Luật Lao Động, Chế độ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Chủ đề   RSS   
  • #110553 15/06/2011

    ThaiAnhThu

    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2011
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 3690
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Luật Lao Động, Chế độ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

    Kính chào Luật Sư.
    Tôi muốn hỏi lương căn bản hiện nay là bao nhiêu? văn bản nào quy định? Chế độ trích các khoản theo lương là bao nhiêu? văn bản nào quy định?
    Xinh cám ơn Luật sư.

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 21/09/2012 10:31:37 CH sửa tiêu đề
     
    180916 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

12 Trang «<3456789>»
Thảo luận
  • #38571   05/11/2008

    dinhhao
    dinhhao

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Làm sao để biết

    Làm sao để biết Công báo đăng ngày nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #38572   14/11/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Trang http://www.thuvienphapluat.com sắp mở thêm 1 gói dịch vụ tra cứu PRO đáp ứng được nhu cầu này của các bạn rồi đấy

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #18857   08/09/2008

    Sonhai3645
    Sonhai3645

    Male
    Sơ sinh

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:08/09/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cải chính tư pháp và chứng thực tư pháp?

    Tôi nhận được văn bản trong đó có đề cập đến vấn đề cải chính tư pháp và chứng thực tư pháp, nhưng tôi chưa hiểu về vấn đề đó, xin được giải thích.

    SMc6267

     
    Báo quản trị |  
  • #18858   10/09/2008

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Cải chính tư pháp và chứng thực tư pháp

    1. Cải chính tư pháp: Là việc đính chính một văn bản ADPL của các cơ quan tiến hành tố tụng.
    2. Chứng thực tư pháp: Là nói đến một văn bản ADPL của các cơ quan tiến hành tố tụng được chứng thực.
    Không biết hiểu vậy có đúng không
     
    Báo quản trị |  
  • #38630   10/09/2008

    chutuyentgcb
    chutuyentgcb

    Sơ sinh

    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thể thức văn bản

    Hợp đồng kinh tế do cơ quan thuộc khối Đảng soạn, góc phải phía trên hợp đồng ghi "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" hay "Đảng cộng sản Việt Nam" thì đúng?
     
    Báo quản trị |  
  • #38631   10/09/2008

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Mẫu hợp đồng

    Về văn bản hướng dẫn tôi không có để chỉ dẫn cho bạn. Tuy nhiên về thực tế thì:
    Hợp đồng là hình thức giao kết giữa 2 chủ thể. Cơ quan thuộc khối Đảng của bạn là một chủ thể trong hợp đồng, Chủ thể đối tác không phải là cơ quan Đảng. Vì vậy góc phải phía trên HĐ vẫn phải ghi " cộng hoà ... ". Đảm bảo sự công bằng cho cả hai bên trong hợp đồng và thể hiện được ý chí thoả thuận của các bên.
    Còn " Đảng ..." chỉ là những văn bản thuộc nội bộ của Đảng cộng sản Việt Nam. Chủ thể đứng tên trong văn bản chỉ có một là Đảng CSVN ( gửi đến chủ thể khác mà không cần quan tâm đến ý chí của chủ thể nhận VB ).
     
    Báo quản trị |  
  • #38632   11/09/2008

    rongcon83
    rongcon83
    Top 500
    Chồi

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2008
    Tổng số bài viết (260)
    Số điểm: 1347
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 16 lần


    Đây không phải là văn kiện của Đảng nên phía trên góc phải hợp đồng vẫn phải ghi Quốc hiệu "CHXHCNVN".

    Chỉ những văn kiện của Đảng (là những văn bản thể hiện sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng như nghị quyết, chỉ thị của Đảng thì mới ghi "ĐCSVN".
     
    Báo quản trị |  
  • #38430   07/08/2008

    thuykhue03
    thuykhue03

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    sử dụng số hiệu công văn và trích yếu có vi phạm pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước hay không?

    Tôi có sử dụng số hiệu công văn và trích yếu nội dung công văn thuộc loại mật để triển khai nhiệm vụ của cơ quan (Được pháp luật qui định) xuống cơ quan cấp dưới (Tôi không sao chép nội dung hay gửi kèm văn bản mật. Trích yếu nội dung tức là khái quát vấn đề mà văn bản muốn đề cập, chủ yếu là tôi đọc xong văn bản thì tóm lược lại nội dung chỉ khoảng 15 từ). Xin cho tôi hỏi như vậy tôi có vi phạm pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 và nghị định 33 của chính phủ năm 2002 về thi hành chi tiết pháp lệnh bảo vệ bí mật nhà nước hay không ?
    Nếu tôi vi phạm qui định của pháp luật, xin phân tích cho tôi biết phần lỗi của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư. Mong nhận được hồi âm của Luật sư.
    Địa chỉ email của tôi là : thuykhue03@yahoo.com
     
    Báo quản trị |  
  • #38431   08/08/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Tôi không phải là Luật sư nhưng công việc của tôi thường xuyên tham khảo các VB QPPL nên có một số thông tin cung cấp cho bạn như thế này:

    Tôi thấy một số VB QPPL trong phần Căn cứ và ngay trong nội dung cũng có dẫn chiếu đến VB thuộc loại "Tuyệt mật" của Bộ Quốc phòng (chỉ nói số hiệu, ngày ban hành và cơ quan ban hành) => tôi thấy trường hợp này cũng giống như bạn

    Tôi nghĩ chắc là không sao đâu ha
    Trong thời gian sớm nhất, tôi sẽ cố gắng tìm ra VB đó để chứng minh những gì tôi nói

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #38432   08/08/2008

    Trojan
    Trojan
    Top 500
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/02/2008
    Tổng số bài viết (287)
    Số điểm: 9193
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 12 lần


    Woa woa woa
    Tôi vừa xem lại nôi dung của bạn viết.
    Trong tài liệu bạn gửi xuống cấp dưới có trích nội dung nửa thì hơi mệt à nha
    Trường hợp của bạn tôi thấy nên xin ý kiến mấy ông Luật sư càng sớm càng tốt

    ============================

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    = = =

    ============================

     
    Báo quản trị |  
  • #28340   17/09/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    ĐỊnh giá tài sản

    Có bạn nào biết về Quyết định Trưng cầu định giá tài sản được quy định ở Bộ luật tố tụng hình sự không?ai là người có thẩm quyền ra quyết định?(không phải là tôi muốn hỏi đến cái Trưng cầu giám định tại đièu 155 BL TTHS đâu nhé).

     
    Báo quản trị |  
  • #28341   16/09/2008

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    ĐỊnh giá tài sản

    Vậy bạn muốn hỏi định giá tài sản quy định tại điều nào hay văn bản nào của tố tụng hình sự?
     
    Báo quản trị |  
  • #28342   17/09/2008

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2729)
    Số điểm: 19322
    Cảm ơn: 945
    Được cảm ơn 1058 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tôi hỏi mãi mà hình như không có ai để ý thì phải. Tôi lấy ví dụ như quy định tại điều 143 của BLHS quy định:

    Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư­ hỏng tài sản

    1. Ngư­ời nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm m­ươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đó bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tự từ  sáu tháng đến ba năm.

    .................................................................................

    Tại điều 34 BLTTHS quy định cơ quan điều tra có nhiệm vụ và quyền hạn được ra quyết định Trưng cầu giám định:

    Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra

    2. Khi thực hiện việc điều tra vụ án hình sự, Thủ tr­ưởng Cơ quan điều tra có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    d) Quyết định trư­ng cầu giám định, quyết định khai quật tử thi;

    .......................................................................................

    Tại điều 155 BLTTHS quy định về Trưng cầu giám định

    Điều 155. Trư­ng cầu giám định

    1. Khi có những vấn đề cần đ­ược xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trư­ng cầu giám định.

    …………..

    3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

    a) Nguyên nhân chết người, tính chất th­ương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

    b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;

    c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;

    d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

    đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.

     ..............................................................................

    Trong 1 vụ án HS về tội danh quy định tại điều 143 BLHS cơ quan điều tra ra quyết định Trưng cầu định giá tài sản có đúng hay không?bởi lẽ:

    Tại điều 34 BLTTHS quy định cơ quan điều tra chỉ được ra quyết định Trưng cầu giám định không thấy nói đến thẩm quyền là được quyết định Trưng cầu định giá tài sản.

    - Tại khoản 3 điều 155 BLTTHS không thấy nói gì đến Xác định giá trị thiệt hại về tài sản.

    Các bạn thấy sao về vấn đề này? có bạn nào biết Trưng cầu định giá tài sản chỉ cho tôi với



     
    Báo quản trị |  
  • #28343   16/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Bạn viết bài này bằng nhiều font chữ khác nhau quá nên nó đã hiển thị như thế này thì bá thàng tây nào đọc được?          

     "Tại điều 34 BLTTHS quy định cơ quan điều tra chỉ được ra quyết định Trưng cầu giám định không thấy nói đến thẩm quyền là được quyết định Trưng cầu định giá tài sản.

    - Tại khoản 3 điều 155 BLTTHS ..."
     
    Nhưng tôi vừa đọc vừa đoán thì hình như bạn băn khoăn rằng trong BLHS chỉ nói tới cái "Trưng cầu giám định" chứ không nói tới "Trưng cầu định giá tài sản"? 

    Theo tôi, thì tại Điều 155 khoản 3 BLTTHS đã nói rõ 5 trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng bắt buộc phải ra quyết định trưng cầu giám định. Còn các trường hợp khác thuộc về "quyền" của cơ quan tiến hành tố tụng, tức là họ thấy cần thì họ ra, không cần thì thôi cũng được.

    Trong BLHS có rất nhiều tội danh liên quan đến tài sản mà điều luật quy định điểm khởi đầu của giá trị tài sản làm căn cứ khởi tố vụ án, ví dụ như Điều 143 mà bạn trích dẫn. Việc xác định giá trị tài sản (dưới 500.000 đ hay từ 500.000 trở lên) là vô cùng quan trọng. Tuy vậy, BLTTHS cho cơ quan điều tra cái quyền quyết định có cần thiết phải thông qua Hội đồng định giá hay không cần.

    Nếu cần thì cái văn bản này gọi tên là gì? "Quyết định trưng cầu giám định về tài sản" hay là "Quyết định trưng cầu định giá tài sản"? Theo tôi thì không câu nệ cái tên gọi này (Luật không quy định). Do vậy, ta hãy gọi tên là "Yêu cầu định giá tài sản" theo cách gọi ở 1 văn bản dưới luật là Nghị định :

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 2.25pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 2.25pt; PADDING-BOTTOM: 2.25pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 2.25pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">
    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 35%; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="35%">

    CHÍNH PHỦ

     

    Số: 26/2005/NĐ-CP

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 10%; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" width="10%">

     

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0cm; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0cm; PADDING-BOTTOM: 0cm; BORDER-LEFT: #ece9d8; WIDTH: 55%; PADDING-TOP: 0cm; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent" valign="top" width="55%">

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ----- o0o -----

                  Hà Nội , Ngày 02 tháng 03 năm 2005

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 2.25pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 2.25pt; PADDING-BOTTOM: 2.25pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 2.25pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">

     

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 2.25pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 2.25pt; PADDING-BOTTOM: 2.25pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 2.25pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">

    NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

    Về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự

    CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

    Căn cứ Bộ luật Tố tụng hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2003;

    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

    NGHỊ ĐỊNH:

    CHƯƠNG I
    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

    Nghị định này quy định về việc thành lập, quyền, nghĩa vụ và trình tự, thủ tục định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm phục vụ cho việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến tài sản trong tố tụng hình sự.

    Điều 2. Nguyên tắc định giá tài sản

    1. Phù hợp với giá thị trường tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm phạm.

    2. Trung thực, khách quan, công khai và kịp thời.

    Điều 3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động định giá tài sản

    Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá tài sản khi được yêu cầu. Cá nhân được cử tham gia Hội đồng định giá tài sản có trách nhiệm thực hiện việc định giá tài sản theo quy định của Nghị định này.

    Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Hội đồng định giá tài sản thực hiện định giá tài sản theo quy định của Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.

    Điều 4. Giá trị pháp lý của kết luận định giá tài sản

    Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản quy định tại Nghị định này là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết những vấn đề có liên quan đến tài sản trong tố tụng hình sự.

    CHƯƠNG II
    HỘI ĐỒNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

    Điều 5. Thành lập Hội đồng định giá tài sản

    1. Hội đồng định giá tài sản được thành lập ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).

    2. Hội đồng định giá tài sản ở cấp tỉnh, cấp huyện do Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của cơ quan tài chính cùng cấp để định giá các loại tài sản theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    3. Hội đồng định giá tài sản ở Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thành lập để thực hiện việc định giá tài sản có giá trị đặc biệt lớn và thực hiện việc định giá lại trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 của Nghị định này.

    Điều 6. Thành phần của Hội đồng định giá tài sản

    1. Thành phần của Hội đồng định giá tài sản ở cấp tỉnh, cấp huyện bao gồm:

    a) Một lãnh đạo của cơ quan tài chính là Chủ tịch Hội đồng;

    b) Một chuyên viên về giá của cơ quan tài chính là thành viên Thường trực của Hội đồng;

    c) Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn là thành viên của Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Chủ tịch Hội đồng định giá quyết định thành viên cụ thể cho từng vụ việc.

    2. Thành phần của Hội đồng định giá tài sản ở Trung ương bao gồm:

    a) Một lãnh đạo của Bộ Tài chính là Chủ tịch Hội đồng;

    b) Một lãnh đạo của đơn vị chuyên môn về giá của Bộ Tài chính là thành viên Thường trực của Hội đồng;

    c) Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn là thành viên của Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, Chủ tịch Hội đồng định giá quyết định thành viên cụ thể cho từng vụ việc.

    3. Số lượng thành viên của Hội đồng định giá tài sản tối thiểu là 3 người.

    Điều 7. Hội đồng định giá tài sản trong trường hợp đặc biệt

    1. Trong trường hợp do tính chất đặc biệt của vụ án hoặc do yêu cầu phải bảo đảm bí mật, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản cho riêng vụ việc đó.

    2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể tự lựa chọn hoặc đề nghị cơ quan tài chính giới thiệu những người có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm về loại tài sản cần định giá làm thành viên của Hội đồng.

    3. Quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này có các nội dung chính sau đây:

    a) Tên cơ quan thành lập Hội đồng;

    b) Họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản và các thành viên của Hội đồng;

    c) Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng;

    d) Thông tin về tài sản cần định giá;

    đ) Nội dung yêu cầu định giá;

    e) Thời gian nhận kết quả định giá.

    4. Hội đồng định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành nhiệm vụ quy định tại quyết định thành lập Hội đồng.

    Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của Hội đồng định giá tài sản

    1. Hội đồng định giá tài sản có quyền:

    a) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, thông tin hiện có liên quan đến tài sản cần định giá;

    b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân khác có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ cho việc định giá tài sản;

    c) Từ chối việc định giá tài sản trong trường hợp các tài liệu, thông tin được cung cấp không đầy đủ hoặc có lý do chính đáng khác;

    d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    2. Hội đồng định giá tài sản có nghĩa vụ:

    a) Tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá tài sản quy định tại Nghị định này.

    b) Thực hiện định giá tài sản theo đúng thời hạn được yêu cầu; trong trường hợp cần có thêm thời gian để thực hiện định giá thì phải thông báo kịp thời cho cơ quan yêu cầu định giá biết.

    c) Xác định đúng giá trị của tài sản được yêu cầu định giá và chịu trách nhiệm về kết luận định giá tài sản đó.

    d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Điều 9. Quyền, nghĩa vụ của thành viên của Hội đồng định giá tài sản

    1. Thành viên của Hội đồng định giá tài sản có quyền:

    a) Đưa ra nhận định, đánh giá về tài sản cần định giá;

    b) Biểu quyết để xác định giá của tài sản;

    c) Được hưởng chế độ bồi dưỡng vật chất khi tham gia định giá tài sản;

    d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    2. Thành viên của Hội đồng định giá tài sản có nghĩa vụ:

    a) Tuân thủ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục định giá tài sản quy định tại Nghị định này;

    b) Tham dự các phiên họp của Hội đồng định giá tài sản khi được yêu cầu;

    c) Chịu trách nhiệm về ý kiến định giá của mình;

    d) Từ chối tham gia Hội đồng định giá tài sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 10 của Nghị định này;

    đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Điều 10. Các trường hợp không được tham gia Hội đồng định giá tài sản

    Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được tham gia Hội đồng định giá tài sản:

    1. Đã tiến hành tố tụng với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký toà án hoặc đã tham gia với tư cách là người bào chữa, người làm chứng, người phiên dịch trong vụ án đó;

    2. Đồng thời là người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; là người đại diện hợp pháp, người thân thích của những người đó hoặc là bị can, bị cáo trong vụ án;

    3. Được yêu cầu tham gia Hội đồng định giá lại tài sản mà mình đã tham gia định giá;

    4. Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng người đó có thể không vô tư trong khi thực hiện việc định giá.

    CHƯƠNG III
    TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

    Điều 11. Yêu cầu định giá tài sản

    1. Việc yêu cầu định giá tài sản phải được thực hiện bằng văn bản. Văn bản yêu cầu định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Tên cơ quan yêu cầu định giá;

    b) Tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu;

    c) Thông tin về tài sản cần định giá;

    d) Nội dung yêu cầu định giá;

    đ) Thời gian nhận kết quả định giá.

    2. Trong trường hợp yêu cầu định giá lại tài sản thì trong văn bản yêu cầu phải ghi rõ là yêu cầu định giá lại.

    Điều 12. Tiếp nhận yêu cầu định giá tài sản

    1. Văn bản yêu cầu định giá tài sản được gửi đến Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản.

    2. Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản có trách nhiệm tiếp nhận văn bản yêu cầu định giá tài sản và lựa chọn những người có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về loại tài sản cần định giá tham gia định giá tài sản theo quy định của Nghị định này.

    Điều 13. Căn cứ định giá tài sản

    Việc định giá tài sản phải dựa trên các căn cứ sau đây:

    1. Giá phổ biến trên thị trường tại thời điểm và nơi tài sản bị xâm phạm;

    2. Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;

    3. Giá trên tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá, nếu có;

    4. Giá trị thực tế của tài sản cần định giá;

    5. Các căn cứ khác về giá trị của tài sản cần định giá.

    Điều 14. Xem tài sản, nghiên cứu thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần định giá

    Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm tổ chức cho Hội đồng định giá tài sản xem tài sản hoặc mẫu tài sản và nghiên cứu các thông tin, tài liệu có liên quan đến tài sản cần định giá.

    Điều 15. Khảo sát giá

    Hội đồng định giá tài sản thực hiện khảo sát giá bằng các hình thức sau đây:

    1. Khảo sát giá thị trường theo giá bán buôn hoặc giá bán lẻ đối với tài sản cùng loại hoặc tương đương còn mới, có chất lượng đạt một trăm phần trăm;

    2. Nghiên cứu bảng giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để thực hiện tại địa phương;

    3. Tham khảo giá trên tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá.

    Điều 16. Phiên họp định giá tài sản

    1. Phiên họp định giá tài sản chỉ được tiến hành khi có đủ các thành viên của Hội đồng định giá tài sản. Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản điều hành phiên họp định giá tài sản.

    2. Mỗi thành viên của Hội đồng định giá tài sản phát biểu ý kiến của mình về giá trị của tài sản trên cơ sở xác định tỷ lệ phần trăm chất lượng còn lại của tài sản đó so với tài sản cùng loại còn mới, có chất lượng đạt một trăm phần trăm.

    3. Hội đồng định giá tài sản quyết định giá của tài sản theo đa số. Trong trường hợp có ý kiến ngang nhau thì bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định. Trong trường hợp không đồng ý với giá của tài sản do Hội đồng quyết định thì thành viên của Hội đồng định giá có quyền bảo lưu ý kiến của mình; ý kiến đó được ghi vào biên bản định giá tài sản.

    4. Đại diện cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản, đại diện các bên đương sự, người có quyền và lợi ích liên quan đến tài sản cần định giá được tham dự phiên họp định giá tài sản và có thể phát biểu ý kiến về việc định giá, nhưng không được quyền biểu quyết về giá của tài sản.

    Điều 17. Biên bản định giá tài sản

    1. Hội đồng định giá tài sản phải lập biên bản về việc định giá tài sản. Biên bản định giá tài sản phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình định giá tài sản.

    2. Biên bản định giá tài sản phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản và các thành viên của Hội đồng;

    b) Họ, tên những người tham dự phiên họp định giá tài sản;

    c) Thời gian, địa điểm tiến hành việc định giá tài sản;

    d) Kết quả khảo sát giá trị của tài sản;

    đ) ý kiến của các thành viên của Hội đồng định giá tài sản và những người tham dự phiên họp định giá tài sản;

    e) Kết quả biểu quyết của Hội đồng định giá tài sản về giá trị của tài sản;

    g) Thời gian, địa điểm hoàn thành việc định giá tài sản;

    h) Chữ ký của các thành viên của Hội đồng định giá tài sản.

    3. Biên bản định giá tài sản phải được lưu trong hồ sơ định giá tài sản.

    Điều 18. Kết luận định giá tài sản

    1. Kết luận định giá tài sản phải được lập thành văn bản và có nội dung chính sau đây:

    a) Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản;

    b) Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; họ, tên Chủ tịch Hội đồng định giá tài sản và các thành viên của Hội đồng;

    c) Số của văn bản yêu cầu định giá hoặc quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản quy định tại Điều 7 của Nghị định này;

    d) Ngày nhận văn bản yêu cầu định giá hoặc quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản quy định tại Điều 7 của Nghị định này;

    đ) Tên tài sản cần định giá;

    e) Thông tin, tài liệu có liên quan đến tài sản cần định giá;

    g) Kết luận về giá của tài sản;

    h) Thời gian, địa điểm hoàn thành việc định giá.

    2. Kết luận định giá tài sản phải có chữ ký của tất cả các thành viên của Hội đồng định giá tài sản và phải được lưu trong hồ sơ định giá tài sản.

    3. Kết luận định giá tài sản và biên bản định giá tài sản được gửi cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá.

    Điều 19. Hồ sơ định giá tài sản

    1. Hồ sơ định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản lập và gồm có các tài liệu sau đây:

    a) Văn bản yêu cầu định giá tài sản hoặc quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản quy định tại Điều 7 của Nghị định này;

    b) Biên bản định giá tài sản;

    c) Kết luận định giá tài sản;

    d) Các tài liệu khác có liên quan đến việc định giá tài sản.

    2. Cơ quan tài chính có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hồ sơ định giá. Hồ sơ định giá tài sản được lưu giữ ít nhất là ba mươi năm, kể từ ngày kết thúc việc định giá, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Điều 20. Định giá tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn

    1. Trong trường hợp tài sản cần định giá bị thất lạc hoặc không còn, thì việc định giá tài sản được thực hiện trên hồ sơ của tài sản, trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được về tài sản cần định giá.

    2. Việc định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân theo các trình tự, thủ tục định giá tài sản quy định tại Điều 11, 12, 13, 15, 16, 17, 18 và 19 của Nghị định này.

    Điều 21. Định giá lại tài sản

    1. Việc định giá lại một phần hoặc toàn bộ tài sản được tiến hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có nghi ngờ về kết quả định giá hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận định giá về giá của tài sản cần định giá. Việc định giá lại phải do Hội đồng định giá tài sản cấp trên trực tiếp thực hiện.

    2. Trong trường hợp có mâu thuẫn về kết luận định giá lần đầu và kết luận định giá lại về giá của tài sản cần định giá thì việc định giá lại lần thứ hai phải do Hội đồng định giá tài sản ở Trung ương quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này thực hiện. Kết luận định giá của Hội đồng định giá tài sản ở Trung ương là kết luận cuối cùng.

    3. Việc định giá lại tài sản được tiến hành theo thủ tục chung quy định tại Nghị định này.

    Điều 22. Chi phí định giá tài sản

    1. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu định giá tài sản có trách nhiệm trả chi phí định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản. Chi phí định giá tài sản được lấy từ ngân sách nhà nước, theo dự toán hàng năm của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    2. Bộ Tài chính quy định chi tiết về chi phí định giá tài sản.

    CHƯƠNG IV
    XỬ LÝ VI PHẠM VÀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

    Điều 23. Xử lý vi phạm

    1. Thành viên của Hội đồng định giá tài sản do thiếu trách nhiệm hoặc cố ý vi phạm quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    2. Tổ chức có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

    Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Nghị định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Điều 24. Khiếu nại, tố cáo

    1. Trong trường hợp người tham gia tố tụng có căn cứ cho rằng kết luận định giá tài sản không chính xác, không khách quan, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng yêu cầu định giá lại tài sản.

    2. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải quyết định chấp nhận hoặc từ chối đề nghị yêu cầu định giá lại; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo lý do bằng văn bản cho người đề nghị.

    Trong trường hợp người đề nghị không đồng ý với việc từ chối yêu cầu định giá lại của cơ quan điều tra thì có quyền khiếu nại đến Viện Kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định cuối cùng.

    Trong trường hợp người đề nghị không đồng ý với việc từ chối yêu cầu định giá lại của Viện Kiểm sát, Toà án thì có quyền khiếu nại đến Viện Kiểm sát cấp trên, Toà án cấp trên trực tiếp. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện Kiểm sát cấp trên, Toà án cấp trên phải xem xét, giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện Kiểm sát cấp trên, Toà án cấp trên là quyết định cuối cùng.

    Việc yêu cầu và thực hiện định giá lại được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và Nghị định này.

    3. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các hành vi vi phạm quy định của Nghị định này.

    Việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

    CHƯƠNG V
    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 25. Hiệu lực thi hành

    Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

    Điều 26. Trách nhiệm thi hành

    1. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.

    2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 2.25pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 2.25pt; PADDING-BOTTOM: 2.25pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 2.25pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">
    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0.75pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0.75pt; PADDING-BOTTOM: 0.75pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0.75pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">

    TM. CHÍNH PHỦ  

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0.75pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0.75pt; PADDING-BOTTOM: 0.75pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0.75pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">

    THỦ TƯỚNG  

    (Đã ký)

     

     

     

     

     

    #ece9d8; PADDING-RIGHT: 0.75pt; BORDER-TOP: #ece9d8; PADDING-LEFT: 0.75pt; PADDING-BOTTOM: 0.75pt; BORDER-LEFT: #ece9d8; PADDING-TOP: 0.75pt; BORDER-BOTTOM: #ece9d8; BACKGROUND-COLOR: transparent">

    Phan Văn Khải  

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #19942   16/10/2008

    muathuom
    muathuom

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/09/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    định nghĩa "Biệt thự" theo luật?

    Cho tôi hỏi định nghĩa "Biệt thự" theo luật
    Xin cám ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #19943   22/09/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Hix, cái này cũng cần

    THeo ý tui thì thế này: Biệt thự là 1 căn nhà nằm trên một diện tích rộng, trong đó bao gồm, nhà ở, sân, hồ bơi, cây cối... khác với nhà ở là chỉ có cái nhà và cái sân để xe không thôi, diện tích nhỏ. Theo mình biệt thự thì điện tích chắc khoảng 30x50 = 1.500m2 hoặc lớn hơn 1.000 mét vuông và hội đủ các yếu tố về không gian như trên
     
    Báo quản trị |  
  • #19944   15/10/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Hì, ph__1, trả lời theo chủ quan.
     
    Theo Thông tư liên bộ số 7-LB/TT, ngày 30/9/1991,

    Nhà được phân thành 6 loại: biệt thự, cấp I, cấp II, cấp III, cấp IV và nhà tạm. Trong đó, Biệt thự theo các tiêu chuẩn sau đây:

    a.1 - Ngôi nhà riêng biệt, có sân vườn, hàng rào bao quanh;

    a.2 - Kết cấu chịu lực khung, sàn, tường bằng bê tông cốt thép hoặc tường gạch;

    a.3 - Bao che nhà và tường ngăn cách các phòng bằng bê tông cốt thép hoặc xây gạch;

    a.4 - Mái bằng hoặc mái ngói, có hệ thống cách âm và cách nhiệt tốt;

    a.5 - Vật liệu hoàn thiện (trát, lát, ốp) trong và ngoài nhà tốt;

    a.6 - Tiện nghi sinh hoạt (bếp, xí, tắm, điện nước) đầy đủ tiện dùng, chất lượng tốt;

    a.7 - Số tầng không hạn chế, nhưng mỗi tầng phải có ít nhất 2 phòng để ở.

    Nhưng còn văn bản nào mới hơn quy định nữa thì các bạn tìm thêm nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #19945   15/10/2008

    duonghien
    duonghien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (190)
    Số điểm: 1509
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Mình có nữa nè

    Thông tư số 5-BXD/ĐT, ngày 09/02/1993 quy định:

    Biệt thự là nhà ở riêng biệt có sân vườn (cây xanh, thảm cỏ, vườn hoa, mặt nước), có tường rào và lối ra vào riêng biệt. Trong biệt thự có đầy đủ và hoàn chỉnh các buồng phòng để ở (ngủ, sinh hoạt chung, ăn...), phòng phụ (vệ sinh, bếp, kho, nhà để xe...). Mỗi tầng ít nhất có 2 phòng ở quay mặt ra sân hay vườn. Trang thiết bị kỹ thuật vệ sinh có chất lượng cao hoặc tương đối cao. Giải pháp kiến trúc, mỹ thuật, có trang trí, hoàn thiện bên trong, bên ngoài nhà chất lượng cao hoặc tương đối cao. Ngôi nhà có kết cấu chịu lực: khung cột bê tông hoặc tường gạch chịu lực, sàn gỗ hoặc bê tông có lát vật liệu chất lượng cao. Mái bằng bê tông cốt thép hoặc mái ngói có trần đảm bảo cách âm, cách nhiệt, chống nóng. Xem xét biệt thự căn cứ vào tình trạng lúc xây dựng (nguyên thuỷ).

    Biệt thự phân làm 4 hạng: Hạng 1 là thấp nhất, hạng 4 là cao nhất:

    - Hạng 1: Biệt thự giáp tường.

    - Hạng 2: Biệt thự song đôi (ghép).

    - Hạng 3: Biệt thự riêng biệt.

    - Hạng 4: Biệt thự riêng biệt sang trọng.

    Phân hạng căn cứ vào sân, vườn rộng hay hẹp, lượng vật liệu sử dụng tiện nghi, chất lượng kiến trúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #38681   23/09/2008

    chutuyentgcb
    chutuyentgcb

    Sơ sinh

    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:10/09/2008
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    văn bản pháp luật sẽ được đăng công báo sau bao nhiêu ngày?

    "Thông tư số 44 ngày 07/05/2007 có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo". Xin luật sư cho biết, theo quy định thì chậm nhất Thông tư trên sẽ được đăng công sau bao nhiêu ngày kể từ ngày ký?
     
    Báo quản trị |  
  • #38682   23/09/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Đăng công báo!

    Theo Nghị định số 104/2004/NĐ-CP ngày 23/03/2004 của Chính phủ về Công báo:

    "Điều 8. Thời hạn gửi văn bản để đăng Công báo

    1. Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương ban hành phải được gửi đến cơ quan Công báo Trung ương chậm nhất là hai ngày kể từ ngày ban hành, để đăng Công báo.

    2. Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành phải gửi đến cơ quan Công báo cấp tỉnh chậm nhất là hai ngày, kể từ ngày ban hành, để đăng Công báo.

    3. Cơ quan Công báo phải tiếp nhận đầy đủ, đúng thủ tục pháp luật các văn bản do các cơ quan ban hành gửi đến theo thời hạn quy định trên đây để đăng Công báo."

     
    Báo quản trị |