Kỳ họp thứ 6 Quốc hội xem xét thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến 8 dự án luật

Chủ đề   RSS   
  • #606330 24/10/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Kỳ họp thứ 6 Quốc hội xem xét thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến 8 dự án luật

    Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội khóa XV khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6 được diễn ra ngày 23/10/2023, xem xét, quyết định cải cách tiền lương từ 01/7/2024; lấy phiếu tín nhiệm nhân sự do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; tiến hành chất vấn việc thực hiện lời hứa và nhiều vấn đề khác.
     
    ky-hop-thu-6-quoc-hoi-xem-xet-thong-qua-9-du-an-luat-va-cho-y-kien-du-an-luat
     
    Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội cũng xem xét thông qua 9 dự án luật và cho ý kiến 8 dự án luật. Đặc biệt là hình thành hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, cụ thể như sau:
     
    Xem xét thông qua 9 dự án luật, cho ý kiến 8 dự án luật
     
    - Về công tác lập pháp, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 09 dự án luật, gồm: 
     
     
     
     
    (4) Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
     
     
     
     
     
     
    Cho ý kiến và thông qua theo quy trình tại một kỳ họp dự thảo Nghị quyết của Quốc hội Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.
     
    - Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến đối với 08 dự án luật khác, gồm: 
     
     
     
    (3) Luật Đường bộ
     
     
     
     
     
    (8) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.
     
    Dự án Luật Đất đai vẫn còn một số nội dung quan trọng chưa được thống nhất
     
    Riêng đối với dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội cho biết, về cơ bản, dự án Luật đã được điều chỉnh, bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn, nhiều nội dung khó, mới, phức tạp từng bước được xác định cụ thể. 
     
    Tuy nhiên, hiện dự án Luật vẫn còn một số nội dung, vấn đề quan trọng chưa được thống nhất, vẫn còn 02 phương án để các vị đại biểu Quốc hội tiếp tục cho ý kiến. 
     
    Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quốc hội tập trung góp ý sâu vào những vấn đề lớn, trọng tâm hoặc còn ý kiến khác nhau được nêu trong báo cáo tiếp thu, giải trình của UBTVQH. 
     
    Đối với các nội dung có thiết kế 02 phương án, đề nghị phân tích rõ ưu, nhược điểm, tác động của từng phương án, xem xét khách quan, toàn diện để lựa chọn phương án tối ưu, đảm bảo chất lượng, tính ổn định, dài hạn của Luật này khi được Quốc hội thông qua.
     
    Xây dựng Luật Nhà ở, Kinh doanh bất động sản thực sự đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, hiệu lực, khả thi
     
    Đối với các dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội đề nghị tập trung bảo đảm tính chặt chẽ, khả thi của các chính sách về huy động nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhà ở; tháo gỡ vướng mắc, xử lý bất cập trong thực tiễn về quản lý nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ; cải tạo, xây dựng nhà chung cư; xây dựng nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; cải tiến trình tự, thủ tục đầu tư, kinh doanh; khắc phục tình trạng đầu cơ; quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản...
     
    Đặc biệt, cần bảo đảm tính thống nhất giữa các dự thảo luật nêu trên với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), các luật, dự thảo luật khác có liên quan; hướng tới hình thành hệ thống pháp luật về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản thực sự đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, hiệu lực, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
     
    Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị bám sát quan điểm, các yêu cầu, các chính sách lớn đã đặt ra khi xây dựng dự án Luật.
     
    Rà soát thận trọng, bảo đảm đồng bộ với Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thi hành án dân sự 2008, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật Quản lý thuế 2019 và pháp luật liên quan, tham khảo kinh nghiệm, thông lệ quốc tế và bảo đảm phù hợp với thực tiễn.
     
    Cho ý kiến để hoàn thiện các quy định về ngân hàng chính sách; việc xử lý vấn đề sở hữu chéo, thao túng, chi phối các tổ chức tín dụng; vấn đề can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt các tổ chức tín dụng; quy định về nợ xấu và xử lý nợ xấu...
     
    Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
     
    278 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận