Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<21222324252627>»
  • Xem thêm     

    05/04/2014, 04:08:03 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              - Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự thì thời gian kiểm tra, xác minh nguồn tin là 20 ngày, nếu vụ việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Vụ việc bạn nêu mới được 20 ngày, cơ quan điều tra đang tiến hành kiểm tra xác minh nguồn tin theo quy định pháp luật.

              - Nếu hoàn toàn không có chuyện mất trộm, người đó vì mâu thuẫn, thù oán đối với bạn nên đã loan tin, bịa chuyện để tố cáo bạn thì người đó sẽ bị xử lý về tội vu khống. Nếu việc mất trộm là có thật, công an tình nghi bạn là thủ phạm nhưng không chứng minh được thì cả công an, bạn và người tố cáo đều không vi phạm gì cả... Nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng.

  • Xem thêm     

    04/04/2014, 06:42:03 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Vụ việc của gia đình bạn có thể gửi tới công an huyện để được giải quyết. Nếu người đó cố tình chiếm giữ tài sản của gia đình bạn thì sẽ bị xử lý theo pháp luật hình sự.

  • Xem thêm     

    04/04/2014, 06:30:48 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu vụ việc chưa đến mức xử lý hình sự thì bạn sử phạt hành chính từ 500.000 đồng tới 1.000.000 đồng theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính Phủ về QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

     

  • Xem thêm     

    04/04/2014, 05:52:31 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nội dung bạn hỏi được quy định tại :

    CHÍNH PHỦ
    --------

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----------------

    Số: 167/2013/NĐ-CP

    Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2013

     

    NGHỊ ĐỊNH

    QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

    .............

     Điều 72. Hiệu lực thi hành

    1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 12 năm 2013.

    2. Các Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 Chương 3 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chng bạo lực gia đình, Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy hết hiệu lực, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

    cụ thể như s

    Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;

    b) Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;

    c) Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.

    2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

    b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

    d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

    đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

    e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

    g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

    h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.

    3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

    b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

    c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

    d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

    đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

    e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;

    g) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hp pháp của tổ chức, cá nhân;

    h) Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

    i) Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

    k) Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    l) Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;

    m) Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.

    4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

    b) Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".

    5. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm g Khoản 2; Điểm a, l, m Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

    6. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điểm k Khoản 3 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."

  • Xem thêm     

    24/03/2014, 03:44:56 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nội dung bạn hỏi được pháp luật quy định như sau:

    "Điều 15. Phòng vệ chính đáng 

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

      Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

      Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.".

  • Xem thêm     

    12/03/2014, 10:15:19 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nội dung bạn hỏi được quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự như sau:

     

    Điều 110. Thẩm quyền điều tra

    1. Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự.

    3. Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp.

    4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

    Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực; Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.

    5. Tổ chức bộ máy, thẩm quyền cụ thể của các Cơ quan điều tra do ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

    Pháp lệnh tổ chức tòa án quân sự quy định:

    "

    Điều 3.

    Các Toà án quân sự có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự mà bị cáo là:

    1. Quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ phối thuộc với Quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và những người được trưng tập làm nhiệm vụ quân sự do các đơn vị quân đội trực tiếp quản lý.

    2. Những người không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này mà phạm tội có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội.
     

    Điều 4.

    Đối với những người không còn phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trong thời gian phục vụ trong Quân đội hoặc những người đang phục vụ trong Quân đội mà phát hiện hành vi phạm tội của họ đã được thực hiện trước khi vào Quân đội, thì Toà án quân sự xét xử những tội phạm có liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại cho Quân đội; những tội phạm khác do Toà án nhân dân xét xử.

    Điều 5.

    Trong trường hợp vụ án vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự, vừa có bị cáo hoặc tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân thì thẩm quyền xét xử được thực hiện như sau:

    1. Trong trường hợp có thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử những bị cáo và tội phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 3 và Điều 4 của Pháp lệnh này; những bị cáo và tội phạm khác thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân.

