Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

69 Trang «<17181920212223>»
  • Xem thêm     

    15/06/2014, 10:25:24 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm...  là các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu. Lỗi trong các tội này là lỗi cố ý, mục đích là chiếm đoạt tài sản của người khác...

              Việc mua bán xe như vậy là chưa tuân thủ thủ tục hành chính. Việc này sẽ bi xử lý riêng, tài sản sẽ được xác định là của người có tên trên đăn ký xe hoặc của người mua nếu việc mua bán đó được pháp luật thừa nhận.

             Do vậy, nếu cơ quan điều tra có chứng cứ chứng minh được là bạn có hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt chiếc xe đó thì vẫn có thể xử lý hình sự với bạn. Còn nếu nội dung như bạn nói: làm mất xe thì chỉ là quan hệ dân sự, bạn bồi thường giá trị chiếc xe đó cho bạn kia là xong.

     

  • Xem thêm     

    15/06/2014, 07:46:22 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Bạn yêu cầu cơ quan điều tra phải có văn bản trả lời bạn về thông tin tố giác tội phạm theo quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết vụ việc thì bạn có quyền khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan điều tra (nếu văn bản trả lời của phó thủ trưởng) hoặc Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp (nếu văn bản trả lời là của thủ trưởng cơ quan điều tra)

               Vụ việc này cũng cần phải xem xét thận trọng trên cơ sở đánh giá các tình tiết, chứng cứ. Nếu chưa rõ thì sẽ không khởi tố.. tránh oan sai.

  • Xem thêm     

    13/06/2014, 07:39:18 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Nếu em bạn đã có án thì không được hưởng tình tiết phạm tội lần đầu theo quy định tại khoản 1, Điều 46 Bộ luật hình sự.

            Nếu em bạn chưa được xóa án tích mà phạm tội mới thì dù có bao nhiêu tình tiết giảm nhẹ cũng sẽ không được hưởng án treo.

           Việc áp dụng án treo được quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự và hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, cụ thể như sau:

    "Điều 2. Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

     

    1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

     

    a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;

     

    b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

     

    Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

     

    b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

     

    b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

     

    b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

     

    b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích;

     

    b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

     

    b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

     

    b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

     

    b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

     

    b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

     

    b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng;

     

    b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính;

     

    c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;

     

    d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.

     

    Những tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự là những tình tiết được hướng dẫn tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999”;

     

    đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.

     

    2. Không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

     

    a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

     

    b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;

     

    c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;

     

    d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.

     

    3. Khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, cần lưu ý:

     

    a) Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù;

     

    b) Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ; không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng;

     

    c) Những trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng, nếu Viện kiểm sát không truy tố cũng phải áp dụng để xét xử đúng quy định của pháp luật; nếu còn có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự cũng phải được áp dụng đầy đủ; không được vì muốn cho hưởng án treo mà không áp dụng đầy đủ các tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự;

     

    d) Khi quyết định hình phạt phải tuân thủ nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 của Bộ luật hình sự kết hợp với các căn cứ quyết định hình phạt quy định tại Điều 45 của Bộ luật hình sự; không được cho rằng án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù để tăng hình phạt lên cao hơn các trường hợp khác không có căn cứ và cho hưởng án treo; không được tùy tiện giảm mức hình phạt tù không có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự và cho hưởng án treo.".

     

  • Xem thêm     

    09/06/2014, 07:47:28 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bộ luật hình sự quy định:

    "Điều 138. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
      đ) Hành hung để tẩu thoát;
      e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."

    Bộ luật hình sự quy định: "Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự" (Điều 45 BLHS).

    Hội đồng xét xử là người có thẩm quyền quyết định hình phạt dựa vào căn cứ trên thông qua thủ tục xét xử công khai tại phiên tòa. Tuy nhiên, nếu chưa mở phiên tòa, chưa tiến hành xét xử thì hội đồng xét xử đó cũng không dám "chắc" là chồng bạn sẽ bị xử phạt bao nhiêu năm tù.

