Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<28293031323334>»
  • Xem thêm     

    18/10/2013, 08:30:18 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 34 Bộ luật tt hình sự thì chỉ có Thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra mới có quyền ra Kết luận điều tra. Điều tra viên chỉ là người thu thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ và kiến nghị, đề xuất với thủ trưởng (nhiệm vụ quyền hạn của điều tra viên được quy định cụ thể tại Điều 35 BLTTHS).

    Không phải lúc nào Kết luận điều tra cũng đúng. Rất nhiều vụ án đã phải điều tra lại, điều tra bổ sung... Sự thật khách quan và quy định pháp luật cùng với nhận thức pháp luật của người áp dụng pháp luật mới là vấn đề mấu chốt.

  • Xem thêm     

    16/10/2013, 10:06:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật tố cáo số 03/2011/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2012 đã thay thế Luật khiếu nại, tố cáo 1998, sửa đổi bổ sung năm 2004 và 2005.

    Theo quy định của Luật tố cáo mới thì không quy định thời hiệu tố cáo. Bất cứ khi nào người dân phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật đều có quyền gửi đơn thư tới người có thẩm quyền để giải quyết theo luật tố cáo. Thủ tục và thời hạn giải quyết tố cáo được quy định như sau:

    "Điều 18. Trình tự giải quyết tố cáo

    Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự sau đây:

    1. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;

    2. Xác minh nội dung tố cáo;

    3. Kết luận nội dung tố cáo;

    4. Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;

    5. Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

    Điều 19. Hình thức tố cáo

    1. Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn tố cáo hoặc tố cáo trực tiếp.

    2. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ, tên, địa chỉ của người tố cáo; nội dung tố cáo. Đơn tố cáo phải do người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ của từng người tố cáo, có chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tố cáo; họ, tên người đại diện cho những người tố cáo để phối hợp khi có yêu cầu của người giải quyết tố cáo.

    3. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc người tiếp nhận ghi lại việc tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp nhiều người đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện để trình bày nội dung tố cáo.

    Điều 20. Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo

    1. Khi nhận được tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm phân loại và xử lý như sau:

    a) Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người tố cáo và quyết định việc thụ lý hoặc không thụ lý giải quyết tố cáo, đồng thời thông báo cho người tố cáo biết lý do việc không thụ lý, nếu có yêu cầu; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn kiểm tra, xác minh có thể dài hơn nhưng không quá 15 ngày;

    b) Nếu tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, người tiếp nhận phải chuyển đơn tố cáo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người tố cáo, nếu có yêu cầu. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

    2. Người có thẩm quyền không thụ lý giải quyết tố cáo trong các trường hợp sau đây:

    a) Tố cáo về vụ việc đã được người đó giải quyết mà người tố cáo không cung cấp thông tin, tình tiết mới;

    b) Tố cáo về vụ việc mà nội dung và những thông tin người tố cáo cung cấp không có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật;

    c) Tố cáo về vụ việc mà người có thẩm quyền giải quyết tố cáo không đủ điều kiện để kiểm tra, xác minh hành vi vi phạm pháp luật, người vi phạm.

    3. Trong quá trình tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo, nếu xét thấy hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo có trách nhiệm chuyển hồ sơ, tài liệu và những thông tin về vụ việc tố cáo đó cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

    4. Trường hợp hành vi bị tố cáo gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của tập thể, tính mạng, tài sản của công dân thì cơ quan, tổ chức nhận được tố cáo phải áp dụng biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo ngay cho cơ quan công an, cơ quan khác có trách nhiệm ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm.

    Điều 21. Thời hạn giải quyết tố cáo

    1. Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết là 90 ngày, kể từ ngày thụ lý giải quyết tố cáo.

    2. Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền giải quyết tố cáo có thể gia hạn giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày; đối với vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày."

  • Xem thêm     

    15/10/2013, 07:35:36 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bản án, quyết định của Tòa án bị tòa cấp trên hủy để giải quyết lại hoặc hủy bỏ để đình chỉ giải quyết vụ án mà do lỗi cố ý của thẩm phán thì vụ việc không chỉ ở thành tích, trách nhiệm nghề nghiệp mà thẩm phán đó cũng có thể bị xử lý hình sự (nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm) theo quy định tại: Chương XXII Bộ luật hình sự - Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.

     

  • Xem thêm     

    13/10/2013, 09:48:32 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bị xử vào khoản 1, Điều 104 BLHS thì có CƠ HỘI được hưởng án treo nhưng không phải trường hợp nào cũng được hưởng án treo. Bạn tham khảo quy định sau đây:

    Tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn: "chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

      1.  Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.

      Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

      2.  Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.

      3.  Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.

      4.  Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm."

  • Xem thêm     

    12/10/2013, 11:04:41 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Gây thương tích trong tình trạng tinh thần bị kích động MẠNH là một tội danh quy định tại Điều 105 Bộ luật hình sự và chỉ bị khởi tố khi tỷ lệ thương tật của nạn nhân từ 31% trở lên. Nếu thương tích gây ra xuất phát từ hành vi vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng thì cũng có thể phạm tội theo quy định tại Điều 106 Bộ luật hình sự. Nếu không được áp dụng một trong hai tội danh này thì có thể viện dẫn tình tiết giảm nhẹ là do lỗi một phần của nạn nhân... Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    "Điều 105. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm :

    a) Đối với nhiều người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

    Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

    2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm."

  • Xem thêm     

    12/10/2013, 10:29:38 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bản án sơ thẩm giải quyết vụ án tranh chấp dân sự của gia đình bạn bị tòa án cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại thì Tòa án cấp sơ thẩm sẽ giao hồ sơ vụ án cho thẩm phán khác và hội đồng xét xử khác sẽ giải quyết vụ án đó thì mới đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.

    Vị thẩm phán có bản án bị hủy sẽ phải giải trình với lãnh đạo tòa án đó. Nếu trong nhiệm kỳ thẩm phán mà số bản án bị hủy chiếm 1,16% thì sẽ không được bổ nhiệm làm thẩm phán nữa...

  • Xem thêm     

    11/10/2013, 08:45:09 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Vời hành vi đó thì người gây thương tích cho mẹ bạn có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích. Theo quy định tại Điều 104 BLHS BLHS thì thương tật dưới 11% nhưng người gây thương tích có sử dụng hung khí nguy hiểm thì vẫn bị xử lý hình sự.

    Do vậy, gia đình bạn có thể gửi đơn tới công an để được giải quyết.

  • Xem thêm     

    06/10/2013, 09:16:32 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn lenhungpc44!

    - Cơ quan điều tra có trách nhiệm giải quyết trách nhiệm hình sự của bị can và đồng thời xác định trách nhiệm dân sự để tòa án giải quyết. Nếu trong quá trình giải quyết, bị can hoặc gia đình bị can bồi thường, khắc phục hậu quả cho người bị hại thì cán bộ điều tra có thể lập biên bản, ghi nhận sự việc đó để làm căn cứ xác định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo theo quy định tại khoản 1, Điều 46 Bộ luật hình sự.

    - Việc các cơ quan tiến hành tố tụng chứng kiến, ghi nhận việc bồi thường, khắc phục hậu quả của bị can, bị cáo đối với bị hại là việc xảy ra thường xuyên, pháp luật không cấm mà còn khuyến khích.. Ngoài ra, bị can, bị cáo và người bị hại cũng có thể tự hòa giải, thỏa thuận với nhau về trách nhiệm dân sự, ngoài sự chứng kiến của người tiến hành tố tụng thì cũng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị can, bị cáo.

    - Nếu vụ việc có dấu hiệu tội phạm mà cơ quan điều tra chuyển sang quan hệ dân sự, hòa giải dân sự và không xử lý trách nhiệm hình sự (trừ trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 BLTTHS) là bỏ lọt tội phạm thì đó mới là sai phạm và sẽ bị xử lý theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    06/10/2013, 09:05:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào anh Hùng!

    Nội dung anh hỏi được quy định tại Chương XXI và phần thứ tư của Bộ luật dân sự năm 2005. Anh tham khảo quy định sau đây của Bộ luật dân sự:

    "Ðiều 609. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    2. Người xâm phạm sức khỏe của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

     

    Ðiều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

    1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

    b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

    c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

    Ðiều 637. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

    1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trong trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế.

    3. Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trong trường hợp Nhà nước, cơ quan, tổ chức hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

    Ðiều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán

     

    Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

    1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

    2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

    3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

    4. Tiền công lao động;

    5. Tiền bồi thường thiệt hại;

    6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

    7. Tiền phạt;

    8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

    9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

    10. Các chi phí khác.".

  • Xem thêm     

    02/10/2013, 09:13:22 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Luật sư đã trả lời.

  • Xem thêm     

    02/10/2013, 08:51:55 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Sự việc trên có thể chỉ bị cảnh cáo, nhắc nhở. Nếu hậu quả nghiêm trọng hơn thì có thể bị xử phạt hành chính. Vụ việc xảy ra trong nhà cô đó nên chứng cứ sẽ bất lợi cho chị bạn. Tuy nhiên, việc chứng minh chị bạn uy hiếp cướp tài sản không dễ. Nếu chị bạn có ý định vào nhà cướp tài sản thì thái độ và diễn biến sự việc sẽ khác với việc đánh nhau... Nếu công an xử lý không đúng thì chị bạn vẫn có quyền khiếu nại.

  • Xem thêm     

    30/09/2013, 11:07:27 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Gia đình nạn nhân nên trình báo sự việc với công an. Không phải ngẫu nhiên lại có hành vi đổi thuốc diệt cỏ vào đó. Người có hành vi đổ thuốc diệt cỏ vào giếng nước ăn nhà người khác thì có thể bị xử lý về tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    29/09/2013, 11:47:06 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu chủ sở hữu tài sản tham gia việc cầm cố tài sản hoặc biết được việc người khác cầm cố tài sản của mình mà không phản đối thì việc đó chỉ là quan hệ dân sự và thẩm quyền giải quyết thuộc về tòa án nơi thực hiện giao dịch đó.

  • Xem thêm     

    29/09/2013, 11:44:55 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Trong khoảng thời gian "đầu tư" tiền cho cô gái dó vay thì bạn có quan hệ yêu đương, tình cảm gì với cô gái đó không? Số tiền mà bạn nói giống tiền cho tặng hơn là cho vay.... Nếu giao tiền không có giấy tờ, không có người làm chứng, đồng thời người vay không thừa nhận thì rất khó để có căn cứ giải quyết.

    Nếu cô gái đó vay tiền của bạn mà không trả rồi bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì bạn có thể gửi đơn tới công an nơi bạn giao tiền cho cô gái đó để được giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    29/09/2013, 11:09:22 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu việc giải quyết thành hai vụ án không ảnh hưởng gì đến vụ án đang điều tra, truy tố thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tách ra thành vụ án khác để tránh ảnh hưởng tới thời hạn tố tụng. Nếu việc giải quyết thành hai vụ án ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ án thì sẽ gộp lại để giải quyết trong cùng một vụ án. Về nguyên tắc thì cứ có hành vi phạm tội là sẽ bị xử lý, mỗi hành vi phạm tội bị xử lý một lần...

  • Xem thêm     

    29/09/2013, 11:00:37 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn không nói rõ đơn của bạn là đơn gì...

    - Nếu đơn tố cáo, tố giác tội phạm thì bạn gửi tới công an nơi xảy ra hành vi phạm tội.

    - Nếu là đơn khiếu nại cán bộ, công chức nhà nước thì bạn gửi tới người quản lý cán bộ, công chức đó để được giải quyết.

    - Nếu là đơn khởi kiện vụ án dân sự thì bạn gửi tới Tòa án nơi bị đơn cư trú để được thụ lý giải quyết;

  • Xem thêm     

    29/09/2013, 10:03:37 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu chiếc điện thoại đó là bị can mượn của người khác và người cho mượn không biết dùng vào việc phi pháp thì sẽ được trả lại. Tuy nhiên, trong trường hợp này, bạn phải có đơn trình bày, kiến nghị với thủ trưởng cơ quan điều tra hoặc thủ trưởng viện kiểm sát thì mới có cơ hội lấy lại tài sản.

  • Xem thêm     

    29/09/2013, 09:38:08 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Nếu chiếc điện thoại đó dùng để liên hệ mua bán trái phép chất ma túy thì sẽ bị tịch thu;

    2. Với hàm lượng ma túy như vậy mà là heroin thì sẽ bị xử phạt từ 7 đến 15 năm tù theo quy định tại khoản 2, Điều 194 Bộ luật hình sự; Nếu matuy thu giữ là ma túy đá hoặc các loại ở thể rắn khác thì hình phạt từ 2 đến 7 năm tù theo quy định tại khoản 1, Điều 194 Bộ luật hình sự.

    Bạn tham khảo quy định sau đây của bộ luật hình sự:

    'Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy

    1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội nhiều lần;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

    h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

    i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

    k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

    l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

    m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

    n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

    o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

    p) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm năm mươi mililít đến dưới bảy trăm năm mươi mililít;

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

    b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

    c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

    d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

    đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

    e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ ba trăm gam trở lên;

    g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

    h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

  • Xem thêm     

    28/09/2013, 09:54:10 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn vẫn có thể gửi đơn trình báo sự việc và cung cấp thông tin, tài liệu kèm theo để được giải quyết theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    27/09/2013, 08:22:12 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu không còn giải pháp nào để thương lượng thì bạn có thể báo công an để được giải quyết.

69 Trang «<28293031323334>»