Lẽ ra tôi đã dừng ở phần viết trước, nhưng có lẽ cần viết thêm vài dòng ngoài lề.
Cái mà tôi muốn nói tới (trong phạm vi những bài viết của tôi topic này) là cách thức vận dụng pháp luật thế nào vừa đảm bảo phù hợp pháp luật và phù hợp với thực tế, nhằm tới mục tiêu định trước.
Ở bài viết trước(trong topic này), tôi đã viết rằng hành vi nào là hành vi tố tụng và bị điều chỉnh bởi luật, hành vi nào là không và các hậu quả của các hành vi đó. Đó là cách vận dụng pháp luật đang diễn ra và không trái luật.
Xét về mặt tác động xã hội, việc hướng dẫn người nộp đơn hiểu hậu quả pháp lý của việc nộp đơn đã quá thời hiệu là có tác dụng tốt, làm cho Tòa giảm khối lượng công viêc vô ích (nhận, làm các thủ tục khác rồi ra quyết định đình chỉ), người khởi kiện đỡ tốn thời gian, tiền bạc, chi phí pháp lý, các đối tượng tranh chấp khác có cơ hội được giải quyết nhanh hơn do Tòa có quỹ thời gian lớn lớn hơn để giải quyết các vụ việc có đầy đủ yếu tố thụ lý, xét xử. Xét tổng thể, bản thân người trong cuộc và xã hội có lợi hơn.
Có ý kiến cho rằng như thế ảnh hưởng tới quyền của đương sự. Tôi nhắc lại, việc quyết định nộp hay không nộp là do người nộp đơn. Nếu họ quyết định nộp thì những chi phí vô ích họ sẽ phải gánh chịu và cả những tác động khác xã hội phải gánh chịu như chi phí xử lý đơn đó mà hâu quả tất yếu là việc đình chỉ (tiền thuế để nuôi bộ máy bị xài không hiệu quả), những người có tranh chấp có đủ điều kiện giải quyết tại Tòa nhưng bị chậm giải quyết...
Nếu bằng hành vi tố tụng, Tòa trả lại đơn, không thụ lý thì đương sự có quyền khiếu nại.
Như vậy, không có vi phạm gì trong việc hướng dẫn đương sự quyết định nộp hay không nộp đơn, và lợi ích của việc này đã rõ. Đây là thực tiễn và hợp lý, và nếu người nộp đơn được phân tích cặn kẽ thì họ sẽ có quyêt định đúng đắn.
Ngoài ra, trong thực tiễn cũng không có việc hòa giải cả chục lần. Đây là quy định của luật và cũng trùng hợp với thực tiễn. Bản chất của việc này cũng như đã phân tích ở trên, yếu tố cá nhân là thẩm phán chẳng hơi đâu mà làm những việc vô ích ngoài nghĩa vụ của họ.
Dùng luật cần như là tìm tới một giải pháp xử lý một vấn đề cụ thể, vận dụng luật phải hiểu cách ứng xử giữa người với người thì mới mong có hiệu quả. Mang luật ra để "xài" như một công cụ vô tri thì mục đích khó mà đạt được.
.
Cập nhật bởi tran-toan ngày 12/07/2013 02:44:49 CH