Tư Vấn Của Luật Sư: Thạc sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Cuonglawyer

344 Trang «<891011121314>»
  • Xem thêm     

    22/06/2017, 02:26:33 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Nội dung này chưa có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, nếu hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định BLHS năm 2015 mà các đương sự không tranh chấp với nhau về quyền thừa kế và cùng xác nhận là đồng thừa kế thì có thẻ làm thủ tục khai nhận thừa kế, công chứng văn bản và phân chia mà không cần phải để tòa án giải quyết.

  • Xem thêm     

    21/06/2017, 08:39:36 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà NỘi trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì di sản của ông bà nội bạn đã hoàn tất thủ tục khai nhận di sản thừa kế và đã đăng ký sang tên theo quy định. Phần di sản mà ba bạn được hưởng là phần di sản theo di chúc của bà nội bạn nên ba bạn được hưởng phần giá trị tài sản cả nhà và đất.

    2. Nếu vụ việc không hòa giải được khiến tòa án giải quyết thì tòa án sẽ chia phần của ba bạn theo nội dung di chúc của bà bạn để lại. Sau khi xác định giá trị từng phần của các đồng thừa kế thì tòa án có thể chia bằng hiện vật cho những người có nhu cầu. Nếu người nào nhận bằng hiện vật lớn hơn giá trị mà đáng ra họ được hưởng thì họ phải thanh toán trả lại phần vượt quá đó cho người khác.

    3. Sau khi phân chia di sản thì các thừa kế có quyền định đoạt phần tài sản được chia của mình. Bố bạn được toàn quyền chuyển nhượng phần nhà đất mà tòa án chia cho bố bạn hoặc phần diện tích mà các anh, chị em thống nhất thỏa thuận để bố bạn được hưởng.

  • Xem thêm     

    21/06/2017, 08:32:49 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Nếu người lái xe là lái thuê, tình lương theo ngày, theo tháng. Việc chạy xe đó để phục vụ cho nhu cầu công việc của chủ xe, người lái chỉ là người làm công ăn lương chứ không giao xe cho toàn quyền xử dụng thì trách nhiệm bồi thường trước tiên sẽ thuộc về chủ xe.

  • Xem thêm     

    20/06/2017, 05:30:36 CH | Trong chuyên mục Lĩnh vực Luật khác

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Trong trường hợp này, nếu việc chở hành là vi phạm thì vẫn có thể bị thu xe theo quy định tại Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính.

    Trong trường hợp bị tịch thu xe ô tô đang thế chấp do vi phạm pháp luật thì người thế chấp phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm đó.

  • Xem thêm     

    20/06/2017, 03:28:28 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì di sản là nhà đất mà ông bà nội bạn để lại có phần có di chúc, có phần chia theo pháp luật (phần di sản của ông chia theo pháp luật, phần của bà có di chúc hợp pháp nên chia theo di chúc).

    2. Việc khai nhận thừa kế theo di chúc và theo pháp luật đối với di sản mà ông bạn và bà bạn để lại đã được thực hiện theo quy định pháp luật, đã xác định quyền thừa kế trong khối di sản đó: Phần di sản của bố bạn là phần được định đoạt theo di chúc, bao gồm 1/2 giá trị nhà đất và phần thừa kế của bà nội bạn trong khối di sản của ông nội bạn để lại. Phần di sản của ông nội bạn thì chia đều theo pháp luật. Đối với người con của bà nội bạn bị mắc bệnh tâm thần thì đương nhiên được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (phần di sản của bà bạn sau khi trừ 2/3 của một suất cho chú tâm thần của bạn thì phần còn lại thuộc về cha bạn theo di chúc).

    3. Việc chia thừa kế trước tiên tính theo giá trị trên tổng giá trị tài sản. Nếu ai có nhu cầu nhận bằng hiện vật thì tòa án sẽ chia hiện vật để sử dụng. Người nào nhận hiện vật vượt quá phần giá trị mà mình được hưởng thì phải thanh toán giá trị bằng tiền cho người khác còn thiếu. Nếu cho rằng bố bạn chỉ được nhận thừa kế là nhà ở của bà nội bạn mà không được nhận thừa kế là quyền sử dụng đất là không đúng theo nội dung di chúc của bà bạn.

    4. Nếu không thỏa thuận được về việc phân chia thừa kế, chia tài sản chung thì bố bạn có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết theo quy định pháp luật.

  • Xem thêm     

    20/06/2017, 02:25:45 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Nếu thửa đất đã có "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" có thể màu đỏ hoặc màu hồng do cơ quan có thẩm quyền cấp thì chủ sử dụng đất được quyền thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho người khác. Nói cách khác dù "sổ đỏ" hay "sổ hồng" thì giá trị pháp lý vẫn như nhau.

    Nếu bạn nhận chuyển nhượng thửa đất đó thì bạn có thể đề nghị cấp đổi sang mẫu mới theo quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BTNMT với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

  • Xem thêm     

    20/06/2017, 08:41:44 SA | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Với tài sản không có đăng ký quyền sở hữu thì không bắt buộc phải đăng ký thế chấp.

    Nghị định 83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch đảm bảo quy định:

    Điều 3. Đối tượng đăng ký

    1. Các giao dịch bảo đảm sau đây phải đăng ký:

    a) Thế chấp quyền sử dụng đất;

    b) Thế chấp rừng sản xuất là rừng trồng;

    c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;

    d) Thế chấp tàu biển;

    đ) Các trường hợp khác, nếu pháp luật có quy định.

    2. Các giao dịch bảo đảm bằng tài sản không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký khi cá nhân, tổ chức có yêu cầu.

     

     

  • Xem thêm     

    20/06/2017, 08:36:20 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Hiện nay vẫn xử lý theo Điều 194 BLHS. Nếu vận chuyển mà không tham gia vào quá trình mua bán thì chỉ bị xử lý về tội vận chuyển. Nếu vận chuyển số lượng lớn mà khai là mang về dùng dần thì cũng khó thuyết phục.

  • Xem thêm     

    20/06/2017, 08:23:34 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Vụ việc mà bạn nêu trên thì có dấu hiệu vi phạm về làn đường, chuyển hướng của người lái xe ô tô. Vì vậy, cần kiểm tra xem vị trí va chạm còn thuộc bên phần đường của xe ô tô không. Nếu xe ô tô vì tránh ổ gà mà đột ngột chuyển hướng, lấn làn, gây tai nạn cho xe máy đi ngược chiều thì sai phạm thuộc về người lái xe ô tô.

    Nếu thương tích của nạn nhân từ 31% trở lên thì người lái xe ô tô có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 202 BLHS.

    Đối với trách nhiệm dân sự: Thiệt hại trong vụ việc trên bao gồm chi phí cứu chữa, chi phí tiền công người chăm sóc, tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút, tiền bồi thường tổn thất về tinh thần... Nếu người lái xe ô tô là người làm công của pháp nhân (công ty) thì trước tiên công ty có trách nhiệm bồi thường trực tiếp cho nạn nhân, sau đó công ty yêu có quyền yêu cầu lái xe phải bồi thường lại cho công ty.

    Vì vậy, tốt hơn hết là gia đình lái xe ô tô nên thương lượng với nạn nhân để bồi thường thỏa đáng và để nạn nhân làm đơn bãi nại, từ chối giám định thương tích.

  • Xem thêm     

    19/06/2017, 09:33:09 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định của pháp luật thì người có tài sản có quyền định đoạt đối với tài sản của mình, trong các hình thức định đoạt thì có hình thức lập di chúc. Pháp luật cho phép người lập di chúc có thể đưa điều kiện hưởng di sản, có quyền để lại một phần hoặc toàn bộ di sản vào mục đích thờ cúng. Vì vậy, bố mẹ bạn lập di chúc để lại di sản làm nơi thờ cũng là nội dung được pháp luật cho phép.

