Lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #609071 05/03/2024

    beryahh

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/12/2023
    Tổng số bài viết (37)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội

    Giám định tư pháp là gì?

    Theo khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định

    Lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội

    Căn cứ Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định các lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội bao gồm các lĩnh vực cụ thể sau đây:

    1. Lao động, tiền lương.

    2. Việc làm.

    3. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

    4. Giáo dục nghề nghiệp (trừ sư phạm).

    5. An toàn, vệ sinh lao động.

    6. Người có công.

    7. Bảo trợ xã hội.

    8. Trẻ em.

    9. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

    10. Bình đẳng giới.

    11. Bảo hiểm xã hội

    Trên đây là 11 lĩnh vực giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội. Trong đó đối với giám định trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện theo quy định tại Thông tư số 23/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25/1/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

    Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

    Căn cứ Điều 5 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH quy định về thời hạn giám định tư pháp lao động, người có công và xã hội như sau:

    - Thời hạn tối đa là 03 tháng đối với vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH.

    - Thời hạn giám định tối đa là 04 tháng đối với:

    + Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc 01 lĩnh vực quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH và có tính chất phức tạp hoặc có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.

    + Vụ việc có nội dung trưng cầu giám định thuộc từ 02 lĩnh vực trở lên quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2023/TT-BLĐTBXH.

    Như vậy thời hạn giám định tư pháp tối đa là 03 tháng đối với nội dung giám định thuộc 01 lĩnh vực và tối đa là 04 tháng đối với nội dung giám định có tính chất phức tạp hoặc thuộc 02 lĩnh vực trở lên.

    Nguyên tắc thực hiện việc giám định tư pháp được quy định như thế nào

    Việc giám định tư pháp được thực hiện theo những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Luật Giám định tư pháp 2012 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020)  như sau:

    - Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định.

    - Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.

    - Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.

    - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

    Theo đó, việc giám định tư pháp được thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn và quy trình giám định; trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.

    Đồng thời việc giám định tư pháp còn được thực hiện theo nguyên tắc chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

     
    40 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận