã nói ở trên) so với những người phạm tội ở mức độ tương tự ở nơi khác
      Anh có thể đưa ra chứng cứ, hay chứng minh, cho ví dụ về lập luận này không?


    2 - Xét xử lưu động mang tính răn đe, trấn áp nhiều hơn là giáo dục

    Thật sự theo quan điểm của mình việc xét xử lưu động mang tính răn đe, trấn áp nhiều hơn là giáo dục pháp luật cho người dân. Nó cũng gần giống như việc ngày xưa đem phạm nhân ra hành hình giữa chợ. Bởi vì chúng ta muốn chuyển tải thông điệp gì đến người dân khi xét xử lưu động? thủ tục tiến hành một vụ xét xử như thế nào (người dân cần biết làm gì?) việc tranh luận giữa viện kiểm soát và luật sư bào chữa (để khen ông luật sư này có tài ăn nói?) Hay chỉ đơn giản là nếu bạn vi phạm pháp luật như vậy thì bạn sẽ phải chịu hình phạt như thế này. Theo mình ý cuối cùng này có vẻ hợp lý hơn cả. Nếu chỉ có vậy thì như Hanghell nói có khối cách khác để làm hiệu quả hơn.


      Tôi nghĩ rằng, việc xét xử lưu động, mang tính răng đe, giáo dục pháp luật chứ không mang tính trán áp ở đây. Nếu ta nói trấn áp, thì việc xét xử này trấn áp gì? trấn áp ai? người dẫn có tội gì mà ta phải trấn áp chứ?

     Việc đưa ra hành hình giữa chợ, là việc làm nhằm răng đe, giáo dục người dân, không nên phạm tội, nếu phạm tội thì kết quả sẽ như thế nào? chứ không hề trấn áp, bởi trấn áp mang tính chất nặng nề quá. Mà mục đích là tuyên truyền giáo dục pháp luật.

      Nếu đa số người dân không xem trực tiếp sự tranh tụng của Tòa thì sao họ nhận thức được như thế nào là một phiên tòa, những lý lẽ tranh tụng có thuyết phục không? mà mình học hỏi thêm kiến thức, tiếp nhận những quy định của pháp luật một cách thực tế. Chứ người dân mà tìm bản án, rồi đọc từng dòng bản án, sẽ không đánh giá được những điều tôi đã trình bày, và không phải ai cũng tìm được bản án, mà họ rất tò mò muốn xem.
     


    3 - Tính tôn nghiêm của nơi xét xử có được bảo đảm

    Nếu bạn đã từng tham dự thì thấy rằng, ở xét xử lưu động, tòa nói mặc tòa dân bàn tán ì xèo bên ngoài cứ bàn tán, người bán hàng rong, chen lấn xô đẩy xem do hiếu kỳ. Nó chẳng cho thấy tính uy quyền và tôn nghiêm của chốn pháp đình một chút nào cả. Chưa kể nếu có bạo loạn (của người nhà bị cáo) do bất đồng quan điểm đối với bản án thì việc xét xử lưu động có bị phản tác dụng chăng?


       Trường hợp này, tại phiên tòa lao động đã có nhiều lực lượng bảo vệ, không những công an, mà còn dân phòng trong thôn xóm cũng tham gia bảo vệ trật tự phiên tòa. Nên tính tôn nghiêm vẫn được đảm bảo.


    4 - Tính đúng đắn của bản án được tuyên

    Mặc dù là những án điểm có chọn lựa, bảo đảm kết quả xử án từ trước (thường là thế, mặc dù chưa xử !???) lấy gì bảo đảm là bản án này không sai, chứng cứ buộc tội là chắc chắn. Ngộ nhỡ xử phúc thẩm hay giám đốc thẩm, tòa cấp trên tuyên bị cáo trắng án thì ai sẽ bồi thường thiệt hại về danh dự uy tín của bị cáo do xét xử công khai lưu động khi đó (bên cạnh các khoản bồi thường theo qui định hiện nay)?

    Mong anh chứng minh quan điểm in đậm trên? anh cho thêm chứng cứ nhé. Điều anh nói là vấn đề nhạy cảm, có thể ảnh hưởng lớn đến gì thì em không tiện nói ra. Vì vậy mong anh chứng minh điều mình nói nhé!
     

    Tóm lại chỉ có những nhà nước còn mang tư tưởng cai trị, chuyên chế thì mới áp dụng xét xử lưu động mà thôi. Nếu là một nhà nước dân chủ, thực sự tôn trọng quyền con người thì chẳng nên làm điều đó.
     
     Điều này mang tính chính trị sâu sắt, bởi lẽ Nhà nước muốn cai trị được đất nước mình, thì Nhà nước phải nắm quyền lực trong tay mình. Nhà nước dân chủ, thực sự tôn trọng quyền con người thì Nhà nước cũng vì con người mà đưa ra luật, nhằm bảo vệ nhân dân, bảo vệ nhà nước và nhiều mục đích khác nữa. Nếu nhân dân thấy không công bằng trong luật, không đảm bảo lợi ích của mình, trong hình thức xét xử, có lẽ người dân đã lên án mạnh mẽ, không đồng tình với luật, ý chí của Nhà nước. Mà có những phản ánh mạnh mẽ từ dư luận.

     Xin anh cho ý kiến nhé!
     Chúc anh thành công trong cuộc sống!
    Xin  cảm ơn anh đã đưa ra quan điểm của mình!

      Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    khoaluatdnc (10/05/2020)
  • #86333   03/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào hanghell

     Trân trọng cảm ơn và hoan nghênh tinh thần nhiệt tình đưa ra quan điểm của bạn!
     
     Mình xin có ý kiến phản hồi với bạn như sau:
     
     Vậy bạn có thể cho mình hỏi hiệu quả của các phiên tòa lưu động mang lại trong thời gian qua biểu hiện trên các mặt nào?

     Mời bạn tham khảo:

     

    Hiệu quả từ các phiên tòa xét xử lưu động

    Hơn 20 năm đã qua nhưng dấu ấn về phiên tòa xét xử lưu động vụ án Mai Văn Hạnh và Lê Quốc Túy tại Nhà hát thành phố, TP HCM đến bây giờ nhiều người dân vẫn còn nhớ. Vụ án được TAND Tối cao đưa ra xét xử vào tháng 9/1984. Phiên tòa kéo dài nhiều ngày, thu hút cả ngàn người đến xem. Người tham dự đứng suốt dọc nửa con đường Lê Lợi, quận 1…

    Từ phiên tòa xử lưu động hiếm hoi ngày ấy đến hôm nay, hầu như địa phương nào trong cả nước cũng đều áp dụng mô hình phiên tòa xét xử lưu động bởi thấy được nhiều yếu tố tích cực từ những phiên tòa này đem lại.

    Theo dõi các phiên tòa xét xử lưu động gần đây tại TP HCM dễ dàng nhận thấy, hầu như phiên tòa nào cũng thu hút từ hàng trăm đến hàng ngàn người tham dự. Như tại phiên tòa xét xử lưu động vụ án giết người, cướp tài sản xảy ra ở tiệm nét 218/22 Nguyễn Văn Luông, quận 6 vào ngày 20/3 tại Nhà văn hóa quận 6 vừa qua, ước tính có hơn một ngàn người đến xem. Mới hơn 7h sáng, khu vực này đã không còn một chỗ trống vì người đến dự phiên tòa đã đứng chật cả lối ra vào, tràn ra cả lề đường.

    Vụ án xảy ra đã gần một năm nhưng với người dân địa phương như mới xảy ra cách đây vài ngày, nhiều người vẫn còn rợn người khi nhớ lại. "Thủ phạm hung ác quá nên tôi muốn biết nó phải trả giá như thế nào", bác Trần Văn Phi (56 tuổi), một người dân địa phương nói.

    Khi chiếc xe chở tội phạm vào, phải sau nhiều hồi còi inh ỏi mới chạy được vào sân. Đi qua hàng trăm con mắt đang nhìn mình chăm chú, cả hai bị cáo Hà Công Nam (24 tuổi) và Trần Thị Thọ (18 tuổi) co rúm người, không dám ngước nhìn ai.

    Tại tòa, dù cố tỏ ra cứng cỏi trước Hội đồng xét xử nhưng khi nghe người dự khán phẫn nộ, bức xúc la lớn: "Trời ơi, người gì mà ác quá!", "Đồ dã thú không còn tính người", bị cáo Nam chỉ biết cúi gằm mặt. Trong khi đó, không giữ được bình tĩnh như Nam, Thọ run rẩy, có lúc nước mắt đầm đìa.

    Hiệu quả từ các phiên tòa xét xử lưu động

    Quang cảnh một phiên tòa xét xử lưu động tại quận 6, TP HCM.

    Trong sự hối hận đó, Thọ khai rành rẽ: Khoảng 21h đêm 8/5/2008, Nam chở Trần Thị Thọ (18 tuổi, ngụ quận 8) đến tiệm nét của chị Nguyễn Thị Hoàng Lan thuê máy chơi điện tử. Đến 24h, khi thấy mọi người đã ra về hết, Nam liền lấy bóp đưa cho Thọ trả tiền. Trong lúc chị Lan đang lui cui tính tiền thì Nam từ phía sau đẩy Thọ ra rồi cầm búa đập vào đầu chị Lan. Thọ hoảng sợ liền chạy ra ngoài, còn Nam vẫn tiếp tục đập vào đầu chị Lan nhiều cái cho đến khi nạn nhân gục xuống. Sau khi lục tìm tài sản, Nam kéo cầu dao điện, khép cửa đi ra ngoài rồi lấy xe chở Thọ đến nhà của người quen ở phường 7, quận 6.

    Sau một tuần truy xét, đến ngày 15/5/2008, cơ quan điều tra đã bắt giữ Nam và Thọ. Tang vật thu được là 40 triệu đồng và 6 sợi dây chuyền vàng của nạn nhân. Xét thấy hành vi của Nam đặc biệt nguy hiểm nhưng tại tòa không thể hiện sự ăn năn, hối hận nên HĐXX đã tuyên phạt Nam mức án tử hình về tội giết người, 8 năm tù về tội cướp tài sản; tổng hợp hình phạt chung là tử hình và bị cáo Thọ 1 năm tù về tội che giấu tội phạm.

    Hay gần đây nhất là TAND TP HCM mở phiên tòa lưu động tại UBND phường 12, quận Gò Vấp xét xử băng lừa đảo bằng cờ bạc bịp rồi đâm chết nạn nhân do Nguyễn Văn Cảnh (34 tuổi, ngụ Thái Bình) cầm đầu. Khác với thái độ hung hăng như lúc gây án, tại toà, đứng trước đông đảo người dân, các bị cáo tỏ rõ sự ăn năn hối hận, nhất là hai anh em Nguyễn Văn Dũng (23 tuổi), Nguyễn Văn Kiên (22 tuổi, ngụ Hà Nam). Chứng kiến những dòng nước mắt hối hận của những bị cáo này, ai cũng chạnh lòng… Tuy nhiên, tất cả đã quá muộn màng…

    Xét mức độ phạm tội của các bị cáo rất côn đồ, đối với Dũng không còn khả năng cải tạo, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Văn Dũng mức án tử hình; các bị cáo còn lại cũng bị phạt tù với mức án từ 6 tháng treo đến 16 năm tù về một trong các tội giết người, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh bạc và không tố giác tội phạm.

    Hiệu quả từ các phiên tòa xét xử lưu động

    Người dân leo lên cả hàng rào để xem tận mặt Đạt “Trắng” và đồng bọn.

    Theo Thẩm phán Vũ Phi Long - Phó Chánh tòa hình sự - TAND TP HCM: Hầu hết các vụ án xét xử tại trụ sở dù rất quan tâm nhưng người dân ngán ngại đường sá xa xôi hoặc không muốn bỏ công việc làm ăn; trong khi đó nếu phiên tòa đó được xét xử lưu động, ai đi ngang qua cũng có thể xem được. Vì vậy, hầu hết các phiên toà lưu động tòa xử đều thu hút người đến xem rất lớn, có vụ lên đến hàng ngàn người; đó là chưa kể đến hệ thống phát thanh của địa phương phát đến từng ngõ ngách, con hẻm… cho mọi người dân đều nghe thấy.

    Tại nhiều phiên tòa lưu động gần đây, ở nhiều địa phương, cơ quan chức năng còn "triệu tập" thanh, thiếu niên hư hỏng ở địa phương đến nghe xét xử (như phiên tòa xét xử băng cướp giật quay lại truy sát người dân của Đạt “Trắng” và đồng bọn xử trong năm 2008) để lấy đó làm bài học cho bản thân. Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều năm trở lại đây, ngành Tòa án luôn cố gắng tổ chức nhiều phiên toà xét xử lưu động, nhất là các vụ trọng án giết người, cướp của, ma túy và cả mại dâm. Lãnh đạo tòa còn xem đây là chỉ tiêu thi đua giữa các tòa (quận, huyện) với nhau.

    Theo thống kê của ngành Tòa án TP, chỉ tính trong năm 2008, toàn ngành đã tổ chức được 253 phiên tòa xét xử lưu động tại địa phương (thành phố 71 phiên, quận - huyện 182), qua đó ngày càng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong quần chúng nhân dân và góp một phần không nhỏ trong công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm

    (nguồn www.tin247.com)

     Như vậy ta có thể thấy được hiệu quả từ phiên tòa xét xử lưu động là đáng ghi nhận trong thời gian qua.

    Cái này bạn chắc chứ?  Dù có xét xử lưu động hay không thì đối với việc đọc và hiểu một bản án mình chắc rằng đối với dân học luật như chúng ta cũng chưa chắc đã hiểu hết chứ không phải đối với người dân không học luật. Mình thấy việc người dân mình mặc dù không hiểu rõ luật nhưng mình tin và mình cũng thấy được các bác biết luật rất nhiều đó chứ thậm chí còn khiến cho chúng ta phải khâm phục hay bất ngờ khi chúng ta là người học luật mà không biết bằng các cụ, có cần gì chúng ta phải áp dụng cái việc xét xử lưu động này thì người dân mới hiểu được chứ.

     Vâng, cái này tôi không đồng ý với bạn rồi. Bởi lẽ, chúng ta là người học luật, chúng ta hiểu nó và vận dụng nó một cách hiệu quả, là điều lẽ đương nhiên. Nếu như ta học luật mà giống như bạn nói:chúng ta là người học luật mà không biết bằng các cụ " Điều này tôi thấy bạn nên nhìn lại. Nếu nói như bạn, thì các cụ có thể đứng lên thay những vị Thẩm phán uy tín( họ cũng là người học luật) khỏi phải mất bao tiền của, và thời gian nghiên cứu luật pháp để xử án sao??? mà trong khi đó chúng ta cũng là những người học luật, nếu bạn khẳng định điều đó thì bạn nên xem lại nhé! ( nói vui thôi, chứ tôi nghĩ ý của bạn là, tỉ lệ rất nhỏ, những thành phần lười học,ham chơi trong quá trình học tập, thì có những người còn kém hiểu biết hơn các cụ đúng không?)
      Tuy nhiên các cụ ở đây, đa phần là nông dân, bởi tỷ lệ nông dân hiện nay chiếm đa số trong dân số nước ta. Họ dãi dầu mưa nắng ngoài đồng xá, thì trình độ hiểu biết pháp luật là bao nhiêu chứ? làm sao có thể hiểu bản án trong đa số những người dân?

     Nên việc xét xử lưu động góp phần tạo điều kiện về đi lại, làm cho họ hiểu biết thêm về trình tự thủ tục xét xử, giáo dục, răng đe pháp luật, tạo hiểu biết về pháp luật hơn cho họ. Chứ đa phần người dân lao động chân tay (ít kiến thức pháp luật) khi họ thực hiện hành vi này, hành vi kia mà có dấu hiệu phạm tội, làm sao họ biết mình phạm tội gì? Nếu có đọc luật đi chăng nữa thì đâu dễ hiểu được, mà nếu như ta đi vào các gia đình ở thôn xóm chẳng hạn, ta tìm mượn một cuốn sách luật có vẻ rất hiếm.

    "Cái này mình vẫn giữ nguyên câu hỏi cũ nhé: Giữa việc đem một con người tái hòa nhập với cuộc sống với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật thì cái nào khó hơn? Bởi lẽ nhà nước mình bao giờ cũng chú trọng đến vấn đề đưa phạm nhân trở về với cuộc sống tất nhiên vấn đề tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng quan trọng rồi nhưng chúng ta có hàng ngàn cách có bắt buộc là chúng ta cứ phải đưa họ làm gương răn đe cho bàn dân thiên hạ không nhỉ và cũng không khó như là đưa phạm nhân trở về với cuộc sống bình thường."