    2. Trong trường hợp không thể tách vụ án thì Toà án quân sự xét xử toàn bộ vụ án.

    "

  • Xem thêm     

    12/03/2014, 09:35:58 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn tham khảo quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    "

    Điều 164a. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

    1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
      d) Hóa đơn, chứng từ có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
      đ) Thu lợi bất chính lớn;
      e) Tái phạm nguy hiểm;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 164b. Tội vi phạm quy định về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước

    1. Người nào có trách nhiệm bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước mà vi phạm quy định của Nhà nước về bảo quản, quản lý hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Phạm tội nhiều lần;
      c) Gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    "

     

    BỘ TƯ PHÁP - BỘ CÔNG AN - TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO - VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO - BỘ TÀI CHÍNH
     
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2013                          
     

     

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

    Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm

    trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán

    ______________________

     

    Để áp dụng đúng và thống nhất các qui định của Bộ luật hình sự (sau đây viết tắt là BLHS) về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính - kế toán và chứng khoán, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tài chính thống nhất hướng dẫn như sau:

    Điều 1. Về tội trốn thuế (Điều 161 BLHS)

    1. Người phạm tội trốn thuế là người thực hiện một trong các hành vi được qui định tại Điều 108 của Luật Quản lý thuế, đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu được qui định tại Điều 161 của BLHS.

    2. Phạm tội trốn thuế trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác qui định tại khoản 3 Điều 161 của BLHS được hiểu là trường hợp tuy số tiền trốn thuế có giá trị từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng, nhưng người phạm tội đồng thời thực hiện một trong các hành vi liên quan khác mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm độc lập, như: đưa hối lộ; chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; hủy hoại tài sản của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế và các cơ quan nhà nước khác có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý thuế. Trường hợp các hành vi này có đủ yếu tố cấu thành tội phạm khác thì ngoài tội trốn thuế, người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.

    Điều 2. Về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước (Điều 164a BLHS)

    1. Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước bao gồm:

    a) Hóa đơn xuất khẩu dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan; hóa đơn giá trị gia tăng; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng; các hoá đơn khác gồm: tem, vé, thẻ, phiếu thu tiền bảo hiểm, …và phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế, chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng;

    b) Lệnh thu nộp ngân sách nhà nước, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước, bảng kê nộp thuế, biên lại thu ngân sách nhà nước và chứng từ phục hồi trong quản lý thu ngân sách nhà nước.

    2. Chủ thể phạm tội này bao gồm:

    a) Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;

    b) Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn;

    c) Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.

    3. Các hành vi qui định tại Điều 164a của BLHS được hiểu như sau:

    a) In trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi tự in hóa đơn hoặc tự khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ điều kiện hoặc không đúng, không đầy đủ các nội dung theo qui định của pháp luật; In hóa đơn giả hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả;

    b) Phát hành trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi lập tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung; không gửi hoặc không niêm yết tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng qui định;

    c) Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước gồm các hành vi sau đây:

    c.1) Mua, bán hoá đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo qui định;

    c.2) Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo;

    c.3) Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;

     c.4) Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các liên của hoá đơn.

    4. Hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước có số lượng lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn được hiểu như sau:

    a) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi (chưa ghi giá trị) từ 50 số đến dưới 100 số được coi là lớn; từ 100 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.

    b) Số lượng hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đã ghi nội dung để nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật từ 10 số đến dưới 30 số được coi là lớn; từ 30 số trở lên được coi là rất lớn, đặc biệt lớn.

    5. Thu lợi bất chính lớn là thu được khoản lợi có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên từ việc thực hiện hành vi phạm tội nêu trên.

    6. Gây hậu quả nghiêm trọng là trường hợp gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên.

     

  • Xem thêm     

    10/03/2014, 09:50:17 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn gửi đơn tố cáo tới công an (nơi bạn giao tiền) để tố cáo người đó về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nếu qua điều tra, xác minh mà có căn cứ xác định người đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền còn nợ của bạn thì người đó sẽ bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    10/03/2014, 06:45:22 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu lỗi hoàn toàn do người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn đó thì bạn không phải bồi thường cho họ...

  • Xem thêm     

    01/03/2014, 10:40:51 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Nếu vụ việc chỉ bị xử lý hành chính thì gia đình bạn được nhận lại chiếc xe đó. Nếu em bạn không đến nhận xe trực tiếp thì phải có văn bản ủy quyền hợp pháp thì cơ quan công an mới giao xe cho gia đình bạn.

             Nếu vụ việc được xử lý theo quy định của pháp luật hình sự thì chiếc xe đó là vật chứng vụ án và được xử lý theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

  • Xem thêm     

    25/02/2014, 08:32:57 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

            Nếu chủ xe có đơn trình báo về việc mất xe tại công an phường đó, sau đó đến phường xin xác nhận vào đơn là đã trình báo thì công an phường mới xác nhận vào đơn đó.

