Tư Vấn Của Luật Sư: Nguyễn Thị Hướng - Ls.Nguyenthihuong

14 Trang «<891011121314>
  • Xem thêm     

    17/10/2013, 02:10:03 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào em,

    Vậy em cần hỏi rõ với mẹ em xem có Giấy tờ gì không, vì như em nói phía tòa án đã hỏi ý kiến của em khi em học lớp 8, như vậy, chắc chắn đã có sự thông báo giữa bố mẹ em và tòa án.

    Theo chị đánh giá thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi em học lớp 8 đã có thông báo tới tòa án và cơ quan thi hành án. Vậy, lần thay đổi này em và mẹ em có thể viết đơn gửi lên Tòa án (đã giải quyết việc ly hôn của bố mẹ em trước kia) và cơ quan thi hành án để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con lần nữa.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    17/10/2013, 11:25:59 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào anh,

    Nếu anh muốn xác định cháu bé đó có phải là con anh hay không thì biện pháp hiệu quả nhất là xét nghiệm ADN. Pháp luật không bắt buộc anh phải làm như vậy. Tuy nhiên, nếu có tranh chấp và đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì biện pháp xét nghiệm ADN cũng được áp dụng, bên nào đưa ra yêu cầu thì bên đó phải thanh toán chi phí.

    Trong trường hợp có người gây rối, phá phách đám cưới của anh thì tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi và hậu quả của hành vi có thể vi phạm vào điều 245 Bộ luật Hình sự về gây rối trật tự công cộng:

    "1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

    b) Có tổ chức;

    c) Gây cản trở giao thông hoặc gây đình trệ hoạt động giao thông công cộng;

    d) Xúi giục người khác gây rối;

    đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

    e) Tái phạm nguy hiểm".

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    17/10/2013, 11:13:48 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 137 Bộ luật Hình sự.

    "1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bẩy năm:

    a) Hành hung để tẩu thoát;

    ..."

    Bạn có thể đối chiếu hành vi của khách hàng của bạn với quy định của điều khoản nêu trên để xác định xem người khách hàng đó có Vi phạm vào điều khoản này không vì thông tin bạn cung cấp còn thiếu nên tôi không tư vấn cho bạn một cách chính xác được.

    Về Giá trị tài sản: 900.000đ Thấp hơn so với mức của điều luật quy định nên cần xem xét xem hành vi của người đó có "gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích" hay không.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    17/10/2013, 10:57:09 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào em,

    Vậy em cần cung cấp cho chị thông tin về việc lúc em học lớp 8 bố mẹ em thỏa thuận như thế nào, thể hiện bằng văn bản hay chỉ thỏa thuận miệng, có thông báo cho cơ quan thi hành án hay không? Như vậy chị mới có thể trả lời cho em một cách rõ ràng.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/10/2013, 09:03:57 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo nội dung bạn cung cấp thì anh rể bạn đang chung sống với người con gái khác và vẫn chưa ly hôn với chị của bạn, như vậy anh ta đã vi phạm pháp luật về hôn nhân gia đình.

    Việc ly hôn khi con dưới 12 tháng tuổi là hạn chế quyền đơn phương ly hôn của người chồng, không hạn chế đối với người vợ nên nếu chị của bạn muốn có thể đơn phương ly hôn và yêu cầu người chồng cấp dưỡng cho con.

    Việc người anh rể của bạn đang sống chung với người phụ nữ khác như vợ chồng có dấu hiệu vi phạm quy định tại Điều 147 Bộ luật hình sự năm 1999

    "Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác ... gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lphatj hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm".

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    15/10/2013, 11:53:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn, với những thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn như sau:

    Trong sự việc này, người có lỗi trước tiên là cậu của bạn đã cầm dao ra gây chuyện, gây thương tích cho gia đình ông B. Cậu của bạn đã từng có tiền án nên về mặt nhân thân là không tốt.

    Có hai tình tiết giảm nhẹ theo quy định định tại Điều 46 Bộ luật hình sự có thể giúp cậu của bạn giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (nếu hành vi đủ yếu tố cấu thành tội phạm ):

    1. Tự nguyện bồi thường thiệt hại cho gia đình bị hại (theo điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự);

    2. Thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải theo điểm P khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự).

