Tư Vấn Của Luật Sư: LS Nguyễn Lượng - lsnguyenluong

5 Trang <12345>
  • Xem thêm     

    03/04/2015, 01:42:38 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Phải xem bản cam kết (hợp đồng) cụ thể của hai bạn xem có hợp pháp không.

  • Xem thêm     

    03/04/2015, 01:29:42 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Bạn và cô ấy đã sống ly thân chưa, nghĩa là mỗi người ở mỗi nơi, không ở cùng nhau chưa?

  • Xem thêm     

    03/04/2015, 11:02:11 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu các bạn làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại UBND xã/phường hoặc Văn phòng công chứng thì cán bộ xã/phường hoặc công chứng viên phụ trách việc làm thủ tục khai nhận di sản đó sẽ đến trại giam để lấy chữ ký của người đồng thừa kế đang phải chấp hành hình phạt tù (chi phí đi lại gia đình bạn phải chịu)

  • Xem thêm     

    30/03/2015, 08:22:49 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Bạn nêu: "...càng lúc cô càng quá đáng và ko tôn trọng tôi nữa,đổi cách xưng hô,thường hay nói xấu tôi với bạn bè và hàng xóm,có lần cãi nhau cô còn xách dao hăm doạ tôi..." có lẽ giống như nhiều cặp vợ chồng trước khi ly hôn thường ly thân một thời gian xem thế nào.

    Nếu sau đó bạn vẫn quyết định ly hôn thì bạn làm đơn xin ly hôn gửi đến Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014:

    "Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được"

    Về phân chia tài sản chung vợ chồng theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật hôn nhân gia đình 2014:

    "Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng"

  • Xem thêm     

    27/03/2015, 03:07:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu đúng như bạn trình bày thì bạn có quyền làm đơn khởi kiện vụ án theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2011: "Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn" và gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi vợ cũ của bạn đang sinh sống hiện nay. Trong đơn cần nêu rõ sự việc tại sao bạn muốn nuôi con và việc cô ấy không hoàn thành nghĩa vụ nuôi con, cản trở việc thăm nuôi con của bạn (kèm theo các tài liệu chứng cứ)...

    Đây là những căn cứ để Tòa án xem xét theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình 2014 về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn để Tòa án xem xét:

    "1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ."

  • Xem thêm     

    26/03/2015, 01:55:59 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Chắc bạn cũng biết luật pháp là chỉ một trong những chuẩn mực, những quy tắc xử sự của con người với nhau, ngoài ra còn đạo đức, luân lý.

    Trước hết bạn cần kiểm tra lại xem nick facebook của vợ bạn có bị ai đang dùng để comment không hay chính vợ bạn viết.

    Nếu đúng là vợ bạn viết thì bạn có thể hỏi tại sao cô ấy lại viết như vậy và cho cô ấy biết cảm giác của bạn khi đọc được comment đó.

    Nếu cô ấy không thể dừng lại hoặc xóa những comment làm bạn khó chịu đó đi và bạn không thể chịu đựng được thì thử đề cập đến vấn đề ly hôn như bạn nói xem cô ấy thế nào, chứ dại gì xử sự bằng "luật rừng" thì người thiệt thòi chỉ có bạn.

     

  • Xem thêm     

    26/03/2015, 09:01:28 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Nếu vợ bạn đồng ý ký vào đơn ly hôn thì nó lại trở thành thuận tình ly hôn, chứ không còn là đơn phương xin ly hôn nữa.

    Như điều luật đã nêu với bạn rồi, nam nữ đều có quyền đơn phương xin ly hôn và thực tế khi xem xét cho ly hôn thì Tòa không căn cứ ai là người muốn đơn phương xin ly hôn.

  • Xem thêm     

    25/03/2015, 11:20:20 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu đúng như bạn trình bày thì bạn có quyền làm đơn xin ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đinh 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên: "Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được" và khả năng Tòa quyết định cho ly hôn là rất lớn.

    Nếu vợ bạn không muốn ly hôn vì lý do không muốn con mất cha là không hợp lý vì hoặc là bạn nhận nuôi con hoặc nếu vợ bạn muốn nuôi con và bạn đồng ý cho cháu ở cùng mẹ thì hàng tháng, hàng quý bạn cấp dưỡng tiền nuôi con và vẫn thăm nom cháu bình thường.  

  • Xem thêm     

    23/03/2015, 09:09:01 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Nếu bắt được quả tang thì lần đầu sẽ bị xử lý hành chính.

  • Xem thêm     

    23/03/2015, 08:32:05 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Lý lịch một người thì bao gồm tất cả mọi khía cạnh về người đó bạn ạ.

  • Xem thêm     

    20/03/2015, 02:00:22 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trước hết bạn có quyền đưa ra phương thức trợ cấp 1 lần theo quy định tại Điều 117 Luật hôn nhân gia đình 2014 về Phương thức cấp dưỡng: "Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.  Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

    Nhưng Tòa án cũng phải xem xét nguyện vọng và khả năng của chồng bạn liệu có đáp ứng được không, như bạn cũng nêu "vì tôi biết hiện tại chồng tôi không thể nào lo nổi phần tiền này" nên khả năng Tòa không chấp nhận yêu cầu này là rất lớn. Và cũng không có cách nào bắt một người không có khả năng cung cấp một lần phải làm việc đó, giả sử Tòa cứ tuyên như vậy nhưng chồng bạn không thực hiện được thì cũng không giải quyết được gì, mà hàng tháng, hàng quý...con bạn không nhận được trợ cấp thì thiệt thòi cho chúng .

    Còn yêu cầu của bạn: "Mong luật sư tư vấn giúp tôi, và giúp tôi cách giải quyết thế nào để chồng tôi khó ly hôn" - Điều này không thuộc tư vấn luật của luật sư, nhưng đây là căn cứ để Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 về Ly hôn theo yêu cầu của một bên: "Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được"

     

  • Xem thêm     

    17/03/2015, 10:57:10 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Theo quy định hiện hành thì tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản chung vợ chồng bất kể ai là người đứng tên.

  • Xem thêm     

    13/03/2015, 01:43:22 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Con cái là của chung vợ chồng nên sau này chồng bạn có quyền khởi kiện vụ án thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn theo quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

    "1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên........"

  • Xem thêm     

    12/03/2015, 02:35:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Nếu Tòa ở HN đã đình chỉ giải quyết vụ án thì bạn gửi hồ sơ xin ly hôn qua đường bưu điện đến Tòa án quận/huyện nơi vợ bạn đang sinh sống. Nếu họ không thụ lý thì đề nghị họ trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không thụ lý vụ án, vì theo điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ quy định: "Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc" - chứ không phải nơi bị đơn có hộ khẩu thường trú.

  • Xem thêm     

    12/03/2015, 02:15:00 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Không rõ quyết định của Tòa là tạm đình chỉ hay đình chỉ vì mỗi lần bạn viết mỗi khác (hậu quả pháp lý của 2 quyết định này khác nhau). Để đơn giản hơn bạn đến Tòa gặp thẩm phán đã giải quyết vụ việc của bạn trước đây, cung cấp địa chỉ của vợ con bạn luôn và hỏi họ có tiếp tục giải quyết vụ án được không.

     

  • Xem thêm     

    12/03/2015, 09:12:00 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu vợ bạn đang có thai thì bạn không được quyền xin ly hôn nhưng vợ bạn thì được quyền xin ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình năm 2000: "Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn".

    Bạn có thể tìm hiểu  giấy khai sinh của đứa bé có ghi bạn là cha đứa bé không? Để chứng minh cô ấy vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng thì bạn phải chứng minh đứa bé cô ấy đẻ ra không phải là con bạn, cụ thể phải thông qua giám định ADN (Tòa án sẽ trưng cầu giám định ADN và bạn trả phí). 

  • Xem thêm     

    12/03/2015, 08:54:14 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Để trả lời câu hỏi của bạn thì bạn cho biết những điều sau:

    Bạn đã nộp đơn xin ly hôn đến Tòa nhưng Tòa đã thụ lý vụ án chưa (cụ thể bạn đã nộp tạm ứng án phí chưa)?

    Tòa đã thông báo cho vợ bạn về việc bạn xin ly hôn chưa?

    Bạn nêu: "lúc đó tòa tạm đình chỉ đơn ly hôn của tôi" vậy bạn có giữ quyết định tạm đình chỉ đó không? ngày tháng năm nào?

    Vợ con bạn về nhà ngoại ở miền tây sống nên bạn sẽ biết chính xác chỗ ở của vợ con bạn phải không? Bạn đã cung cấp địa chỉ đó cho Tòa chưa?

  • Xem thêm     

    12/03/2015, 08:31:44 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn

    Mặc dù 2 bác của bạn không có đăng ký kết hôn nhưng lấy nhau trước năm 1959 nên vẫn được coi là vợ chồng (hôn nhân thực tế) nên bác trai được hưởng di sản thừa kế của bác gái theo quy định tại Điều 16 Luật hôn nhân gia đình 1959: "Vợ và chồng đều có quyền thừa kế tài sản của nhau"

     

  • Xem thêm     

    12/03/2015, 08:13:42 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn hongtuoingo,

    Theo tôi thì 2 bạn sẽ kết hôn được với nhau, tuy nhiên để có câu trả lời chính xác nhất thì bạn nên đề nghị người yêu xin ý kiến cơ quan về việc này, sau đó đưa ra quyết định.

  • Xem thêm     

    10/03/2015, 03:25:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    lsnguyenluong
    lsnguyenluong
    Top 200
    Male
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2014
    Tổng số bài viết (420)
    Số điểm: 2502
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 159 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Về nguyên tắc việc bạn muốn đón cháu lớn về ở cùng phải được sự đồng ý của mẹ cháu và ý kiến của cháu. Nếu mẹ cháu không đồng ý và bạn vẫn muốn đón cháu về nuôi cũng như cháu muốn về ở cùng bạn thì bạn có thể khởi kiện vụ án dân sự theo quy định khoản 6 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự 2011: "Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định".  Khởi kiện vụ án sẽ có thắng kiện hoặc thua kiện chắc bạn cũng biết rồi.

    - Năm 2013 các bạn đã được TAND quận ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 90 Luật hôn nhân gia đình 2000 nên về mặt nguyên tắc sẽ không có quyền kháng cáo theo trình tự phúc thẩm theo quy định tại điểm a mục 9 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000:“.....Quyết định công nhận thuận tình ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay, các bên không có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm”.

    Tuy nhiên, nếu có căn cứ cho rằng đã: "Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng" theo quy định tại khoản 2 Điều 283 Bộ luật tố tụng dân sự 2011 thì bạn có quyền làm đơn đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm xem xét lại quyết định thuận tình ly hôn trên theo thủ tục giám đốc thẩm.

     

5 Trang <12345>