Không nên lấy chồng ngoại!

Chủ đề   RSS   
  • #87938 12/03/2011

    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Không nên lấy chồng ngoại!

     Chúng ta thấy rằng việc phụ nữ Việt Nam lấy chồng ngoại mặt hại nhiều hơn!

     
    Cô dâu Việt, duyên phận bẽ bàng
    12/03/2011 08:41 (GMT +7)
    Tại hội thảo “Tình hình phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người Hàn Quốc” diễn ra ở TP.Cần Thơ ngày 10/3, bà Huỳnh Thanh Thảo - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Cần Thơ cho biết, những năm gần đây ghi nhận một số lượng đáng kể phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người nước ngoài, đặc biệt là người Hàn Quốc. Đa phần họ kết hôn qua các công ty môi giới nước ngoài.

    Số liệu kết hôn, ghi chú kết hôn với người Hàn Quốc do Sở Tư pháp TP.Cần Thơ cung cấp cho thấy: Năm 2007 có 1.435 trường hợp; năm 2008 có 1.078 trường hợp; năm 2009 có 2.199 trường hợp và năm 2010 có 433 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài và 1.364 trường hợp ghi chú kết hôn, chủ yếu với người Hàn Quốc.

    Vỡ mộng đổi đời nơi đất khách

    Đề cập thực trạng phụ nữ Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc, bà Huỳnh Thanh Thảo cho biết, đa số các cuộc hôn nhân không xây dựng trên tình yêu chân chính mà chủ yếu là qua mai mối. Do đa phần là con nhà nghèo nên hầu hết các cô gái lấy chồng ngoại đều nuôi hy vọng đến với cơ hội đổi đời, có điều kiện giúp đỡ gia đình vượt qua khó khăn. Còn tình yêu với chồng hoặc sự hòa nhập cuộc sống bên chồng như thế nào thì đa số các chị em không quan tâm và nghĩ rằng dần dần sẽ thích nghi được.

    Một buổi “coi mắt” lấy chồng Hàn Quốc bị công an phát hiện tại TP.Hồ Chí Minh.Ảnh: TT

    Thực tế, theo bà Thảo, đã có nhiều đám cưới tổ chức chớp nhoáng để hợp thức hóa cuộc hôn nhân. Nhiều cô gái mù quáng, liều thân, mặc cho đường dây môi giới run rủi thế nào vẫn cam chịu. Đến khi qua xứ người, nhiều cô mới vỡ lẽ ra rằng chồng, gia đình chồng thực tế không như bức tranh tươi đẹp được vẽ vời qua miệng lưỡi của các “bà mai”. Từ đây, họ lâm vào bi kịch vỡ mộng đổi đời nơi đất khách.

    Điển hình như chị T.N.H (29 tuổi, quê ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai). Chị H lấy chồng ngoại từ năm 23 tuổi nhưng chỉ sống cùng gia đình chồng được 2 tháng thì trốn về nước do bất đồng ngôn ngữ và phải chịu đựng nhiều khắc nghiệt trong sinh hoạt. H cho biết, ngày đó chị quyết định lấy chồng Hàn Quốc với hy vọng giúp gia đình vượt qua nghèo khó, nhưng không ngờ qua bên xứ người lại lâm vào cảnh khốn khổ trăm bề.

    Bà Thảo cũng cho biết, có những trường hợp kết hôn là giả tạo mà người đàn ông Hàn Quốc hoặc Đài Loan không vì mục đích xây dựng quan hệ hôn nhân gia đình. Trong những trường hợp này, họ lợi dụng việc kết hôn nhằm thực hiện những việc làm bất chính, xâm phạm danh dự, nhân phẩm phụ nữ Việt Nam.

    “Nỗi đau giằng xé, duyên phận bẽ bàng, bơ vơ nơi đất khách. Đổi đời đâu chưa thấy, chỉ thấy tình cảnh khó khăn mọi mặt, gia đình bên chồng thiếu khả năng tài chính nên cuộc sống của các cô đã nghèo lại càng nghèo thêm” - bà Thảo cho biết thêm.

