Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

4 Trang «<234
  • Xem thêm     

    07/10/2011, 12:43:04 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Không có gì! Chào bạn.
  • Xem thêm     

    07/10/2011, 06:11:35 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
            Nếu bạn không muốn nghỉ việc thì không nên viết đơn xin nghỉ. Trong trường hợp nhà trường muốn cho bạn thôi việc thì phải tuân thủ quy định pháp luật mà tôi đã trích dẫn. Nếu nhà trường đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn mà trái pháp luật thì bạn có quyền khởi kiện để buộc nhà trường phải nhận bạn trở lại làm việc và  phải trả tiền lương trong thời gian bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
            Nếu chị bạn đã hết thời hạn làm việc theo HĐLĐ mà vẫn tiếp tục làm việc thì HĐ cũ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và nếu nhà trường muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng thì phải tuân thủ quy định pháp luật đối với trường hợp chấm dứt HĐ với HĐLĐ không xác định thời hạn. Nếu trường làm sai thì chị bạn cũng có quyền khiếu kiện để được đảm bảo quyền lợi. Nếu chỉ muốn giảm chi phí nhân công mà bắt NLĐ phải nghỉ việc là nhà trái pháp luật lao động. Việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ chỉ được thực hiện theo quy định của BLLĐ. Nếu sai thì NLĐ có quyền khiếu kiện.
  • Xem thêm     

    06/10/2011, 12:26:20 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 37 Bộ luật lao động quy định:

    1- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng;

    b) Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng;

    c) Bị ngược đãi; bị cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở các cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ba tháng liền đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2 - Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g: ít nhất ba ngày;

    b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ; ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất ba ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e: theo thời hạn quy định tại Điều 112 của Bộ luật này.

    3 - Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày; người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị sáu tháng liền thì phải báo trước ít nhất ba ngày".
              Khoản 2, Điều 41 quy định: “2 - Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương và phụ cấp lương (nếu có).”.

          Như vậy, bạn phải chấm dứt  hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 BLLĐ thì bạn mới được hưởng trợ cấp thôi việc. Mức trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 42 Bộ luật lao động, cụ thể như sau:

    “1- Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với ng­ười lao động đã làm việc th­ường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ một năm trở lên, ng­ười sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có.

    2- Khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 của Bộ luật này, ng­ười lao động không đ­ược trợ cấp thôi việc”.

    Vậy, bạn cần tuân thủ các quy định pháp luật trên để được đảm bảo quyền lợi.

               Nếu bạn không làm giấy thôi việc thì Nhà trường có thể chấm dứt hợp đồng lao động với bạn theo quy định tại Điều 38, bộ luật lao động (sửa đổi) cụ thể như sau:


    “1 - Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng;

    b) Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật này;

    c) Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị sáu tháng liền và người lao động làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp hợp đồng lao động;

    d) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

    đ) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động.

    2 - Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.

    3 - Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

    a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

    b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

    c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng".

    Nếu Nhà trường không thực hiện đúng quy định trên thì bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án tranh chấp hợp đồng lao động theo quy định pháp luật.

    Chúc bạn may mắn!

  • Xem thêm     

    30/09/2011, 09:06:07 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Những thắc mắc của bạn là "có lý" nên công ty bạn cần làm việc cụ thể với công ty kia và người lao động để giải quyết cho thỏa đáng. Nếu không giải quyết được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.
  • Xem thêm     

    30/09/2011, 09:40:14 SA | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Hiện nay do khủng hoảng tài chính, kinh tế nên nhiều công ty gặp khó khăn, thậm chí không có đủ tiền để trả lương công nhân. Nhiều doanh nghiệp muốn xin phá sản mà không được! Do vậy nếu công ty của bạn rơi vào trường hợp trên thì coi như bạn gặp rủi ro.

    Về lý mà nói thì Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả lương cho người lao động theo hợp đồng đã thỏa thuận. Nếu họ không trả đúng thì Ban chấp hành công đoàn hoặc Liên đoàn lao động cấp Tỉnh có quyền can thiệp hoăc Người lao động có thể khởi kiện ra Tòa án lao động để đòi tiền. Nếu doanh nghiệp bị phá sản thì khoản lương công nhân là khoản được ưu tiên thanh toán trước theo Luật phá sản.

    Tuy nhiên, thực tế sổ lương mà công ty nợ bạn hoặc trừ bạn không nhiều do vậy bạn không đủ thời gian và chi phí để đi "tới cùng" để đòi tiền đâu. Hơn nữa, có thể đến bây giờ công ty cũng đang "sống không được, chết không xong!". Bạn nên gặp lãnh đạo công ty để thương lượng xem sao!

    Thân!
  • Xem thêm     

    28/09/2011, 03:14:18 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trường hợp của bạn là Quan hệ pháp luật lao động và chứ không có dấu hiệu tội phạm. Bạn chỉ có thể khởi kiện tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.

    Thân!

  • Xem thêm     

    28/09/2011, 12:53:44 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Trường hợp của bạn có thể được hưởng trợ cấp mất việc làm và hưởng tiền bảo hiểm thất nghiệp
           1 . Việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
           Điều 81 Luật BHXH năm 2006, được hướng đẫn chi tiết tại Điều 15 Nghị định số 127/2008/NĐ - CP ngày 12/12/2008, người lao động được hưởng Bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

    “1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong vòng hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

    2. Đã đăng ký với cơ quan lao động khi bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

    3. Chưa tìm được việc làm sau mười năm ngày kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này.”.
           2. Đối với khoản trợ cấp thôi việc:

            Khoản 1 Điều 17 Bộ luật Lao động (BLLĐ): Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng  trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương.

    Hướng dẫn chi tiết về “thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ”, tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 39/2003 về thi hành một số điều của BLLĐ, là:

    - Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.

    - Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn.

    - Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị.
    Ngày 18/9/2009 BLĐTB&XH ban hành Thông tư số 39/2009/TT- BLĐTB&XH có hiệu lực từ ngày 03/01/2010 quy định: Thời gian để tính hưởng trợ cấp thôi việc là tổng thời gian bạn làm việc liên tục tại doanh nghiệp cho đến khi mất việc làm trừ đi thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Do vậy, thời gian bạn đi học mà không được hưởng nguyên lương sẽ không được coi là thời gian làm việc liên tục để tính trợ cấp thôi việc.

    Thân!


  • Xem thêm     

    22/09/2011, 04:24:21 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Việc làm của trường bạn là sai! Bạn cần yêu cầu Nhà trường hoàn trả bạn số tiền đó!
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    22/09/2011, 02:23:39 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi trả lời câu hỏi của bạn như sau:
    1. Bạn thuộc diện được hưởng bảo hiểm y tế nhưng bạn không thực hiện đúng thủ tục, hoặc khám không đúng tuyến thì cũng không được hưởng bảo hiểm theo quy định.
    2. Để thanh toán bảo hiểm bạn phải làm việc với  Cơ quan bảo hiểm nơi thu tiền BHXH và BHYT của cơ quan bạn.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    19/09/2011, 01:48:00 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:

    Điểm d, khoản 1, Điều 38 Bộ luật Lao động quy định:  Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp “Do thiên tai, hoả hoạn, hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc.”.

    Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3, Điều 111 Bộ luật Lao động sửa đổi (2006, 2007) thì “Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi người lao động nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, kéo dài thời gian xem xét kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động”.

                Do vậy, công ty bạn không được phép chấm dứt hợp đồng lao động với hai trường hợp trên cho đến khi con họ được 12 tháng tuổi. Công ty bạn chỉ có thể chấm dứt hợp đồng lao động nếu thỏa thuận được với họ quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    19/09/2011, 12:48:21 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
          Theo Điều 51, 52 Luật Bảo hiểm xã hội quy định: Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu khi nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện được tính như quy định, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%. Lương hưu = lương làm căn cứ tính lương hưu x tỷ lệ hưởng lương hưu.

    Lương làm căn cứ tính lương hưu: Nếu đóng bảo hiểm xã hội theo hệ số lương thuộc thang bảng lương nhà nước thì tính hệ số bình quân 5 năm cuối x mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng lương hưu;

    Nếu đóng bảo hiểm xã hội không theo thang bảng lương nhà nước thì tính bình quân toàn bộ quá trình đóng BHXH.

    Tỷ lệ hưởng lương hưu bằng 45% cho 15 năm đầu, mỗi năm tiếp theo được cộng thêm 2% (đối với nam) hoặc 3% (đối với nữ). Mức tối đa bằng 75%.

               Nếu các trường hợp của Cơ quan bạn thuộc trường hợp: "cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) và ở xã, phường, thị trấn (cấp xã)" thì được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định số 67/2010/NĐ-CP ngày 15/06/2010, cụ thể như sau:

    Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và được hưởng thêm các chế độ: Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi; được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội; được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội; từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

    Riêng đối với cán bộ xếp lương chức vụ thì tại thời điểm có đơn xin nghỉ hưu trước tuổi, nếu đã xếp lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm từ đủ 48 tháng trở lên thì được xếp lên bậc 2 của chức danh hiện đảm nhiệm để nghỉ hưu.

    Đối với cán bộ tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi mà có phẩm chất, năng lực, uy tín, sức khỏe để tiếp tục công tác thì được cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vị trí công tác mới thích hợp. Trường hợp vị trí công tác mới không quy định mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ (không phải là chức danh lãnh đạo) hoặc có mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ thấp hơn mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng thì thực hiện bảo lưu mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong 06 tháng; từ tháng thứ 07 trở đi hưởng mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) của vị trí công tác mới.

    Đối với cán bộ nghỉ công tác chở đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 02 năm công tác mới đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không bố trí được vị trí công tác mới thích hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.

    Trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu được thực hiện chế độ như sau: được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có); cán bộ và cơ quan nơi cán bộ công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ vào mức lương, các khoản phụ cấp và mức chênh lệch bảo lưu lương (nếu có) được hưởng theo Điều 1 của Nghị định thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mức đóng như trước khi nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu; các chế độ khác (nếu có) thôi hưởng kể từ tháng liền kề sau tháng có quyết định nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu; trường hợp cán bộ thuộc diện khi đang công tác được sử dụng thường xuyên xe ô tô con phục vụ công tác, nếu tham gia các cuộc họp, hội nghị theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc đi khám chữa bệnh thì báo cơ quan nơi công tác trước khi nghỉ chờ đủ tuổi nghỉ hưu để bố trí xe đưa đón.

    Nếu không thuộc các trường hợp trên thì không được hưởng chế độ ưu đãi theo Nghị định 67/2010/NĐ-CP tuy nhiên vẫn có thể được hưởng chế độ chính sách riêng đối với từng địa phương, đơn vị trong trường hợp địa phương, đơn vị đó có quy định thêm.

    Thân ái!

  • Xem thêm     

    14/09/2011, 12:44:43 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Theo tôi!
    Hợp đồng lần đầu 6 tháng với mức lương 85% có thể là hợp đồng thử việc (cũng cần xem lại nội dung cụ thể của hợp đồng này mới khẳng định chắc chắn được). Nếu là hợp đồng thử việc thì thời hạn ghi 6 tháng (vi phạm Điều 32 BLLĐ) thì cũng không làm nó trở thành hợp đồng chính thức được. Do vậy khó có căn cứ để xác định người sử dụng lao động vi phạm!
  • Xem thêm     

    06/09/2011, 04:54:29 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Pháp luật cho phép các bên có thể thực hiện việc đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng. Luật lao động cũng không cấm do vậy bạn có quyền yêu cầu đặt cọc theo thỏa thuận.
    Theo tôi được biết thì nhiều trường hợp lái xe phải nộp cho chủ sử dụng lao động một khoản tiền đặt cọc để đảm bảo việc sử dụng và an toàn tài sản của chủ xe. Tuy nhiên người lao động thường không có nhiều tiền nên việc đảm bảo đặt cọc đó không có giá trị nhiều. Tốt nhất là bạn nên chon người lái xe lý lịch rõ ràng, trung thực có thể tin được để ký hợp đồng mà không cần đặt cọc.
    Thân ái!
  • Xem thêm     

    29/08/2011, 03:47:46 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Với câu hỏi bạn đưa ra, tôi xin trả lời như sau:
    Cơ quan bạn đã thực hiện đúng quy định tại Điều 27 Bộ luật lao động (sửa đổi) cụ thể như sau:

    "Điều 27

    1 - Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

    a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

    b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

    Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    2 - Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    3 - Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác".
    Theo thông tin mà bạn đưa ra thì bạn ký 03 hợp đồng nhưng có 1 hợp đồng thử việc nên không thể cho rằng cơ quan vi phạm điều 27 BLLĐ được. Hợp đồng theo Điều 27 là áp dụng với hợp đồng lao động chính thức.
    Thân ái!


4 Trang «<234