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    15/10/2013, 11:41:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thông tin bạn cung cấp còn thiếu một số thông tin nên tôi chưa thể đưa ra ý kiến tư vấn một cách chính xác, bạn cần cung cấp thêm một số thông tin sau đây để tôi có đủ căn cứ để đưa ra ý kiến tư vấn chính xác cho bạn:

    1. Người vợ trước của bố bạn còn sống hay đã chết.

    2. Bố mẹ bạn sống cùng nhau từ năm nào?

    3. Bố bạn có mấy người con riêng? bao nhiêu tuổi?

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    03/10/2013, 02:15:46 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn, với câu hỏi của bạn tôi trả lòi như sau:

    Khi người khác có hành vi tấn công mình thì mình có quyền phòng vệ. Pháp luật hình sự Việt Nam có quy định trường hợp phòng vệ chính đáng không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Theo quy định của Điều 15 Bộ luật hình sự thì đối với trường hợp của bnaj thì bạn có quyền phòng vệ khi người đàn ông kia tấn công bạn và sự phòng vệ là chính đáng: Việc phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại một cách cần thiết người  đang có khành vi xâm phạm lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    03/10/2013, 08:50:51 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn, trên cơ sở yêu cầu của bạn tôi trả lời như sau:

    Việc khai nhận di sản thừa kế phải có mặt của các đồng thừa kế, nếu bên nào vắng mặt thì phải có giấy ủy quyền có công chứng.

    Đối với di chúc của bố bạn, di chúc được lập trong tình trạng tinh thần minh mẫn, sáng suốt, không bị ép buộc, và có 2 người làm chứng, ký tên, xác nhận (2 người làm chứng là những người không có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tài sản là di sản thừa kế) thì có hiệu lực pháp luật mà không cần công chứng.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    22/08/2013, 08:24:12 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Khi tham gia giao thông, người lái xe có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông. Khi có sự va chạm hoặc tai nạn giao thông, người lái xe phải dừng xe, xuống xe xem xét vụ việc, nếu có người bị thương thì đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Vụ việc va chạm xảy ra, thì báo cơ quan công an để điều tra, làm rõ. Người nào có lỗi đối với thiệt hại xảy ra thì người đó có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    20/08/2013, 03:48:11 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn, 

    Trường hợp con trên 3 tuổi mà chưa đủ 9 tuổi thì khi ly hôn, bố, mẹ thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết và tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện của các bên đối với việc chăm sóc, giáo dục con cái, đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của người con con để quyết định.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 09:53:25 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trong trường hợp của bạn thì tôi trả lời như sau:

    Các bên khi tham gia giao thông phải đảm bảo các quy tắc giao thông, nếu vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ thì có thể phạm vào Điều 202 Bộ luật hình sự: 

    "Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

    b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

    Trên cơ sở điều tra, xác định lỗi của các bên, hậu quả, thiệt hại xảy ra thì tùy vào mức độ lỗi và mức độ thiệt hại để xác định mức bồi thường.

    Để có thể xác định được bên nào có lỗi lớn hơn thì phải phụ thuộc rất nhiều vào kết quả điều tra của cơ quan điều tra, với những thông tin bạn cung cấp thì tôi không thể trả lời được cụ thể hơn. 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 09:45:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo quy định của luật Hôn nhân và gia đình tại Điều 92 thì: 

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác."

    Như vậy, theo quy định tại điều khoản trên, vợ, chồng bạn có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định trên cơ sở đảm bảo quyền lợ về mọi mặt của con.

    Và về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi thì người mẹ trực tiếp nuôi (nếu không có thỏa thuận khác).

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 09:29:13 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đối với trường hợp của em bạn thì pháp luật quy định rất cụ thể về việc quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con sau ly hôn:

    "Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác."

    Theo nội dung điều luật trên thì bố, mẹ có quyền thỏa thuận việc nuôi con, trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 09:25:09 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Theo quy định của pháp luật thì việc cấp lại bản chính giấy khai sinh căn cứ vào hồ sơ hộ tịch. Anh bạn sinh năm 1989, hồ sơ hộ tịch thể hiện rõ điều đó nên Giấy khai sinh bản chính được cấp lại thể hiện ngày sinh như hồ sơ hộ tịch là năm 1989.

    Sổ hộ khẩu là công cụ quản lý nhân khẩu, việc có sai sót trong sổ hộ khẩu thì cần phải đính chính, sửa đổi các thông tin sai sót. Anh bạn có thể đến cơ quan công an cấp huyện để thực hiện việc sửa đổi liên quan đến sổ hộ khẩu.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 09:18:02 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Dạ chào bác, 

    Với thông tin bác cung cấp tôi xin trả lời như sau:

    - Về việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân: Đối với Sỹ quan quan đội thì thủ trưởng đơn vị nơi sỹ quan đó công tác có quyền cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho Sỹ quan có yêu cầu cấp;

    - Về việc lựa chọn nơi đăng ký kết hôn: Hai bên Nam nữ đều có nơi đăng ký thường trú thì có quyền lựa chọn nơi đăng ký kết hôn tại UBND xã phường mà một trong hai bên thường trú để đăng ký kết hôn.

    Hai bên nam, nữ được kết hôn nếu đảm bảo các điều kiện về việc kết hôn theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình: 

    "Điều 9. Điều kiện kết hôn

    Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;

    2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;

    3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này."

    Việc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ có thể phạm vào tội cản trở hôn nhân tự nguyện quy định tại Điều 146 Bộ luật Hình sự: 

    "Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không igam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm."

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 08:57:32 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin của bạn tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Việc xác định độ tuổi của bạn gái bạn vào thời điểm bắt đầu quan hệ rất quan trọng trong việc xác định hành vi của bạn vào thời điểm quan hệ có phạm tội hình sự hay không. Vì thông tin bạn cung cấp không cụ thể nên rất khó có thể tư vấn cho bạn một cách chính xác, tôi tóm tắt cho bạn một số trường hợp sau:

    - Quan hệ với bé gái dưới 13 tuổi:  Tội hiếp dâm trẻ em (dù tự nguyện hay không);

    - Quan hệ với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi: Người đã thành niên (từ đủ 18 tuổi trở lên) giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội Giao cấu với trẻ em.

    - Quan hệ với người từ đủ 16 tuổi trở lên: Nếu dùng vũ lực ép buộc, đe dọa, cưỡng ép giao cấu trái ý muốn: Tội hiếp dâm.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 08:45:46 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn như sau: 

    Trong trường hợp của em bạn nêu trên, việc tụ tập gây sự, đánh nhau, sử dụng vũ khí có dấu hiệu của tội "Gây rối trật tự công cộng". Điều 245 Bộ luật Hình sự quy định: 

    " 1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 

    a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;

    b) Có tổ chức;

    c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc đình trệ hoạt động công cộng;

    d) Xúi giục người khác gây rối;

    đ) Hành hung người can thiệp bảo vêm trật tự công cộng; 

    e) Tái phạm nguy hiểm."

    Khi cơ quan điều tra tiến hành điều tra thì sẽ tìm các căn cứ để xác định mức độ lỗi của nhóm, xác định hậu quả và mức độ nghiêm trọng của hậu quả và các dấu hiệu khác liên quan, trên cơ sở đó, họ sẽ đưa ra kết luận về vụ việc và mức hình phạt tương ứng.

    Việc đập phá chiếc xe máy có thể cấu thành tội hủy hoại tài sản theo quy định tại Điều 143 của Bộ luật tố tụng hình sự.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    16/08/2013, 08:29:22 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp tôi trả lời bạn như sau: 

    Theo quy định tại Điều 34, 36, 37 Luật Hôn nhân và gia đình về Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ thì cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định cụ thể nào trực tiếp giải quyết vấn đề tranh chấp nuôi con ngooài giá thú, tuy nhiên, căn cứ vào Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì có thể áp dụng quy định tại Điều 92 về Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn trong trường hợp có tranh chấp quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn: 

    "1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác."

    Theo nội dung điều khoản trên thì hai người có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi nếu các bên không có thỏa thuận khác.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    13/08/2013, 08:44:57 SA | Trong chuyên mục Kế toán, Thuế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thì bạn sẽ bị phạt chậm nộp tờ khai thuế. Việc tính tiền phạt được tính theo ngày nên bạn nên thực hiện các thủ tục về thuế có liên quan sớm nhất có thể.

    Trân trọng!

14 Trang «<891011121314>