Tư Vấn Của Luật Sư: Công ty luật TNHH Vilob Nam Long - Ls.NguyenHuyLong

96 Trang «<9101112131415>»
  • Xem thêm     

    30/06/2015, 04:40:26 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn làm như vậy là hoàn toàn với luật Lao động năm 2012 nhé!

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    30/06/2015, 03:28:44 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ do cơ quan bảo hiểm chi trả chứ không liên quan đến công ty khác nhé bạn!

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    30/06/2015, 01:53:23 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Thứ nhất theo quy định của pháp luật thì thời gian thử việc là không quá 60 ngày, được quy định tại Điều 27 luật Lao động năm 2012:

    Điều 27. Thời gian thử việc

    Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

    1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.Về thời gian làm việc một ngày thì pháp luật cũng quy định như sau:

    Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường


    1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
    2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
    Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
    3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    Điều 106. Làm thêm giờ

    1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.
    2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
    a) Được sự đồng ý của người lao động;
    b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
    c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

    Có thể tóm tắt ngắn gọn như sau:


    - Thời gian làm việc bình thường có thể quy định theo “ngày” hoặc theo “tuần” – tùy theo từng DN. Nếu quy định theo ngày thì mỗi ngày không quá 8 giờ làm việc. Còn nếu quy định theo tuần, thì mỗi ngày không quá 10 giờ làm việc và tối đa không quá 48 giờ/tuần. ( khoản 1, 2 điều 104).

    Về thời hạn trả lương

    Căn cứ, Khoản 2 Điều 95 Bộ luật LĐ 2012 quy định kỳ hạn trả lương và Điều 96 Bộ luật LĐ 2012, NLĐ hưởng lương tháng, được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần và phải được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
    Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước VN công bố tại thời điểm trả lương.”.
    Kể từ ngày 1/3/2015, việc trả lương cho NLĐ được thực hiện theo hướng dẫn của Nghị định 05/2015/NĐ-CP, theo đó, Điều 24 của Nghị định này quy định:
    “1. NLĐ được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
    2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong HĐLĐ thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐ do trả lương chậm được quy định như sau:
    a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;
    b) Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước VN không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.”

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    30/06/2015, 11:44:08 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động và nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì người lao động cử người đại diện hoặc thông qua đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã. 

    Về thứ tự phân chia tài sản thì được quy định rõ ràng trong Điều 54 luật phá sản 2014:

    Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

    1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

    a) Chi phí phá sản;

    b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

    c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

    2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

    a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

    b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

    c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

    d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

    đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

    3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    29/06/2015, 12:01:24 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp trên, bên thuê nhà của bạn đã vi phạm hợp đồng cho thuê nhà giữa hai bên. Điều 483 bộ luật dân sự có quy định: "Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý". 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    29/06/2015, 11:53:28 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hiện nay phí giới thiệu việc làm trong nước chưa được pháp luật quy định cụ thể. Việc giao kết chủ yếu dựa vào thảo thuận của hai bên.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    29/06/2015, 11:10:18 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bạn muốn sở hữu quyền sử dụng tầng 1 đó thì bắt buộc bạn phải có giấy chuyển quyền sử dụng từ một cá nhân nhất định sang cho bạn. Trong trường hợp bà A không chịu về nhận, đất vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước thì không thể chuyển quyền sử dụng được.

    Thân!

  • Xem thêm     

    29/06/2015, 11:01:54 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Chúng ta có thể hiểu điều kiện thành lập doanh nhiệp  là những yêu cầu mà pháp luật quy định phải đáp ứng để có thể thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệpdưới hình thức nào đó.

    Ở Việt Nam, mỗi loại hình doanh nghiệp được pháp luật quy định những điều kiệnthành lập riêng. Nhưng nhìn chung để thành lập và đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp phải đáp ứng các nhóm điều kiện cơ bản sau:

    1. Điều kiện về chủ thể.

    Tổ chức cá nhân tham gia doanh nghệp phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị nhà nước cấm thành lập hoặc tham gia doanh nghiệp.

    2. Điều kiện về vốn.

    Vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp phải phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp có kinh doanh ngành nghề cần vốn pháp định thì ốn đầu tư ban đầu không thấp hơn mức vốn pháp định này.

    3. Điều kiện về ngành nghề kinh doanh.

    Ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không bị pháp luật cấm kinh doanh, trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh những ngành nghề theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề thì chủ sở hữu doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp tư nhân), các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh), người quản lý, điều hành doanh nghiệp đối với (Công ty TNHH, công ty cổ phần) phải có chứng chỉ hành nghề.

    - Người thành lập doanh nghiệp không vi phạm khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp.

    - Tên doanh nghiệp được đặt không trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã được đăng ký. Đồng thời tên doanh nghiệp phải bảo đảm ít nhất có hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

    - Có trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp

    Ngành nghề kinh doanh không thuộc  đối tượng pháp luật cấm.

    - Đáp ứng đầy đủ các điều kiện về ngành nghề đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

    - Có hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.

    - Nộp đầy đủ lệ phí đăng ký kinh doanh

    Hồ sơ thành lập doanh nghiệp sẽ được nộp tại Sở kế hoặc đầu tư cấp tỉnh! Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi! Trân trọng!

  • Xem thêm     

    27/06/2015, 03:58:11 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Chế độ ốm đau trong bảo hiểm xã hội được pháp luật quy định cụ thể trong luật bảo hiểm xã hội 2006. Trường hợp con ốm dưới bảy tuổi thì người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được nghỉ số ngày làm việc cụ thể như sau:

    -  Con dưới 3 tuổi: tối đa 20 ngày/năm.
    - Con từ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi : tối đa 15 ngày/năm.
    Trân trọng!
  • Xem thêm     

    27/06/2015, 03:07:21 CH | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ bảo vệ do Bộ công an cấp.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    27/06/2015, 03:00:11 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 29 Nghị định 43/2014 về điều kiện để thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ đỏ) đối với trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được quy định như sau:

    1. Thửa đất đang sử dụng được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành mà diện tích thửa đất nhỏ hơn diện tích tối thiểu theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    3. Trường hợp người sử dụng đất xin tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu đồng thời với việc xin được hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho thửa đất mới".Như vậy, để được cấp sổ đỏ thì thửa đất phải đáp ứng các điều kiện:

     Thửa đất đang sử dụng có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được hình thành từ trước ngày văn bản quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích tối thiểu được tách thửa có hiệu lực thi hành. (Tại Hà Nội: Thửa đất có diện tích nhỏ hơn 30m2 chỉ được cấp giấy chứng nhận nếu được hình thành trước ngày 10/4/2009 - thời điểm Quyết định số 58/2009/QĐ-UBND ngày 30/3/2009 có hiệu lực thi hành

    - Hoặc trong trường hợp bạn muốn bán cho nhà hàng xóm của bạn, mảnh đất của nhà hàng xóm đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Bạn gửi đến yêu cầu lên ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất cùng các giấy tờ tài liệu liên quan để được giải quyết. Trân trọng!

  • Xem thêm     

    27/06/2015, 02:25:32 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Về vấn đề này bạn cần trình báo đến cơ quan công an tuy nhiên phải đảm bảo có chứng cứ đầy đủ xác minh công ty A đã có hành vi quấy rối đến mẹ bạn!

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    27/06/2015, 01:58:56 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp này cơ quan bạn nên kí hợp đồng dịch vụ, không đưa vào bảng lương, chi phí hợp đồng này cho vào chi phí sản xuất kinh doanh! 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    27/06/2015, 01:50:11 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp bạn xin thôi việc đúng với pháp luật Lao động (người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) theo Điều 37 của bộ luật Lao động thì bạn mới được quyền hưởng trợ cấp thôi việc. Các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 27 bộ luật Lao Động:

    Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 

    Nếu bạn xin thôi việc mà không nằm trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc và phải chịu các nghĩa vụ phát sinh trong từng trường hợp cụ thể, được quy định tại Điều 43 bộ luật Lao động:

    Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    Trong trường hợp bạn được hưởng trợ cấp thôi việc thì trong thời hạn 7 ngày làm việc bạn sẽ được người sử dụng lao động thanh toán đầy đủ, chậm nhất là 30 ngày chứ không đến 3 tháng (Khoản 2 Điều 47 bộ luật Lao động).

    Trường hợp bạn ra nước ngoài thì số tiền trợ cấp thôi việc có thể được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản hoặc bạn cũng có thể ủy quyền cho người thân nhận lại!

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    27/06/2015, 10:41:05 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước hết phải xem xét xem bạn xin thôi việc (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) có hợp pháp theo quy định của pháp luật không? Điều đó được quy định tại Điều 37 Bộ luật Lao động:

    Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    Bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của luật Lao động

    Nếu không thuộc một trong các trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng được pháp luật cho phép, theo Điều 43 Luật Lao động:

    Điều 43   . Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

    Nếu bạn cần tư vấn sâu hơn, xin vui lòng liên hệ luật sưu. Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    27/06/2015, 08:45:27 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trong trường hợp hợp đồng thuê nhà giữa hai bên được giao kết bằng lời nói có cam kết chủ trọ sẽ chịu trách nhiệm với tài sản của bạn thì chủ trọ sẽ phải chịu một phần trách nhiệm này. Còn nếu hai bên không có hợp đồng thuê nhà cũng không có cam kết gì về việc gửi giữ tài sản thì chủ trọ không phải chịu trách nhiệm gì với chiếc xe của bạn!

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    27/06/2015, 08:36:49 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo Điều 6 luật Đất đai 2013 thì  sử dụng đất phải:

    1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.

    2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.

    3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Theo khoản 5 Điều 144 luật Đất đai 2013:

    5. Việc chuyển đất ở sang đất xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ các quy định về trật tự, an toàn, bảo vệ môi trường đô thị.

    Như vậy, việc sử dụng đất ở làm cơ sở sản xuất phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền phê duyệt. Trân trọng!

  • Xem thêm     

    27/06/2015, 08:22:26 SA | Trong chuyên mục Doanh nghiệp

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật doanh nghiệp mới không yêu cầu tiểu mục ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, tuy nhiên trong quá trình kinh doanh, bạn vẫn phải tuân thủ đúng theo những ngành nghề kinh doanh đã đăng kí với sở kế hoạch đầu tư. Thân!

  • Xem thêm     

    26/06/2015, 04:57:30 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật Hình sự:

    Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    Như vậy, nếu người có hành vi chiếm đoạt tài sản của bạn đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản mà chưa được xóa án tích thì có thể bị khởi tố theo khoản 1 Điều 139 của bộ luật Hình sự.

    Trường hợp không đủ dấu hiệu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người đó sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Theo đó, người nào dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; đồng thời sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    26/06/2015, 04:37:48 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Ls.NguyenHuyLong
    Ls.NguyenHuyLong
    Top 25
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2011
    Tổng số bài viết (3178)
    Số điểm: 24074
    Cảm ơn: 227
    Được cảm ơn 1267 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    khoản 2 Điều 22 Bộ Luật lao động 2012 có quy định:“Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”

    Như vậy, theo cả quy định của luật mới và luật cũ thì người sử dụng lao động chỉ được phép ký với người lao động 2 lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, nếu sau đó người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Nếu bạn cần tư vấn thêm, xin vui lòng liên hệ luật sư. Trân trọng!

96 Trang «<9101112131415>»