Vụ án Tiên Lãng: tình tiết mới chứng tỏ ông Vươn vô tội.
Ngày 8/2/2012, trên Bauxite Việt Nam, khi chưa có kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tôi đã viết bài: “ Vụ án Cống Rộc, huyện Tiên Lãng: anh em ông Đoàn Văn Vươn vô tội”.
Trong bài viết trên, tôi biện hộ cho ông Vươn chủ yếu dựa vào tiền lệ án sử ở vụ án Nọc Nạn, và dựa vào quan niệm đạo đức nhân bản của mọi người.
Nay, có những tình tiết mới từ kết luận của Thủ tướng và từ Tòa án Tối cao, chứng tỏ rằng ông Vươn vô tội, tôi sẽ biện hộ cho ông Vươn dựa vào Bộ Luật Hình Sự.
Trong bài viết này chủ yếu tôi sử dụng bài: “ Một số vấn đề phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng” của Thạc sĩ Đinh Văn Quế đăng trên trang mạng của TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐICAO http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&item_id=14077026&article_details=1
Và Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi, bổ xung 2009 trên trang mạng Wikisource http://vi.wikisource.org/wiki/B%E1%BB%99_lu%E1%BA%ADt_H%C3%ACnh_s%E1%BB%B1_Vi%E1%BB%87t_Nam_s%E1%BB%ADa_%C4%91%E1%BB%95i,_b%E1%BB%95_sung_2009
Những tình tiết mới:
Ngày 10/2/2012 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận UBND huyện Tiên Lãng sai toàn diện: “ Do quyết định thu hồi đất không đúng với quy định của pháp luật đất đai nên Quyết định cưỡng chế thu hồi đất cũng không đúng pháp luật. Mặt khác, việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng cũng có nhiều thiếu sót, sai phạm.”.
Trong phiên tái thẩm chiều ngày 15/2Tòa hành chính TAND tối cao đã tuyên hủy án sơ thẩm và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm, để xem xét lại từ đầu vụ ông Đoàn Văn Vươn, vì những sai lầm của Tòa án huyện Tiên Lãng và Tòa án thành phố Hải Phòng.
Với kết luận của Thủ Tướng và phiên tái thẩm của Tòa hành chính TAND tối cao, thì vụ án của ông Đoàn Văn Vươn chống lại đoàn cưỡng chế huyện Tiên Lãng đã xuất hiện tình tiết mới, nên không thể khởi tố ông Vươn về tội: giết người, chống người thi hành công vụ.
Mà phải áp dụng Điều 25 khoản 1 Bộ luật Hình sự để miển trách nhiệm hình sự cho ông Vươn: “ Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.”.
Ông Vươn phòng vệ chính đáng chứ không phạm tội giết người, chống người thi hành công vụ
Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau dây:
1- Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;
2- Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;
3- Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;
4- Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.
Chúng ta hãy xem xét 4 dấu hiệu trên trong vụ án của ông Vươn.
1) Đoàn cưỡng chế huyện Tiên Lãng thực hiện quyết định cưỡng chế 40,3 ha đất của ông Vươn trái pháp luật ( theo kết luận của Tướng, và theo kháng nghị của Tòa án tối cao), tức là xâm hại đến lợi ích cần phải bảo vệ của ông Vươn, nếu để đoàn cưỡng chế tước đoạt hết 40,3 ha đất thì ông Vươn sạt nghiệp, không có tiền trả nợ, không có tiền trả nợ thì chủ nợ sẽ xiết hết tài sản cửa nhà, không còn đất để làm ra tiền mua gạo, không có gạo thì cơm đâu mà ăn, vậy hành vi tước đoạt 40,3 ha đất này có tính chất cực kỳ nguy hiểm cho ông Vươn và gia đình.
2) Đoàn cưỡng chế đang đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho 40,3 ha đất của ông Vươn.
3) Đoàn cưỡng chế trên 100 người có công an, bộ đội, nên để ngăn đoàn cưỡng chế ông Vươn phải tích cực chống lại sự xâm hại bằng cách cho nổ chất nổ tự chế để cảnh cáo, nhưng đoàn cưỡng chế vẫn áp sát vào nhà buộc ông Vươn nổ súng hoa cải.
4) Để gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công của đoàn cưỡng chế sai pháp luật, bên ông Vươn có 3 người, vủ khí bên ông Vươn là hai khẩu súng hoa cải tự chế có tầm sát thương rất ngắn, và hai gói chất nổ tự chế, ông Vươn cho nổ 1 gói chất nổ tự chế và bắn vài phát đạn vào đoàn cưỡng chế.
Ngược lại, đoàn cưỡng chế sai pháp luật có trên 100 người gồm cả công an, bộ đội, vủ khí của đoàn cưỡng chế là súng quân dụng AK 47, kiên chống đạn, chó nghiệp vụ…
Đoàn cưỡng chế trên 100 người có cả công an, bộ đội chứng tỏ chính quyền huyện Tiên Lãng sẽ tiêu diệt mọi kháng cự của ông Vươn bằng sức mạnh quân sự, đặc biệt việc đưa sai pháp luật bộ đội vào đoàn cưỡng chế chứng tỏ chính quyền có thể sữ dụng vụ vủ khí là súng quân dụng để chống lại anh em ông Vươn.
Qua đó chúng ta nhận thấy: ông Vươn có đủ 4 đặc điểm chứng minh rằng ông phòng vệ chính đáng.
Tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến cho rằng ông Vươn có tội khi chống lại đoàn cưỡng chế. Tiêu biểu cho ý kiến này là phát biểu của ThS Phan Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Luật hình sự (ĐH Luật TP.HCM):
“ Về nguyên tắc, một quyết định hành chính có hiệu lực phải được thi hành. Còn quyết định đó đúng hay sai, người dân có quyền khiếu nại lên cấp cao hơn hoặc kiện ra tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Nếu họ không chấp hành, chống lại lực lượng cưỡng chế bằng vũ lực, dùng hung khí, vũ khí… thì hành vi đó là chống người thi hành công vụ, bất kể có oan ức hay không.”. (2)
Ông Thạc sĩ Phan Anh Tuấn phân tích tội danh của ông Vươn, nhưng chỉ ở thời điểm ngay lúc anh chống lại đoàn cưỡng chế, mà không hề xét đến tình tiết mới là kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tuyên án tái thẩm của TAND tối cao về vụ Tiên Lãng, vì thế, đã bỏ sót điều 25 khoản 1 trong Bộ Luật Hình Sự.
Vì: Về nguyên tắc, một quyết định hành chính đúng pháp luật có hiệu lực mới buộc phải thi hành. Một quyết định hành chính có hiệu lực nhưng sai pháp luật, người dân không những không buộc phải thi hành mà còn có quyền kháng cự.
Luật pháp nào lại buộc người ta phải chấp hành một quyết định hành chính sai pháp luật(?!)
Khi chưa có kết luật của Thủ tướng, và kháng nghị của Tòa án tối cao, do không biết Quyết định cưỡng chế là đúng hay sai pháp luật, nên có thể truy tố ông Vươn tội giết người và chống người thi hành công vụ.
Khi Thủ tướng đã kết luận Quyết định cưỡng chế là sai pháp luật thì không còn cơ sở nào để truy tố ông Vươn tội giết người, chống người thi hành công vụ.
Thạc sĩ Tuấn kêu ông Vươn phải “ khiếu nại lên cấp cao hơn hoặc ki��n ra tòa án”, chứ không được chống đoàn cưỡng chế, xin Thạc sĩ Tuấn hướng dẫn giùm: ông Vươn phải khiếu nại lên cấp cao nào nửa? Thời hiệu kháng cáo đã hết, Tòa án thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định số 02/2010/HCPT đình chỉ việc xử phúc thẩm, vậy ông Vươn phải kêu ở đâu?
Ai xét xử cho ông vươn khi thời hiệu kháng án sơ thẩm đã kết thúc? Khi mà Tòa án thành phố Hải phòng đã xử phúc thẩm?
Thạc sĩ Tuấn có lẽ không biết rằng: Ông Vươn đã bị Tòa án Thành phố Hải Phòng lừa gạt ký rút đơn kháng cáo, và mặc dù trong đơn rút đơn kháng cáo ông có thòng thêm câu: “Nếu Tiên Lãng không cho ông thuê lại đất thì đơn này không có giá trị”. Vậy mà, Tòa án thành phố Hải Phòng vẫn xử phúc thẩm vắng mặt ông căn cứ vào đơn xin rút kháng cáo mà không hề quan tâm đến câu thòng của ông.
Tại phiên xử tái thẩm, Tòa án Tối cao đã tuyên phán Tòa án thành phố Hải Phòng vi phạm luật tố tụng nên hũy bản án sơ thẩm và phúc thẩm.
Cả đoàn người hùng hùng hổ hổ đến tước đoạt tài sản của ông Vươn một cách trái pháp luật, mà Thạc sĩ bảo ông Vươn phải ngồi im đưa tài sản cho người ta lấy, rồi đi kiện mà không biết kiện ở đâu, là ý kiến nghe chẳng lọt lổ tay.
Rất nhiều người có quan niệm rằng đoàn cưỡng chế trong vụ án ông Vươn là nhữmg người đang thi hành công vụ, và người thi hành công vụ luôn luôn đúng, người chống người thi hành công vụ luôn luôn sai, dù cho hành động của người thi hành công vụ sai luật pháp.
Đây là quan niệm sai lầm, vì chúng ta có Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước dùng để bồi thường hành vi gây thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.
Điều 3 khoản 2 của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước qui định: Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra thiệt hại là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn không đúng quy định của pháp luật và được xác định trong văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (hết trích)
Có 2 hành vi vi phạm pháp luật của người thi hành công vụ:
1) Người thi hành công vụ thi hành sai nhiệm vụ được giao. Thí dụ: nhiệm vụ được giao là thu hồi đất nhưng lại đi phá nhà.
2) Người thi hành công vụ thi hành đúng nhiệm vụ, nhưng nhiệm vụ được giao sai pháp luật.
Nay, khi Thủ tướng kết luận “ Quyết định cưỡng chế cũng sai pháp luật” thì hành vi cưỡng chế đất của ông vươn cũng sai pháp luật.
Ông Vươn có quyền chống lại hành vi xâm phạm tài sản sai pháp luật để bảo vệ tài sản của mình.
Do đó, ông Vươn có quyền chống lại hành động tước đoạt đất sai pháp luật của đoàn cưỡng chế.
Chúng ta không thể tách hành vi sai pháp luật của đoàn cưỡng chế ra khỏi con người của đoàn cưỡng chế.
Cho nên, ông Vươn muốn chống lại hành vi tước đoạt đất sai pháp luật của đoàn cưỡng chế buộc phải chống lại những người thi hành pháp luật trong đoàn cưỡng chế.
Trong vụ án ông Vươn, những người thi hành công vụ trong đoàn cưỡng chế thực hiện một hành vi cưỡng chế đất không đúng qui định của Luật đất đai, vì thế, nạn nhân Đoàn Văn Vươn có chống lại để bảo vệ tài sản của mình.
Một nông dân vô tội, chống lại một đoàn người thực hiện hành vi tước đoạt đất của mình sai pháp luật, tức tước đoạt nguồn sống của mình sai pháp luật, mà bị kết án phạm tội, thì công lý ở đâu, công bằng ở đâu, và lương tâm ở đâu???
Ông Vươn biết rỏ quyết định cưỡng chế thu hồi đất của ông là sai pháp luật, nên ông mới khởi tố ra tòa án huyện Tiên Lãng, sau đó kháng cáo lên Tòa án thành phố Hải Phòng, chỉ vì bị ông Thẩm phán Ngô Văn Anh gạt chuyện thỏa thuận với đại diện huyện Tiên Lãng, và Tòa án thành phố Hải phòng vi phạm luật tố tụng nên ông mới mất quyền kháng cáo.
Do biết quyết định thu hồi đất của mình là sai pháp luật- và đã được Thủ tướng kết luận là sai pháp luật - nên đối với ông Vươn đoàn cưỡng chế là đoàn người đến để tước đoạt tài sản của ông một cách sai pháp luật, vì thế ông thấy “ cần thiết” phải chống trả lại.
Nếu không chống trả lại đoàn cưỡng chế 40,3 ha đất của ông Vươn sẽ bị tước đoạt.
Nếu không chống trả gia đình ông sẽ sạt nghiệp, chủ nợ sẽ xiết tất cả tài sản của ông, gia đình ông chắc phải trốn đi xứ khác để vác bị xin ăn.
Vậy, chống trả đoàn cưỡng chế là hành động phòng vệ chính đáng của ông Vươn.
Cho nên không thể khởi tố ông Vươn tội “giết người, chống người thi hành công vụ”.
Việc ông Vươn có vượt giới hạn phòng vệ chính đáng hay không xin hẹn ở bài sau.
Cập nhật bởi hoangkimdongthap ngày 17/02/2012 06:46:07 CH