  • Xem thêm     

    25/02/2014, 08:12:46 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Em bạn có quyền gửi đơn trình bày, bày tỏ quan điểm với thủ trưởng cơ quan điều tra và viện trưởng viện kiểm sát. Sau đó không cần quan tâm tới chuyện đó nữa. Việc xác minh kéo dài là không đúng pháp luật, xâm hại tới quyền lợi của em bạn....

  • Xem thêm     

    22/02/2014, 09:08:16 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu em bạn có giấy "mời" nhưng không lên thì cán bộ điều tra phải tìm đến tận nơi để gặp gỡ, xác minh. Nếu không thể gặp được thì phải điều tra theo nguồn tin khác.

    Nếu có căn cứ xử lý hình sự thì có thể khởi tố, truy nã... Nếu không đủ căn cứ thì sẽ có văn bản trả lời đơn tố giác của nạn nhân về nội dung, kết quả xác minh...

  • Xem thêm     

    20/02/2014, 02:51:41 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    - Theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự thì thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin là 20 ngày, nếu sự việc phức tạp thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 02 tháng. Việc cơ quan điều tra xác minh thông tin tội phạm 8 tháng vẫn chưa có kết quả là vi phạm quy định pháp luật nêu trên.
    - Theo quy định pháp luật hình sự thì "một người bị coi là có tội khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án". Luật cư trú còn quy định quyền tự do cư trú. Đến thời điểm này người thân của bạn không có bản án, quyết định có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền xác định người thân của bạn có tội hoặc bị hạn chế quyền cư trú, quyền công dân. Vì vậy, em bạn hoàn toàn có quyền tự do cư trú đi làm ăn, kinh doanh theo quy định pháp luật. Chứ không nhất thiết cứ phải ngồi nhà để chờ công an gọi...

  • Xem thêm     

    20/02/2014, 09:57:25 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

     Chào bạn!
    Hồ sơ tuyển dụng có ghi thời gian công tác, kinh nghiệm thì không vi phạm gì. Vụ việc xử lý thế nào còn phụ thuộc vào hành vi, hậu quả... diễn ra.

  • Xem thêm     

    17/02/2014, 06:42:15 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vụ việc sẽ được giải quyết căn cứ vào kết quả giám định tỷ lệ thương tật. Nếu không giám định thương tật thì bố bạn chỉ bị xử lý hành chính.

  • Xem thêm     

    16/02/2014, 04:24:21 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

             Khi có dấu hiệu tội phạm hình sự xâm phạm tính mạng, sức khỏe thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành trưng cầu giám định tỷ lệ thương tật. Căn cứ để giám định là hồ sơ bệnh án và tình trạng sức khỏe của nạn nhân vào thời điểm giám định. 

            Nếu thấy kết quả giám định không khách quan hay việc giám định không khách quan thì bị can và bị hại có quyền khiếu nại và yêu cầu giám định lại hoặc giám định bổ sung...

  • Xem thêm     

    14/02/2014, 11:32:16 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bộ luật hình sự quy định:

    "Điều 23. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

    1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:

    A) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;

    B) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

    C) Mười lăm năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng;

    D) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng."

    "Điều 8. Khái niệm tội phạm

    1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

    2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.".

    "Điều 112. Tội hiếp dâm trẻ em

    1. Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

    A) Có tính chất loạn luân;

    B) Làm nạn nhân có thai;

    C) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;

    D) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

    Đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    A) Có tổ chức;

    B) Nhiều người hiếp một người;

    C) Phạm tội nhiều lần;

    D) Đối với nhiều người;

    Đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân mà tỷ lệ thương tật từ 61%trở lên;

    E) Biết mình bị nhiễm HIVmà vẫn phạm tội;

    G) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

    4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

                 Căn cứ vào các quy định pháp luật trên thì bạn hoàn toàn có quyền tố cáo người đã thực hiện hành vi hiếp dâm đối với bạn. Bạn có thể cung cấp các chứng cứ ghi âm, ghi hình đó để cơ quan công an xem xét giải quyết. Đó cũng là một trong những căn cứ gián tiếp nhưng quan trọng để cơ quan điều tra đấu tranh với tội phạm.

  • Xem thêm     

    14/02/2014, 10:07:38 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Nếu mức độ hậu quả nhẹ thì bố bạn và chú bạn sẽ bị xử lý hành chính, nếu nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý hình sự. Vụ việc còn phụ thuộc vào kết quả giám định tỷ lệ thương tật của nạn nhân.

  • Xem thêm     

    13/02/2014, 10:01:09 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Những thông tin đăng trên Fb chính là chứng cứ.

69 Trang «<21222324252627>»