    Để có mức hình phạt thấp thì chồng bạn phải bào chữa cho mình hoặc có người bào chữa để phân tích, lập luận cho thấy tính chất của vụ án không quá nghiêm trọng; chỉ ra các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; Tự nguyện bồi thường khắc phục hậu quả; một số tình tiết khác theo khoản 2, Điều 46 BLHS)... Kinh nghiệm cho thấy, việc tòa án có áp dụng tình tiết thành khẩn hay không thành khẩn có thể thay đổi mức án 6 tháng- 1 năm tù trong những vụ thế này. Nếu vụ này giá trị tài sản trộm cắp từ 60 -80 triệu đồng, có hai tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Điều 46 BLHS, trong đó có tình tiết thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì hình phạt khoảng 2 năm 6 tháng đến 3 năm tù.

    Còn khi chưa xét xử thì kể cả người xét xử cũng không thể biết "chính xác" mức án dành cho bị cáo (về lý).

  • Xem thêm     

    08/06/2014, 07:40:02 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                 Theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự thì vụ án xảy ra ở đâu thì cơ quan điều tra ở đó sẽ tiến hành điều tra (thẩm quyền theo lãnh thổ).

                 Tuy nhiên vụ việc của em bạn đang trong quá trình "kiểm tra, xác minh" nguồn tin. Chưa phải là giai đoạn điều tra nên công an cấp trên có quyền yêu cầu một trong các cơ quan công an cấp dưới (nơi đương sự cư trú hoặc nơi sự việc xảy ra) xác minh và có kết luận để xử lý theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    05/06/2014, 08:00:24 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Không biết ai bán hàng cho mình, người đó ở đâu.. thì pháp luật khó mà bảo vệ quyền lợi được cho bạn.

  • Xem thêm     

    03/06/2014, 09:08:57 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu chồng bạn điều khiến xe áng đường bên trái và dừng xe khiến cho người đi ngược chiều đâm phải, gây tai nạn mà hậu quả theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự thì chồng bạn sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều luật này. Quan trọng là phải xác định hậu quả của vụ tai nạn do lỗi chính của chồng bạn gây ra thì mới có căn cứ để xử lý chồng bạn....

  • Xem thêm     

    31/05/2014, 06:07:06 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              - Theo quy định pháp luật thì tội trộm cắp tài sản không thuộc nhóm tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự, do vậy, việc rút đơn của người bị hại, yêu cầu của người bị hại không phải là căn cứ để công an đình chỉ giải quyết vụ việc.

             - Nếu công an có chứng cứ xác định hai chiếc điện thoại mà em bạn lấy là điện thoại của hai người kia thì em bạn sẽ bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự. Việc người bị hại rút đơn hay xin tự giải quyết chỉ là tình tiết có thể xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

           - Nếu sau khi xem xét mà công an xác định em ban không phải là người lấy cắp hai chiếc điện thoại trên thì sẽ không khởi tố đối với em bạn và sẽ có thông báo kết quả xác minh để gửi cho hai người kia. Ghi hình chỉ là một chứng cứ, ngoài ra công an sẽ căn cứ vào lời khai và các chứng cứ khác để giải quyết.

  • Xem thêm     

    28/05/2014, 09:08:00 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Vụ việc bạn nêu khó để khởi tố về tội đưa, nhận hối lộ. Tuy nhiên có căn cứ để xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với người đã nhận tiền của bạn.

  • Xem thêm     

    28/05/2014, 03:36:58 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Mua hộ ma túy thì cũng là mua ma túy, người nhờ mua hộ và người đi mua cùng bị xử lý về cùng một tội. Với hàm lượng như vậy là đủ để khới tố theo Điều 194 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    27/05/2014, 10:08:20 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    - Vụ việc của bạn là quan hệ tranh chấp dân sự và được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

    - Theo quy định pháp luật thì thời gian chuẩn bị xét xử của mội cấp tòa án khoảng 6 tháng. Thực tế thì có thể kéo dài hơn vì nhiều lý do;

    - Diện tích nhà của bạn căn cứ vào hợp đồng mua nhà và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở trên cơ sở đo vẽ lại diện tích theo các giấy tờ này.

  • Xem thêm     

    27/05/2014, 09:43:41 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                 Theo quy định của Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự thì thời hạn kiểm tra, xác minh nguồn tin là 20 ngày, sự việc phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng.

                 Theo thông tin bạn nêu thì trong vụ việc của bạn đã quá thời hạn giải quyết. Nếu bà A không yêu cầu xử lý hình sự đối với bạn thì vụ việc sẽ không được giải quyết bằng luật hình sự. Nếu vụ án đã bị khởi tố theo khoản 1, Điều 104 BLHS mà bà A rút đơn thì vụ việc cũng được đình chỉ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự.

  • Xem thêm     

    27/05/2014, 09:28:31 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                  Nếu chém đứt gân tay... thì tỉ lệ thương tật và tình trạng thương tật có thể đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự. Những người chém, người xúi giục, giúp sức cho việc chém người đó đều bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự.

                  Với những người tham gia vụ việc đó nếu không chứng minh được vai trò đồng phạm của tội cố ý gây thương tích nhưng có hành vi khác dẫn đến việc đánh nhau thì có thể bị khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    26/05/2014, 02:51:50 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Hành vi đó nếu nhằm vào tài sản thì sẽ bị xử lý về tội cướp giật tài sản. Nếu hành vi chỉ nhằm .... "sàm sỡ"không gây thương tích cho nạn nhân thì chỉ bị xử phạt hành chính, chưa đến mức xử lý hình sự. Hành vi đó sẽ bị xã hội lên án.

  • Xem thêm     

    26/05/2014, 07:26:44 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hành vi đó sẽ bị xử lý về tội đánh bạc theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự, hình phạt cụ thể được quy định như sau:

    Điều 248. Tội đánh bạc 
    1. Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 249 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
    a) Có tính chất chuyên nghiệp;
    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
    c) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.
  • Xem thêm     

    25/05/2014, 10:18:21 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
             Giải quyết dân sự là giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, trong đó sẽ có nguyên đơn, bị đơn và tòa án dân sự là cơ quan có quyền giải quyết. Nếu giải quyết hình sự thì sẽ bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử... người bị xét xử có thể có tội, bị kết án, chịu hình phạt... Còn giải quyết dân sự thì chỉ có kẻ thắng người thua trong quan hệ dân sự - quan hệ liên quan tới nhân thân và tài sản.

  • Xem thêm     

    25/05/2014, 10:15:23 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

              1. Nếu bạn của bạn làm bảo vệ cho nhà hàng, vũ trường... thì có nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở khu vực làm việc. Nếu có người đến phá phách, gây rối thì được quyền khống chế, bắt giữ để giao cho công an xử lý.

              2. Nếu bạn của bạn vượt quá quyền hạn, gây thương tích cho người khác thì có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự hoặc một số tội danh khác trong cùng nhóm tội xâm phạm sức khỏe con người. Nếu hành vi của bạn đó là phòng vệ chính đáng (chống trả một cách cần thiết để ngăn cản sức tấn công của đối phương) hoặc tình thế cấp thiết (gây một thiệt hại nhỏ để tránh một thiệt hại lớn hơn) thì mới không bị xử lý hình sự.

             3. Nếu hành vi của bạn đó là gây thương tích trong trường hợp tinh thần bị kích động mạnh hoặc do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết... thì mới được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

    Việc giải quyết, kết quả cụ thể sẽ phụ thuộc vào hành vi và hậu quả mà bạn của bạn đã gây ra cho nạn nhân.

  • Xem thêm     

    24/05/2014, 12:10:54 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
                Giấy tờ xe, giấy tờ tùy thân không phải là tài sản theo quy định pháp luật. Do vậy, bạn không thể khởi kiện hay tố cáo vợ bạn về hành vi trên.

                Người mất giấy tờ có quyền báo mất và xin cấp lại giấy tờ theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    24/05/2014, 12:09:08 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào ban!

                  Nếu hành vi của bà hàng xóm đủ căn cứ xử lý hình sự thì bà ta cũng bị xử lý theo điều 104 Bộ luật hình sự. Bạn có thể yêu cầu giám định thương tích của bạn để làm căn cứ giải quyết.

  • Xem thêm     

    24/05/2014, 11:10:28 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

                 Vụ việc của bạn là giao dịch dân sự, nếu người đó không trả tiền cho bạn thì về mặt lý thuyết bạn có thể khởi kiện tới tòa án nơi người đó cư trú để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

                Nếu có căn cứ chứng minh người đó bỏ trốn nhằm chiếm đoạt số tiền 3 trđ đó của bạn thì mới có thể xử lý hình sự.

69 Trang «<17181920212223>»