Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

344 Trang «<24252627282930>»
  • Xem thêm     

    15/02/2016, 04:55:39 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu thì bạn có trách nhiệm bồi thường giá trị của chiếc kính xe bán phở. Còn người đánh bạn phải bồi thường chi phí cứu chữa của bạn và phải tự chịu trách nhiệm đối với những hậu quả mà họ đã gây ra. Bạn không may làm vỡ kính xe phở thì phải đền, còn không vì thế mà người đó được phép gây thương tích cho bạn. Nếu thương tích của bạn đến mức độ nhất định thì người đó còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.

  • Xem thêm     

    15/02/2016, 04:43:14 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định pháp luật (Điều 15 Bộ luật hình sự)  thì khi bạn hoặc người khác bị tấn công thì bạn có thể dùng vũ lực để "chống trả" một cách "cần thiết" nhằm triệt tiêu sức tấn công của đối phương nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình hoặc của người khác. Hành vi "chống trả một cách cần thiết" này pháp luật gọi là phòng vệ chính đáng và không phải là tội phạm. Bạn lưu ý việc chống trả phải ở mức độ cần thiết, đủ để bảo vệ, phòng vệ, tự vệ trước sức tấn công của người khác. Nếu sau khi đã phòng vệ được bản thân và người khác (đối tượng không còn có thể gây nguy hiểm nữa) mà bạn lại tiếp tục tấn công gây thương tích cho họ, đập phá tài sản của họ... thì hành vi sau của bạn là phạm pháp, tùy vào tính chất mức độ của hành vi và hậu quả do hành vi để lại mà bạn có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự.

    2. Người tấn công, gây thương tích cho bạn và người nhà của bạn có thể bị xử lý về tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 BLHS hoặc tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 BLHS. Hành vi phá hỏng xe máy xẽ bị xem xét về tội cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản theo quy định tại Điều 143 BLHS. Còn hành vi của bạn và người nhà bạn cũng sẽ bị xem xét về mức độ phòng vệ, xem đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay chưa để xử lý theo pháp luật.

    Bạn có thể làm đơn trình báo sự việc trên tới công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật. Bạn tham khảo một số quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    "

    Điều 15. Phòng vệ chính đáng 

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

      Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

      Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

    "

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Có tổ chức;
      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
      c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
      d) Để che giấu tội phạm khác;
      đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
      e) Tái phạm nguy hiểm.
      g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

     ".

     

  • Xem thêm     

    14/02/2016, 09:40:58 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu hợp đồng chỉ vi phạm về thủ tục và thời điểm thực hiện hợp đồng trước ngày 01/01/2008, còn các điều kiện khác (về chủ thể, đối tượng,,,) đều phù hợp với quy định pháp luật thì có thể áp dụng quy định trên để giải quyết.

  • Xem thêm     

    14/02/2016, 09:37:39 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Vụ việc của gia đình bạn là tranh chấp quyền sử dụng đất (lối đi), nếu hai bên không hòa giải được thì có thể gửi đơn tới UBND xã để được hòa giải theo quy định của luật đất đai. Nếu hòa giải không thành thì gia đình bạn có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

    Hành vi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 6, Nghị định 102/2014/NĐ-CP: 

     Điều 6. Chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

    1. Chuyển mục đích sử dụng sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

    b) Phạt tiền từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

    c) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

    2. Chuyển mục đích sử dụng sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

    b) Phạt tiền từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

    c) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

    3. Chuyển mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;

    b) Phạt tiền từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 03 héc ta;

    c) Phạt tiền từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này."

  • Xem thêm     

    14/02/2016, 09:21:52 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Ma túy đá cũng là một dạng chất ma túy, bạn sử dụng trái phép chất ma tuy nên bị xử phạt hành chính là đúng pháp luật. Nếu chỉ có kết quả xét nghiệm 1 lần dương tính với ma túy đá thì chưa đủ căn cứ xác định là nghiện ma túy nên sẽ không bắt buộc cai nghiện. 

    Nếu phát hiện người tình nghi sử dụng trái phép chất ma túy thì cơ quan công an có quyền yêu cầu triệu tập đến làm việc, xét nghiệm và xử lý theo quy định pháp luật. Yêu cầu không giao du với "đám bạn xấu" chỉ là lời khuyên để tốt cho bạn chứ không phải là một biện pháp hành chính bắt buộc.

  • Xem thêm     

    14/02/2016, 09:02:00 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Với giấy tờ như bạn nêu cũng là căn cứ để bạn có thể thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ. Kết quả giải quyết vụ án sẽ phụ thuộc vào lời khai của hai bên, lời khai của người làm chứng và các chứng cứ, tài liệu khác, trong đó có giấy vay nợ.

  • Xem thêm     

    14/02/2016, 08:49:54 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu thì anh của bạn và một người khác cùng bị tạm giữ, tạm giam về hành vi cướp giật tài sản, Anh bạn vừa mới chấp hành xong bản án trước đây, chưa hết thời gian thử thách nên lần phạm tội này sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là tái phạm.