    2. Để đảm bảo hiệu lực của di chúc thì nội dung, hình thức phải phù hợp với quy định pháp luật, người lập di chúc phải tỉnh táo, minh mẫn và tự nguyện khi lập di chúc. Vì vậy, bạn cần kiểm tra lại điều kiện có hiệu lực đối với di chúc trên.

    3. Nếu di chúc có hiệu lực thì các bên phải thực hiện theo nội dung di chúc. Chỉ được phép chuyển tên sang người khác đứng tên nếu trong di chúc có nội dung đó và phần ghi chú trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau này phải ghi rõ là đại diện các thừa kế, là di sản thờ cúng không được tự ý định đoạt như nội dung ghi trong di chúc thì việc đăng ký sang tên đó mới hợp lệ, tránh những tranh chấp có thể xảy ra.

    4. Nếu người nào vi phạm nội dung di chúc thì các thừa kế khác có quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp về thừa kế.

  • Xem thêm     

    12/06/2017, 03:49:56 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Bạn có thể kiểm tra lại thông tin và điều kiện kinh doanh của công ty đó. Nếu công ty không có chức năng tư vấn, làm thủ tục đưa người ra nước ngoài du học mà gian dối trong thông tin, nhận tiền cọc rồi không đưa đi được, cũng không trả lại tiền cọc thì hoạt động này có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, khi đó bạn có thể làm đơn trình báo sự việc với công an để được xem xét giải quyết theo quy định pháp luật.

    Nếu công ty hoạt động hợp pháp, đủ điều kiện kinh doanh lĩnh vực du học (có giấy phép con) và việc thông tin về chương trình học là chuẩn xác, học sinh chậm xuất cảnh là do nguyên nhân khách quan thì vụ việc này phải giải quyết theo nội dung hai bên đã thỏa thuận tại hợp đồng đã được ký kết giữa hai bên.

    Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục. Trong đó, có quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. 

    Theo Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gồm: doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp; các đơn vị sự nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; tổ chức giáo dục nước ngoài hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

    Hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm: giới thiệu, tư vấn thông tin về chính sách giáo dục của các quốc gia và vùng lãnh thổ; tư vấn lựa chọn trường học, khóa học, ngành nghề và trình độ phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học; tổ chức quảng cáo, hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm về du học theo quy định của pháp luật; tổ chức chiêu sinh, tuyển sinh du học; tổ chức bồi dưỡng kỹ năng cần thiết cho công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập; tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập, đưa cho mẹ hoặc người giám hộ tham quan nơi đào tạo ở nước ngoài theo quy định của pháp luật; các hoạt động khác liên quan đến kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

    Các tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải đáp ứng các điều kiện sau: thành lập theo quy định của pháp luật; có trụ sở, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ tư vấn du học; đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học có trình độ đại học trở lên, có năng lực sử dụng ít nhất một ngoại ngữ từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và tướng đương, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Về thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận, cụ thể:

    Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học cho tổ chức đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học.

    Hồ sơ đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du họcgồm: (i) Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học với những nội dung: Mục tiêu, nội dung hoạt động; khả năng khai thác và phát triển dịch vụ du học ở nước ngoài; kế hoạch và các biện pháp tổ chức thực hiện; phương án giải quyết khi gặp vấn đề rủi ro đối với người được tư vấn du học; (ii) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; (iii) Danh sách đội ngũ nhân viên trực tiếp tư vấn du học bao gồm các thông tin: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, vị trí công việc sẽ đảm nhiệm tại tổ chức dịch vụ tư vấn du học; bản sao có chứng thực văn bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học.

    Về trình tự thực hiện, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định đến Sở Giáo dục và Đào tạo nơi kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Trong thời hạn 15 ngày (thay vì 25 ngày như quy định trước đây) làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định hồ sơ, thẩm tra tính xác thực của tài liệu trong hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Nếu chưa đáp ứng các điều kiện theo quy định thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức dịch vụ tư vấn du học và nêu rõ lý do.

    Nghị định số 46/2017/NĐ-CP đã bổ sung quy định về trình tự thực hiện đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, cụ thể:

    Khi tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học vi phạm quy định cần phải đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ vi phạm và lập biên bản kiểm tra.

    Căn cứ vào mức độ vi phạm, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học. Quyết định đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được tư vấn du học, tổ chức và cá nhân liên quan. Quyết định đình chỉ phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

    Sau thời hạn bị đình chỉ, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học được khắc phục, tổ chức kinh doanh dịch vụ tư vấn du học có tờ trình đề nghị được kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại gửi Sở Giáo dục và Đào tạo. Tờ trình nêu rõ việc khắc phục các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ kèm theo các tài liệu minh chứng (nếu có). Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được tờ trình hợp lệ, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định tờ trình và các tài liệu minh chứng, trong trường hợp cần thiết Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra thực tế. Nếu đã khắc phục được các nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trở lại, nếu không đủ điều kiện thì có văn bản thông báo và nêu rõ lý do, hướng giải quyết.

    Nghị định số 46/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 21/4/2017.

     
  • Xem thêm     

    12/06/2017, 03:41:22 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !


    Nội dung bạn hỏi là thủ tục đăng ký biến động về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:

     

    Điều 70. Trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất

    1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký.

    2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đề nghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau:

    a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.

    Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạng tài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợp phải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt; xác nhận sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

    b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

    c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai.

    3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau:

    a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

    b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);

    c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;

    d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký;

    đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;

    e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có);

    g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật bổ sung việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp.

    4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau:

    a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

    Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

    b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.

    5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

    Điều 76. Cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng

    1. Việc cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp được thực hiện trong các trường hợp sau:

    a) Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

    b) Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng;

    c) Do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất;

    d) Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

    2. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận.

    3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

    a) Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận;

    b) Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

    c) Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    4. Trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng thì người sử dụng đất nộp bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho Giấy chứng nhận đã cấp để làm thủ tục cấp đổi giấy mới.

    Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi.

    5. Việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới cấp đổi quy định tại Khoản 4 Điều này được thực hiện đồng thời giữa ba bên gồm Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng theo quy định như sau:

    a) Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp;

     

    b) Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

     

  • Xem thêm     

    12/06/2017, 03:16:11 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo thông tin bạn nêu thì nhà đất đang đứng tên bạn trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có nguồn gốc là cha mẹ để lại nhưng không có văn bản chuyển quyền sử dụng đất (văn bản tặng cho, di chúc). Vì vậy, nếu anh, chị em bạn có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100, Luật đất đai năm 2013 hoặc trong hồ sơ địa chính có tên bố mẹ bạn thể hiện là loại đất ở thì trong thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế (không quá 30 năm), anh chị em bạn có quyền khởi kiện tới tòa án để yêu cầu chia thừa kế đối với di sản mà cha mẹ bạn để lại.

    2. Nếu anh chị em bạn không có bất cứ giấy tờ về quyền sử dụng đất đứng tên cha, mẹ bạn; đồng thời trong hồ sơ về quản lý đất đai hiện lưu giữ tại chính quyền địa phương không có tên của cha mẹ bạn (sổ mục kê, số dã ngoại, sổ đang ký ruộng đất, sổ địa chính, sổ thống kê...) mà chỉ có tên bạn và bạn được cấp giấy chứng nhận thuộc trường hợp sử dụng ổn định, liên tục, không có tranh chấp thì bạn sẽ giữ được giấy chứng nhận đã cấp và có thể toàn quyền định đoạt khối bất động sản đó. 

    Bạn tham khảo điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định sau đây của luật đất đai: 

    Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

    1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

    g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

    2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    3. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, văn bản công nhận kết quả hòa giải thành, quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

    5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

  • Xem thêm     

    09/06/2017, 05:33:59 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về tài sản chung và tài sản riêng vợ chồng như sau:

    Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

    Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

    2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

     

  • Xem thêm     

    09/06/2017, 03:52:25 CH | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Thanh lý hợp đồng không phải là thủ tục bắt buộc trong mọi trường hợp. Vì vậy, nếu hợp đồng có thỏa thuận như vậy thì chứng tư về việc giao hàng, nghiệm thu và thanh toán tiền là thể hiện hợp đồng đã được thanh lý, hai bên không phải lập biên bản thanh lý.

  • Xem thêm     

    09/06/2017, 03:44:54 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Thanh lý hợp đồng không phải là thủ tục bắt buộc trong mọi trường hợp. Vì vậy, nếu hợp đồng có thỏa thuận như vậy thì chứng tư về việc giao hàng, nghiệm thu và thanh toán tiền là thể hiện hợp đồng đã được thanh lý, hai bên không phải lập biên bản thanh lý riêng.

  • Xem thêm     

    09/06/2017, 03:33:46 CH | Trong chuyên mục Hợp đồng

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Người đại điện ký hợp đồng của pháp nhân phải là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền. Nếu ký hợp đồng với người đại diện theo ủy quyền thì bạn cần kiểm tra lại văn bản ủy quyền và thông tin của bên nhận ủy quyền thì hợp đồng mới có hiệu lực pháp luật.

  • Xem thêm     

    09/06/2017, 03:21:44 CH | Trong chuyên mục Đất đai, Nhà cửa

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau:

    1. Theo quy định của luật đất đai thì người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận thì có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho người khác: Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất là bên có đất nhận tiền và giao đất cho bên nhận chuyển nhượng và ngược lại, đồng thời các bên thực hiện các thủ tục để đăng ký sang tên theo quy định pháp luật.

    Theo nội dung hợp đồng hai bên ký kết cũng như theo quy định của bộ luật dân sự về nghĩa vụ của bên chuyển nhượng thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ giao bất động sản cho bên nhận chuyển nhượng sau thời điểm ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Vì vậy, nếu bên chuyển nhượng chậm bàn giao đất cho bạn thì bạn có thể khởi kiện tới tòa án để yêu cầu bên chuyển nhượng phải thực hiện hợp đồng chuyển nhượng "bàn giao đất " cho bạn theo thỏa thuận. Sau khi có quyết định, bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà bên chuyển nhượng không tự nguyện thi hành án thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức cưỡng chế thi hành án theo nội dung bản án đó.

    2. Đối với đất của nhà thờ họ. Nếu thửa đất bạn nhận chuyển nhượng có một phần đất của nhà thờ họ thì phải thỏa thuận với cộng đồng đó để phân định ranh giới thửa đất, phần diện tích còn lại sẽ là phần của chủ sử dụng đất cũ và chuyển nhượng cho bạn.

     

  • Xem thêm     

    08/06/2017, 10:50:05 SA | Trong chuyên mục Hôn nhân, Thừa kế

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Theo quy định pháp luật thì cha mẹ chết không để lại di chúc thì di sản của cha mẹ sẽ thuộc về những người thừa kế theo pháp luật.

    Theo thông tin bạn nêu thì trong vụ việc trên, cha mẹ sinh được 3 người con, cha mẹ có nhà đất và không lập di chúc. Sau khi cha mẹ qua đời thì người con út cũng qua đời vì vậy hàng thừa kế thứ nhất chỉ còn hai anh em người thứ nhất và thứ hai, di sản sẽ chia đôi. Việc một người tự ý đăng ký sang tên nhà đất nêu trên là không đúng pháp luật. Vì vậy, người con còn lại có thể khởi kiện để yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật.

  • Xem thêm     

    08/06/2017, 08:22:04 SA | Trong chuyên mục Hình sự

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn !
    Nếu em bạn biết những người trên đánh bạc nhưng vẫn chứa chấp, thu tiền thì em bạn sẽ bị xử lý về tội danh quy định tại Điều 249 BLHS năm 1999, sửa đổi năm 2009 như sau:

    Điều 249. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
    1. Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này và Điều 248 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
    a) Có tính chất chuyên nghiệp;
    b) Thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoặc đặc biệt lớn;
    c) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Hình phạt cụ thể sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội và các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

344 Trang «<891011121314>»