Là bị đơn sao lại không muốn hòa giải?

Chủ đề   RSS   
  • #274208 09/07/2013

    duytri58



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/12/2009
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 1847
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 11 lần


    Là bị đơn sao lại không muốn hòa giải?

    Một vụ án dân sự về tranh chấp tài sản là nhà đất. Nguyên đơn bảo bị đơn là chiếm đoạt nhà đất của mình, nhưng ngay từ phiên hòa giải đầu tiên nguyên đơn lại chỉ cần lấy lại 20% giá trị TS, Tòa hòa giải đến chục lần, nguyên đơn cứ tăng dần giá trị muốn đòi, còn bị đơn thì một mực đề nghị Tòa đưa vụ việc ra xét xử.

    Một vụ án như vậy các AC nghĩ ngay đế điều gì?

     

     
    20306 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #275582   16/07/2013

    tran-toan
    tran-toan

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2013
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 48 lần


    ngocloan1990 viết:

    Chào bạn tran-toan !

    Theo tôi thì chúng ta nên chấm dứt tranh luận tại đây vì theo bạn việc TA giải thích cho người khởi kiện nhằm mục đích giúp đở người khởi kiện.

    Nếu vì mục đích tốt thì không cần bàn đến phương pháp nữa bạn.

    Trân trọng.

    1. Tôi không tiếp tục trao đổi với bạn theo chính đề nghị của bạn.

    2. Gợi ý để bạn suy nghĩ thêm:

    - Không hành động kiểu may, rủi, khi tư vấn phải nắm đầy đủ tình tiết, thông tin liên quan.

    - Khi chắc chắn chứng minh được còn thời hiệu còn mong vào tâm, tầm của người khác là không ổn. Đã kiện là chấp nhận đối kháng, không thuyết phục được thì phải đối kháng.

     
    Báo quản trị |  
  • #275445   15/07/2013

    tran-toan
    tran-toan

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2013
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 48 lần


    Bạn luatducphuong thân mến,

    Lại phải viết vài dòng nữa với bạn, lẽ nào có duyên với bạn.

    Thứ nhất, tôi đề nghị bạn  đọc kỹ những gì tôi đã viết để trao đổi đúng trọng tâm.

    Thứ hai, vấn đề trao đổi ở đây là giả thiết đã hết thời hiệu thì xử lý thê nào. Tôi đã nêu quan điểm là hết thời hiệu thì tư vấn cho người nộp đơn là không nộp, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc vô ích. Bạn cho rằng cứ nộp để được thụ lý rồi chứng minh thời hiệu. Vấn đề là đã chắc chắn còn hoặc có thể chứng minh còn thời hiệu thì mâu thuẫn với giả thiết đã hết thời hiệu. 

    Thứ ba, cách thức phản ứng của người có chuyên môn về việc hết thời hiệu. Bạn cho rằng nên nộp đơn để ...mong được Tòa giải quyết. Tôi cho rằng đã hết thời hiệu thì nên tư vấn cho người khởi kiện không nộp đơn để: tránh lãng phí thời gian, tiền bạc cho người trong cuộc như đã nói ở trên, về phía Tòa sẽ đỡ tốn công sức thụ lý, tính dự án phí, cơ quan thi hành án đỡ phải thu dự án phí.... Như vậy, người khởi kiện không đạt được mục đích (bị đình chỉ), người đủ điều kiện để Tòa giải quyết bị giải quyết chậm hơn, xã hội không có lợi vì tranh chấp vẫn còn đó, các chi phí nuôi bộ máy vận hành vô ích thì người đóng thuế phải gánh chịu. Tuy nhiên, nếu khởi kiện thì chỉ duy nhất người làm dịch vụ tư vấn pháp lý có lợi và chỉ đối tượng này có lợi. Chính vì các lý do trên mà tôi cho rằng nên tư vấn không nộp đơn.

    Thứ tư, các trường hợp bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện đã được ghi nhận ở Bộ luật dân sự, có trước luật sửa đổi TTDS. Đây có thể là phát kiến mới của bạn nhưng không mới trong giới luật.

    Thứ năm, tôi chưa thể hiện cái gì khác ngoài  quan điểm của mình. Nếu bạn cho rằng tôi thể hiện cái gì đó, làm ơn chỉ ra là cái gì và căn cứ cho nhận định đó. 

    Thứ sáu, đồng nghiệp của tôi không ở chỗ bạn suy đoán, tôi muốn học hỏi từ những phản biện của bạn nhưng không có.  

     

     

    Cập nhật bởi tran-toan ngày 15/07/2013 05:24:58 CH Cập nhật bởi tran-toan ngày 15/07/2013 04:24:47 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tran-toan vì bài viết hữu ích
    duytri58 (15/07/2013)
  • #275637   16/07/2013

    luatducphuong
    luatducphuong

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2013
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 547
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 38 lần


    Bạn tran-toan thân mến!

    Bạn có thuyết phục người khác đọc kỹ những gì bạn viết nhưng không hiểu bạn có đọc kỹ những gì cần đọc không. Thực ra thì quan điểm của mỗi chúng ta thông qua chủ đề này hoặc các chủ đề khác trên diễn đàn trước hết là để có cách giải quyết đúng đắn nhất đối với mỗi vụ việc.

    Có lẽ khi hoạt động thực tiễn bạn rất giỏi về những việc nào đó, ví dụ bạn đang tư duy theo cách của người đang làm trong cơ quan tố tụng: Một điều tra viên sẽ có cách tiếp cận theo phong cách làm việc của họ, một kiểm sát viên, một thẩm phán hay một chấp hành viên, mỗi người có cách tiếp cận riêng phụ thuộc vào đặc thù công việc của họ. Người làm nghề luật sư sẽ có cách nhìn khác và có thể nhập vai bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích cho người có yêu cầu và được chấp nhận cho dù là bị cáo, người bị hại, kẻ giết người hay người bị giết, bị làm nhục, người bị thiệt hại tài sản... Nhưng mà dù gì đi nữa thì cũng phải khách quan và đúng pháp luật bạn ạ. 

    Bản thân bạn nói rằng bạn có thâm niên trong nghề chúng tôi có cảm nhận bạn đang làm một việc gì đó trong ngành nào đó liên quan đến pháp luật. Nhưng bạn nói người dự đoán bạn làm ngành tòa là trật lấc cũng đúng thôi. Chúng tôi chỉ muốn nói rằng bạn nên nhìn nhận mọi vấn đề một cách khách quan hơn, tổng thể hơn, đừng nhìn một phía, với vai trò là người tư vấn pháp luật khi người bị thiệt hại quyền lợi muốn khởi kiện thì hãy đứng về phía họ, tìm căn cứ luật để bảo vệ quyền lợi cho họ chứ đừng giải thích rằng hết thời hiệu rồi là chấm hết. 

    Như bạn nêu mà tôi chẳng nghe thấy cán bộ tòa án, thi hành án, kiểm sát nào nói Tòa tính dự án phí, chúng tôi không hiểu bạn đang "dự án" cái gì:

     

    tran-toan viết:

     

    Thứ ba, cách thức phản ứng của người có chuyên môn về việc hết thời hiệu. Bạn cho rằng nên nộp đơn để ...mong được Tòa giải quyết. Tôi cho rằng đã hết thời hiệu thì nên tư vấn cho người khởi kiện không nộp đơn để: tránh lãng phí thời gian, tiền bạc cho người trong cuộc như đã nói ở trên, về phía Tòa sẽ đỡ tốn công sức thụ lý, tính dự án phí, cơ quan thi hành án đỡ phải thu dự án phí.... Như vậy, người khởi kiện không đạt được mục đích (bị đình chỉ), người đủ điều kiện để Tòa giải quyết bị giải quyết chậm hơn, xã hội không có lợi vì tranh chấp vẫn còn đó, các chi phí nuôi bộ máy vận hành vô ích thì người đóng thuế phải gánh chịu. Tuy nhiên, nếu khởi kiện thì chỉ duy nhất người làm dịch vụ tư vấn pháp lý có lợi và chỉ đối tượng này có lợi. Chính vì các lý do trên mà tôi cho rằng nên tư vấn không nộp đơn.

     

     

    Đúng là nếu khẳng định không còn cách gì nữa để kiện vì hết thời hiệu và không bao giờ thắng kiện thì sẽ tư vấn là không khởi kiện hả bạn. Đó là câu nói và cách nói của bạn.

    Chúng tôi lại nói thêm một tình huống về thời hiệu để bạn nghiên cứu thêm nhé. Một trường hợp mà nguyên đơn chưa nắm chắc là sẽ đòi được quyền lợi cho mình và thực tế là cần một số điều kiện nữa (người bi kiện không có tài sản để thực hiện nghĩa vụ - phá sản; bị đơn không rõ đang ở đâu...) nhưng mà thời hiệu sắp hết rồi, chẳng kịp làm gì khác nữa thì bạn nghĩ gì về thời hiệu không? nếu nghĩ được thì bạn có khởi kiện không?? Mà khởi kiện lúc đó để làm gì chứ?  

    Còn trong chủ đề này, bạn cứ đọc lại bài viết của những người khác đi nhé.

    Mong rằng sẽ có duyên với bạn trong chủ đề khác.

    Chúc bạn thành công!

    Cập nhật bởi luatducphuong ngày 16/07/2013 04:00:26 CH

    DUC PHUONG LAW là sản phẩm do tập hợp nhóm các Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình tiến hành tố tụng.

    Website: www.luatducphuong.com

    Email: [email protected] - DĐ: 0836893789.

    DUC PHUONG LAW - NGƯỜI ĐỒNG HÀNH TIN CẬY CỦA BẠN.

     
    Báo quản trị |  
  • #275463   15/07/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào bạn tran-toan !

    Chúng ta đặt giả thuyết là thời hiêu đã hết do đó cuối cùng thì sẽ bị đình chỉ, do đó không nộp đơn khởi kiện thì tốt hơn vì đở tốn thời giờ và tiền bạc.

    Tuy nhiên trong thực tế, thời hiệu đã "hết" chỉ tương đối vì còn phải trừ thời gian bị mất do bất khả kháng hoăc được tính lại theo điều 162 của bộ luật dân sự 2005.

    "Điều 162. Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự

    1. Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

    a) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

    b) Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;

    c) Các bên đã tự hoà giải với nhau."

         Việc trừ lại thời gian không khởi kiện do "bất khả kháng" hoặc tính lại thời hiệu khởi kiện theo điều 162 bộ luật dân sư không phải lúc nào cũng được chấp nhận do cái tâm và cả cái tầm của người nhận đơn.

        Vì vậy, Quốc Hội (các đại biểu) những người mà bạn tín nhiệm đã quyết định sữa đổi luật tố tụng theo hướng phải nhận đơn dù thời hiệu đã hết. Như vậy là nhiều đại biểu mà bạn tín nhiệm lại có ý kiến khác bạn rồi  :-P!

        Bạn chắc chắn sẽ hối hận nếu tư vấn cho người nhà không khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện đã hết, do họ không hiểu nên cung cấp không đủ chứng cứ việc trừ thời gian không khởi kiện do bất khả kháng hoặc được tính lại cho bạn biết.

       Tôi có đọc một thông tin về vụ kiện thừa kế xãy ra ở Long An sau 10 năm và lúc đầu tòa án từ chối thụ lý. Về sau, Tòa phải thụ lý vì ở thởi điểm mở thừa kế thì một đồng thừa kế chỉ mới 16 tuổi; và thời hiệu phải tính từ lúc người đó đủ 18 tuổi (có đủ năng lực pháp luật) nên thực sự vẫn còn thời hiệu.

    Trân trọng !

     

     
    Báo quản trị |  
  • #275585   16/07/2013

    tran-toan
    tran-toan

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2013
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 48 lần


    @ngocloan1990

    1. Tôi không tiếp tục trao đổi với bạn theo chính đề nghị của bạn ở bài viết trang 4.

    2. Gợi ý để bạn suy nghĩ thêm:

    - Không hành động kiểu may, rủi, khi tư vấn phải nắm đầy đủ tình tiết, thông tin liên quan.

    - Khi chắc chắn chứng minh được còn thời hiệu còn mong vào tâm, tầm của người khác là không ổn. Đã kiện là chấp nhận đối kháng, không thuyết phục được thì phải đối kháng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tran-toan vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (16/07/2013)
  • #275657   16/07/2013

    tran-toan
    tran-toan

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2013
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 630
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 48 lần


    @luatducphuong:

    1. Đọc kỹ để nắm đúng vấn đề, đủ thông tin để trao đổi tranh luận. Đọc kỹ để tranh luận chính xác, đúng trọng tâm. Việc này tôi không cần thuyết phục bạn, nói thế để bạn không lạc đề.

    2. Bạn có vẻ thích tìm hiểu nhân thân người khác, chêm vài ý riêng  về nhân thân họ vào cho phần tranh luận thêm rôm rả  nhỉ? Tôi đã góp ý riêng ở bài viết trước rồi đấy.

    3. Để tôi giải thích cho bạn từ "dự án phí": Khi khởi kiện, án phí chỉ là tạm ứng, chưa chính thức và số phải nôp được coi  là chưa chính xác (dự kiến) nên người ta gọi là dự án phí. Tôi chê bạn điểm này vì bạn hỏi thắc mắc cái mà trong  thực tế tố tụng rõ như ... ban ngày. 

    4. Xác định được thời hiệu hết thì khởi kiện là vô ích, gây tốn kém, không có lợi cho ai cả, thậm chí trên quy mô toàn xã hội. 

     
    Báo quản trị |  
  • #275701   16/07/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Bạn tran-toan và Bạn luatducphuong thân mến!

    Nội dung trao đổi như vậy là đã nhiều và rõ. Chúng ta nên tạm dừng để trao đổi ở các chủ đề khác vào lúc khác vì cũng đã nêu hết ý rồi !

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngocloan1990 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (16/07/2013)
  • #275794   17/07/2013

    luatducphuong
    luatducphuong

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2013
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 547
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 38 lần


    Cảm ơn bạn tran-toan nhé!

    Quả thật là tranh luận kiểu này thì chẳng đi đển đâu cả, có điều là cái gì nắm chắc thì hẵng khẳng định, chưa chắc chắn thì đừng khẳng định như thế. 

    Về chủ đề mà bạn duytri58 đưa ra thì đã có giải đáp tương đối rõ ràng rồi, không cần bàn thêm nữa. Với bạn, chúng tôi khuyên bạn nên nghiên cứu thêm một chút, xem lại một chút và hãy lắng nghe khi thấy có quan điểm khác với quan điểm, chính kiến của bạn.

    Bạn cứ tham khảo cái cụm từ "dự án phí" đi, với cái cụm từ này người đọc, người nghe sẽ hiểu ngay là cái khoản phí dự án nào đó. Bạn dùng chưa chuẩn đâu, dân tố tụng thường gọi tắt về cái khoản phí phải tạm ứng trước khi giải quyết vụ việc dân sự, hình sự... là "dự phí" mà tôi đã nhắc đến ở một số bài viết ở phần trên còn theo quy định của pháp luật thì:    

    Theo Pháp lệnh Án phí, lệ phí Tòa án số: 10/2009/UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm 2009 của UBTV Quốc hội, Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Hội đồng thẩm phái TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật về án phí, lệ phí tòa án có một số quy định về các vụ việc phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí tòa án và xử lý các khoản tiền tạm ứng này khi tạm đình chỉ, đình chỉ... tôi không thấy nhà làm luật và hướng dẫn luật dùng đến cái cụm từ của bạn.

    Vậy là những vấn đề về chuyển hóa giữa các quan hệ pháp luật, về thời hiệu giải quyết vụ việc, một số nội dung liên quan đã "rõ như ban ngày" theo cách nói của bạn rồi. Thiết nghĩ không cần phải bàn tán nhiều, xin cảm ơn sự hồi đáp của bạn.

    Chúc một ngày làm việc vui vẻ. 

    DUC PHUONG LAW là sản phẩm do tập hợp nhóm các Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong quá trình tiến hành tố tụng.

    Website: www.luatducphuong.com

    Email: [email protected] - DĐ: 0836893789.

    DUC PHUONG LAW - NGƯỜI ĐỒNG HÀNH TIN CẬY CỦA BẠN.

     
    Báo quản trị |