     Vấn đề đem một con người tái hòa nhập với cuộc sống thì bạn nghĩ như sau: Một bị cáo A đưa ra xét xử lưu động tại địa phương anh ta, và một bị cáo B đưa ra xét xử tại Tòa án. Sau khi ra tù về lại địa phương anh B có mặt cảm không? có tự ti không? khi anh B mang tội hiếp dâm trẻ em chẳng hạn.  So với anh A thì sao? trong lúc xét xử A tại địa phương, hay lúc đi tù về, thì mặt cảm của A sẽ như thế nào? giữa hai mặt này ta không thể chứng minh A và B ai mặt cảm hơn ai? ai sẽ hòa nhập cộng đồng tốt hơn? Nếu bạn cho là B sẽ khó hòa nhập cộng đồng hơn thì bạn cho mình chứng cứ nhé! Điều này không ai chứng minh được một cách khoa học. Về lý luận, cho dù là nó có lý đi chăng nữa, thì khi được xã hội công nhận, nó mới trở thành chân lý. Nếu bạn cho rằng ngược lại với quan điểm mình, thì bạn hãy chứng minh một cách khoa học nhé!

     Vấn đề ở đây ta xét ý nghĩa của Giữa việc đem một con người tái hòa nhập với cuộc sống với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật.
     Việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đi vào xã hội, vào cuộc sống con người, nâng cao ý thức pháp luật cho từng người dân trong xã hội mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, để giảm thiểu tình hình phạm tội. Xã hội có bình yên thì con người mỗi chúng ta mới yên tâm công tác, lao động sản xuất, tạo một xã hội bình yên phát triển. Thì có ý nghĩa hơn việc tạo điều kiện cho người phạm tội trở về hòa nhập với cuộc sống không? Trong khi đó chưa có một số liệu chính xác A và B như ví dụ trên, khi trở về ai sẽ hòa nhập cuộc sống tốt hơn? hay ai sẽ khó tái phạm hơn ai?

     Nên việc xét xử lưu động vẫn tồn tại cùng thời gian là có ý nghĩa của nó như đã chứng minh ở những bài trước. Không nên bỏ hình thức này.

     Cuối cùng mình muốn hỏi bạn cái này: giả sử đặt trường hợp bạn hoặc một người thân nào đó của bạn phạm tội chẳng hạn, liệu bạn có muốn mình  hay chính người thân của mình được đem ra xét xử tại địa phương mình không hả bạn? Bạn hãy đặt bản thân mình vào trường hợp này đã rồi hãy viết bạn nhé!
    Thân!


      Cảm ơn bạn đã đưa mình vào tình huống này, nếu là mình, hay người thân của mình rơi vào tình huống này, mình cam chịu tất cả, bởi lẽ nếu mình có tội thì mình phải chịu tội, và điều đó sẽ làm mình đáng nhớ, là bài học quý giá suốt cuộc đời, và cảm thấy thanh thản hơn khi mình nhận được sự giáo dục từ pháp luật. Chứ không như những kẻ tội phạm, đã phạm tội mà không dám đối mặt với việc làm của mình, còn sợ bị đưa về địa phương xét xử có nhiều người chứng kiến, thấy xấu hổ. Thì biết bao giờ họ mới trưởng thành, nhận thức được đây? nếu có hòa nhập cuộc sống sau này khi ra tù, thì liệu họ có dễ tái phạm không? Trong khi những người biết đối mặt với những sai trái của mình thì họ sẽ làm lại cuộc đời của mình sẽ tốt hơn. Mà điều quan trọng, trong phiên tòa xử tôi, có hàng xóm chứng kiến, chính những lời oán trách, bình luận: Sao lại làm như vậy? sao lại không ngoan ngoãn, không chính trực, không có tình người...để rồi phải tù tội cho khổ cái thân...?"

      Tất cả những lời ấy từ bà con lối xóm sẽ khiến tôi có thêm sự thức tỉnh sau cơn mê muội, tội lỗi lầm than..có lẽ tôi sẽ ngầm cảm ơn họ. Mà thông qua việc xét xử tôi, mà họ có thêm sự hiểu biết về pháp luật mà họ có những ứng xử tốt hơn trong cuộc sống, cũng như cho họ một bài học quý giá trong cuộc đời. Tôi nghĩ rằng, nếu là người có quan điểm như tôi, họ cũng sẽ làm như vậy.

      Xin cảm ơn bạn và mọi người tham gia tranh luận và tham khảo bài viết của mình. Chắc rằng còn nhiều thiếu xót, mong được sự góp ý nhiều hơn nữa từ các bạn!

     Chúc mọi người vui vẻ và thành đạt trong cuộc sống!
     Trân trọng!

     
     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    khoaluatdnc (10/05/2020)
  • #86541   04/03/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Khacduy,

    1 - Anh đồng ý với khacduy là hình thức xét xử công khai nơi công cộng (không phải công khai nơi công đường) là hình thức có từ lâu đời. Thế nhưng hình thức này có còn phổ biến ở các quốc gia phát triển không? Khacduy tự tìm câu trả lời nhé.

    Để giải thích cho vấn đề khi xét xử công khai nơi công cộng thì mang lại hậu quả nặng nề hơn cho người phạm tội, ta chỉ cần đặt một
    câu hỏi nhẹ nhàng như thế này với người phạm tội "Anh/chị muốn bị xét xử công khai nơi công cộng hay bị xét xử nơi tòa án?" Câu trả lời của người tội phạm chắc chắn là "Nơi tòa án".

    Vậy nguyên tắc đối xử không công bằng với người phạm tội đã bị vi phạm không còn gì để bàn nữa nhé.

    2 - Về từ trấn áp anh sử dụng, có thể hơi quá nhưng không sai, vì trấn áp là việc dùng vũ lực hoặc "uy quyền" để làm cho người khác khiếp sợ mà không dám làm điều gì? Còn trấn áp ai thì rõ ràng là để trấn áp các đối tượng thuộc nhóm có khả năng thực hiện hành vi phạm tội rồi. Đây là lợi ích duy nhất của việc xét xử công khai nhưng đây là biện pháp tệ nhất trong giáo dục con người.

    Khacduy thử nghĩ sau này con em phạm lỗi thay vì phạt nó ở trong nhà, em đưa nó ra ngoài đường để phạt nó trước mặt bạn bè của nó thì đó có phải là một phương pháp giáo dục hay không?

    3 - Về tính tôn nghiêm thì lập luận của Khacduy quá yếu, không đủ cơ sở để phản bác ý kiến của anh, không phải có công an, có bảo vệ là tính tôn nghiêm của phiên tòa được bảo đảm. Tính tôn nghiêm được thể hiện qua sự bố trí vị trí chỗ ngồi nơi xét xử, tính tuân thủ các qui định của tòa án trong quá trình xét xử. Thử hỏi em khi tòa đang tuyên án mà có con nít khóc thét hay tiếng bàn tán xì xào thì còn ra thể thống tòa đang xét xử gì nữa.


    4 - Về tính đúng đắn của bản án được tuyên, đúng như Khacduy nói đây là một vấn đề vô cùng nhạy cảm. Nếu Khacduy muốn có bằng chứng thực tế chứng minh thì cố gắng tốt nghiệp đại học luật rồi xin vào làm tòa án sẽ có bằng chứng cụ thể (Anh chỉ sợ khi đó VN đã thực hiện cải cách tư pháp mất rồi). Còn anh chỉ chứng minh nhận định của mình bằng phương pháp logic sau:

    Tòa xét xử lưu động mục đích nhằm tuyên truyền giáo dục vậy thì để cho việc giáo dục đạt hiệu quả thì tất cả phải được lập trình sẵn sàng đâu ra đó, chứ nếu khi ra xét xử mà các thẩm phán và hội thẩm nhân dân còn cãi nhau về mức án được tuyên thì làm sao hoàn tất buổi xét xử tốt đẹp được (đảm bảo yếu tố thời gian). Vậy thì tất cả đã phải được xếp đặt từ trước. (Điều này cũng giống như ngày xưa khi em đi học có tiết dự giờ của cấp trên, cô giáo phân công bạn nào phát biểu bạn nào giơ tay vậy thôi).

    Nếu điều này đúng thì nó mâu thuẫn với nguyên tắc xét xử mà cải cách tư pháp đang theo đuổi đó là bản án chỉ có được sau khi tòa thực hiện việc tranh tụng giữa bên luật sư của bị cáo và bên viện kiểm sát. Việc quyết định bản án liên quan đến sinh mệnh của một đời người đâu thể làm vội vã và hấp tấp như vậy. Còn một vấn đề khác Khacduy chưa phản bác được đó là còn xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm. Bản án sơ thẩm đâu phải là bản án có hiệu lực pháp lý ngay lập tức. Nếu sau này bản án thay đổi thì khi đó nói thế nào với công chúng đã được "giáo dục".

    Khacduy đọc kỹ lại bài báo mà em post lên em sẽ thấy tính răn đe và trấn áp thể hiện rõ như thế nào ở các bản án. Còn việc đông người dân xem hơn thì cũng dễ hiểu thôi, nó ở nơi công cộng và người VN thì lại có tính hiếu kỳ mà. Lấy cái này làm thước đo hiệu quả của việc tuyên truyền giáo dục thì thật buồn cười. Nó chỉ mới cho thấy chiều rộng chứ đã cho thấy chiều sâu đâu.

    Tóm lại khi nhìn nhận một vấn đề Khacduy nên chịu khó đào sâu một tý, đi vào bản chất vấn đề, đừng suy nghĩ hời hợt quá hay lấy một vài bài báo trên mạng rồi dựa vào đó để bảo vệ cho quan điểm của mình. Khacduy phải có chính kiến và lập luận riêng của mình chứ, đó là yếu tố bắt buộc phải có của người hành nghề luật.

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 04/03/2011 04:57:42 PM Font

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    hanghell (06/03/2011)
  • #86569   04/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào anh Hồng Hải!

     Em rất vui khi đọc bài viết phản hồi của anh!

     Em xin phản hồi lại bài viết của anh như sau:

     1 - Anh đồng ý với khacduy là hình thức xét xử công khai nơi công cộng (không phải công khai nơi công đường) là hình thức có từ lâu đời. Thế nhưng hình thức này có còn phổ biến ở các quốc gia phát triển không? Khacduy tự tìm câu trả lời nhé.

     Hình thức xét xử lưu động không còn phổ biến nhiều ở các quốc gia phát triển, là bởi có nguyên nhân của nó:vì nước phát triển có nhiều phương tiện khác để truyền thông (báo giấy, báo mạng, cáp truyền hình...), dân trí cũng cao hơn rất nhiều. Nên việc am hiểu pháp luật ở các nước phát triển cũng được nâng cao, Ví dụ như tại Mỹ, trung bình 200 người dân thì có một luật sư, lực lượng luật sư khá đông. chưa kể các phương tiện truyền thông khác nữa...thì công dân họ có điều kiện tiếp xúc, am hiểu pháp luật hơn, nên việc không phổ biến hình thức xét xử này. (mà ở những nước phát triển, đa phần dân số của họ làm việc trong các công ty nhà máy, thời giờ làm việc cố định...nếu mở phiên tòa xét xử lưu động, liệu có đông đảo người xem như ở các quốc gia đang phát triển như nước ta  không. Và còn rất nhiều nguyên nhân nữa. Nếu như nước ta nhanh chóng trở thành một nước công nghiệp phát triển trên thế giới, lúc đó có lẽ hình thức này không phổ biến như hiện nay ở nước ta anh Hải nhỉ.

     
    Để giải thích cho vấn đề khi xét xử công khai nơi công cộng thì mang lại hậu quả nặng nề hơn cho người phạm tội, ta chỉ cần đặt một câu hỏi nhẹ nhàng như thế này với người phạm tội "Anh/chị muốn bị xét xử công khai nơi công cộng hay bị xét xử nơi tòa án?" Câu trả lời của người tội phạm chắc chắn là "Nơi tòa án".

    Vậy nguyên tắc đối xử không công bằng với người phạm tội đã bị vi phạm không còn gì để bàn nữa nhé.

     Vậy mình nên xem xét điều luật sau:

    Điều 18. Xét xử công khai(BLTTHS)

    "Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.

    Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai."

      Ta nhận thấy rằng chỉ quy định xét xử công khai chứ không nói tại tòa hay lưu động. Nếu tổ chức tốt buổi xử lưu động thì không có gì khác biệt với tại Tòa. Lưu động là để tạo điều kiện cho người dân tham gia thuận tiện chứ không có sự đối xử khác biệt nào với bị cáo.
    Một người phạm lỗi mà ta nói riêng,  không nói công khai không thể so với tội phạm cần tuyên truyền. Tác dụng của lưu động là tuyên truyền ý thức pháp luật. Cũng có những trường hợp 1 người phạm lỗi mà không công khai cho người khác biết ở chốn đông người thì những người khác có phạm lỗi mà chưa bị phát hiện sẽ không biết là mình phạm lỗi
     Quan trọng ta xem ý nghĩa của nó là như thế nào? Ta tham khảo thêm nguồn tin sau anh nhé!

     
    Tòa án nhân dân Trấn Yên: Đẩy mạnh xét xử lưu động trên địa bàn
    Cập nhật: Thứ hai, 29/11/2010 | 9:52:39 AM
    YBĐT - Năm 2010, Tòa án nhân dân (TAND) huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã đưa 10/35 vụ án hình sự xét xử lưu động (XXLĐ) tại các địa phương. Đây là năm hoạt động XXLĐ của đơn vị đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay.

    Kết quả đó là sự phối hợp, tạo điều kiện của chính quyền các địa phương, quan trọng hơn là nguồn kinh phí dành cho hoạt động XXLĐ đã được hệ thống ngành dọc quan tâm. Đẩy mạnh hoạt động XXLĐ, TAND Trấn Yên đã góp phần không nhỏ vào công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật (TTGDPL) trên địa bàn.

    Đến 30/9/2010, TAND huyện Trấn Yên đã thụ lý 35 vụ án hình sự với 71 bị can, đã giải quyết 34 vụ 70 bị cáo, đến nay chỉ còn 1 hồ sơ duy nhất đã xếp lịch xét xử. Công tác xét xử các vụ án hình sự đều trong hạn luật định, các bị cáo đưa ra xét xử đều đúng người đúng tội, hình phạt tuyên phù hợp với hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra. Tuy nhiên, còn 4 vụ kháng cáo và kết quả phúc thẩm TAND tỉnh xử 1 vụ y án, 2 vụ hủy do vi phạm thủ tục tố tụng, 1 vụ chưa có kết quả.

    Công tác thụ lý và giải quyết án dân sự, án hôn nhân gia đình đều cơ bản hoàn thành. Theo Chánh án Dương Quý Hiệp, so với năm 2009, năm 2010 lượng án hình sự và dân sự tăng không đáng kể. Song đáng chú ý là án giao thông tăng, trong đó, chủ yếu là lỗi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông gây hậu quả nghiêm trọng. Cùng với đó, án đánh bạc cũng tăng gấp đôi năm trước chủ yếu là lô đề. Các vụ án này đều đã được đưa ra xét xử nghiêm minh là bài học răn đe, giáo dục pháp luật chung trong cộng đồng.

     Nhằm tăng cường công tác TTGDPL tới nhân dân, cũng là thực hiện chủ trương của tòa án cấp trên, năm 2010, TAND Trấn Yên đã đẩy mạnh công tác XXLĐ. Nếu như năm 2009 chỉ có 1 vụ án được XXLĐ thì năm 2010, TAND Trấn Yên đã có 10 vụ là án hình sự tại địa bàn dân cư thuộc các xã: Hòa Cuông, Minh Quân, Lương Thịnh, Hồng Ca… Có được kết quả đó là do có sự ủng hộ của chính quyền địa phương nơi đưa các vụ án ra xét xử và nguồn kinh phí do ngành dọc cấp. Mỗi vụ án được XXLĐ đều nhận được sự quan tâm theo dõi của đông đảo người dân. TAND huyện xác định, đây là một kênh TTGDPL hiệu quả mà qua đó nhân dân thấy con đường dẫn đến phạm tội của các bị cáo, những hành vi vi phạm pháp luật và sự nghiêm minh của pháp luật thể hiện qua các bản án để rút ra bài học cho bản thân, cũng như nhắc nhở người thân trong gia đình, cộng đồng làng xóm.

    Để tổ chức tốt, hiệu quả, trước khi XXLĐ, TAND huyện liên hệ với chính quyền địa phương bố trí sân bãi, tăng âm, loa đài... Nhờ sự phối hợp tốt với chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền thông qua hệ thống loa truyền thanh xã, thông qua các tổ chức, đoàn thể, thôn, bản để nhiều người được biết và quan tâm tới tham dự phiên tòa, để mỗi phiên xử lưu động đều thành công đúng với mục đích đề ra. TAND Trấn Yên còn phối hợp với ban công an các xã tổ chức tập hợp các đối tượng đang trong thời gian giáo dục, quản lý tại địa phương tới dự các phiên xử.

    Đây là cách làm hay có tác dụng răn đe, thức tỉnh các đối tượng trong diện quản lý tại địa phương có ý thức phấn đấu, rèn luyện bản thân để hoàn thiện mình. Các vụ án được lựa chọn XXLĐ trên địa bàn dân cư hầu hết đều được lựa chọn có bị cáo là người địa phương, hoặc là địa bàn xảy ra vụ án. Vì vậy, ngoài việc góp phần TTGDPL các vụ án được đưa ra xét xử còn trấn an dư luận, dẹp bỏ hoài nghi chưa được sáng tỏ trong nhân dân khi có vụ án xảy ra, hoặc bị can là người địa phương…

    Năm 2010, mặc dù nguồn nhân lực chưa được bổ sung kịp thời, song TAND Trấn Yên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong đó, riêng việc tổ chức XXLĐ trở thành điểm nhấn đáng chú ý với số vụ đưa ra xét xử tăng đáng kể. Tuy nhiên, các vụ án XXLĐ đều được đơn vị lựa chọn ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa để mang lại hiệu quả cao nhất trong việc tuyên truyền cho nhân dân, song việc lựa chọn đó lại chính là khó khăn cho cán bộ, hội đồng xét xử khi phải di chuyển xa. Bởi thế, ngoài yếu tố cán bộ thì vấn đề phương tiện đi lại là một nhu cầu cấp thiết đối với TAND Trấn Yên cũng như của các đơn vị tòa án trong tỉnh để hoạt động xét xử nói chung và XXLĐ của các tòa án đạt được mục đích như mong muốn.

    Ngọc Tú

     (nguồn: baoyenbai.com.vn)

     Như vậy điều quan trọng là ý nghĩa của nó đối với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước ta hiện nay.

      "Anh/chị muốn bị xét xử công khai nơi công cộng hay bị xét xử nơi tòa án?" Câu trả lời của người tội phạm chắc chắn là "Nơi tòa án".

     Thưa anh, không Tòa án nào đặt sự lựa chọn với bị cáo như vậy đâu
     

    3 - Về tính tôn nghiêm thì lập luận của Khacduy quá yếu, không đủ cơ sở để phản bác ý kiến của anh, không phải có công an, có bảo vệ là tính tôn nghiêm của phiên tòa được bảo đảm. Tính tôn nghiêm được thể hiện qua sự bố trí vị trí chỗ ngồi nơi xét xử, tính tuân thủ các qui định của tòa án trong quá trình xét xử. Thử hỏi em khi tòa đang tuyên án mà có con nít khóc thét hay tiếng bàn tán xì xào thì còn ra thể thống tòa đang xét xử gì nữa.

      Theo em tính tôn nghiêm ở đây, là vấn đề an ninh, trật tự, sự trang nghiêm của Tòa. Nơi đây, được bố trí rất nhiều lực lượng dân phòng, công an, bảo vệ giữ gìn trật tự an ninh trong quá trình xét xử, trường hợp cá nhân nào gây mất trật tự trong khi tòa xét xử, nhiệm vụ của các đồng chí làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa sẽ can thiệp...cùng với hệ thống âm thanh, làm tăng thêm sự uy nghiêm của hội đồng xét xử...điều này có lẽ ổn rồi đúng không anh Hải.

    Nếu điều này đúng thì nó mâu thuẫn với nguyên tắc xét xử mà cải cách tư pháp đang theo đuổi đó là bản án chỉ có được sau khi tòa thực hiện việc tranh tụng giữa bên luật sư của bị cáo và bên viện kiểm sát. Việc quyết định bản án liên quan đến sinh mệnh của một đời người đâu thể làm vội vã và hấp tấp như vậy. Còn một vấn đề khác Khacduy chưa phản bác được đó là còn xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm. Bản án sơ thẩm đâu phải là bản án có hiệu lực pháp lý ngay lập tức. Nếu sau này bản án thay đổi thì khi đó nói thế nào với công chúng đã được "giáo dục".

     Vấn đề này em hiểu, bản án sơ thẩm chưa phải là bản án có hiệu lực pháp lý ngay lập tức. Tuy nhiên chỉ khi cơ quan xét xử có thêm tình tiết mới của vụ án, hay có thêm chứng cứ, nhân chứng mới...làm thay đổi sự việc nội dung bản án trước đó. Tuy nhiên, dù là bản án sơ thẩm bị thay đổi để xét xử phúc thẩm...thì với những chứng cứ, nhân chứng, hay hành vi như vậy...thì Tòa căn cứ vào luật pháp mà tuyên án, chứ không thể tuyên sai (hành vi này, chứng cứ này...mà Tòa tuyên với tội danh khác được) Nên trong đó vẫn có thể làm cho người dân hiểu, mang tính giáo dục người dân. Trong những tình tiết luật định như vậy. Nên cho dù bản án sơ thẩm bị hủy, thì trong đó vẫn mang tính giáo dục.


      Tuy nhiên báo viết đúng với quan điểm của em, em xin trích dẫn, để làm minh chứng cho quan điểm của mình. Khi một bài báo viết lên, nó mang một nét tuyên truyền, phổ biến và được dư luận tiếp nhận, nếu như dư luân không chấp nhận nó, chắc rằng nó không tồn tại nữa,
     
      Rất cảm ơn anh Hải tham gia bài viết này, em có thêm kinh nghiệm!
      Kính chúc anh thành công, vui vẻ, hạnh phúc anh nhé!

      Trân trọng!

     
    Cập nhật bởi khacduy25 ngày 04/03/2011 09:12:39 CH

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #88424   15/03/2011

    remember245
    remember245

    Sơ sinh

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 88
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quan điểm của tôi là chúng ta nên cân nhắc bỏ đi hình thức xét xử lưu động này, bởi những lý do sau:
    - 100% bị cáo đem ra xét xử lưu động, kết thúc vụ án đều bị tuyên có tội, đều này vô tình làm cho tâm lý một số chủ tọa lúc nào cũng muốn quy tội cho bị cáo và như bạn Unjustice nêu: thực tế phiên tòa đã được lập trình sẵn theo một khuôn mẫu đã dự liệu trước như vậy liệu có công bằng.
    - Điều kiện xử án: phải huy động lực lượng phục vụ đông hơn, địa điểm xử án thường tổ chức ngoài trời nên các điều kiện về thời tiết ít nhiều cũng ảnh hưởng đến buổi xử án (ví dụ đang xử mà mưa thì chỉ có biết chịu trận, trời nắng quá cũng không được...), nếu thời tiết không được thuận lợi thì sẽ rất ảnh hưởng đến phiên xử. Còn việc có đảm bảo an toàn trật tự, trang nghiêm của phiên xử thì bạn nghĩ nơi nào hơn (lưu động hay tồ chức tại trụ sở của tòa). Đối với những sự việc phức tạp, khi người tham gia xử án quá khích thì việc đảm bảo trật tự khó khăn rất nhiều.
    - Và khi tôi đọc dòng:  "Anh/chị muốn bị xét xử công khai nơi công cộng hay bị xét xử nơi tòa án?" Câu trả lời của người tội phạm chắc chắn là "Nơi tòa án".

     Thưa anh, không Tòa án nào đặt sự lựa chọn với bị cáo như vậy đâu"
    Tôi bỗng dưng suy nghĩ như vậy thực sự có công bằng. Và đây có lẽ cũng là một đề tài đáng để bàn luận.
    Kết luận: Việc xét xử lưu động có ý nghĩa là giáo dục nhưng khi mà để thực hiện điều đó chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ thì liệu chúng ta có nên cân nhắc lại.
     
    Báo quản trị |  
  • #88458   15/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào remember245

     Rất vui vì remember245 đã cùng tham gia đưa quan điểm về vấn đề này!

     - 1#d8d8d8;">00% bị cáo đem ra xét xử lưu động, kết thúc vụ án đều bị tuyên có tội, đều này vô tình làm cho tâm lý #d8d8d8;">một số#d8d8d8;"> chủ tọa lúc nào cũng muốn quy tội cho bị cáo và như bạn #d8d8d8;" href="thanh-vien/unjustice">Unjustice#d8d8d8; color: #000000;"> nêu: thực tế phiên tòa đã được lập trình sẵn theo một khuôn mẫu đã dự liệu trước như vậy liệu có công bằng.

     remember245 chưa thể kết luận như vậy được, không thể  có chuyện "tâm lý một số chủ tọa lúc nào cũng muốn quy tội cho bị cáo"

     Bởi vì nếu làm như vậy sẽ quy phạm nguyên tắc tố tụng, chẳng hạn như:

    Điều 10. Xác định sự thật của vụ án

    Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.

    Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

    Điều 14. Bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc người tham gia tố tụng

    Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án không được tiến hành tố tụng hoặc người phiên dịch, người giám định không được tham gia tố tụng, nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.

    Điều 15. Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia

    Việc xét xử của Toà án nhân dân có Hội thẩm nhân dân, của Toà án quân sự có Hội thẩm quân nhân tham gia theo quy định của Bộ luật này. Khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán.

    Điều 16. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

    Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

    Điều 17. Toà án xét xử tập thể

    Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số.

    Điều 18. Xét xử công khai

    Việc xét xử của Toà án được tiến hành công khai, mọi người đều có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.

    Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng phải tuyên án công khai.


     Thông qua nhũng nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật tố tụng hình sự trên ta khẳng định rằng, không thể nói là chủ tọa có tâm lý muốn quy tội cho bị cáo được.


     #d8d8d8;" href="thanh-vien/unjustice">Unjustice#d8d8d8; color: #000000;"> nêu: thực tế phiên tòa đã được lập trình sẵn theo một khuôn mẫu đã dự liệu trước như vậy liệu có công bằng.
     
     Xin bạn cho chứng cứ chứng minh điều mình nói nhé!

     Về điều kiện xét xử...như bạn trình bày liệu có thể quan trọng hơn, ý nghĩa hơn việc giáo dục ý thức pháp luật cho người dân.

     Khi xét xử lưu động, mặt dù điều kiện không bằng ở Tòa án, nhưng khi họ tổ chức một phiên tòa lưu động, chắc rằng họ sẽ đảm bảo được điều kiện thời tiết...và trật tự nhất định. Và khi xét xử những thành phần quá khích như bạn nói chưa thấy xảy ra, và nếu xảy ra chăng nữa thì họ sẽ có một chế tài, giáo dục nghiêm khắc.

     Đảm bảo mọi người dân biết thêm kiến thức, tạo điều kiện cho họ hiểu biết kiến thức pháp luật...
     Tránh tình trạng tội phạm gia tăng như hiện nay.

     Như vậy việc xét xử lưu động là một việc làm ý nghĩa, cần được duy trì.

     #ddd9c3;"> #ddd9c3;">Kết luận: Việc xét xử lưu động có ý nghĩa là giáo dục nhưng khi mà để thực hiện điều đó chúng ta phải đánh đổi nhiều thứ thì liệu chúng ta có nên cân nhắc lại.
    #ddd9c3;" />
     Để thực hiện một nhà nước pháp quyền theo đúng nghĩa của nó, thì mọi người dân phải hiểu biết luật và tuân theo luật. Trong khi đó điều kiện về mọi mặt của nhân dân ta còn khó khăn, đa phần dân số nước ta lao động trong ngành nông nghiệp, sáng tối ngoài đồng, thì điều kiện để họ tiếp xúc với luật pháp thật không dễ dàng. Nếu ở địa phương thông báo sẽ có một buổi xét xử lưu động ngay tại nhà văn hóa, hay nhà họp dân của trưởng buôn...thì e rằng, họ không tiếc một buổi làm việc ngoài đồng mà bỏ lở buổi xét xử tai buôn mình.

     Nếu như công khai bản án, hay các phương tiện báo đài, để tuyên truyền pháp luật, e rằng người dân sẽ khó tiếp thu bằng họ tận mắt chứng kiến, "nhìn người ta như vậy, mình về nhà sẽ nhắt nhở con mình, người thân của mình tránh phạm tội như người mà mình chứng kiến" từ đó họ có ý thức hơn với bản thân, gia đình, xã hội.

     Nói như vậy, ta cũng nên kể đến những người dân sống ở thành thị, tuy họ có điều kiện để tiếp cận với báo đài, hay những tư liệu mang tính giáo dục khác về pháp luật...Nhưng nếu họ ngồi chứng kiến tại phiên tòa mở ra ngay họ sống, chắc rằng họ sẽ hiểu biết hơn pháp luật áp dụng đối với người phạm tội. Có ý kiến cho rằng chỉ công khai bản án là đủ, tuy nhiên bản thân những người là trí thức khi đọc bản án, mà không chuyên ngành luật, thì liệu họ hiểu biết bản án đó ý nghĩa và tính nghiêm mình của pháp luật như thế nào trong bản án đó không?

    Trên đây quan điểm của mình, các bạn cho thêm ý kiến nhé!

    Khẳng định quan điểm của mình nên xét xử lưu động!
    Nó mang lại nhiều ý nghĩa trong xã hội Việt Nam ta hiện nay!
     Chúc bạn vui vẻ!

     Trân trọng!
     
    Cập nhật bởi khacduy25 ngày 16/03/2011 12:16:53 SA

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #89121   18/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Xin chào các thành viên!

     Gần đây, ở trường mình có rất nhiều vụ trộm cắp máy tính sách tay của sinh viên, tuy nhiên khó phát hiện được thủ phạm. Cách đây không lâu bạn cùng lớp mình cũng bị mất một cái laptop hiệu HP. Và thông tin ở khu vực và số liệu từ công an địa phương thì trong 5 tháng vừa qua trên địa bàn đã mất 16 cái latop, và đa phần là của sinh viên trong trường.

     Cách đây 1 tháng sinh viên khoa toán-tin, bị công an phường truy tố với hành vi trộm cắp (laptop)
    đây là trường hợp điển hình. (Theo thông tin từ bạn bè inh viên này, thì từ năm nhất đến nay, thường xuyên trốn học, và hay cờ bạc, cá độ bóng đá...rồi hết tiền, nảy sinh trộm cắp.)

     Không biết tới đây Tòa án sẽ đưa ra xét xử lưu động tại hội trường trong trường học không? Nhưng nếu được sự chấp nhận của cơ quan lãnh đạo, nhà chức trách có thẩm quyền, mà đưa vụ án này xét xử tại trường. Thì đây quả thật là một việc làm ý nghĩa, nhằm cảnh tỉnh, đánh thức những sinh viên lầm đường lạc lối chăm lo học hành, từ bỏ thói hư tật xấu như cờ bạc, ăn chơi lêu lỏng rồi trộm cắp tù tội, họ có biết đâu ở nhà bố mẹ mồ hôi rơi,nắng mưa ngoài đồng kiếm tiền cho con ăn học. mà con mình thì...

     Điều này cũng làm cho những sinh viên có lối sống không lành mạnh, họ có định hướng tốt cho mình. Nên việc này ta nghĩ rằng nên mở một phiên Tòa xét xử lưu động tại hội trường của trường Đại học mình, để giáo dục toàn thể sinh viên, cũng như những người dân xung quanh hiếu kì tham dự.

     Qua đây, cũng là lời cảnh tỉnh cho mỗi sinh viên, thận trọng hơn nữa với tài sản của mình!

      Việc xét xử lưu động của Tòa án, là một việc làm hết sức ý nghĩa!

      Mọi người thấy đúng không ạ? những ý kiến không nên giữ lại hình thức này, ta hoàn toàn không thể chấp nhận.

      Xin chúc thành viên Dân luật vui vẻ!
     
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #89152   18/03/2011

    luongha89
    luongha89

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    #0072bc;">Xét xử lưu động - cần nhìn nhận từ hai phía

    TT - Thực tế cho thấy phần lớn các phiên tòa xử tại trụ sở tòa án thường vắng người, ngoài những người được tòa án triệu tập chỉ có thêm vài người nhà bị cáo, thậm chí có những phiên tòa chỉ có một mình bị cáo.

     Trái lại, hầu hết những phiên tòa xử lưu động thì nhiều người không thể chen nổi vào hội trường xét xử, vì vậy nhiều nơi phải xử ngoài trời để mọi người đều được theo dõi phiên tòa. Thông qua việc theo dõi phiên tòa và kết quả xét xử, người dân có điều kiện tiếp thu, hiểu biết thêm các quy định của pháp luật. Do đó, không ai có thể phủ nhận tính hiệu quả của hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử lưu động.

     Tuy nhiên, có nên tăng cường xét xử lưu động hay không là vấn đề cần được nghiên cứu, nhìn nhận một cách thấu đáo.

    Nhìn từ góc độ lợi ích chung thì phiên tòa lưu động là cơ hội để trực tiếp chuyển tải các quy định của pháp luật đến với người dân; ngoài tác dụng phổ biến pháp luật còn có tác dụng cảnh báo, răn đe giáo dục chung đối với mọi người. Tuy nhiên, đối với bị cáo thì hầu như không ai mong muốn bị đưa đi xét xử tại nơi cư trú, nơi làm việc.

    Như chúng ta biết, nhân dân ta sinh sống có tính cộng đồng rất cao (nhất là ở nông thôn), mỗi một ai đó khi bị mọi người xa lánh, tẩy chay là hình phạt còn nặng nề gấp bội lần so với hình phạt tù. Do đó, bị cáo bị đưa đi xét xử lưu động còn phải chịu thêm một hình phạt từ phía cộng đồng xã hội là sự lên án, xa lánh. Không chỉ một mình bị cáo mà ngay cả cha mẹ, vợ con, anh em của họ cũng có thể bị vạ lây bởi “hình phạt” này được tuyên từ phía cộng đồng dân cư.

    Đối với những trường hợp phạm tội do lầm lỡ mà bị xét xử lưu động sẽ gây thêm mặc cảm từ bản thân bị cáo, là rào cản trong việc tái hòa nhập cộng đồng.

    Là người từng công tác trong ngành tòa án, tham gia nhiều phiên tòa, tôi đã chứng kiến không ít trường hợp việc xét xử lưu động có tác dụng ngược. Đơn cử như TAND tỉnh Q mở phiên tòa lưu động xét xử bị cáo N.V.C. về tội giết người. Từ sáng sớm gia đình người bị hại đã huy động anh em, họ hàng người cờ, người kèn, trống để “đón” hội đồng xét xử và bị cáo. Khi kiểm sát viên luận tội đề nghị áp dụng hình phạt tử hình đối với bị cáo, phía gia đình người bị hại đồng loạt vỗ tay hưởng ứng, trái lại là tiếng khóc thảm thiết của gia đình bị cáo.

    Khi luật sư bào chữa đề nghị áp dụng hình phạt tù liền bị kịch liệt phản đối và đe dọa luật sư. Thấy vậy, luật sư nhanh chóng kết thúc bào chữa và không tranh luận gì thêm trong khi hồ sơ vụ án có nhiều mâu thuẫn trong việc xác định độ tuổi của bị cáo (nếu bị cáo chưa thành niên sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình). Hay như vụ án hủy hoại tài sản do TAND huyện QT xét xử lưu động tại xã QK, trước bà con lối xóm, hai anh em bị cáo không những không hối cải mà còn ngang nhiên đe dọa sẽ trả thù gia đình bị hại.

     Ngoài ra do quá nặng về mục đích răn đe, giáo dục chung nên khi xét xử lưu động bị cáo có lúc phải chịu hình phạt nặng hơn so với xử ở trụ sở tòa án. Mặt khác, việc xử lưu động thường tốn kém và muốn thể hiện sự thành công của phiên tòa trước dân chúng nên có tâm lý xét xử cho “xuôi chèo mát mái”, đôi khi đã cố tình bỏ qua các tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa mà lẽ ra phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

    Như vậy có thể thấy rằng việc xét xử lưu động đôi khi lợi bất cập hại. Trong điều kiện các phương tiện thông tin đại chúng phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, có lẽ không nên xét xử lưu động mà cần khai thác lợi thế của các phương tiện thông tin để phổ biến, giáo dục pháp luật.

     (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)

    Cập nhật bởi luongha89 ngày 18/03/2011 08:49:21 PM loi
     
    Báo quản trị |  
  • #89176   19/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào luongha89

     Cảm ơn bại đã tham gia đưa ra quan điểm của mình!

     Vấn đề nào cũng có hai mặt của nó, lợi và hại, vấn đề quan trọng là mặt nào có ích hơn cho chúng ta, cho xã hội.
     Và vấn đề nên hay không nên xét xử lưu động, cũng có hai mặt của nó.

     Trước tiên ta thấy rằng, mặt lợi của nó. như những bài viết trước của mình, và cũng như bạn đã trình bày:
     

    TT - Thực tế cho thấy phần lớn các phiên tòa xử tại trụ sở tòa án thường vắng người, ngoài những người được tòa án triệu tập chỉ có thêm vài người nhà bị cáo, thậm chí có những phiên tòa chỉ có một mình bị cáo.

     Trái lại, hầu hết những phiên tòa xử lưu động thì nhiều người không thể chen nổi vào hội trường xét xử, vì vậy nhiều nơi phải xử ngoài trời để mọi người đều được theo dõi phiên tòa. Thông qua việc theo dõi phiên tòa và kết quả xét xử, người dân có điều kiện tiếp thu, hiểu biết thêm các quy định của pháp luật. Do đó, không ai có thể phủ nhận tính hiệu quả của hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên tòa xét xử lưu động.

     Những ý nghĩa của phiên tòa lưu động là rất thiết thực như trình bày trên của bạn và quan điểm của mình trong những bài viết trước, điều này ta nhận thấy rõ ràng rồi.

     Xin được đưa ra quan điểm của mình về bài viết của bạn nhé!

     Mình đồng ý với bạn là nhân dân ta sinh sống có tính cộng đồng rất cao (nhất là ở nông thôn). Họ luôn yêu thương gắn bó với nhau, lá lành đùm lá rách, cuộc sống hòa thuận. Và chỉ có ở Việt Nam ta mới có làng, có giếng nước gốc đa, mái đình, nơi tụ họp của người dân trong làng, tất cả nói lên một vẻ đẹp thanh khiết của miền quê. Nhưng nó chỉ có ở ngày xưa, vẻ đẹp ấy giờ dần mất đi rồi, giờ đèn nhà ai nấy tỏ, ngõ nhà ai náy đi, tường cao kín cổng, ít tiếp xúc với xóm làng như ngày xưa.

      Như vây, cũng không thể khẳng định rằng bị cáo bị đưa đi xét xử lưu động còn phải chịu thêm một hình phạt từ phía cộng đồng xã hội là sự lên án, xa lánh. Không chỉ một mình bị cáo mà ngay cả cha mẹ, vợ con, anh em của họ cũng có thể bị vạ lây bởi “hình phạt” này được tuyên từ phía cộng đồng dân cư.

      Bởi ai làm người đó chịu, gia đình của bị cáo cũng có phần mặt cảm, tuy nhiên mặt cảm này không thể sánh bằng ý nghĩa của việc giúp bà con nơi xét xử bị cáo hiểu thêm pháp luật, mà làm theo pháp luật, ta phải lấy xã hội làm trọng, chứ không vì một vài cá nhân mà quên đi lợi ích chính đáng của xã hội đúng không?

    Đối với những trường hợp phạm tội do lầm lỡ mà bị xét xử lưu động sẽ gây thêm mặc cảm từ bản thân bị cáo, là rào cản trong việc tái hòa nhập cộng đồng.
     Đây cũng là bài học kinh nghiệm cho bản thân bị cáo, và cũng là bài học cho dân chúng, tránh lầm lỡ trong cuộc sống.

    Khi luật sư bào chữa đề nghị áp dụng hình phạt tù liền bị kịch liệt phản đối và đe dọa luật sư. Thấy vậy, luật sư nhanh chóng kết thúc bào chữa và không tranh luận gì thêm trong khi hồ sơ vụ án có nhiều mâu thuẫn trong việc xác định độ tuổi của bị cáo (nếu bị cáo chưa thành niên sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình). Hay như vụ án hủy hoại tài sản do TAND huyện QT xét xử lưu động tại xã QK, trước bà con lối xóm, hai anh em bị cáo không những không hối cải mà còn ngang nhiên đe dọa sẽ trả thù gia đình bị hại.

     
    Phải đảm bảo tính pháp chế XHCN, mọi người dân bình đằng với nhau và trước pháp luật, đảm bảo pháp luật công minh. Những hành vi đe dọa luật sư. ngang nhiên đe dọa sẽ trả thù gia đình bị hại là những tình tiếc làm tăng nặng hình phạt mà thôi, và pháp luật không khoan hồng với những trường hợp như vậy. Khi bị cáo có hành vi như trên, Tòa sẽ có hình phạt thích đáng giành cho bị cáo, và bị cáo sẽ phải gánh chịu những bất lợi cho mình. Thông qua đây, cũng là biện pháp giáo dục dân chúng, ta công nhận là vậy rồi đúng không nào?

    ngoài ra do quá nặng về mục đích răn đe, giáo dục chung nên khi xét xử lưu động bị cáo có lúc phải chịu hình phạt nặng hơn so với xử ở trụ sở tòa án. Mặt khác, việc xử lưu động thường tốn kém và muốn thể hiện sự thành công của phiên tòa trước dân chúng nên có tâm lý xét xử cho “xuôi chèo mát mái”, đôi khi đã cố tình bỏ qua các tình tiết mới phát sinh tại phiên tòa mà lẽ ra phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung
     
     Đây là suy luận không căn cứ rồi, nếu nói như bạn thì cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm nghiêm trọng luật tố tụng . Bạn đồng ý chứ?

     Như vậy có thể thấy rằng việc xét xử lưu động đôi khi lợi bất cập hại. Trong điều kiện các phương tiện thông tin đại chúng phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, có lẽ không nên xét xử lưu động mà cần khai thác lợi thế của các phương tiện thông tin để phổ biến, giáo dục pháp luật.

     
    Mình đồng ý ngày nay có nhiều phương tiện thông tin đại chúng phát triển, nhưng chưa thể tuyên truyền, phổ biến có hiệu quả ý thức pháp luật cho người dân được. Mà hiện nay, hình thức xét xử lưu động ở nước ta, vẫn là hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả.
     Đến một lúc nào đó trong tương lai, hi vọng rằng những phương tiện này sẽ mang lại hiệu quả nhất định, tội phạm ít xảy ra, xã hội an bình, lúc đó chắc hẳn rằng, hình thức xét xử lưu động không tồn tại nữa.
      Với tình hình phạm tội như hiện nay, hình thúc xét xử này vẫn chiếm ưu thế nhất định.

      Chúc bạn vui vẻ nhé!

      Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    khoaluatdnc (07/05/2020)
  • #89453   21/03/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    Đáng lẽ vụ án "Cô giáo phóng hỏa làm chết 3 mạng người" phải được xét lưu động thì có thể đã không có bản án chung thân gây bức xúc cho dư luận( trong đó có tôi). Theo tôi bản án chung thân với bị cáo Nguyễn Thị Thuận là bất công cho người bị hại cho 3 nạn nhân đã bị thiêu chết oan dưới bàn tay của thị. Đây là ý kiến của tôi có ai nghĩ rằng bản án chung thân đúng người đúng tội chưa? Nếu có hãy cho biết những tình tiết giảm nhẹ thuyết phục nào để cho bị cáo hưởng chung thân?
     
    Báo quản trị |  
  • #89457   21/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào kyhuuphat123

     Mình thấy vụ án này cũng nên đưa ra xét xử lưu động, sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều!

     Hành động của cô giáo này quá tàn nhẫn, với mức án chung thân giành cho cô giáo có học thức này e rằng chưa đủ thuyết phục cho xã hội.

     Mình vẫn chưa tìm ra được tình tiết giảm nhẹ ở đây, mong mọi người, ai biết thì cho mọi người cùng biết với nhé!

     Trân trọng cảm ơn!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    kyhuuphat123 (21/03/2011)
  • #89733   21/03/2011

    kyhuuphat123
    kyhuuphat123
    Top 200
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/12/2010
    Tổng số bài viết (462)
    Số điểm: 14915
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 170 lần


    khacduy25 viết:
     Thân chào kyhuuphat123

     Mình thấy vụ án này cũng nên đưa ra xét xử lưu động, sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều!

     Hành động của cô giáo này quá tàn nhẫn, với mức án chung thân giành cho cô giáo có học thức này e rằng chưa đủ thuyết phục cho xã hội.

     Mình vẫn chưa tìm ra được tình tiết giảm nhẹ ở đây, mong mọi người, ai biết thì cho mọi người cùng biết với nhé!

     Trân trọng cảm ơn!

    Chào anh khacduy25
    Anh hãy nhận xét trường hợp của 2 phiên toà và 1 người trên mạng nhé:
    Em đọc được trên báo thì tại phiên toà sơ thẩm mặc dù viện kiểm soát đề nghị mực án tử hình nhưng sau khi vào phòng họp và trước khi tuyên án toà nhận định "Bị cáo Nguyễn Thị Thuận tuy phạm tội giết người gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội nhưng vẫn còn có thể cải tạo được" cho nên mới tuyên án tù chung thân.
    Đến phiên toà phúc thẩm thì viện kiểm soát lại nói "Bản án của phiên toà sơ thẩm là khách quan đúng người đúng tội" cho nên tuyên bố bác đơn kháng án của bị cáo và "bác" luôn hình thức tăng án của gia đình bị hại.
    Theo anh nhận xét của 2 phiên toà trên là đúng hay sai?

    Còn đây là của 1 người trên mạng:
    Tòa án không phải là nơi xét xử theo cảm nghĩ của dân chúng.
    Tất nhiên ai cũng bức xúc, ai cũng tức giận người đàn bà lang sói này nhưng Luật pháp không xét xử theo đạo đức, quan tòa không thể vì ghét bị cáo mà xử khác được.

    Phân tích một chút nhé:
    - Bị cáo chưa có tiền án tiền sự (đây là 1 điểm để giảm nhẹ khung hình, tất nhiên chỉ giảm rất ít)
    - Bị cáo tuy có hành vi chủ đích phóng hỏa đốt nhà nhưng trong khi hành động chỉ có mục đích đe dọa. Nạn nhân chết là nằm ngoài ý muốn của bị cáo.
    - Sau khi phóng hỏa, bị cáo không ở lại hiện trường để "chắc chắn" rằng gia đình nạn nhân bị chết. Do đó một số điểm quy định về tội giết người và tăng nặng khung hình trong Bộ Luật hình sự không thể áp dụng.
    - Mọi hành vi và thái độ của bị cáo sau khi phóng hỏa (bao gồm không đến hiện trường, không chăm sóc nạn nhân...) cũng như ở trước tòa là thuộc quyền của bị cáo. Pháp luật không can thiệp. Giả sử bị cáo có là thủ phạm hay không thì Luật cũng không thể bắt bị cáo đi thăm hỏi một người nào đó được. Đúng không?
    Bây giờ bạn ghét cay ghét đắng một người A nào đó vì lý do cá nhân. Bây giờ A bị ốm, Luật nào bắt bạn phải đi thăm hỏi, chăm sóc tận tình???

    --> Như vậy, kết án chung thân đã là giới hạn cao nhất rồi. Các bạn cũng nên hiểu cho người xét xử.
    Hơn nữa, nếu xét về đạo đức phạt, ta thừa hiểu tử tù thì biệt giam chờ bắn, còn tù thì phải tham gia lao động sản xuất. Người đàn bà này không "xứng" với 5 viên đạn đâu. Nói chung sẽ có đủ bản án xã hội cho mụ ta; mọi người cứ bức xúc cái gì??
    Link:http://truongton.net/forum/showthread.php?t=1240007&page=4

    Theo anh vậy tình tiết giảm nhẹ của 1 người trên mạng là đúng hay chưa?
    Cập nhật bởi kyhuuphat123 ngày 21/03/2011 11:59:27 PM
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kyhuuphat123 vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (22/03/2011)
  • #89832   22/03/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào kyhuuphat123

     Cảm ơn em đã tham gia đưa ra quan điểm của mình!

    #c6d9f0;"> #c6d9f0;">Theo anh vậy tình tiết giảm nhẹ của 1 người trên mạng là đúng hay chưa?

      Anh nghĩ rằng, những tình tình tiết giảm nhẹ, trên của một người trên mạng cũng có phần hợp lý, tuy nhiên, anh không có bản án, biên bản của phiên Tòa này, nên anh cũng chưa chắc chắn được những câu hỏi của em về những tình tiết giảm nhẹ có đúng hay không.

     Về phần tội chung thân giành cho cô giáo này, anh nghĩ rằng có phần hợp lý, như em đã nói : "nếu xét về đạo đức phạt, ta thừa hiểu tử tù thì biệt giam chờ bắn, còn tù thì phải tham gia lao động sản xuất. Người đàn bà này không "xứng" với 5 viên đạn đâu. Nói chung sẽ có đủ bản án xã hội cho mụ ta"

     Như vậy vẫn tạo ra một con đường để người phạm tội cải tạo được chính mình, còn làm lợi cho xã hội. Như vậy, án chung thân là hợp lý rồi.

     Theo em thì sao?

     Vụ án này, nếu xét xử lưu động, chắc hẳn sẽ có ý nghĩa sâu sắc trong xã hội hiện nay!

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |