Kiện người đi xuất khẩu lao động, tòa nào xử

Chủ đề   RSS   
  • #160035 09/01/2012

    giakhanh1809

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2011
    Tổng số bài viết (51)
    Số điểm: 490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 19 lần


    Kiện người đi xuất khẩu lao động, tòa nào xử

    Hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn người Việt Nam đi xuất khẩu lao động, đi học… ở nước ngoài có phải là định cư ở nước ngoài hay không.

    Một người kiện vợ cũ đang đi xuất khẩu lao động thì sẽ do tòa cấp huyện hay tòa cấp tỉnh giải quyết? Các trường hợp xuất khẩu lao động, đi học… có được coi là định cư ở nước ngoài? Nhiều tình huống phát sinh đang gây tranh cãi trong thực tiễn xét xử án dân sự.

    Tháng 3-2009, TAND huyện B. (tỉnh T.) ra quyết định công nhận sự thỏa thuận giữa anh VVT và chị VTP. Theo đó, hai bên thống nhất thỏa thuâ%3ḅn giao cho chị P. được nuôi dưỡng cả hai con chung. Anh T. có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 550.000 đồng cho chị P. nuôi con (nô%3ḅp theo tháng) kể từ tháng 3-2009 cho đến khi hai con chung đủ 18 tuổi.

    Vừa cấp dưỡng, vừa phải… nuôi con

    Sau khi quyết định của tòa có hiệu lực pháp luật, Chi cục Thi hành án dân sự huyê%3ḅn B. đã ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của chị P. Việc thi hành chỉ mới được một tháng thì cơ quan thi hành án không thấy chị P. đến yêu cầu thi hành án tiếp.

    Bẵng đi một thời gian sau, tháng 7-2009, Chi cục Thi hành án dân sự huyện B. nhận được đơn của anh T. Trong đơn, anh trình bày: Sau khi nhâ%3ḅn tiền cấp dưỡng nuôi con được một tháng thì chị P. đã bỏ hai con ở nhà với bà ngoại để đi lao đô%3ḅng xuất khẩu ở nước ngoài. Vì vậy, anh đã đón hai con về trực tiếp nuôi dưỡng.

    Qua xác minh, cơ quan thi hành án xác định đúng là chị P. đang đi lao đô%3ḅng tại Đài Loan. Đại diê%3ḅn chính quyền địa phương cũng xác nhâ%3ḅn viê%3ḅc anh T. đang trực tiếp nuôi dưỡng hai con là có thật. Đồng thời, chính quyền địa phương cũng có văn bản đề nghị cơ quan thi hành án xem xét đến viê%3ḅc anh T. phải cấp dưỡng nuôi con chung theo quyết định của tòa. Vì thực tế hiê%3ḅn nay chị P. không trực tiếp nuôi dưỡng nên không thể buô%3ḅc anh T. phải tiếp tục cấp dưỡng nuôi con.

    Tuy nhiên, Chi cục Thi hành án cho rằng anh T. muốn không thi hành án nữa thì phải khởi kiện ra tòa để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con chứ cơ quan này không thể làm khác so với quyết định của tòa. Cụ thể, anh T. vẫn phải nộp tiền cấp dưỡng hằng tháng. Trong trường hợp chị P. không trực tiếp đến nhận, cơ quan thi hành án sẽ mở sổ tiết kiệm riêng cho chị tại ngân hàng...

    Kiện ra tòa nào mới đúng?

    Vụ việc trên đặt ra một tình huống pháp lý: Nếu khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con để khỏi phải thi hành khoản cấp dưỡng thì anh T. sẽ phải nộp đơn đến tòa nào, TAND huyện B. hay TAND tỉnh T.? Bởi lẽ vào thời điểm hiện tại, vợ cũ của anh đang xuất khẩu lao động ở Đài Loan chứ không còn ở trong nước.

    Theo Thẩm phán Trần Đình Thu, Phó Chánh án TAND quận Phú Nhuận (TP.HCM), anh T. phải khởi kiện ra TAND cấp tỉnh để yêu cầu thay đổi quyền nuôi con vì vụ án có yếu tố nước ngoài. Sau khi tòa thụ lý, thông qua con đường ủy thác tư pháp hoặc một số phương thức khác mà đương sự vẫn vắng mặt, không có ý kiến thì tòa có thể xử vắng mặt.

    Luật sư Nguyễn Thanh Lương (Đoàn Luật sư tỉnh Bến Tre) lại cho rằng tòa cấp huyện vẫn có thể thụ lý, giải quyết yêu cầu của anh T. Ông lý giải: Vợ cũ của anh T. đi xuất khẩu lao động một thời gian nhất định rồi quay về chứ không phải định cư hẳn ở nước ngoài nên có thể nói vụ án này có yếu tố nước ngoài cũng được mà không cũng được. Do đó, điều quan trọng nhất vẫn là tòa giải quyết như thế nào để đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của các bên mà thôi.

    Một luật sư thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM thì nhận xét thực tiễn giải quyết án dân sự cho thấy việc xác định thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài rất khó. Theo quy định, người Việt Nam chỉ được coi là định cư ở nước ngoài nếu họ làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn người Việt Nam làm ăn, sinh sống bao lâu ở nước ngoài thì được coi là lâu dài. Rồi những trường hợp đi xuất khẩu lao động, đi học… có phải là định cư ở nước ngoài hay không cũng chưa có hướng dẫn. Vì vậy, luật sư này cho rằng tốt nhất để có thể áp dụng pháp luật thống nhất trong các trường hợp tương tự thì ngành tòa án nên có hướng dẫn chính thức.

    Trước đây, bà X. được TAND quận Tân Phú (TP.HCM) ra quyết định công nhận sự thỏa thuận về việc ly hôn của hai vợ chồng. Theo đó, bà X. được tòa giao quyền nuôi hai con chung, chồng bà phải trợ cấp hằng tháng. Tuy nhiên, đến nay chồng cũ của bà đi hợp tác lao động nước ngoài và muốn bảo lãnh cho hai con đi cùng (công ty của ông có chế độ cho con đi cùng). Vì vậy, ngày 24-10-2011, bà X. đã tìm đến TAND quận Tân Phú xin thay đổi quyền nuôi con. Tuy nhiên, TAND quận Tân Phú từ chối vì cho rằng vụ việc này có yếu tố nước ngoài nên không thuộc thẩm quyền của tòa và hướng dẫn bà nộp đơn khởi kiện lên TAND TP.HCM.

    Tòa cấp tỉnh mới có thẩm quyền

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 BLTTDS, trường hợp những tranh chấp, yêu cầu mà có đương sự, tài sản hoặc cần ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho tòa án nước ngoài thì không thuộc thẩm quyền tòa huyện. Ngoài ra, theo Điều 12 Luật Cư trú thì nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Nghị định 138/CP/2006 cũng quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người có quốc tịch Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

    Xâu chuỗi các quy định trên, chúng ta có thể khẳng định người đi hợp tác lao động ở nước ngoài mà có tranh chấp tại tòa thì chỉ tòa án cấp tỉnh mới có thẩm quyền giải quyết bởi đi hợp tác lao động ở nước ngoài cũng được coi là làm ăn sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Để đảm bảo quyền lợi của đương sự thì tòa án phải tống đạt giấy tờ. Muốn tống đạt giấy tờ cho đương sự đang lao động ở nước ngoài thì tòa án phải ủy thác tư pháp. Vì vậy, chỉ có tòa án cấp tỉnh mới có thẩm quyền ủy thác tư pháp.

    Luật sư NGUYỄN DUY BÌNH, Đoàn Luật sư TP.HCM

    Cần xét thời gian ở nước ngoài

    Khi đương sự nộp đơn khởi kiện tại tòa cấp huyện thì tòa cần xác minh người đang ở nước ngoài đó sẽ ở nước ngoài trong thời hạn bao lâu. Nếu họ chỉ đi hợp tác lao động trong một thời gian ngắn thì tòa cấp huyện có thể giữ lại để giải quyết vì nếu chuyển vụ án lên tòa cấp tỉnh thì khi người đó về nước, tòa cấp tỉnh sẽ chuyển vụ án về lại cho tòa cấp huyện. Ngược lại, nếu người đó đi xuất khẩu lao động trong một thời gian dài thì thẩm quyền giải quyết phải do tòa cấp tỉnh vì chỉ có tòa cấp tỉnh mới có thẩm quyền ủy thác tư pháp để tống đạt giấy tờ…

    Luật sư PHẠM VĂN VUI, Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước

    Xem thêm các tin khác
    Cập nhật bởi giakhanh1809 ngày 09/01/2012 02:01:24 CH Cập nhật bởi giakhanh1809 ngày 09/01/2012 01:59:33 CH
     
    5721 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #160206   10/01/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Không biết đây là bài viết của tác giả nào và được đăng trên tờ báo nào. Nhưng theo tôi những vấn đề bài báo nêu lên và đánh giá nó phát sinh nhiều tình huống gây tranh cãi là không thực sự xác đáng và cũng không sát với quy định của pháp luật.

    Ngay phần mở đầu, bài báo viết: "Hiện chưa có văn bản nào hướng dẫn người Việt Nam đi xuất khẩu lao động, đi học… ở nước ngoài có phải là định cư ở nước ngoài hay không.

    Một người kiện vợ cũ đang đi xuất khẩu lao động thì sẽ do tòa cấp huyện hay tòa cấp tỉnh giải quyết? Các trường hợp xuất khẩu lao động, đi học… có được coi là định cư ở nước ngoài
    ?".

    Cách đặt vấn đề như vậy là không cần thiết. Bởi lẽ điểm c Điều 34 BLTTDS 2004 quy định tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 33 BLTTDS thì thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh. Mà khoản 3 Điều 33 (được sửa đổi, bổ sung theo Luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011) quy định: "Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện".

    Như vậy, luật quy định là đương sự ở nước ngoài, chứ đâu có quy định là đương sự định cư ở nước ngoài. Và để giải quyết vấn đề này nhằm phân biệt rõ thẩm quyền theo cấp Toà án, điểm a tiểu mục 4.1 mục 4 Phần I Nghị quyết 01/2005/NQ-HĐTP đã chỉ rõ: 

    "Đương sự là cá nhân không phân biệt là người nước ngoài hay người Việt Nam mà không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Toà án thụ lý vụ việc dân sụ đương sự là người Việt Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài hoặc người nước ngoài không ở Việt Nam có mặt tại Việt Nam để nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự hoặc đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án".

    Như vậy thì luật đã quy định quá rõ, chứ đâu phải là chưa có văn bản nào hướng dẫn. Theo quy định này thì những trường hợp đi xuất khẩu lao động, đi công tác, đi học tập... ở nước ngoài đều được coi là đương sự ở nước ngoài và đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp tỉnh.

    Bài báo cũng trích dẫn ý kiến của Luật sư Phạm Văn Vui: "Khi đương sự nộp đơn khởi kiện tại tòa cấp huyện thì tòa cần xác minh người đang ở nước ngoài đó sẽ ở nước ngoài trong thời hạn bao lâu. Nếu họ chỉ đi hợp tác lao động trong một thời gian ngắn thì tòa cấp huyện có thể giữ lại để giải quyết vì nếu chuyển vụ án lên tòa cấp tỉnh thì khi người đó về nước, tòa cấp tỉnh sẽ chuyển vụ án về lại cho tòa cấp huyện. Ngược lại, nếu người đó đi xuất khẩu lao động trong một thời gian dài thì thẩm quyền giải quyết phải do tòa cấp tỉnh vì chỉ có tòa cấp tỉnh mới có thẩm quyền ủy thác tư pháp để tống đạt giấy tờ…".

    Với ý kiến này, có lẽ Luật sư Vui cũng chưa cập nhật Nghị quyết 01/2005. Tại tiểu mục 4.4 mục 4 Phần I Nghị quyết cũng đã chỉ rõ: 

    "4.4. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Toà án

    a. Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTDS và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1 , 4.2 và 4.3 mục 4 này và được Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Toà án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.

    b. Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của BLTTĐS và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1 , 4.2 và 4.3 mục 4 này và được Toà án nhân dân cấp tỉnh thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự, tài sản ở nước ngoài và không cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Toà án nhân dân cấp tỉnh đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó".

    Như vậy, pháp luật đâu có quy định trường hợp có sự thay đổi thì Toà án đã thụ lý phải chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này.

    Một vài ý kiến trao đổi.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |