BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh
phúc
--------------
|
Số: 2241/BGTVT-VT
V/v Thủ tục thỏa thuận giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương về quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc
lộ
|
Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm
2006
|
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương,
Để đảm bảo an toàn giao thông và
góp phần nâng cao năng lực khai thác trên các tuyến quốc lộ, nhất là từ khi Luật
Giao thông đường bộ có hiệu lực đến nay, Bộ Giao thông vận tải có nhiều văn bản
hướng dẫn và đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tăng cường phối hợp trong công tác quản lý, sử dụng hành lang
an toàn đường bộ và đấu nối đường giao thông công cộng địa phương, khu công
nghiệp, khu thương mại, khu dân cư, khu hành chính …, các cửa hàng kinh doanh
xăng dầu vào quốc lộ (dưới đây gọi chung là đấu nối vào quốc lộ).
Thực hiện Nghị định số
186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Bộ Giao thông vận tải vận tải đã ban hành
Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2005 hướng dẫn thực hiện Nghị
định trên. Sau một thời gian thực hiện, công tác tổ chức giao thông và bảo vệ
hành lang an toàn đường bộ đã có chuyển biến tích cực, một số địa phương như
thành phố Hải Phòng, tỉnh Cao Bằng, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Tiền Giang … đã gửi hồ
sơ về Bộ Giao thông vận tải để thỏa thuận quy hoạch các điểm đấu nối vào quốc lộ
trên địa bàn lãnh thổ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều địa phương chưa thực hiện đúng
các quy định hiện hành, tiếp tục giao đất, cho thuê đất hoặc cấp giấy phép xây
dựng các công trình, dự án liền kề với hành lang an toàn đường bộ sau đó gửi
công văn đến Bộ Giao thông vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị được đấu nối
vào quốc lộ. Việc đề nghị thỏa thuận đấu nối đơn lẻ như trên gây khó khăn cho
công tác quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật các tuyến quốc lộ, phá vỡ quy hoạch phát
triển mạng lưới đường bộ và phiền phức cho các chủ đầu tư.
Nhằm giải quyết những tồn tại nêu
trên và tiến tới chấm dứt các trường hợp xin đấu nối đơn lẻ như trong thời gian
vừa qua, Bộ Giao thông vận tải:
1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Không quy hoạch các khu công
nghiệp, khu thương mại, khu dân cư, khu hành chính, các cửa hàng kinh doanh xăng
dầu … bám sát quốc lộ, phải dành đất làm đường gom nằm ngoài hành lang an toàn
đường bộ để hạn chế tối đa việc đấu nối trực tiếp vào quốc lộ. Chỉ đấu nối đường
gom vào quốc lộ tại một số vị trí nhất định sau khi thỏa thuận với Bộ Giao thông
vận tải.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng
nghiêm chỉnh thực hiện Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2004 của
Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Khẩn trương
thành lập Tổ công tác liên ngành (gồm đại diện Sở Giao thông vận tải, Sở Xây
dựng, Sở Thương mại, Sở Tài nguyên – Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
và Công ty quản lý đường bộ trực tiếp quản lý tuyến quốc lộ qua địa phương
đó) để thống kê, phân loại và xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn
đường bộ trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 để xác định
số lượng, vị trí và khoảng cách các điểm cần đấu nối hoặc nâng cấp quy mô đấu
nối trên đoạn tuyến quốc lộ đi qua địa bàn và thỏa thuận một lần với Bộ Giao
thông vận tải trước khi thực hiện.
2. Yêu cầu Tổng Công ty Tư vấn
thiết kế giao thông vận tải và Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía
Nam khi lập dự án xây dựng mới quốc lộ phải căn cứ vào quy hoạch phát triển của
ngành, của địa phương để báo cáo Bộ Giao thông vận tải thỏa thuận trước với địa
phương về số lượng, vị trí, khoảng cách các điểm đấu nối dọc lộ hai bên quốc lộ
nhằm đảm bảo duy trì tiêu chuẩn kỹ thuật ban đầu của quốc lộ.
3. Xem xét và giải quyết các đề
nghị đấu nối đơn lẻ đã đủ hồ sơ gửi đến Bộ trước ngày ban hành văn bản này. Từ
sau ngày 01 tháng 5 năm 2006, Bộ Giao thông vận tải chỉ thỏa thuận với Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về quy hoạch tổng thể các điểm
đấu nối với quốc lộ thuộc địa bàn; trường hợp cần thiết thì địa phương có thể
lập quy hoạch các điểm đấu nối trên từng tuyến quốc lộ để thỏa thuận trước.
4. Thủ tục thỏa thuận quy hoạch
các điểm đấu nối vào quốc lộ như sau:
4.1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương lập quy hoạch nhu cầu đấu nối vào quốc lộ đến năm 2010
để thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải. Đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu
phải đảm bảo đúng với vị trí trong quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở kinh
doanh xăng dầu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với quy định
tại Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2005 của Bộ Giao thông vận
tải.
4.2. Hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị thỏa thuận của
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kèm theo: Bản danh mục các
điểm đấu nối hiện có và số lượng các điểm cần đấu nối mới;
b) Sơ đồ các điểm đấu nối của từng
tuyến quốc lộ trên địa bàn, trong đó thống kê đủ số lượng, vị trí và khoảng cách
giữa các điểm đấu nối hiện có và các điểm mới phát sinh. Yêu cầu về khoảng cách
các điểm đấu nối dọc theo mỗi bên của đoạn tuyến quốc lộ như sau:
- Khoảng cách tối thiểu giữa hai
điểm đấu nối đường giao thông công cộng địa phương, đường vào, ra khu công
nghiệp, khu dân cư, khu thương mại, khu hành chính … với quốc lộ không nhỏ hơn
1500m (một nghìn năm trăm mét) và có cấp kỹ thuật thấp hơn cấp kỹ thuật
quy hoạch của quốc lộ cần đấu nối ít nhất một cấp,
- Khoảng cách tối thiểu giữa hai
điểm đấu nối cửa hàng kinh doanh xăng dầu:
+ Trong đô thị không nhỏ hơn 2km
(hai kilômét)
+ Ngoài đô thị không nhỏ hơn 12km
(mười hai kilômét)
- Đối với các vị trí có điểm đấu
nối đường vào, ra các khu công nghiệp, khu dân cư, khu thương mại, khu hành
chính … ở lân cận hoặc trùng với vị trí quy hoạch các cửa hàng kinh doanh xăng
dầu thì phải điều chỉnh để tại vị trí đó chỉ tồn tại một điểm đấu nối theo hướng
ưu tiên cho vị trí đã có trước;
- Đối với tuyến đường bộ có quy
chế khai thác riêng thì khi lập và thỏa thuận quy hoạch điểm đấu nối phải tuân
theo quy chế của tuyến đường đó;
- Đối với quốc lộ xây dựng mới thì
áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:2006 Đường ô tô yêu cầu thiết kế;
c) Bản thuyết minh của Tổng công
tác liên ngành về giải quyết các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ
theo hướng dẫn tại Thông tư số 13/2005/TT-BGTVT ngày 07 tháng 11 năm 2005 của Bộ
Giao thông vận tải;
d) Bản sao Quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương hoặc văn bản chấp thuận đầu tư do cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt;
e) Ý kiến của đơn vị quản lý đường
bộ (Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính) trực
tiếp quản lý tuyến quốc lộ;
g) Hồ sơ được lập thành nhiều bộ,
trong đó:
- Gửi về Bộ Giao thông vận tải: 02
bộ;
Địa chỉ: Số 80 – Trần Hưng Đạo –
Hà Nội.
- Gửi về Cục Đường bộ Việt Nam: 01
bộ;
Địa chỉ: Số 106 – Thái Thịnh – Hà
Nội.
5. Yêu cầu Cục Đường bộ Việt Nam
kiểm tra cụ thể và có văn bản báo cáo để Bộ xem xét, quyết định về nội dung thỏa
thuận quy hoạch các vị trí được phép đấu nối trên mỗi tuyến quốc lộ.
6. Khi cần mở hoặc nâng cấp các vị
trí đấu nối có trong quy hoạch đã thỏa thuận, chủ đầu tư hồ sơ theo quy định,
làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam để hoàn thiện các thủ tục và triển khai thực
hiện.
7. Yêu cầu lực lượng Thanh tra
giao thông đường bộ thuộc các Khu Quản lý đường bộ, các Sở Giao thông vận tải,
Sở Giao thông công chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiên quyết
ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp đấu nối trái phép, các hành vi vi
phạm hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Giao thông vận tải đề nghị Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm và chỉ đạo các cơ
quan chức năng thực hiện gấp công tác quy hoạch điểm đấu nối vào quốc lộ nhằm hỗ
trợ có hiệu quả để ngành Giao thông vận tải thực hiện tốt công tác đảm bảo an
toàn giao thông, công tác quản lý tiêu chuẩn các quốc lộ và sự bền vững của công
trình giao thông đường bộ.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Xây dựng;
- Bộ Công
nghiệp;
- Bộ Thương mại;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Bộ trưởng Đào
Đình Bình (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Cục Đường bộ Việt Nam;
-
Cục GĐ&QLCLCTGT;
- Cục Đường sắt Việt Nam;
- Vụ KHĐT, Vụ Vận tải;
-
Thanh tra Bộ;
- Các Sở GTVT, Sở GTCC các tỉnh, thành phố;
- Các Khu quản
lý đường bộ;
- Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT;
- Công ty TV thiết kế
GTVT phía Nam;
- Lưu VT, Vận tải (3)
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Ngô Thịnh
Đức
|