Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

26 Trang <123456>»
  • Xem thêm     

    07/03/2018, 09:46:23 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Việc vay mượn tiền là quan hệ dân sự, nếu bạn không bỏ trốn, không sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp, không có hành vi gian dối để chiếm đoạt khoản nợ từ 2 triệu đồng trở lên thì vụ việc chi có thể giải quyết bằng thủ tục tố tụng dân sự, không có dấu hiệu tội phạm.

    Nếu bạn vi phạm nghĩa vụ trả nợ thì bên cho vay có thể khởi kiện tới tòa án nơi bạn cư trú để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    22/02/2018, 11:23:41 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Việc trả nợ chậm so với thời hạn thỏa thuận và vi phạm nghĩa vụ dân sự, vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan công an.

    Nếu bạn vay tiền rồi bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, có điều kiện trả nợ nhưng cố tình không trả hoặc sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng trả nợ thì mới có thể bị xử lý về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự.

  • Xem thêm     

    27/11/2017, 08:36:51 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Vụ việc của bạn là quan hệ dân sự, vay tín chấp. Vì vậy, nếu bạn gặp rủi ro, tạm thời không có điều kiện trả nợ thì bên cho vay phải chấp nhận rủi ro... chờ khi nào bạn có tiền thì mới thu hồi vốn. Mức lãi suất nêu trên là lãi suất cao và ban có quyền thỏa thuận lại lãi suất.

    Bạn chỉ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu bạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc dùng số tiền vay sử dụng vào mục đích trái pháp luật dẫn đến mất khả năng trả nợ.

  • Xem thêm     

    21/11/2017, 05:12:34 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Theo thông tin bạn nêu thì hợp đồng thế chấp mà chưa đăng ký thì chưa có hiệu lực pháp luật, việc cơ quan thi hành án đối với khoản nợ đã có bản án có hiệu lực pháp luật là có cơ sở.

    Vì vậy, để cứu vãn tình hình thì bên cho vay tiền mà thủ tục thế chấp chưa hoàn thiện nên khởi kiện tới tòa án để trì hoãn việc thi hành án và có cơ sở đòi hỏi quyền lợi của mình từ khối bất động sản duy nhất của chủ nợ nêu trên.

  • Xem thêm     

    19/09/2017, 10:14:41 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì kiện đòi tài sản không tính thời hiệu khởi kiện, tuy nhiên đối với kiện đòi tiền lãi suất thì thời hiệu không quá 2 năm theo hướng dẫn tại Nghị quyết năm 2012 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao . Vì vậy, nếu nay phía công ty kia khởi kiện đòi tiền lãi thì tòa án sẽ không thụ lý. 

     

  • Xem thêm     

    10/07/2017, 09:25:45 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Vụ việc của bạn là quan hệ dân sự - hợp đồng vay tài sản. Vì vậy nếu bạn không trả nợ đúng hạn thì có thể bị phạt theo thỏa thuận tại hơp đồng do hai bên ký kết nhưng mức phạt và mức lãi không thể vượt quá mức mà pháp luật quy định, cụ thể Bộ luật dân sự năm 2015 quy định như sau:

    HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN

    Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Điều 464. Quyền sở hữu đối với tài sản vay

    Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.

    Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay

    1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

    2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

    3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

    Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Điều 467. Sử dụng tài sản vay

    Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.

    Điều 468. Lãi suất

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

    Điều 469. Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn

    1. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và không có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản và bên vay cũng có quyền trả nợ vào bất cứ lúc nào, nhưng phải báo cho nhau biết trước một thời gian hợp lý, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

    Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

    1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

    2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

    1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

    2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

    4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

  • Xem thêm     

    20/06/2017, 03:28:28 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì di sản là nhà đất mà ông bà nội bạn để lại có phần có di chúc, có phần chia theo pháp luật (phần di sản của ông chia theo pháp luật, phần của bà có di chúc hợp pháp nên chia theo di chúc).

    2. Việc khai nhận thừa kế theo di chúc và theo pháp luật đối với di sản mà ông bạn và bà bạn để lại đã được thực hiện theo quy định pháp luật, đã xác định quyền thừa kế trong khối di sản đó: Phần di sản của bố bạn là phần được định đoạt theo di chúc, bao gồm 1/2 giá trị nhà đất và phần thừa kế của bà nội bạn trong khối di sản của ông nội bạn để lại. Phần di sản của ông nội bạn thì chia đều theo pháp luật. Đối với người con của bà nội bạn bị mắc bệnh tâm thần thì đương nhiên được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (phần di sản của bà bạn sau khi trừ 2/3 của một suất cho chú tâm thần của bạn thì phần còn lại thuộc về cha bạn theo di chúc).

    3. Việc chia thừa kế trước tiên tính theo giá trị trên tổng giá trị tài sản. Nếu ai có nhu cầu nhận bằng hiện vật thì tòa án sẽ chia hiện vật để sử dụng. Người nào nhận hiện vật vượt quá phần giá trị mà mình được hưởng thì phải thanh toán giá trị bằng tiền cho người khác còn thiếu. Nếu cho rằng bố bạn chỉ được nhận thừa kế là nhà ở của bà nội bạn mà không được nhận thừa kế là quyền sử dụng đất là không đúng theo nội dung di chúc của bà bạn.

    4. Nếu không thỏa thuận được về việc phân chia thừa kế, chia tài sản chung thì bố bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    20/06/2017, 08:41:44 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Với tài sản không có đăng ký quyền sở hữu thì không bắt buộc phải đăng ký thế chấp.

    Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch đảm bảo quy định:

    Điều 3. Đối tượng đăng ký

    1. Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:

    a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

    b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;

    c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

    d) Thế chấp tàu biển;

    đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

    2. Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

     

     

  • Xem thêm     

    12/06/2017, 03:49:56 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Bạn có thể kiểm tra lại thông tin và điều kiện kinh doanh của công ty đó. Nếu công ty không có chức năng tư vấn, làm thủ tục đưa người ra nước ngoài du học mà gian dối trong thông tin, nhận tiền cọc rồi không đưa đi được, cũng không trả lại tiền cọc thì hoạt động này có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khi đó bạn có thể làm đơn trình báo sự việc với công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

    Nếu công ty hoạt động hợp pháp, đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực du học (có giấy phép con) và việc thông tin về chương trình học là chuẩn xác, học sinh chậm xuất cảnh là do nguyên nhân khách quan thì vụ việc này phải giải quyết theo nội dung hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên.

    Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó, có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. 

    Theo Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gồm: doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp; các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

    Hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm: giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học; tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật; tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cho mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

    Các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải đáp ứng các điều kiện sau: thành lập theo quy định của pháp luật; có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên, có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tướng đương, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Về thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận, cụ thể:

    Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cho tổ chức đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

    Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du họcgồm: (i) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học với những nội dung: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học; (ii) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; (iii) Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

    Về trình tự thực hiện, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Trong thời hạn 15 ngày (thay vì 25 ngày như quy định trước đây) làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.

    Nghị định số 46/2017/NĐ-CP đã bổ sung quy định về trình tự thực hiện đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, cụ thể:

    Khi tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vi phạm quy định cần phải đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra.

    Căn cứ vào mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được tư vấn du học, tổ chức và cá nhân liên quan. Quyết định đình chỉ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

    Sau thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được khắc phục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có tờ trình đề nghị được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại gửi Sở Giáo dục và Đào tạo. Tờ trình nêu rõ việc khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ kèm theo các tài liệu minh chứng (nếu có). Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định tờ trình và các tài liệu minh chứng, trong trường hợp cần thiết Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại, nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo và nêu rõ lý do, hướng giải quyết.

    Nghị định số 46/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 21/4/2017.

     
  • Xem thêm     

    09/06/2017, 03:44:54 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Thanh lý hợp đồng không phải là thủ tục bắt buộc trong mọi trường hợp. Vì vậy, nếu hợp đồng có thỏa thuận như vậy thì chứng tư về việc giao hàng, nghiệm thu và thanh toán tiền là thể hiện hợp đồng đã được thanh lý, hai bên không phải lập biên bản thanh lý riêng.

  • Xem thêm     

    09/06/2017, 03:33:46 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Người đại điện ký hợp đồng của pháp nhân phải là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền. Nếu ký hợp đồng với người đại diện theo ủy quyền thì bạn cần kiểm tra lại văn bản ủy quyền và thông tin của bên nhận ủy quyền thì hợp đồng mới có hiệu lực pháp luật.

  • Xem thêm     

    08/06/2017, 08:10:56 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Theo thông tin bạn nêu thì bạn đã mua hàng trả góp, hiện tại bạn vẫn nợ tiền ngân hàng. Nếu bạn không trả nợ đúng hạn thì ngân hàng có quyền khởi kiện bạn tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự - tranh chấp hợp đồng tín dụng.

    Nếu bạn không trả nợ mà bỏ trốn khỏi nơi cư trú nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, sử dụng tiền vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến mất khả năng thanh toán hoặc gian dối về việc vay nợ đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ... thì bạn mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 BLHS.

  • Xem thêm     

    08/06/2017, 08:06:15 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Pháp luật quy định: Với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì việc góp vốn bắt buộc phải có công chứng văn bản và phải đăng ký. Vì vậy, hợp đồng góp vốn bằng xe ô tô bắt buộc phải công chứng và đăng ký sang tên theo quy định.

  • Xem thêm     

    11/05/2017, 10:25:12 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Nếu hết thời hạn hợp đồng mà chủ nhà trọ không đồng ý thanh lý hợp đồng, không trả tiền cọc thì bạn có thể trình báo sự việc với UBND phường để được can thiệp và không trả nhà cho đến khi giải quyết xong thỏa thuận giữa hai bên.

  • Xem thêm     

    20/04/2017, 04:26:18 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Thủ tục thanh toán do các bên thỏa thuận. Nếu trong hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng có thỏa thuận thanh toán cho bên thứ ba thì việc thanh toán như vậy là hợp lệ.

  • Xem thêm     

    30/03/2017, 08:11:54 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Nếu sau khi ký kết hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh mà giá trị tài sản đảm bảo thay đổi thì hai bên có thể ký kết lại phụ lục hợp đồng. Nếu không ký lại phụ lục hợp đồng chỉ các điều khoản, nội dung đã thỏa thuận được giữ nguyên.

  • Xem thêm     

    25/03/2017, 03:16:33 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Nếu cán bộ ngân hàng tự ý sử dụng thông tin cá nhân của bạn để vay tiền ngân hàng thì bạn có thể làm đơn tố cáo cán bộ đó gửi tới lãnh đạo ngân hàng, đồng thời có thể gửi đơn tới cơ quan công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    22/03/2017, 03:15:13 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Theo quy định pháp luật thì các văn bản, giao dịch về quyền sử dụng đất bắt buộc phải có công chứng. Vì vậy, nếu vợ bạn muốn ủy quyền cho bạn toàn quyền định đoạt tài sản chung vợ chồng thì phải lập hợp đồng ủy quyền có công chứng theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    09/03/2017, 08:14:57 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Trong quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại thì một giao dịch phải được thực hiện bởi hai chủ thể. Đại diện của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác để thực hiện quyền của mình. Người đại diện không thể tự giao dịch với chính mình. Người đại diện tham gia giao dịch nhưng lại nhân danh người ủy quyền để thực hiện giao dịch. Cụ thể, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định :

    Điều 85. Đại diện của pháp nhân

    Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này.

    Điều 137. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

    1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

    a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

    b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

    c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

    2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này.

    Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

    1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

    3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

  • Xem thêm     

    28/02/2017, 09:02:22 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Hợp đồng do pháp nhân ký, đóng dấu. Tên chủ hợp đồng thì phải đề đầy đủ thông tin của pháp nhân là một bên. Nếu pháp nhân đó có đại diện theo ủy quyền thì mới ghi thông tin ủy quyền phía sau và người đại diện theo ủy quyền có thể ký thay pháp nhân theo nội dung văn bản ủy quyền.

26 Trang <123456>»