Là công chứng viên phải biết những điều này

Chủ đề   RSS   
  • #531849 30/10/2019

    Linhngo99
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2019
    Tổng số bài viết (195)
    Số điểm: 1803
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 234 lần


    Là công chứng viên phải biết những điều này

    Tham khảo:

    >>> 5 vấn đề pháp lý cần biết khi công chứng;

    >>> 05 lưu ý về công chứng hợp đồng liên quan đến đất đai;

    >>> 48 Điều Luật sư không được làm;

    Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng. Do đó, pháp luật sẽ có các quy định chặt đối với những người hành nghề công chứng này. Vậy những việc mà công chứng viên không được làm được pháp luật quy định như thế nào?

    Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây:

    1. Công chứng viên không được làm 12 hành vi sau đây

    Căn cứ Điều 7 Luật Công chứng 2014 quy định nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:

    - Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

    - Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

    - Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

    - Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;

    - Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;

    - Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;

    - Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;

    - Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;

    - Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, 10.  Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

    - Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;

    - Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

    2. Là công chứng viên thì có được kiêm làm luật sư không ?

    Theo quy định thì thời gian đào tạo nghề công chứng và Luật sư là như nhau (Cử nhân luật  + 12 tháng). Nhưng mỗi người chỉ được chọn hành nghề tại một trong hai việc nêu trên.

    Bởi lẽ, theo quy định tại điểm k khoản 1 Điều 7 Luật Công chức 2014 quy định “Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác”. Nếu vừa là Luật sư vừa là Công chứng viên thì khả năng cao sẽ dẫn đến khả năng xung đột về quyền lợi trong quá trình công chứng hồ sơ, giấy tờ, không đảm bảo tính khách quan, minh bạch.

    Bên cạnh đó, Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014 quy định:

    “Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng

    b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;…”

    Dó đó, nếu hành nghề luật sư từ đầu thì vẫn có thể chuyển qua làm công chứng viên. Sau năm năm hành nghề luật sư thì được miễn đào tạo hành nghề công chứng. Ngược lại, Nếu đang hành nghề là công chứng viên muốn chuyển qua làm Luật sư thì phải học tại từ đầu theo khóa đào tạo luật sư, vì công chứng viên không thuộc trường hợp căn cứ Điều 13 Luật Luật sư 2006 về miễn đào tạo nghề Luật cho các đối tượng được quy định tại điều này.

    Tóm lại, chỉ được chọn một trong hai để hành nghề không cùng lúc vừa hành nghề công chứng, vừa làm luât sư thì bị xử phạt theo quy định. 

    Cập nhật bởi Linhngo99 ngày 30/10/2019 02:28:48 CH
     
    9731 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Linhngo99 vì bài viết hữu ích
    admin (31/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #531941   30/10/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Bổ sung thêm cho các bạn về trách nhiệm của công chứng viên khi công chứng sai. Điều 38 Luật công chứng 2014 quy định rõ; tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.

    Công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật; trường hợp không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuylinh2311 vì bài viết hữu ích
    Linhngo99 (30/10/2019)