1 người làm cùng lúc 2 công ty cần biết điều gì?

Chủ đề   RSS   
  • #456561 08/06/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    1 người làm cùng lúc 2 công ty cần biết điều gì?

    Cùng với xu hướng và tốc độ phát triển như hiện nay, thì 1 người có thể làm cùng lúc 2, 3 công ty là chuyện thường tình, nhưng mà hệ quả pháp lý ra sao đối với những đối tượng này, hay cụ thể hơn là cần phải biết điều gì, mời các bạn xem bài viết sau đây:

    Trước tiên, bạn cần phải chắc chắn rằng việc đảm nhiệm đồng thời 2, 3 công việc của bạn không vi phạm pháp luật, hãy check lại tại đây nhé!

    Sau khi đã check việc làm đồng thời của mình không vi phạm pháp luật, bạn cần phải biết những điều sau:

    Lưu ý rằng pháp luật lao động không hề cấm người lao động làm cùng lúc 2, 3 công ty, tuy nhiên, người lao động cần phải đảm bảo nghĩa vụ công việc của mình đối với từng công ty và không thuộc trường hợp bị cấm nêu trên.

    (Nội dung này tại Điều 21 Bộ luật lao động 2012 có quy định)

    VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    Bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin trong hợp đồng lao động, có đầy đủ các nội dung sau không?

    - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

    - Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Chế độ nâng bậc, nâng lương;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    - Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

    - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    Lưu ý rằng: Một số công ty sẽ có điều khoản buộc người lao động không được làm cùng lúc nhiều công ty, đây là thỏa thuận trái pháp luật lao động. Tuy nhiên, có thể tại nội dung này có thêm các nội dung liên quan đến bảo mật, bí mật kinh doanh…nên bạn cần lưu ý vấn đề này.

    Bởi khi có tranh chấp xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề người lao động cùng lúc làm nhiều công ty thì Tòa án sẽ tuyên nội dung thỏa thuận trên là trái pháp luật nên hợp đồng lao động bị vô hiệu 1 phần, nhưng có thể bạn sẽ bị kiện vì hành vi vi phạm bảo mật, bí mật kinh doanh…(nhưng nhớ rằng phải có đầy đủ các bằng chứng thì người sử dụng lao động mới có thể kiện được nhé)

    VỀ CÁC KHOẢN BHXH, BHYT, BHTN

    Nguyên tắc đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên

    Bạn chỉ cần đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, tức là với công ty đầu tiên bạn giao kết hợp đồng lao động, còn các công ty còn lại thì không phải đóng, tuy nhiên, người sử dụng lao động của các công ty còn lại này phải thanh toán thêm cho bạn một khoản bằng với khoản BHXH, BHTN mà đáng lý ra họ phải đóng cho bạn.

    Nguyên tắc đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất

    Trong số các công ty mà người lao động cùng lúc làm việc thì nơi nào có mức lương cao nhất thì người lao động thực hiện đóng BHYT theo HĐLĐ tại nơi đó.

    VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN PHẢI NỘP

    Tiền lương, tiền công của bạn vẫn tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần, tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, bạn chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và cho người phụ thuộc tại một nơi làm việc, những nơi còn lại không được tính giảm trừ.

    VỀ BÍ MẬT KINH DOANH

    Khi đã làm cùng lúc 2, 3 công ty thì bạn cần tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bởi nếu vi phạm, bạn có thể bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức hay nghiêm trọng hơn là sa thải.

    Căn cứ pháp lý:

    Điều 21, 124, 125 Bộ luật lao động 2012

    Khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP

    Khoản 4 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014

    Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013

    Khoản 1.2 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015

    Điểm c Khoản 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC

    Ngoài ra, nếu còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, các bạn vui lòng đặt câu hỏi bên dưới nhé!

     
    171505 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #487843   24/03/2018

    Chào mọi người

    Bài viết rất hay và hữu ích

    Cho em hỏi, (1) trường hợp mức lương ở công ty thứ hai trả thấp hơn mức lương tối thiếu vùng thì mức lương để tính 21,5% mà người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động là mức lương trên hợp đồng hay mức tối thiều vùng ạ??? (2) thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân ở công ty thứ hai là thu nhập có bao gồm phần BH bắt buộc (21,5%) mà người sử dụng lao động trả thêm không ạ???

     
    Báo quản trị |  
  • #488366   31/03/2018

    baohanghai
    baohanghai

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/03/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Lúc trước mình làm ở cty chính, sau đó có mở thêm 1 công ty riêng dạng hoạt động cầm chừng. Cứ thấp thỏm sợ vi phạm luật lao động. Hóa ra, làm 1 lúc nhiều công ty vẫn được, miễn sao mình làm tròn trách nhiệm ở vị trí hiện tại là ổn nhỉ. Cám ơn bài viết đã chia sẻ thêm nhiều kiến thức bổ ít.

     
    Báo quản trị |  
  • #490212   23/04/2018

    hanhimmm
    hanhimmm

    Female
    Sơ sinh

    Lai Châu, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cho mình hỏi: Nếu công ty thứ 2 không trả tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT thì sẽ bị xử phạt như thế nào ạ ? Có Chế tài nào quy định cụ thể vấn đề này không ạ? 
     

    Ví dụ lương Công ty thứ nhất đóng BHXH vs mức lương 15.000.000 - đóng cả đủ bhxh, bhyt, bhtn . cty thứ 2 làm cộng tác viên lương 10.000.000 là CTV dài hạn (1 năm chẳng hạn - K ký HĐLĐ - ký HĐ CTV), thì cty thứ 2 có phải trả khoản 21,5% cho mình không ạ ?


     

     
    Báo quản trị |  
  • #490218   23/04/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Cám ơn chủ bài viết về những thông tin bổ ích dành cho những ai còn chưa nắm rõ các vấn đề khi gặp phải tính huống là cùng làm việc dưới dạng hợp đồng lao động cho 02, 03 cùng lúc. Mình cũng xin bổ sung thêm đó là theo Khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động 2012 đó là:

    Điều 186. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
    ...
    3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.
    Cập nhật bởi tieukhanh95 ngày 23/04/2018 11:55:41 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #490306   24/04/2018

    hanhimmm
    hanhimmm

    Female
    Sơ sinh

    Lai Châu, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nếu công ty thứ 2 không trả tiền đóng BHXH, BHTN, BHYT thì sẽ bị xử phạt như thế nào ạ ? Có Chế tài nào quy định cụ thể vấn đề này không ạ? 
     

    Ví dụ lương Công ty thứ nhất đóng BHXH vs mức lương 15.000.000 - đóng cả đủ bhxh, bhyt, bhtn . cty thứ 2 làm cộng tác viên lương 10.000.000 là CTV dài hạn (1 năm chẳng hạn - K ký HĐLĐ - ký HĐ CTV), cty thứ 2 không trả khoản 21,5% . Có quy định cụ thể nào về việc xử phạt Cty thứ 2 không ạ ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #490307   24/04/2018

    hanhimmm
    hanhimmm

    Female
    Sơ sinh

    Lai Châu, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mình muốn hỏi về có nghị định hay thông tư, điều nào trong luật quy định việc công ty không trả 21,5% cho NLĐ thì bị phạt như thế nào không ạ? 

     
    Báo quản trị |  
  • #490423   26/04/2018

    Căn cứ Khoản 5 Điều 13 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

    “Điều 13. Vi phạm quy định về tiền lương

    5. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có hành vi không trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

    a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

    b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

    c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

    d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

    đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

     
    Báo quản trị |  
  • #490424   26/04/2018

    Mình làm hợp đồng dưới 03 tháng, làm part time 5 tiếng/ngày (Thực ra là công ty lách luật bằng cách chỉ cho mình làm 02 tháng 28 ngày, vì nếu từ đủ 03 tháng thì họ phải đóng thêm 4% BHYT, BHTN cho mình nữa). Vấn đề là lúc đầu mình không biết vấn đề nếu làm việc ở 02 công ty thì công ty thứ hai phải trả lại khoản 17.5%%. Do vậy, công ty thứ hai vẫn đóng Bảo hiểm cho mình là 17.5% trên mức lương kí kết hợp đồng lao động 4,300,000. Sau khi mình tìm hiểu thông tin đối với NLĐ làm việc 02 nơi thì mình bắt đầu nộp giấy tờ để công ty thứ 02 trả lại cho mình 17.5%. Công ty này trả lại, nhưng vấn đề nằm ở chỗ là với mức là 17.5% của (4,300,000*5/8) với lời giải thích là: "công ty chỉ trả lại cho em khoản tiền 17.5% *tiền lương thực tế em cống hiến cho công ty thôi". Tóm lại là lúc đầu đóng 752,500, nhưng sau đó rút lại trên Bảo hiểm và trả lại cho mình 470,312.5. Hai con số này không tương đương, và 02 tháng như vậy mình mất gần 600,000. Lúc đầu còn không tính trả lại cho mình đồng nào nữa cơ. Đó là một công ty Nhật Bản, nói ra thì mọi người đều biết vì khá uy tín ở Việt Nam, rút ra một bài học là dù công ty lớn nhỏ thế nào thì cũng có tình trạng lách luật hết.

     
    Báo quản trị |  
  • #492351   22/05/2018

    dlinh0112
    dlinh0112

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 109
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 8 lần


    Làm việc cho 2 công ty đóng bảo hiểm như thế nào?

    Hiện nay, do nhu cầu của việc làm cũng như mức sống ngày càng tăng cao, thì người lao động làm cùng lúc 2 hoặc 3 công việc cùng 1 lúc để kiếm thêm thu nhập là điều không thể tránh khỏi. Vậy trong trường hợp như thế, vấn đề vầ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp sẽ đóng như thế nào và tại đâu?

           Căn cứ theo Điều 21 Bộ luật lao động 2012 về giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì: "Người lao động có thể giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

    Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ". 

    Như vậy, người lao động được phép ký hợp đồng cùng lúc với nhiều công ty, tuy nhiên, cần phải đảm bảo thực hiện công việc đã thỏa thuận và tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh. Nếu vi phạm, có thể bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức hay nghiêm trọng hơn là sa thải.

            * Về trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của người sử dụng lao động và người lao động, khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP đã nêu rõ:

    “Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

    Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.”

            *Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động cũng được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 44/2013 như sau:

    “Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

    Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.”  

    Căn cứ vào những quy định trên, nếu còn đồng thời làm việc và hưởng tiền lương, tiền công từ hai công ty trở lên, thì công ty  giao kết hợp đồng lao động trước có trách nhiệm tham gia BHXH, BHTN bắt buộc cho người lao động. Còn bảo hiểm y tế thì đóng tại nơi giao kết hợp đồng lao động có mức tiền lương, tiền công cao nhất.

     

    Cập nhật bởi dlinh0112 ngày 22/05/2018 10:43:51 CH Cập nhật bởi dlinh0112 ngày 22/05/2018 10:41:46 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #492585   25/05/2018

    chào anh chị.

    anh/chị cho em hỏi: một người hưởng lương cùng lúc 2 nơi. đóng bảo hiểm ở công ty đầu tiên. vậy ở công ty thứ 2, người sử dụng lao động vẫn phân bổ chi phí trả lương cho người này bình thường, cuối năm vẫn phải quyết toán thuế TNCN bình thường. vậy có ảnh hưởng hay trái pháp luật gì không ạ? em cảm ơn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #492587   25/05/2018

    công ty em có trường hợp: lao động này làm ở công ty khác và đã đóng BHXH ở công ty đó. hiện tại vẫn đang làm bên công ty đó và có kí kết hợp đồng bên công ty e. vậy với trường hợp này công ty em phải phân bổ chi phí nhân công như thế nào cho hợp lí vfa đúng pháp luật ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #492588   25/05/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    @Thomvo1993: những gì bạn hỏi là đúng, chẳng có ảnh hưởng gì, cũng chẳng trái pháp luật gì hết.

     
    Báo quản trị |  
  • #495499   29/06/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Bài viết hưu ích: Cho mình hỏi thêm trong trường hợp chưa kết thúc hợp đồng với công ty cũ mà đã kí hợp đồng với công ty mới thì như thế nào, bảo hiểm sẽ căn cứ đóng ra sao?

    Và theo mình được biết thì bảo hiểm y tế sẽ được đóng ại cả 2 công ty, chỉ có phần bảo hiểm xã hội mới đóng dựa trên công ty có thu nhập cao hơn, như vậy đúng không.

     
    Báo quản trị |  
  • #500364   23/08/2018

    Cảm ơn chủ thớt đã có bài viết rất hay và hữu ích. Mình có một thắc mắc là điều khoản bảo mật trong hợp đồng á, khi đang làm việc cho một công ty có điều khoản bí mật kinh doanh sẽ hạn chế quyền của người lao động như vậy, người lao động có thể ký hợp đồng với doanh ngihejep khác cùng lúc được hay không, và điều khoản bí mật đó có xâm phạm đế quyền được giao kết nhiều hợp đồng lao động của người lao động hay không?

    Giúp mình với ạ.

     
    Báo quản trị |  
  • #501824   11/09/2018

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành thì:

    “Điều 42. Quản lý đối tượng

    1.Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”

    Trường hợp ký kết nhiều hợp đồng lao động thì sẽ đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.

    Mình có 1 thắc mắc là đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, vậy người lao động có nghĩa vụ thông báo cho công ty biết hay người sử dụng lao động phải biết điều này, nếu trường hợp người lao động không thông báo hoặc thông báo không đúng dẫn đến việc đóng sai nơi tham gia BHYT thì có chế tài gì ở đây không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #505038   17/10/2018

    Cảm ơn bài viết rất hữu ích của chủ thớt, cho mình hỏi một việc là đối với bí mật kinh doanh của công ty, quy định người lao động không được cùng lúc hoặc sau khi hết thời hạn hợp đồng với công ty cùng hay tương tự lĩnh vực kinh doanh thuộc công ty cũ thì có trái luật không. Theo quan điểm của mình thì không trái luật bởi theo Điều 23 khoản 2 Bộ luật lao động 2012, người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm. Do đó, thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động vời thời hạn cũng như giới hạn cơ hội việc làm trong trường hợp này không trái pháp luật, vì đó là nghĩa vụ của người lao động cũng như bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động cũ.

    Mong chủ thớt cho em xin chút ý kiến về vấn đề này ạ. Cảm ơn một lần nữa về bài viết của chủ thớt.

     
    Báo quản trị |  
  • #508352   25/11/2018

    Người lao động ký hợp đồng lao động trên ba tháng ở hai nơi thì người này được phép giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một cơ quan chi trả thu nhập và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại cơ quan chi trả thu nhập khác. Việc giảm trừ gia cảnh này không ảnh hưởng đến nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân nếu vẫn đảm bảo nguyên tắc tại Điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #508356   25/11/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Bài viết rất hữu ích, nhưng có điều thắc mắc là sẽ có một số người sử dụng lao động muốn người lao động trong doanh nghiệp mình tập trung toàn lực làm việc cho doanh nghiệp mình, nên đã thảo thuận trong hợp đồng lao động là: không được lao kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp khác khi còn đang làm việc tại công ty như vậy thì có vi phạm pháp luật không?

     
    Báo quản trị |  
  • #509205   30/11/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Cho mình hỏi thêm là một người làm cùng 02 công ty thì khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân họ cần quyết toán như thế nào? công ty sẽ đóng hoặc khai thuế cho họ hay họ tự lên cơ quan thế để khai thuế. Họ có được giảm trừ gia cảnh trên tổng số tiền lương không hay chỉ giảm trừ một nơi?

    Cập nhật bởi Phong_96 ngày 01/12/2018 08:51:07 SA sửa form
     
    Báo quản trị |  
  • #521972   28/06/2019

    doanthuylinhphong
    doanthuylinhphong

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Cho mình hỏi nếu NLĐ làm việc 2 nơi có bắt buộc phải đóng BHYT ở nơi có mức tiền lương cao nhất không hay đóng chỗ nào cũng được. 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn doanthuylinhphong vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2019)