Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

344 Trang «<73747576777879>»
  • Xem thêm     

    21/09/2014, 08:16:58 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Trước tiên bạn cần có đơn trình báo để công an giải quyết. Bạn cần cung cấp giấy tờ xe, chìa khóa xe và khai báo toàn bộ sự việc đã diễn ra.

    2. Đối với việc bồi thường: Nếu quán đó có trông xe, có vé xe (thể hiện có hợp đồng gửi giữ tài sản ) thì họ mới phải bồi thường . Nếu họ không có gì thể hiện là có cam kết trông xe mà khác hàng phải tự bảo quản tài sản thì họ sẽ không phải bồi thường

    3. Thời gian theo kiện một vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm theo quy định của pháp luật là khoảng 6 tháng, tuy nhiên thực tế có thể kéo dài cả năm.... Nếu bạn có căn cứ chứng minh có hợp đồng, thỏa thuận về việc gửi giữ tài sản thì bạn mới có thể đòi bồi thường được.

  • Xem thêm     

    21/09/2014, 08:08:47 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Nếu diện tích đất của gia đình bạn đã nằm trong quy hoạch là hành lang giao thông thì không còn phù hợp với quy hoạch là đất ở. Do vậy, gia đình bạn sẽ không được phép xây dựng kiên cố trên phần diện tích đó chỉ tiếp tục được sử dung theo hiện trạng cho đến khi bị thu hồi.

    Nếu gia đình bạn khó khăn về chỗ ở thì có thể xin phép chính quyền địa phương cho phép xây dựng tạm và cam kết sẽ tự nguyện dỡ bỏ nhà và không yêu cầu bồi thường khi nhà nước thu hồi thì có thể được cấp giấy phép xây dựng tạm.

  • Xem thêm     

    20/09/2014, 10:37:29 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    1. Theo quy định của pháp luật thì vợ chồng có quyền ngang nhau về việc quản lý, sử dụng, đinh đoạt tài sản. Việc chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân do vợ chồng tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết. Do vậy, cha bạn có quyền yêu cầu chia tài sản chung và có quyền định đoạt tài sản đó cho người khác. Nếu mẹ bạn không đồng ý phân chia tài sản thì cha bạn có thể khởi kiện tới tòa án để yêu cầu giải quyết theo pháp luật.

    2. Nếu cha bạn bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc quyết định tài sản của cha bạn vì mục đích chữa bệnh cho cha bạn do người giám hộ quyết định. Nếu cha bạn vẫn tỉnh táo, minh mẫn thì cha bạn có toàn quyền quyết định mà không ai có thể can thiệp được.

  • Xem thêm     

    20/09/2014, 09:13:31 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành chì chính quyền địa phương nhỏ nhất là UBND. Còn thôn, buôn, sóc, bản... không phải là chính quyền địa phương mà chỉ là các tổ chức tự quản, không có quyền lực nhà nước.

    Việc quản lý đất đai, nhà ở do UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện. Bạn có thể làm đơn gửi tới UBND xã để được xem xét giải quyết.

    2. Nếu bạn muốn xây nhà trên đất nông nghiệp thì phải xin chuyển mục đích sử dụng đất trước khi xin phép xây dựng.

  • Xem thêm     

    18/09/2014, 10:37:07 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Điều 271 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hạn chế quyền trổ cửa chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa ra vào, cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, nhà đối diện và đường đi chung theo quy định của pháp luật về xây dựng.

    Mái che trên cửa ra vào, cửa sổ quay ra đường đi chung phải cách mặt đất từ 2,5m trở lên

    Theo quy định của Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 682/BXD-CSXD ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Xây dựng, thì chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió theo quy định sau:

    - Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà).

    - Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2m.

    - Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử.

  • Xem thêm     

    18/09/2014, 10:25:39 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               "Nghĩa vụ quân sự" là thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc có thời hạn theo luật nghĩa vụ quân sự. Nếu trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự mà người đang thực hiện nghĩa vụ quân sự được cử đi học, đi thi để đào tạo phục vụ quân đội thì có thể trở thành sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc công nhân viên quốc phòng... Bạn có bằng cao đẳng, đại học khi nhập ngũ chưa phải là căn cứ để bạn được phục vụ lâu dài trong quân đội.

  • Xem thêm     

    18/09/2014, 10:08:17 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

               Vụ việc bạn hỏi là quan hệ hợpđồng dân sự. Nếu hai bên không thống nhất được với nhau về việc thực hiện hoặc thanh lý hợp đồng thì có thể khởi kiện tới tòa án để được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.

              Gia đình bạn có nghĩa uvj thanh toán các chi phí mà luật sư đã bỏ ra khi thực hiện công việc và thù lao của luật sư trong quá trình thực hiện công việc. Mức thù lao và chi phí được hai bên thỏa thuận tại hợp đồng dịch vụ pháp lý. Nếu không có thỏa thuận về chi phí thì chi phí thực tế là phần giá trị bạn phải thanh toán khi thanh lý hợp đồng.

  • Xem thêm     

    18/09/2014, 10:01:06 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
               Trường hợp bạn hỏi luật không có quy định mà phụ thuộc vào điều kiện, cơ sở vật chất của từng trường, từng địa phương. Nếu nhà trường sử dụng tiền đóng góp không đúng mục đích thì bạn có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    18/09/2014, 09:53:35 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau;

    1. Theo quy định tại các Điều 15, 104, 106  Bộ luật hình sự thì khi bạn có quyền chống trả một cách cần thiết khi bạn hoặc người khác bị tấn công. Nếu bạn chống trả quá mức cần thiết gây thương tích cho người khác thì bạn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    2. Bạn tham khảo các quy định sau đây của Bộ luật hình sự:

    Điều 15. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

      Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

    2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

      Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
      a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
      b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
      c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
      d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
      đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
      e) Có tổ chức;
      g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
      h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
      i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
      k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
    2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
    3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
    4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

    Điều 105. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm :
      a) Đối với nhiều người;
      b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác.

    Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
    2. Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
  • Xem thêm     

    15/09/2014, 09:03:51 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn liên hệ với Luật sư Tuấn để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý...

  • Xem thêm     

    08/09/2014, 12:12:23 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

              Trường hợp của chị bạn có thể yêu cầu tòa án tuyên bố hủy bỏ hôn nhân trái pháp luật. Do vậy, chị bạn cần chỉnh sửa lại nội dung đơn và yêu cầu hủy bỏ hôn nhân trái pháp luật để được tòa án xem xét giải quyết.

  • Xem thêm     

    08/09/2014, 10:59:40 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì "nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên" mới đủ tuổi kết hôn. Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, có hiệu lực từ năm 2015 cũng quy định tương tự như trên về độ tuổi kết hôn. Do vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì bạn chưa đủ tuổi kết hôn. Việc gia đình hai bên ngăn cản việc kết hôn, chung sống như vợ chồng của bạn là không trái pháp luật.

    2.  Điều 115, Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: Người đã thành niên mà giao cấu với người từ đủ 13 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi thì sẽ bị xử lý về tội giao cấu với trẻ em theo quy định tại Điều 115, Bộ luật hình sự. Như vậy, nếu có căn cứ là bạn trai của bạn quan hệ tình dục với bạn khi bạn chưa đủ 16 tuổi thì bạn trai của bạn mới bị xử lý hình sự về tội danh này. Nếu thời điểm giao cấu, bạn đã đủ 16 tuổi thì bạn trai của bạn chỉ có thể bị xử lý hành chính.

    3. Như đã nói ở trên, bạn chưa đủ tuổi kết hôn nên không thể thực hiện thủ tục kết hôn theo quy định. Nếu hai bên tự tổ chức đám cưới và về chung sống với nhau cũng không được các cấp chính quyền cho phép. Nếu khi bạn sinh con mà cha của đứa trẻ không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì bạn chỉ còn cách là khởi kiện đến tòa án để yêu cầu cấp dưỡng cho con theo quy định của pháp luật. Việc kết hôn là tự nguyện do vậy nếu một bên không muốn kết hôn thì không thể thực hiện được thủ tục kết hôn dưới bất kỳ hình thức nào.

  • Xem thêm     

    08/09/2014, 09:26:50 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì trường hợp của bạn là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam và các cam kết quốc tế giữa Việt Nam với nước mà chồng bạn mang quốc tịch. 

    Nếu quan hệ hôn nhân của bạn lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được thì bạn có thể gửi đơn tới Tòa án cấp tỉnh tại Việt Nam nơi bạn có hộ khẩu thường trú để được xem xét giải quyết theo pháp luật. Bạn cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện như sau:

    1. Đơn xin ly hôn ;

    2. Bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu của bạn;

    3. Bản chính giấy đăng ký kết hôn;

    4. Thông tin, địa chỉ của chồng bạn.

     

    Trong quá trình thụ lý, giải quyết, nếu tòa án xác định tình trạng hôn nhân của bạn trầm trọng thì sẽ căn cứ vào Điều 89 Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết cho bạn được đơn phương ly hôn.

  • Xem thêm     

    08/09/2014, 08:52:46 SA | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Bạn liên hệ với phòng một cửa của UBND phường nơi có đất để làm thù tục xin cấp biển số nhà theo quy định. Hồ sơ bao gồm:

    1. Đơn xin tạm cấp số nhà (người dân tự soạn);  
    2. Chứng minh nhân dân và hộ khẩu thường trú hoặc sổ tạm trú của người xin cấp số nhà(bản sao);  
    3. Một trong các loại giấy tờ liên quan đến thời điểm tạo lập nhà, đất của căn nhà xin tạm cấp số

    Hồ sơ: Nộp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ tại Ủy ban nhân dân phường –xã, thị trấn (trong giờ hành chính từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần).
    - Cán bộ địa chính phường – xã, thị trấn kiểm tra tính đầy đủ 
    + Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ cán bộ tiếp nhận viết biên nhận trao cho người nộp. 
    + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hướng dẫn một lần để người nộp hoàn thiện hồ sơ

  • Xem thêm     

    03/09/2014, 02:13:03 CH | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Việc áp dụng án treo được quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự và được hướng dẫn tại Điều 2, Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, cụ thể như sau:

    Điều 2. Việc xem xét cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

    1. Chỉ xem xét cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Bị xử phạt tù không quá 3 năm về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng theo phân loại tội phạm quy định tại khoản 3 Điều 8 của Bộ luật hình sự;

    b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn tôn trọng các quy tắc xã hội, chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú, công tác; không vi phạm các điều mà pháp luật cấm; chưa bao giờ bị kết án, bị xử lý vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật.

    Trường hợp người phạm tội có án tích nhưng đã được xóa án tích, được đương nhiên xóa án tích thì coi là chưa bị kết án; đã bị xử lý hành chính, xử lý kỷ luật nhưng đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc hết thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật thì được coi là chưa bị xử lý hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật, nhưng không phải là có nhân thân tốt. Việc cho hưởng án treo đối với những trường hợp này phải hết sức chặt chẽ. Chỉ có thể xem xét cho hưởng án treo khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    b1) Người bị kết án từ trên 3 năm tù đến 15 năm tù về tội do cố ý (kể cả trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều tội hoặc nhiều bản án) mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b2) Người bị kết án đến 3 năm tù về tội do cố ý mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b3) Người bị kết án về các hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ mà thời gian được xóa án tích tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b4) Người bị kết án về các tội do vô ý mà đã được xóa án tích;

    b5) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b6) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc một lần và có nhiều lần bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 2 năm;

    b7) Người đã bị đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc mà thời gian được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

    b8) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật từ hai lần trở lên mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 18 tháng;

    b9) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật về hành vi có cùng tính chất với hành vi phạm tội lần này mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 1 năm;

    b10) Người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 6 tháng;

    b11) Người đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý hành chính;

    c) Có nơi cư trú cụ thể, rõ ràng;

    d) Không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 48 của Bộ luật hình sự và có từ hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên trong đó có ít nhất một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự; nếu có một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì phải có từ ba tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự.

    Những tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 của Bộ luật hình sự là những tình tiết được hướng dẫn tại điểm c mục 5 Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày 04-8-2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần chung của Bộ luật hình sự năm 1999”;

    đ) Có khả năng tự cải tạo và nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, đặc biệt là các tội phạm về tham nhũng.

    2. Không cho hưởng án treo nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị quy định tại khoản 2 Điều 3 của Bộ luật hình sự bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;

    b) Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;

    c) Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;

    d) Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.

    3. Khi xem xét, quyết định cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo, cần lưu ý:

    a) Đối với trường hợp người bị xử phạt tù đã bị tạm giữ, tạm giam thì chỉ cho hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù;

    b) Những trường hợp người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nếu có đủ điều kiện để áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự thì cũng phải xử trong khung hình phạt liền kề là đã thể hiện chính sách khoan hồng đối với họ; không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng;

    c) Những trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng, nếu Viện kiểm sát không truy tố cũng phải áp dụng để xét xử đúng quy định của pháp luật; nếu còn có các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự cũng phải được áp dụng đầy đủ; không được vì muốn cho hưởng án treo mà không áp dụng đầy đủ các tình tiết định khung tăng nặng và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 của Bộ luật hình sự;

    d) Khi quyết định hình phạt phải tuân thủ nguyên tắc xử lý quy định tại Điều 3 của Bộ luật hình sự kết hợp với các căn cứ quyết định hình phạt quy định tại Điều 45 của Bộ luật hình sự; không được cho rằng án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù để tăng hình phạt lên cao hơn các trường hợp khác không có căn cứ và cho hưởng án treo; không được tùy tiện giảm mức hình phạt tù không có căn cứ để đủ điều kiện về mức hình phạt tù quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự và cho hưởng án treo."

    Như vậy, nếu người nhà của bạn đủ điều kiện trên thì Tòa án có thể xem xét cho hưởng án treo. Nếu có đủ điều kiện hưởng án treo nhưng trong hồ sơ vụ án chưa đủ chứng cứ, tài liệu chứng minh điều kiện hưởng án treo như trên thì luật sư có thể thu thập chứng cứ để chứng minh và yêu cầu tòa án xem xét áp dụng án treo cho người thân của gia đình bạn. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với luật sư để được tư vấn và trợ giúp pháp lý.

  • Xem thêm     

    01/09/2014, 07:24:18 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
              Công chức cấp dưới chịu sự chỉ đạo,lãnh đạo của cấp trên. Tuy nhiên, không ít trường hợp cấp trên chỉ đạo cấp dưới làm sai pháp luật, chậm chí có thể tới mức bị xử lý hình sự. Trong trường hợp này thì cấp dưới có quyền báo cáo, phản hồi ý kiến, quan điểm của mình. Nếu cấp trên đã tiếp nhận thông tin và dùng mệnh lệnh hành chính để bắt buộc phải làm thì cấp trên phải chịu  hậu quả chính.

            Nếu chỉ là công chức giúp việc cho lãnh đạo thì khi thấy sai trái vẫn phải có trách nhiệm báo cáo, trình bày, bày tỏ ý kiến.  Nếu cứ phải làm theo lệnh (không có chứng kiến, không đúng với vai trò giúp việc....) thì trách nhiệm thuộc về người lãnh đạo. Nếu là những hành vi vi phạm nghiêm trọng, có thể bị xử lý hình sự, người giúp việc biết mà vẫn thực hiện vì nể hoặc vì sợ... thì vẫn bị xử lý với vai trò đồng phạm giúp sức. Do vậy nên cẩn trong với mệnh lệnh trên trời !

  • Xem thêm     

    01/09/2014, 07:10:50 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

             1. Theo quy định pháp luật thì thời hạn sử dụng chứng minh thư là 15 năm. Qua 15 năm phải làm thủ tục cấp đổi CMND mới. Thực tiễn việc cấp đổi chứng minh khi đã hết hạn không được thực hiện triệt để. Một bộ phận không nhỏ nhân dân vẫn sử dụng CMND cấp từ những năm 70, 80... để thực hiện thủ tục hành chính. Về nguyên tắc thì có thể không chấp nhận chứng minh thư đã hết hạn sử dụng để thực hiện thủ tục tuy nhiên... hầu hết các địa phương vẫn linh động vấn đề này và chấp nhận loại giấy tờ đó. Về bản chất thì việc cấp lại CMND để tiện cho việc quản lý khi hình ảnh đã thay đổi hoặc có thể thay đổi thông tin về địa chỉ... tuy nhiên, nếu công dân vẫn sống tại một địa chỉ thì khi cấp lại CMND chỉ thay ảnh còn mọi thông tin và số CMND vẫn giữ nguyên.

              2. Đối với việc lập di chúc. Di chúc hợp pháp là được lập theo đúng hình thức và nội dung pháp luật quy định, thể hiện ý chí của chủ sở hữu tài sản để định đoạt tài sản sau khi người đó qua đời. Di chúc có thể là di chúc miệng hoặc di chúc bằng văn bản. Với loại di chúc bằng văn bản có thể là có người làm chứng hoặc không có người làm chứng, hoặc có thể công chứng, chứng thực. Các loại di chúc này đều hợp lệ.

    Pháp luật chưa có quy định về thông tin của người làm chứng không đúng thì di chúc vô hiệu. Chỉ có quy định về quan hệ giữa người làm chứng với người lập di chúc (không được là người trong hàng thừa kế, không ảnh hưởng tới ý chí của người lập di chúc...). Bản chất của việc làm chứng là có người có năng lực hành vi đầy đủ, không gây áp lực ảnh hưởng tới ý chí của người lập di chúc chứng kiến việc lập di chúc - Kể cả trường hợp không có người làm chứng thì di chúc vẫn có hiệu lực. Do vậy, việc người làm chứng có thông tin đúng như trong di chúc hay không ,  CMND còn hiệu lực hay không không phải là nguyên nhân làm di chúc vô hiệu.

  • Xem thêm     

    21/08/2014, 09:18:39 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!
    Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì thửa đất vườn diện tích 1486m2 là tài sản chung vợ chồng của ông Thiện và bà Hòa. Theo đó mỗi người có quyền sở hữu 1/2 trong khối tài sản chung đó. Nếu ông Thiện bà Hòa khi sống có di chúc hợp pháp thì di sản của ông bà được chia theo nội dung di chúc. Nếu di chúc không hợp pháp thì di sản được phân chia theo pháp luật.

    2. Theo thông tin bạn nêu thì bà Hòa đã qua đời năm 1998, do vậy thời hiệu khởi kiện để tranh chấp về thừa kế đối với di sản do bà Hòa để lại là 10 năm ( 1998 -2008). Nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế đối với di sản do bà Hòa để lại (1/2 giá trị thửa đất trên). Do vậy, ai đang quản lý được tiếp tục quản lý, sử dụng phần di sản đó theo quy định pháp luật. Nếu di sản của bà Hòa để lại đủ điều kiện để phân chia tài sản chung theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP sau đây thì có thể yêu cầu tòa án xem xét giải quyết chia tài sản chung theo quy định pháp luật: "Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết".

    3. Theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự thì hàng thừa kế thứ nhất của ông Thiện là: bố mẹ ông Thiện (nếu còn sống) và các con ông Thiện. Trong trường hợp con ông thiện chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông Thiện thì các cháu ông Thiện được thừa kế thay phần của cha, mẹ các cháu theo quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự. Nếu con ông Thiện chết sau ông Thiện thì các thừa kế của con ông thiện (vợ con người đó) sẽ được hưởng thay người con đó phần di sản mà đáng lẽ họ được hưởng.

    Vì vậy, các cháu ông Thiện có quyền khởi kiện tranh chấp về thừa kế để yêu cầu chia di sản do ông Thiện để lại theo pháp luật (trừ trường hợp ông Thiện có di chúc hợp pháp để lại di sản đó cho người khác). Nếu di sản của ông Thiện để lại không có di chúc, chưa chia; cha mẹ ông Thiện đã mất trước thời điểm ông Thiện qua đời và ông Thiện không còn con riêng, con nuôi nào khác thì di sản của ông Thiện sẽ được tòa án chia làm 4 phần cho bốn người con. Nguyên đơn (vợ con anh Hòa) sẽ được hưởng 1/4 trong khối tài sản do ông Thiện để lại theo các quy định pháp luật nêu trên.

    Ngoài ra, những người có công duy tu, bảo quản di sản sẽ được trích một phần giá chị cho công sức duy tu bảo quản di sản đó khi tòa án phân chia di sản thừa kế.

  • Xem thêm     

    20/08/2014, 04:51:40 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Quy định tại Điều 37 Nghị định 15/2012/NĐ-CP của chính phủ quy định về thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản như sau:

    Điều 37. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản

    1. Việc tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện như sau:

    a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

    b) Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản và khoản 1 Điều 31 Nghị định này thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành văn bản tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.

    2. Thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản:

    a) Trong thời gian không quá 25 ngày, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra thực địa;

    b) Trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành công việc quy định tại điểm a khoản này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản xin ý kiến đến các cơ quan có liên quan về việc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 60 Luật khoáng sản.

    Trong thời gian không quá 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan.Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý.

    c) Trong thời gian không quá 35 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

    3. Việc trình hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện như sau:

    a) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

    b) Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    4. Thông báo và trả kết quả hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản

    Trong thời gian không quá 15 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản để nhận kết quả và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định.

             Đồng thời, quy định tại điều 60 Luật khoáng sản 2010 quy định về thủ tục cấp giấy phép khai thác khoảng sản đối với tổ chức và cá nhân đủ điều kiện, theo đó:1. Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn, trả lại Giấy phép khai thác khoáng sản, trả lại một phần diện tích khu vực khai thác khoáng sản nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này.”.

    Điều 82 Luật khoáng sản 2010 quy định về Thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản:

    “1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.”.

    3. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.”

    Bạn nên tìm hiểu thêm những văn bản của UNND các cấp ban hành về việc quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản tại địa phương nơi bạn đang công tác.

  • Xem thêm     

    20/08/2014, 04:49:34 CH | Trong chuyên mục Lao động

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn!

    Quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ, công chứng 2008 quy định về cán bộ, công chức, theo đó: “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”

    Đồng thời, Điều 37 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định về phương thức tuyển dụng công chức phải thông qua hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển. Hình thức này áp dụng đối với cả các đơn vị sự nghiệp của Cơ quan Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An.

    Điều 37. Phương thức tuyển dụng công chức

    1. Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.

    2. Người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển.

    3. Chính phủ quy định cụ thể việc thi tuyển, xét tuyển công chức.”

    Trường hợp của bạn làm việc 3 năm tại đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ quốc phòng không thuộc trường hợp xét tuyển công chức. Cho nên, để trở thành công chức nhà nước bạn vẫn phải thông qua kỳ thi tuyển dụng công chức theo quy định của pháp luật. Bạn có thể tham khảo khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ công chức 2008 để hiểu rõ hơn điều này.

344 Trang «<73747576777879>»