Tư Vấn Của Luật Sư: Nguyễn Thị Hướng - Ls.Nguyenthihuong

14 Trang «<121314
  • Xem thêm     

    03/06/2013, 10:59:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Trước hết tôi rất chia sẻ với hoàn cảnh của bạn, với trường hợp của bạn tôi tư vấn giúp bạn như sau:

    Hôn nhân là quan hệ của bạn và chồng bạn, cuộc hôn nhân nào cũng có thử thách mà bạn cần phải vượt qua, điều quan trọng là chồng bạn như thế nào, vẫn còn yêu vợ con và gia đình của mình chứ? Bạn có thể yêu cầu chồng ra ở riêng cuộc sống ban đầu có thể khó khăn nhưng các bạn sẽ thấy thoải mái và vui vẻ. bạn ah ly hôn chỉ là bước cuối cùng khi hôn nhân không thể tồn tại các bạn đã có với nhau những đứa con bạn hãy suy nghĩ cho kỹ nhé.

    Còn về mặt pháp lý tôi giúp bạn như sau:

    Hôn nhân là quyền gắn liền với nhân thân, cho nên nếu bạn yêu cầu ly hôn thì chồng bạn phải có mặt để giải quyết thủ tục ly hôn theo quy định mà không được phép ủy quyền. Trường hợp của bạn có con nhỏ dưới 12 tháng tuổi cho nên chỉ có bạn mới có quyền yêu cầu xin ly hôn, chồng bạn không có quyền nay.

    nếu các bạn ly hôn thì con nhỏ chắc chắn bạn sẽ đươc nuôi (con dưới 36 tháng tuổi do mẹ nuôi, trừ trường hợp bạn không muốn nuôi con và thỏa thuận người chồng nuôi). và chồng bạn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    31/05/2013, 03:19:14 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Theo quy định tại Điểm i Khoản 4, Điểm b Khoản 9 Điều 9 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì:

    Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy đi ngược chiều của đường một chiều bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    31/05/2013, 03:14:38 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trong trường hợp của bạn, bạn hãy chụp lại nội dung thông tin mà người khác đăng trên mạng như bạn nói, đồng thời bạn viết đơn gửi lên cơ quan công an đề nghị họ can thiệp.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    29/05/2013, 05:52:05 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Rất thông cảm với hoàn cảnh gia đình bạn!

    Bởi vì con của các bạn lớn hơn 3 tuổi và bé hơn 9 tuổi cho nên nếu các bạn không thỏa thuận được vấn đề ai sẽ nuôi con ai sẽ cấp dưỡng thì tòa án sẽ quyết định dựa trên điều kiện nuôi con tốt nhất để đứa trẻ có thể phát triển toàn diện nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.

    Như bạn trình bày thì về điều kiện kinh tế thu nhập của hai bạn tương đương nhau nhưng cô vợ có điều kiện nuôi dạy con tốt hơn cho nên khả năng cô vợ giành được quyền nuôi con là rất cao bạn ah.

    Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại ly hôn chỉ là biện pháp cuối cùng khi hôn nhân không thể tồn tại được. Con cái sẽ phát triển ổn định và bình thường nhất khi có sự chăm sóc và yêu thương của cả cha lẫn mẹ việc các bạn ly hôn dù ít dù nhiều cũng ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. các bạn nên suy nghi kỹ trước khi quyết định chia tay nhé.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    24/05/2013, 07:59:12 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Với những nội dung bạn cung cấp luật Triệu Sơn tư vấn giúp bạn như sau:

    Tuổi kết hôn của nam giới và từ 20 tuổi trở lên và của nữ giới là từ 18 tuổi trở lên. Chi tiết cách tính tuổi kết hôn như sau:

    Đối với nam giới sau sinh nhật thứ 19 tức 19 tuổi 1 ngày trở đi được xem là 20 tuổi và đủ tuổi để kết hôn.

    Đối với nữ giới sau sinh nhật thứ 17 tức 17 tuổi 1 ngày trở đi được xem là 18 tuổi và đủ tuổi để kết hôn.

    Như vậy với trường hợp của vợ bạn thì đã 17 tuổi 5 tháng cho nên đã đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.

    Về việc bạn hỏi có bị xử phạt khi quan hệ với cô ấy không tôi tư vấn giúp bạn như sau:

    Ban phải cho biết chính xác thời điểm quan hệ lần đầu là lúc nào và vào khoảng thời gian nào.? Nếu đó là thời điểm sau khi cô ấy bước qua sinh nhật thứ 16 và việc đó là hoàn toàn tự nguyện không cưỡng ép thì không sao bạn ah. 

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    23/05/2013, 01:42:56 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Với những nội dung bạn cung cấp tôi tư vấn giúp bạn như sau:

    Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng tự nguyện ly hôn và thỏa thuận được với nhau về vấn đề phân chia tài sản, nuôi con cũng như cấp dưỡng.

    Như vậy nếu hai bạn không thỏa thuận được mức cấp dưỡng thì đó chưa phải là thuận tình ly hôn.

    Cho nên tòa án sẽ vẫn làm các thủ tục để giải quyết vấn đề ly hôn cho các bạn mà không công nhận thuận tình lly hôn!

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    21/05/2013, 09:16:19 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Với những nội dung bạn cung cấp luật Triệu Sơn tư vấn giúp bạn như sau:

    Về mặt pháp luật thì việc cản trở việc kết hôn tự nguyện, tiến bộ của gia đình bạn là trái pháp luật, bạn có thể yêu cầu công an can thiệp.

    Tuy nhiên bạn cũng nên xem xét lại về mặt tình cảm, bố mẹ nào chả thương con bố mẹ bạn làm như thế cũng chỉ vì muốn tốt cho bạn, bạn hãy thông cảm và hiểu cho các cụ, theo tôi trước khi nhờ đến pháp luật can thiệp bạn phải nói chuyện thẳng thắn trực tiếp với các cụ, thuyết phục các cụ đồng ý, đấy mới là cách để tạo cuộc sống thỏa mái cho các bạn với hai bên nội ngoại sau này cũng tạo tiền đề tốt cho cuộc sống hôn nhân của các bạn.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    20/05/2013, 10:49:24 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Thay mặt Công ty Luật TNHH Triệu Sơn tôi trả lời bạn như sau: 

    Việc xác định có hay không có trách nhiệm hình sự thì phải căn cứ vào hành vi của bạn kia và quy định tại Điều 143 Bộ luật Hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Trong trường hợp mà hành vi của các bạn đó gây thiệt hại và phạm vào các quy định tại Điều 143 và đạt độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị khởi tố hình sự. Việc gia đình bị hại rút đơn tố cáo chỉ là yếu tố để xem xét việc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đối với loại tội này, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án nếu hành vi cấu thành tội phạm kể cả khi bị hại rút đơn.

    Bạn có thể tham khảo các điều luật sau: 

    Điều 143 Bộ luật Hình sự 1999 đã sửa đổi năm 2010

    "Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

    1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    c) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    d) Để che giấu tội phạm khác;

    đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;

    e) Tái phạm nguy hiểm;

    g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b)  Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

    Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự:

    "Điều 105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại

    1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

    2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

    Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

    Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức."

    Trân trọng!

     
  • Xem thêm     

    20/05/2013, 10:27:30 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp thì bạn của bạn có thể đang bị tạm giữ tại cơ quan công an. Việc tạm giữ được áo dụng trong trường hợp quy định tại Điều 86 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003:

     

    "Điều 86. Tạm giữ

    1. Tạm giữ có thể được áp dụng đối với những người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

    2. Những người có quyền ra lệnh bắt khẩn cấp quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này, Chỉ huy trưởng vùng Cảnh sát biển có quyền ra quyết định tạm giữ.

    Người thi hành quyết định tạm giữ phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

    3. Trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ, quyết định tạm giữ phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp. Nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    Quyết định tạm giữ phải ghi rõ lý do tạm giữ, ngày hết hạn tạm giữ và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

    Điều 87. Thời hạn tạm giữ

    1. Thời hạn tạm giữ không được quá ba ngày, kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt.

    2. Trong trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ, nhưng không quá ba ngày. Trong trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá ba ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn; trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn.

    3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

    4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam." 

    Theo những quy định trên thì thời hạn tạm giữ là 3 ngày và có thể được gia hạn nếu có đủ căn cứ và tối đa không quá 9 ngày. Khoản 3 Điều 87 nêu rõ nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can trong khi tạm giữ thì phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ. Như vậy, nếu cơ quan điều tra không đủ căn cứ để khởi tố bạn của bạn thì bạn của bạn sẽ được trả tự do trong thời hạn vừa nêu. Trong khi bị tạm giữ thì người bị tạm giữ có quyền liên hệ với người thân, bạn của bạn mới bị bắt đêm qua thì có thể vẫn đang trong thời hạn tạm giữ. 

    Việc bảo lãnh như bạn nêu ở trên, trong tố tụng hình sự được gọi là Bảo lĩnh, được quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng Hình sự và là biện pháp ngăn chặn thay thế biện pháp tạm giam, phải có ít nhất 2 người thân thích của người bị tạm giữ mới có thể bảo lĩnh:

    iều 92. Bảo lĩnh

    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

    4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

    5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác."

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    20/05/2013, 10:01:56 SA | Trong chuyên mục Kế toán, Thuế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn cho bạn như sau:

    Nếu bạn có nhu cầu xuất hóa đơn bán lẻ, không thường xuyên thì bạn có thể đến cơ quan thuế đăng ký mua. 

    Nếu bạn có nhu cầu xuất hóa đơn thường xuyên và là hóa đơn giá trị gia tăng thì bạn nên đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể hoặc công ty. Sau khi đăng ký xong bạn có thể làm thủ tục đăng ký mua hóa đơn tại cơ quan thuế có thẩm quyền.

    Hộ kinh doanh cá thể: UBND cấp huyện cấp đăng ký kinh doanh;

    Loại hình doanh nghiệp khác: Sở kế hoạch đầu tư cấp tỉnh.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    20/05/2013, 09:54:33 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào anh,

    Trên cơ sở thông tin anh cung cấp tôi trả lời anh như sau:

    Khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về tài sản chung vợ chồng:

    "Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.

    Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.

    ..."

    "Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn" ở đây được hiểu là do vợ chồng bạn mua, được tặng cho chung, được thừa kế chung hoặc là tài sản riêng nhưng có thỏa thuận là tài sản chung thì sẽ được coi là "Tài sản chung vợ chồng".

    Trong trường hợp bố mẹ vợ bạn muốn cho riêng vợ bạn và bạn cũng không muốn đứng tên thì bố mẹ vợ bạn đứng ra mua và làm hợp đồng tặng cho riêng cho vợ bạn. Những hợp đồng này cần phải có công chứng.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    20/05/2013, 09:45:13 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở câu hỏi của bạn tôi trả lời bạn như sau:

    Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn:

     "Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết."

    Dựa vào căn cứ nêu trên và thực trạng tình trạng tài sản chung của bố mẹ bạn thì tòa án sẽ xem xét phân chia tài sản chung của bố mẹ bạn khi ly hôn. 

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    20/05/2013, 09:27:22 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Trên cơ sở thông tin bạn cung cấp tôi tư vấn cho bạn như sau: 

    Bạn nói em của bạn "trộm cắp nhiều lần nhưng không nghiêm trọng" nhưng "Công an thành phố Quy Nhơn lại bắt giam em ấy hơn hai tháng". tôi rất khó đánh giá được mức nghiêm trọng của việc phạm tội của em bạn do thiếu thông tin. Bạn có thể xem tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 đã được sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

     

    "Điều 138.  Tội trộm cắp tài sản 

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng."

    Việc kết luận em bạn có phạm tội hay không, mức án bao nhiêu thuộc thẩm quyền của Tòa án trên cơ sở căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, thái độ hợp tác của người phạm tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử nên tôi không thể đưa ra cho bạn mức án cụ thể được.

    Đối với việc Bảo lĩnh: Cơ quan Điều tra sẽ căn cứ vào quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng Hình sự và đơn yêu cầu cho bảo lĩnh của thân nhân bị can để quyết định cho bảo lĩnh hay không.

     

    "Điều 92. Bảo lĩnh

    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn để thay thế biện pháp tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    2. Cá nhân có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ. Trong trường hợp này thì ít nhất phải có hai người. Tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức của mình. Khi nhận bảo lĩnh, cá nhân hoặc tổ chức phải làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án. Khi làm giấy cam đoan, cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án có liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    3. Những người quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà có quyền ra quyết định về việc bảo lĩnh.

    4. Cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Đối với tổ chức nhận bảo lĩnh thì việc bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

    5. Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác."

    Trân trọng!

     

  • Xem thêm     

    20/05/2013, 09:02:33 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào chị,

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Mục 7 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch thì cá nhân có quyền thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, nhưng cá nhân có yêu cầu thay đổi khi có lý do chính đáng theo quy định của Bộ luật Dân sự. 

    Điều 27 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền thay đổi họ tên: 

     

    "Điều 27. Quyền thay đổi họ, tên 

    1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây:

    a) Theo yêu cầu của người có họ, tên mà việc sử dụng họ, tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;

    b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi họ, tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi không làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;

    c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;

    d) Thay đổi họ cho con từ họ của cha sang họ của mẹ hoặc ngược lại;

    đ) Thay đổi họ, tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

    e) Thay đổi họ, tên của người được xác định lại giới tính;

    g) Các trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

    2. Việc thay đổi họ, tên cho người từ đủ chín tuổi trở lên phải có sự đồng ý của người đó.

    3. Việc thay đổi họ, tên của cá nhân không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ."

    Như vậy, chị cần căn cứ vào những quy định tại Điều 27 Bộ luật Dân sự để đưa ra lý do thay đổi tên cho con.

    Trân trọng!

  • Xem thêm     

    20/05/2013, 08:50:02 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    bạn muốn tòa án tạm thời dừng việc giải quyết vụ án này thì bạn phải có căn cứ để đưa ra yêu cầu tạm đình chỉ vụ án. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự tại Điều 189 về Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự (trong đó có cả ly hôn)  thì các căn cứ để Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án ra quyết định Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là: 

     

    "Điều 189. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

    1. Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.

    2. Một bên đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật.

    3. Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế.

    4. Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án.

    5. Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định."

    Trân trọng!

14 Trang «<121314