Mức đóng các loại bảo hiểm tại TP. Hồ Chí Minh áp dụng từ 01/7/2023

Chủ đề   RSS   
  • #603536 24/06/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2143)
    Số điểm: 74986
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1599 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Mức đóng các loại bảo hiểm tại TP. Hồ Chí Minh áp dụng từ 01/7/2023

    Ngày 07/6/2023, Bảo hiểm xã hội TP. Hồ Chí Minh đã có Thông báo 2651/TB-BHXH về mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp kể từ ngày 01/7/2023.

    Theo đó, BHXH TP. HCM hướng dẫn thực hiện mức đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) như sau:

    (1) Mức đóng BHYT học sinh, sinh viên:

    Đơn vị tính: Việt Nam đồng

     

    Phương thức

    HSSV đóng 70%

    NSNN hỗ trợ 30%

    Tổng mức đóng BHYT

    3 tháng

    170.100

    72.900

    243.000

    6 tháng

    340.200

    145.800

    486.000

    9 tháng

    510.300

    218.700

    729.000

    12 tháng

    680.400

    291.600

    972.000

    Đối với học sinh, sinh viên năm đầu cấp hoặc đã tham gia BHYT gián đoạn trong năm học trước thì có thể tham gia BHYT ngay từ đầu năm học.

    (2) Mức đóng BHYT hộ gia đình, hộ cận nghèo:

    Mức đóng BHYT hộ gia đình theo thứ tự các thành viên khi đủ điều kiện giảm phí như sau:

    Đơn vị tính: Việt Nam đồng/năm

     

    Thành viên hộ gia đình

    Tiền đóng BHYT hộ gia đình

    Người thứ 1

    972.000

    Người thứ 2

    680.400

    Người thứ 3

    583.200

    Người thứ 4

    486.000

    Người thứ 5 trở đi

    388.800

    Nhà nước hỗ trợ mức đóng BHYT cho người hộ cận nghèo bằng 70%. 

    Người hộ cận nghèo đóng bằng: 30% x 4,5% x 1.800.000 đồng x 12 tháng = 291.600 đồng/năm.

    (3) Mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN:

    Kể từ ngày 01/7/2023, mức lương đóng BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN, BHYT cao nhất bằng 36.000.000 đồng/tháng.

    Mức đóng BHTN cao nhất bằng 20 lần mức lương tối thiểu vùng:

    - Vùng I là 93.600.000 đồng/tháng.

    - Vùng II là 83.200.000 đồng/tháng.

    (4) Mức đóng BHXH tự nguyện:

    Mức thu nhập đóng BHXH tự nguyện hàng tháng sẽ do người tham gia tự chọn, thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo khu vực nông thôn là 1.500.000 đồng, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở là 36.000.000 đồng.

    Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn trong thời gian tối đa 10 năm. Mức hỗ trợ cụ thể:

    - Hộ nghèo (30%): 1.500.000 x 22% x 30% = 99.000 đồng/tháng.

    - Hộ cận nghèo (25%): 1.500.000 x 22% x 25% = 82.500 đồng/tháng.

    - Người tham gia khác (10%): 1.500.000 x 22% x 10% = 33.000 đồng/tháng.

    Lưu ý: 

    Khi Chính phủ điều chỉnh mức đóng, tỷ lệ đóng BHYT, điều chỉnh mức lương cơ sở, người tham gia và ngân sách nhà nước không phải đóng bổ sung hoặc không được hoàn trả phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại mà người tham gia đã đóng BHYT.

    Ngoài ra, cơ quan BHXH sẽ tự điều chỉnh mức lương cao nhất tham gia BHXH, BHYT BHTN, BHTNLĐ-BNN đối với người tham gia đã kê khai đúng mức lương và phụ cấp lương trên hợp đồng lao động, đơn vị không phải nộp hồ sơ. 

    Trường hợp đơn vị chưa kê khai đúng mức lương và phụ cấp lương trên hợp đồng, đề nghị đơn vị lập hồ sơ điều chỉnh mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ BNN theo đúng quy định.

    Xem chi tiết tại Thông báo 2651/TB-BHXH thay thế Thông báo 2623/BHXH-TST. 

     
    1444 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (07/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận