LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

Chủ đề   RSS   
  • #52343 26/05/2010

    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

    Điều 260 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

    "Điều 260. Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

    1. Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong các trường hợp sau đây:

    a) Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này;

    b) Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;

    c) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.

    2. Trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thì bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm."

    Vậy, tại sao khoản 2 chỉ quy định cho điểm b khoản 1 mà không quy định cho điểm a khoản 1..? nếu xảy ra thì giải quyết thế nào..?

    Mong các bạn trao đổi.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    13373 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #52344   26/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Lý do khoản 2 không quy định cho điểm a khoản 1 là vì:
    Điểm a khoản 1 Điều 260 dẫn chiếu điểm a, điểm b khoản 1 Điều 192.
    Điểm a, điểm b khoản 1 Điều 192 quy định:
    Ðiều 192. Ðình chỉ giải quyết vụ án dân sự
    1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
    a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
    b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
    Bản án sơ thẩm bị kháng cáo chưa có hiệu lực pháp luật.  Nếu trong thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm xuất hiện lý do quy định tại điểm a, điểm b Điều 192 thì bản án sơ thẩm đương nhiên phát sinh hiệu lực pháp luật. 

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 26/05/2010 10:30:51 PM đánh thừa chữ "không"

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52358   26/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    Bạn có cơ sở pháp lí cho điều này không.
    Nếu bản án sơ thẩm không phát sinh hiệu lực thì quyền lợi của những người khác trong bản án sơ thẩm bị mất ah.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #52391   26/05/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!
    Ở bài trên mình đánh thừa mất chữ "không", sửa lại rồi nhé.
    Cơ sở pháp lý là thế này:
    Bản án sơ thẩm có kháng cáo chưa phát sinh hiệu lực.
    Nếu đình chỉ xét xử phúc thẩm theo điểm a khoản 1 điều 260 thì coi như không có kháng cáo. Điều này là chắc chắn mà chẳng cần có một điều luật nào quy định.
    Không có kháng cáo thì bản án sẽ phát sinh hiệu lực theo quy định của BLTTDS.
    BLTTDS không có điều nào quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực của bản án dân sự sơ thẩm mà việc xác định thời điểm phát sinh hiệu lực phải căn cứ vào các quy định về thời hạn kháng cáo (Đ245) và thời hạn kháng nghị (Đ252). Các điều luật này quy định thời hạn kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp đương sự có mặt tại phiên toà, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa và trường hợp đương sự không có mặt tại phiên toà, Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa là khác nhau nên thời điểm phát sinh hiệu lực của từng bản án dân sự sơ thẩm là khác nhau. à chính vì sự khác nhau này nên khi ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm theo điểm a khoản 1 điều 260, Toà án không thể ấn định ngày có hiệu lực của bản án sơ thẩm.
    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #52427   27/05/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


    cảm ơn sự giải đáp của bạn.
    Hiii....nhưng lần sau cẩn thận đừng thừa chữ "không" như thế nguy hiểm quá.
    Cập nhật bởi nguyenbuibahuy ngày 27/05/2010 03:24:53 PM

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |