Tư Vấn Của Luật Sư: Nguyễn Thị Hướng - Ls.Nguyenthihuong

14 Trang «<78910111213>»
  • Xem thêm     

    08/09/2015, 09:26:56 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Điều 163 Bộ luật Hình sự về tội cho vay lãi nặng quy định: 

    " 1. Người nào cho vay mới mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tish chất chuyên bóc lột, thì ị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

    2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cầm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến năm năm."

    Như vậy, trên cơ sở mức lãi suất bạn cho vay vào khoảng 30%/tháng, mức lãi suất này vượt quá mức lãi suất mà pháp luật quy định trên 10 lần, việc cho vay của bạn có dấu hiệu cho vay nặng lãi.

    Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có điều khoản nào quy định về hành vi gọi là "cho thuê nặng lãi".

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    29/10/2014, 09:56:01 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân như sau: 

    1. Thẩm quyền

    - Đối với công dân Việt Nam đang cư trú trong nước, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người đó.

    - Đối với công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài có yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian ở trong nước thìỦy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú trước khi xuất cảnh, thực hiện việc cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

    2. Hồ sơ: 

    - Tờ khai xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

    - Giấy tờ chứng minh: CMTND, hộ chiếu, sổ hộ khẩu

    Trích lục bản án hoặc Quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về việc ly hôn hoặc bản sao Giấy chứng tử (trong trường hợp người yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hôn hoặc người kia đã chết).

    3. Thời hạn: Trong vòng 05 ngày làm việc

    Lệ phí: Không đáng kể

    Trân trọng! 

  • Xem thêm     

    29/10/2014, 09:30:05 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo như thông tin bạn cung cấp thì tôi trả lời bạn như sau: 

    Chị gái của bác bạn mất mà không để lại di chúc nên di sản của người này sẽ được chia theo pháp luật. Điều 676 Bộ luật Dân sự quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:  

    "1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

    Theo đó, nếu người đã mất không còn cha mẹ, không có con cái thì người thuộc hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng thừa kế di sản. Cụ thể trong trường hợp này là bác của bạn sẽ được hưởng thừa kế.

    Nếu muốn khai nhận di sản thừa kế thì bác của bạn có thể tới bất kỳ Phòng Công chứng nhà nước hoặc văn phòng công chứng trên địa bàn mà có bất động sản là di sản thừa kế.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    26/11/2013, 02:23:24 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Việc đồng nghiệp của bạn để quên điện thoại ở trường là do lỗi của người đó, để xác định là bảo vệ trường lấy cắp cần phải có chứng cứ chứng minh hành vi đó của người bảo vệ.

    Nếu thật sự người bảo vệ có hành vi trộm cắp tài sản theo như bạn đã nêu thì có thể bị xử lý theo quy định của trường và có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    26/11/2013, 11:31:31 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn, trường hợp của bạn tôi tư vấn như sau:

    Việc bạn được giao tiền để thanh toán các khoản chi và dư lại 1.800.000đ, về nguyên tắc bạn phải bàn giao lại khoản tiền này cho nhà hàng, nếu bạn nghỉ việc mà không hoàn lại tiền thì hành vi của bạn là hành vi chiếm đoạt khoản tiền nêu trên. Nếu bạn không hoàn trả thì bạn có thể bị phạt hành chính về hành vi này.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    26/11/2013, 11:25:16 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đối với tình huống bạn nêu ra tôi trả lời như sau:

    Theo quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành về việc đăng ký và quản lý hộ tịch thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ mới sinh không phụ thuộc vào độ tuổi của cha, mẹ đứa trẻ, không có văn bản nào quy định giới hạn độ tuổi của người mẹ. Như vậy, việc UBND phường từ chối đăng ký khai sinh cho cháu bé với lý do mẹ cháu bé chưa đủ 16 tuổi là không có căn cứ pháp lý. Để đảm bảo quyền lợi cho mẹ con cháu bé thì gia đình có thể kiến nghị lên UBND phường và UBND quận huyện nơi đăng ký thường trú để yêu cầu giải quyết vụ việc, đăng ký khai sinh cho cháu bé.

    Dưới đây là thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định của pháp luật.

    ĐĂNG KÝ KHAI SINH

    1.         Thẩm quyền (Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP)

    • Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh.
    • Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
    • Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi có trụ sở của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

    2.         Thời hạn và trách nhiệm khai sinh (Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP)

    Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con, cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bà hoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em.

    3.         Thủ tục đăng ký khai sinh (Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP, mục 4 Điều 1 Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 158/2005/NĐ-CP)

     3.1      Hồ sơ

    * Giấy tờ phải nộp:

    • Tờ khai theo mẫu  (Phụ lục 1 Kèm theo Thông tư số 05/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch)
    • Bản chính Giấy chứng sinh do cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế, nhà hộ sinh…) nơi trẻ em sinh ra cấp. Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng:

    +    Văn bản xác nhận của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của sự việc mà mình làm chứng).

    +    Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

    * Giấy tờ phải xuất trình:

    • Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).

    3.2.      Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.

    4.         Khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi (Điều 16 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP)

    4.1.      Người phát hiện trẻ sơ sinh bị bỏ rơi có trách nhiệm bảo vệ trẻ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn, nơi trẻ bị bỏ rơi để lập biên bản và tìm người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó.

    Biên bản phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm phát hiện trẻ bị bỏ rơi; giới tính; đặc điểm nhận dạng; tài sản và các đồ vật khác của trẻ (nếu có); họ, tên, địa chỉ của người phát hiện. Biên bản được lập thành hai bản, một bản lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản, một bản giao cho người hoặc tổ chức tạm thời nuôi dưỡng trẻ.

    4.2.      Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình địa phương để tìm cha, mẹ đẻ của trẻ. Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình có trách nhiệm thông báo miễn phí 3 lần trong 3 ngày liên tiếp các thông tin về trẻ sơ sinh bị bỏ rơi. Hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối cùng, nếu không tìm thấy cha, mẹ đẻ, thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh.

    4.3.      Khi đăng ký khai sinh cho trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; nếu không có cơ sở để xác định ngày sinh và nơi sinh, thì ngày phát hiện trẻ bị bỏ rơi là ngày sinh; nơi sinh là địa phương nơi lập biên bản; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam. Phần khai về cha, mẹ và dân tộc của trẻ trong Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh được để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “trẻ bị bỏ rơi”. Trong trường hợp có người nhận trẻ làm con nuôi, thì cán bộ Tư pháp hộ tịch căn cứ vào Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi để ghi tên cha, mẹ nuôi vào phần ghi về cha, mẹ trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của con nuôi; trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ “cha, mẹ nuôi”; nội dung ghi chú này phải được giữ bí mật, chỉ những người có thẩm quyền mới được tìm hiểu.

    4.4.      Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi không phải là trẻ sơ sinh, thì việc lập biên bản và thông báo tìm cha, mẹ đẻ của trẻ em cũng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. Khi đăng ký khai sinh, những nội dung liên quan đến khai sinh được ghi theo lời khai của trẻ; nếu trẻ không nhớ được, thì căn cứ vào thể trạng của trẻ để xác định năm sinh, ngày sinh là ngày 01 tháng 01 của năm đó; họ, tên của trẻ được ghi theo đề nghị của người đi khai sinh; quốc tịch của trẻ là quốc tịch Việt Nam; những nội dung không xác định được thì để trống. Trong cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ "trẻ bị bỏ rơi".

    5. Căn cứ

    • Luật Hôn nhân gia đình năm 2000;
    • Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch;
    • Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về Hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực;
    • Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch;
    • Thông tư số 05/TT-BTP ngày 23 tháng 5 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch

    Trân trọng!

     

     

  • Xem thêm     

    26/11/2013, 11:16:15 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đối với trường hợp của bạn tôi trả lời như sau:

    Việc thừa kế theo di chúc pháp luật quy định rất rõ ràng, ông bà nội của bạn có để lại di chúc chung về việc phân chia tài sản chung vợ chồng (Cụ thể là để lại để thờ cúng). Nếu di chúc có hiệu lực pháp luật thì việc chia như sau:

    Bà của bạn đã mất, ông của bạn còn sống nếu muốn thay đổi di chúc thì chỉ thay đổi được phần nội dung di chúc liên quan đến phần tài sản của ông bạn. Phần tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của bà bạn thì vẫn được chia theo di chúc.

    Bạn có thể tham khảo một số điều luật sau:

    "Điều 652. Di chúc hợp pháp

    1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

    b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

    2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

    Điều 663. Di chúc chung của vợ, chồng

    Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung.

    Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng

    1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.

    2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình."

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    26/11/2013, 10:53:20 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp thông thường không có yếu tố nước ngoài do UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết. Đứng đầu cơ quan này là chủ tịch UBND, trong những trường hợp pháp luật cho phép thì có thể ủy quyền cho cấp phó để thực hiện những công việc nhất định.

    Nếu việc ủy quyền ký Giấy khai sinh cho trẻ là hợp pháp thì đương nhiên Giấy khai sinh của con bạn hợp pháp có hiệu lực pháp luật.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    26/11/2013, 10:41:02 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào anh,

    Thông tin anh cung cấp rất chung chung, không đủ thông tin để chúng tôi có thể tư vấn cho anh được. Anh cần cung cấp thêm thông tin như dưới dây để được tư vấn cụ thể hơn:

    - Thông tin tài sản tranh chấp: Diện tích, nguồn gốc, người đứng tên hiện tại, đã chia chưa? Chia như thế nào...

    - Nội dung tranh chấp: Các anh em tranh chấp về vấn đề gì?

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    05/11/2013, 03:48:36 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đối với trường hợp của bạn thì người mẹ đẻ của đứa trẻ có quyền đưa ra các yêu cầu đối với người con của người đó như: Đòi nhận mẹ cho con, quyền nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ... nếu có chứng cứ chứng minh đó là con do người đó sinh ra.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    05/11/2013, 03:35:04 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đối với trường hợp của bạn bạn cần cung cấp thêm những thông tin về nguồn gốc đất, đối tượng được cấp đất là hộ gia đình bao gồm những ai.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    31/10/2013, 08:47:39 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thông tin bạn cung cấp không rõ ràng, bạn cần cung cấp cho tôi thông tin về thửa đất mà bạn có nêu trong nội dung câu hỏi như: Nguồn gốc thửa đất, thời gian sử dụng thửa đất đó như thế nào? được xác lập trong thời kỳ hôn nhân hay trước thời kỳ hôn nhân? ai đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

    Có được những thông tin nêu trên tôi mới có thể trả lời cho bạn một cách chính xác.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    31/10/2013, 08:28:52 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trong trường hợp của bạn thì bố của bạn vẫn phải ký tên trong hợp đồng thế chấp vì tài sản thế chấp là tài sản chung vợ chồng. Khi thực hiện các giao dịch liên quan đến tài sản chung vợ chồng cần phải có sự đồng ý của cả hai người.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    25/10/2013, 10:30:28 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào anh,

    Việc chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được giao cho một trong hai người, người còn lại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    Nếu hai bên muốn thay đổi việc thăm nom, chăm sóc cháu bé thì có thể thỏa thuận với nhau, nếu có thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng con thì phải gửi lên Tòa án có thẩm quyền.

    Nếu anh có thể thỏa thuận được với vợ anh như nội dung trong Bản thỏa thuận mà anh soạn thì cứ theo thỏa thuận mà thực hiện.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    25/10/2013, 09:47:45 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Đối với trường hợp của Trung tâm thẩm mỹ viện Cát Tường thì để xác định xem ông Tường bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào thì cần phải xác định được nguyên nhân gây ra cái chết của chị Huyền và các thông tin thu được trong quá trình điều tra để xác định tội danh.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    25/10/2013, 08:59:24 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào anh,

    Trong trường hợp của vợ anh thì nếu yêu cầu người anh trai của bạn vợ trả lại điện thoại mà anh ta không trả hoặc thể hiện ý định không muốn trả thì anh có thể viết đơn tố cáo hành vi của người đó tới cơ quan công an có thẩm quyền. Phần nội dung đơn thì bao gồm các thông tin như: người nhận, người gửi, nội dung sự việc và đề nghị của người viết đơn, chữ ký, ngày tháng viết.

    Anh có thể tham khảo nội dung hai điều luật dưới đây:

    "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 140.  Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    25/10/2013, 08:50:55 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào anh,

    Trong trường hợp của anh thì người tên Thành có thể phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của bộ luật hình sự:

    "Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

    Điều 140.  Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

      a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

      b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm;

    e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."

    Anh có thể xem xét đối chiếu hành vi của người tên Thành với các quy định của các điều khoản nêu trên. Nếu có dấu hiệu của tội phạm thì anh có thể làm đơn gửi cơ quan công an có thẩm quyền tố cáo về hành vi của người đó.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    22/10/2013, 08:57:55 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào chị,

    Đối với bất động sản mà vợ chồng chị đang đứng tên, khi ly hôn, nếu không có tranh chấp với những người khác thì hai bên có thể thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Về nguyên tắc khi chia tài sản chung vợ chồng thì chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của các bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này.

    Đối với con chung của hai vợ chồng thì thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Vì tôi không biết được tuổi của cháu bé nên chia ra các trường hợp sau:

    - Dưới 3 tuổi: Về nguyên tắc là giao cho mẹ nuôi;

    - Đủ 9 tuổi trở lên: Xem xét nguyện vọng của cháu bé về việc muốn ở với ai.

    - Từ 3 tuổi đến dưới 9 tuổi: Tòa án căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định việc giao quyền nuôi con cho bố hay mẹ.

    Nếu chị cần tư vấn cụ thể hơn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    21/10/2013, 02:06:10 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Để được kết hôn với nhau pháp luật quy định hai bên nam nữ phải đảm bảo được các điều kiện kết hôn và không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại Điều 9, 10 Luật Hôn nhân và gia đì;nh:

    - Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên;

    - Hai bên tự nguyện, không bên nào ép buộc bên nào;

    - Không thuộc trường hợp cấm kết hôn.

    Nếu hai bạn thỏa mãn điều kiện trên có thể đi đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi một trong hai bên cư trú.

    Trong trường hợp hai bạn cư trú ở hai địa phương khác nhau thì khi đăng ký kết hôn phải có các giấy tờ sau:

    - Tờ khai đăng ký kết hôn;

    - CMTND của hai bên nam nữ;

    - Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

    Về thủ tục cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì Người có nhu cầu chỉ cần nộp tờ khai đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND cấp xã nơi cư trú của người đó, trong thời hạn quy định thì UBND cấp xã sẽ cấp cho người yêu cầu. Do đó, nếu bạn trai bạn hoặc bạn đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân tại UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của mình thì chắc chắn sẽ được cấp.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    17/10/2013, 02:27:45 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vì tôi chưa biết bố bạn và vợ cũ đã ly hôn hay chưa nên tôi chia làm hai trường hợp sau:

    1. Đã ly hôn: Bố bạn và mẹ bạn sống chung nhưng không có kết hôn, trường hợp của bố mẹ bạn được nhà nước khuyến khích đăng ký kết hôn trước năm 2001, tuy nhiên, theo như thông tin bạn cung cấp thì bố mẹ bạn đã không đăng ký kết hôn, do đó, việc sống chung của bố mẹ bạn không được coi là hôn nhân thực tế, nên khối tài sản bố mẹ bạn cùng đứng tên là khối tài sản chung chứ không phải là tài sản chung vợ chồng. Việc chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật trong trường hợp không để lại di chúc như sau:

    - Nếu bố bạn chết: Mẹ bạn không có quyền thừa kế mà chỉ có quyền hưởng phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung. Những người thừa kế là các con của bố bạn bao gồm các bạn và con với người vợ trước.

    - Nếu mẹ bạn chết: Bố bạn không có quyền thừa kế mà chỉ có quyền hưởng phần tài sản thuộc quyền sở hữu của mình trong khối tài sản chung. Hai bạn có quyền thừa kế di sản của mẹ bạn. Còn 3 người con riêng của bố bạn mà cùng sống với bố mẹ bạn, được bố mẹ bạn chăm sóc, nuôi dưỡng như con đẻ thì cũng được thừa kế tài sản của mẹ bạn, còn nếu không chung sống, không được mẹ bạn chăm sóc, nuôi dưỡng thì không được thừa kế.

    2. Nếu chưa ly hôn: Hôn nhân của bố bạn và vợ trước về mặt pháp lý vẫn được công nhận là quan hệ vợ, chồng. Việc chia di sản thừa kế theo pháp luật được chia như sau (Cả hai trường hợp dưới đây bố bạn và mẹ bạn không được thừa kế tài sản của nhau):

    - Bố bạn chết: Những người thừa kế: Vợ cũ, các con riêng với vợ cũ, các bạn.

    - Mẹ bạn chết: Các bạn là người thừa kế phần di sản của mẹ bạn để lại.

    Trân trọng!

14 Trang «<78910111213>»