    Người cũng vi phạm với anh bạn được xác đinh là đồng phạm (giản đơn) chứ chưa được coi là đồng phạm có tổ chức hoặc tổ chức tội phạm. Hành vi sử dụng xe gắn máy để cướp giật thì dù không gây thương tích cho người bị hại vẫn bị xác định là dùng thủ đoạn nguy hiểm và sẽ bị xử lý về khoản 2, Điều 136 BLHS.

    Hình phạt được Bộ luật hình sự quy định như sau:

    "

    Điều 136. Tội cướp giật tài sản 

    1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
      a) Có tổ chức;
      b) Có tính chất chuyên nghiệp;
      c) Tái phạm nguy hiểm;
      d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;
      đ) Hành hung để tẩu thoát;
      e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%;
      g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
      h) Gây hậu quả nghiêm trọng.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
      c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
      a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người;
      b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
      c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

    "

  • Xem thêm     

    14/02/2016, 08:33:45 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
     Pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về hành vi "dời suối". Tuy nhiên, hành vi san lấp, lan cạp làm thay đổi dòng chảy gây thiệt hại cho thửa đất của các hộ liền kề vẫn có thể bị xử lý theo các quy định của luật đất đai và các quy định của bộ luật dân sự. Nếu có tranh chấp về vấn đề trên thì bạn có thể yêu cầu UBND hoặc UBND huyện xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

    Bạn tham khảo quy định  sau đây tại Nghị định số 102/2014/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai: 

    Điều 10. Lấn, chiếm đất

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều này.

    3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lấn, chiếm đất ở.

    4. Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão và trong các lĩnh vực chuyên ngành khác.

    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này;

    b) Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối với hành vi quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.

    Điều 11. Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tại khu vực nông thôn, từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng tại khu vực đô thị đối với hành vi đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác.

    3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này;

    b) Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.""

  • Xem thêm     

    04/02/2016, 11:24:36 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bố bạn chỉ có thể khởi kiện để đòi tiền nếu có chứng cứ chứng minh khoản nợ. Nếu người đó đã nhận số tiền 27 triệu đồng của gia đình bạn hoặc nhận than trị giá 27 triệu đồng thì mới có căn cứ đòi lại.

    Thỏa thuận phạt 50 triệu đồng chỉ có hiệu lực nếu anh A có nghĩa vụ trả nợ và đã vi phạm nghĩa vụ đó.

    Nếu muốn khởi kiện vụ án đó thì bố bạn có thể gửi đơn tới tòa án nơi anh A cư trú để được xem xét giải quyết. Tuy nhiên, anh A là người lao động, không có điều kiện kinh tế nên việc khởi kiện để đòi tiền là không nên và không có khả thi.

  • Xem thêm     

    04/02/2016, 10:53:57 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn! 

    Nếu bên chuyển nhượng không thực hiện lại thủ tục thì bạn có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự, yêu cầu thực hiện hợp đồng đó theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    04/02/2016, 10:51:42 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Bạn cần xem lại quyết định giao đất và phương án đã được phê duyệt về nội dung này đồng thời có thể làm văn bản kiến nghị gửi UBND tỉnh để được xem xét giải quyết nguyện vọng đó.

  • Xem thêm     

    01/02/2016, 08:50:42 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu không phải là hợp đồng lao động loại hợp đồng thời vụ thì doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Bạn tham khảo quy định sau đây của Luật bảo hiểm xã hội: 

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm:

    a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức;

    c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;

    d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;

    đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;

    e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    2. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

    3. Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng với người sử dụng lao động quy định tại khoản 4 Điều này.

    4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.

    5. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.

    6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội.

    Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau đây gọi chung là người lao động.  

    Điều 69. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí

    Bảo hiểm xã hội tự nguyện áp dụng đối với người lao động quy định tại khoản 5 Điều 2 của Luật này.

    Điều 18. Trách nhiệm của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có các trách nhiệm sau đây:

    a) Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 92 và hằng tháng trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 91 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội;

    b) Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của người lao động trong thời gian người lao động làm việc;

    c) Trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động khi người đó không còn làm việc;

    d) Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;

    đ) Trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động;

    e) Giới thiệu người lao động đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41, Điều 51 và điểm b khoản 1 Điều 55 của Luật này;

    g) Cung cấp tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    h) Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu;

    i) Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

    2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, hằng tháng người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 102 và trích từ tiền lương, tiền công của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 102 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. 

    Điều 92. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

    1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

    a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại Mục 1 và Mục 2 Chương III của Luật này và thực hiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;

    b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    c) 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%.

    2. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên mức lương tối thiểu chung đối với mỗi người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

    a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    b) 16% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 2% cho đến khi đạt mức đóng là 22%.

    3. Người sử dụng lao động thuộc các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần. 

  • Xem thêm     

    01/02/2016, 09:52:17 SA | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu bà A tuyên bố không trả nợ, hoặc có những hành vi thể hiện mục đích muốn chiếm đoạt số tiền đã vay của  bạn thì vụ việc có dấu hiệu tội phạm. Bạn có thể trình báo sự việc với cơ quan công an cấp tỉnh để được xem xét giải quyết.

    Nếu không chứng minh được thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản, bên vay vẫn thừa nhận số tiền nợ đó thì vụ việc chỉ là quan hệ dân sự, khi đó bạn có thể khởi kiện tới tòa án nơi người vay cư trú để được xem xét, giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

  • Xem thêm     

    01/02/2016, 09:39:48 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì việc hòa giải trong vụ việc ly hôn là bắt buộc. Nếu tòa án thụ lý vụ việc ly hôn mà không tổ chức hòa giải đã cho ly hôn là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tung. Bạn có thể khiếu nại quyết định đó theo thủ tục giám đốc thẩm gửi tới TAND tỉnh để được xem xét giải quyết. Bạn tham khảo quy định sau đây của luật hôn nhân và gia đình:

    "Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

    Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Điều 55. Thuận tình ly hôn

    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn."

  • Xem thêm     

    01/02/2016, 09:06:46 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Theo thông tin bạn nêu thì việc chuyển quyền sử dụng đất của bạn thực hiện năm 2011 (thời điểm đang có hiệu lực của luật đất đai 2003), theo quy định của pháp luật thì thửa đất phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới được phép chuyển nhượng, việc chuyển nhượng phải được lập thành hợp đồng, có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký thì mới hợp lệ.

    Vì vậy, bạn cần phải thực hiện lại các thủ tục pháp lý thì mới đăng ký sang tên cho bạn được. Thủ tục bắt đầu từ việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông A, sau đó ông A lập lại hợp đồng chuyển nhượng để chuyển nhượng lại cho bạn thửa đất đó, hợp đồng phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì mới hợp lệ.

  • Xem thêm     

    28/01/2016, 08:28:13 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Hợp đồng thuê nhà ở của bạn là quan hệ dân sự, nếu có tranh chấp thì sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự chứ không liên quan gì tới công an và nhà trường nên bạn không cần lo sợ là công an hoặc nhà trường sẽ làm gì bạn. Nếu có khả năng thì chủ nhà trọ có thể khởi kiện bạn tới tòa án để được xem xét giải quyết về yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng, tuy nhiên cơ hội thắng kiện của chủ nhà trọ là không cao, hơn nữa chi phí cho việc kiện tụng có thể lớn hơn những gì mà ông ấy đang đòi hỏi.

    Việc bạn phải nghỉ học, bảo lưu kết quả học tập là chuyện xảy ra ngoài mong muốn, vì vậy bạn có thể chấm dứt hợp đồng trên để giải quyết các khó khăn của bạn và không phải thanh toán tiền thuê phòng của những khoảng thời gian bạn không sử dụng. Bạn thông báo nội dung này cho chủ nhà trọ biết thông cảm và chấp nhận chấm dứt hợp đồng với bạn.

  • Xem thêm     

    28/01/2016, 05:29:29 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất trên là tài sản có trước hôn nhân đứng tên chồng bạn nên đó sẽ là tài sản riêng của chồng bạn theo quy định pháp luật.

    Việc bán, đinh đoạt tài sản trên do chồng bạn quyết định. Về nguyên tắc thì ai có tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người đó sẽ được toàn quyền định đoạt (trừ tài sản chung vợ chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân).

  • Xem thêm     

    28/01/2016, 05:13:57 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Theo quy định của Luật đất đai và Bộ luật dân sự hiện hành thì việc chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực và phải được đăng ký thì mới có hiệu lực pháp luật. Theo thông tin bạn nêu thì hợp đồng của bạn chưa được công chứng chứng thực, chưa được đăng ký sang tên nên chưa có hiệu lực pháp luật.

    Để thực hiện thủ tục sang tên thửa đất đó thì bạn cần yêu cầu gia đình đó làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Sau khi khai nhận di sản thừa kế thì ký lại hợp đồng mua bán đẻ đăng ký, sang tên theo hợp đồng mới sau này.

  • Xem thêm     

    27/01/2016, 10:13:34 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Vụ việc của bạn là quan hệ pháp luật dân sự nên nếu có tranh chấp thì sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu bên cho vay kiện bạn thì tòa án sẽ giải quyết và xét xử để tuyên bản án buộc bạn phải trả nợ số tiền còn thiếu. Nếu sau khi tòa án giải quyết xong mà bạn vẫn chưa trả tiền thì bên cho vay có thể yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế, thu hồi phát mại tài sản của bạn để đòi số tiền còn thiếu cho bên cho vay.

  • Xem thêm     

    27/01/2016, 10:00:07 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Theo Điều 43 Bộ luật TTHS, nhân chứng là người biết được những tình tiết có liên quan của vụ án, có thể được triệu tập đến tòa để làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ khai báo trung thực tất cả những tình tiết của vụ án mà mình biết.

    Trường hợp người làm chứng đã được cơ quan điều tra, VKS, tòa án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không lý do chính đáng thì có thể bị dẫn giải đến tòa. Người làm chứng từ chối hoặc trốn tránh việc khai báo nếu không có lý do chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội từ chối khai báo, cung cấp tài liệu (điều 308 Bộ luật hình sự) hoặc nếu khai báo gian dối có thể bị truy tố về tội “khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật” theo điều 307 Bộ luật hình sự.

     

344 Trang «<24252627282930>»