    99% nguyên đơn xin ly hôn với người nước ngoài là phụ nữ

    Bà Dương Thị Thu Hà - Phó Chánh án TAND TP.Cần Thơ cho biết, từ năm 2008 đến 2010, TAND TP.Cần Thơ đã thụ lý giải quyết trên 100 vụ ly hôn với người nước ngoài, số vụ ly hôn năm sau cao hơn năm trước. Trong đó có tới hơn 65% các vụ xin ly hôn với một bên là người Hàn Quốc, Đài Loan và có tới 99% nguyên đơn đứng đơn xin ly hôn là phụ nữ Việt Nam.

    Theo bà Hà, các mâu thuẫn được đưa ra để xin ly hôn thường là do thời gian tìm hiểu nhau ngắn; ngôn ngữ bất đồng; phong tục tập quán khác lạ, chênh lệch tuổi tác. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: Chồng nhậu nhẹt, bê tha, chồng có bồ, chồng coi thường vợ lấy mình vì tiền, chồng coi vợ như người ở; một số trường hợp bị chồng đánh đập, ngược đãi đành phải bỏ trốn về nước.

    Bà Hà cũng cho biết nhiều trường hợp khi về xin ly hôn tại TAND TP.Cần Thơ thì đương sự đã cùng chồng giải quyết ly hôn tại tòa án nước ngoài xong hoặc có mang được bản ghi chú hộ tịch của chồng là đã ly hôn với mình (đã được hợp pháp hóa lãnh sự). Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp khi có mâu thuẫn với chồng và gia đình chồng, người phụ nữ bỏ về Việt Nam mà không có bất cứ một thứ giấy tờ gì, kể cả giấy đăng ký kết hôn khiến việc giải quyết hậu quả của hôn nhân không hạnh phúc gặp vô vàn khó khăn.

    Đám tang của một cô dâu Việt xấu số quê ở Cần Thơ, lấy chồng Hàn Quốc và bị chồng nhẫn tâm sát hại. Ảnh: CTV.

    Chính vì thế, bà Hà lưu ý các cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài nếu mâu thuẫn trầm trọng trong mối quan hệ vợ chồng đến mức phải ly hôn thì trước khi trở về Việt Nam, họ cần phải đến tòa án hoặc phòng hộ chính địa phương để làm bản thỏa thuận ly hôn với chồng nếu có sự đồng ý của chồng. Nếu không, cô dâu Việt cần yêu cầu Tòa án địa phương giải quyết cho ly hôn, hoặc yêu cầu chồng mình có ý kiến về việc hôn nhân (đồng ý hoặc không đồng ý). Sau đó, cô dâu Việt mang các tài liệu trên tới Bộ Ngoại giao nước bạn để họ xin chứng nhận con dấu hoặc chữ ký của Tòa án, phòng hộ chính. Cuối cùng, cô dâu Việt mang các tài liệu này về Việt Nam, đến Sở Ngoại vụ TP.Hồ Chí Minh để được hướng dẫn hợp pháp hóa lãnh sự.

    “Hiện nay Đài Loan và Hàn Quốc chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam nên mặc dù đã có bản án của các nơi này thì các cô gái Cần Thơ khi về nước vẫn phải đến TAND TP.Cần Thơ để làm thủ tục xin ly hôn, đồng thời mang theo các giấy tờ trên đến nộp cho tòa án cùng hộ khẩu, đăng ký kết hôn, chứng minh nhân dân... thì việc giải quyết ly hôn rất thuận lợi và nhanh chóng” - bà Hà cho biết thêm.

    #ffffff; background-color: #034e8f;" class="text">

    Trên 8.000 phụ nữ Cần Thơ lấy chồng Hàn Quốc

    #f3f4ef;">

    Ông Lê Khắc Thanh - Trưởng Phòng Hành chính - Tư pháp (Sở Tư pháp TP.Cần Thơ) cho biết, từ năm 2005 đến nay, có hơn 8.000 phụ nữ Cần Thơ kết hôn với người Hàn Quốc và làm thủ tục ghi chú kết hôn tại Sở Tư pháp TP.Cần Thơ. Ngoài ra, hàng năm có trên 500 phụ nữ Cần Thơ đăng ký kết hôn tại Sở Tư pháp. Riêng năm 2010 có 433 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài và 1.364 trường hợp ghi chú kết hôn, chủ yếu với người Hàn Quốc.

    Theo ông Thanh, pháp luật Việt Nam quy định khá đầy đủ về vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài, tuy nhiên, vẫn còn một số điểm bất cập như: Không cấm kết hôn khi tuổi tác quá chênh lệch; việc giúp đỡ các trường hợp bị bạo hành, ngược đãi còn hạn chế do chưa có quy định bảo hộ cho phụ nữ Việt Nam sau khi kết hôn được định cư ở nước ngoài...

    Từ thực trạng trên, để góp phần lành mạnh hóa, bình thường hóa việc phụ nữ Việt Nam kết hôn có yếu tố nước ngoài, Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Cần Thơ kiến nghị Lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP Hồ Chí Minh có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Tư vấn hỗ trợ kết hôn có yếu tố nước ngoài trực thuộc Hội Liên hiệp phụ nữ TP.Cần Thơ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các thủ tục trong việc kết hôn, ly hôn với công dân Hàn Quốc. Đặc biệt là những cô dâu Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn xong nhưng không làm thủ tục bảo lãnh theo chồng được. Hội cũng đề nghị chính phủ hàn quốc có biện pháp ngăn chặn môi giới kết hôn giả, bảo vệ cô dâu Việt Nam, tránh tình trạng kết hôn với công dân Hàn Quốc thiếu khả năng tài chính...


    Theo Hà Vy
    Pháp luật Việt Nam
    Quả thật là không nên lấy chồng ngoại đúng không bà con.
     Ta về ta tắm ao ta
    Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn!

     Ham hố làm gì chứ?
     Phải không bà con!
     Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    52805 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    honhuthuy88 (08/07/2011) caythongnoel (07/06/2011) vodangchuc (31/05/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang <123456>
Thảo luận
  • #116404   08/07/2011

    honhuthuy88
    honhuthuy88

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Oh. Theo mình thì mình sẽ tự đặt câu hỏi tại sao con gái Việt Nam hok thích lấy con trai Việt Nam. Hầu như những anh chàng ở quê thì rượu chè be bét, một số lên tp đi làm thì vướng nhiều tật xấu, số con trai tốt còn lại thì quá ư là ít, kiếm không ra. hì hì
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhuthuy88 vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (08/07/2011)
  • #116407   08/07/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Hi hi honhuthuy88
     Cho dù là bọn con trai không tốt như thế nào đi nữa, nhưng không thể so sánh với bọn ngoại quốc lòng dạ độc ác, tàn nhẫn không cùng được. Chúng ta thử đọc mấy bài báo mà xem. Có chết dỡ khi nữa sống nữa chết ở ngoại quốc không nào.

     Chi bằng:
     "Ta về ta tắm ao ta,
     Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn"

     Đúng không các bạn!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    nguyenoanhhlu (08/09/2014)
  • #116441   08/07/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Ham chồng ngoại, khổ mẹ tội con

    TT - Sau một thời gian làm dâu ở Hàn Quốc, Đài Loan, nhiều cô gái ở đồng bằng sông Cửu Long  mới “vỡ mộng” rằng cuộc sống xứ người không lãng mạn, giàu sang như trong phim. Nhiều cô phải đưa con về quê nhờ nhà ngoại nuôi ăn học, thậm chí nhiều cô phải về nước xin ly hôn.

    >> Read this on Tuoitrenews.vn
    >>
    Bắt nhóm môi giới lấy chồng Trung Quốc
    >> Lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc theo "phong trào"

    Do hoàn cảnh khó khăn ở Đài Loan, bé Lu Hsiao Yu được mẹ gửi về VN cho người thân nuôi từ khi mới 27 ngày tuổi - Ảnh: Trung Cường

    Bé Lee Se Jin, 3 tuổi, được đưa về Việt Nam nuôi khi mới 7 tháng tuổi - Ảnh:  Trung Cường

    Khi biết chúng tôi đang tìm hiểu về những cô gái lấy chồng ngoại nhưng đã ly hôn, một lãnh đạo Hội LHPN huyện Bình Minh (Vĩnh Long) thở dài:#ffff00;"> “Nhiều lắm anh ơi! Trong huyện có 138 người lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan thì có tới 38 người đã ly hôn. Nhiều người trong số này còn bị khủng hoảng tinh thần, thậm chí bị bệnh tâm thần. Mỗi người một hoàn cảnh đau đớn khác nhau, bi kịch lắm”.

    #ffff00;">“Địa ngục” ở xứ người

    Chị L.T. ở xã Đông Bình, huyện Bình Minh là một trong những người nếm tủi nhục ê chề với ảo tưởng đổi đời khi làm dâu xứ người. Thông qua mai mối, một người đàn ông Hàn Quốc đã “chấm” chị làm vợ. Nhưng chị chỉ mừng, chỉ mơ mộng được vài ngày khi hai người còn ở VN. “Tôi nghĩ mình sẽ đổi đời ở xứ kim chi, sẽ có cuộc sống lãng mạn với người chồng khá đẹp trai cùng tôi làm thủ tục đăng ký kết hôn. Khi đặt chân lên đất Hàn Quốc thì mọi chuyện khác hẳn. Người đàn ông mà tôi đã trao thân nói rằng chồng tôi là em trai ông ta, một người bị câm điếc”.

    Trời đất sụp đổ dưới chân, nhưng vì bị nhốt trong nhà, chị T. vẫn phải chấp nhận sự sắp đặt của gia đình này. Và khi ba chồng - người thương chị như con ruột - qua đời hai năm sau đó, mẹ chồng còn bắt chị phải ngủ với con rể bà để sinh cho bà đứa cháu. Từ đây, cuộc sống của chị T. như bị đẩy xuống một tầng địa ngục khác với sự tủi nhục không thể diễn tả hết. #ffff00;">Mỗi lần chị T. cự tuyệt làm nô lệ tình dục cho gia đình này thì bị mẹ chồng đánh đập không thương tiếc. Và một lần chị bị hư thai cũng do những trận đòn và do chấn thương tâm lý.

    Sợ sẽ chết mất xác ở xứ Hàn, chị T. đánh liều xin về thăm cha mẹ rồi trốn luôn, nhưng gia đình chồng không đồng ý và tìm cách giam lỏng chị trong nhà. Một lần lợi dụng gia đình chồng đi lễ nhà thờ, chị T. trốn được ra đường và tìm đến nhờ cảnh sát hướng dẫn tới Cơ quan quản lý người Việt ở Hàn Quốc kêu cứu. Cuối cùng chị T. đã thoát khỏi địa ngục gia đình chồng để về Việt Nam với đúng 100.000 đồng trong túi để bắt đầu cuộc sống mới. “#ffff00;">Có cho một đống kim cương tôi cũng không dám lấy chồng ngoại nữa. Quá sợ rồi!” - chị T. tâm sự.

    Nhưng được về nước lành lặn, còn cơ hội làm lại cuộc đời như chị T. là rất may mắn. Trường hợp chị T.T. (31 tuổi, xã Thuận An, huyện Bình Minh, Vĩnh Long) bi kịch hơn nhiều: bị khủng hoảng đến mức bị bệnh tâm thần.

    #ffff00;">Thành người mất hồn

    Lấy chồng Đài Loan do mai mối từ năm 18 tuổi và đã có đứa con gần 10 tuổi, những tưởng cuộc sống của chị T.T. sẽ bình yên. Thế nhưng đến năm 2007 do việc làm ăn kinh doanh thất bại, chồng chị T.T. yêu cầu chị phải gọi điện thoại về nhà vay tiền, cầm cố đất đai để anh ta tiếp tục kinh doanh. Gia đình chị T.T. ở Việt Nam không khá giả nên không giúp được. Cũng chính vì làm ăn thất bại, chồng chị T.T. sa vào ăn chơi, hút chích. Cuộc sống của chị T.T ngày càng bi đát do gia đình bên chồng đổ thừa mọi trách nhiệm cho chị. Trong một lần đi đường, chồng chị T.T. bị tai nạn giao thông tử vong. Bà mẹ chồng lại có cớ đay nghiến, cho rằng chính chị là nguyên nhân khiến chồng chết oan uổng như vậy.

    Kể từ đó chị#ffff00;"> luôn bị mẹ và chị chồng hành hạ, đánh đập. Để cách ly chị khỏi đứa con của chị, họ nhốt chị vào nhà tắm và đến giờ ăn thì đem cơm cho ăn. Một ngày do uất ức và hoảng loạn, chị T.T. đã bị ngất. Sợ chị chết trong nhà, gia đình chồng đưa chị đến bệnh viện tâm thần và gọi điện về Việt Nam thông báo... trả con dâu. Về tới nhà, chị T.T. như người mất hồn, chẳng biết và cũng chẳng nhận ra người xung quanh, cứ luôn miệng lảm nhảm. Biết được việc của chị, thông qua các dự án phòng chống bạo hành phụ nữ và phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Bình Minh đã giúp đỡ gia đình chị chạy chữa căn bệnh này. Hơn hai năm kể từ ngày về nước, bệnh tình chị có thuyên giảm, chị có thể nhớ lại những việc đã xảy ra với cuộc sống của mình. Tuy nhiên, gương mặt đẹp của chị vẫn còn hoảng loạn, thỉnh thoảng đang nói chuyện chị dừng lại và lẩm nhẩm một mình những nội dung khó hiểu. Hiện cha mẹ già của chị T.T. phải làm lụng để nuôi con gái.

    H#ffff00;">ội LHPN Bình Minh và Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết thực tế có nhiều chị em lấy chồng nước ngoài do không chịu nổi cảnh bị đánh đập đã trốn về nước. Tuy nhiên hội không thể nắm hết con số này vì phần lớn chị em nhẫn nhịn chịu đựng và lên TP.HCM tìm việc làm.

    Số trẻ em Đài Loan, Hàn Quốc (có mẹ người Việt) tạm trú tại Cần Thơ

    #ec008b; width: 105.85pt; height: 3pt;">

     

    #ece9d8; background: none repeat scroll 0% 0% #ec008b; width: 41.15pt; height: 3pt;">

    2009

    #ece9d8; background: none repeat scroll 0% 0% #ec008b; width: 40.95pt; height: 3pt;">

    2010

    #ece9d8; background: none repeat scroll 0% 0% #ec008b; width: 95.45pt; height: 3pt;">

    3 tháng đầu 2011

    #ece9d8 black black; background: none repeat scroll 0% 0% #fce8f1; width: 105.85pt; height: 3pt;">

    Trung Quốc (Ðài Loan)

    #ece9d8 black black #ece9d8; background: none repeat scroll 0% 0% #fce8f1; width: 41.15pt; height: 3pt;">

    248

    #ece9d8 black black #ece9d8; background: none repeat scroll 0% 0% #fce8f1; width: 40.95pt; height: 3pt;">

    406

    #ece9d8 black black #ece9d8; background: none repeat scroll 0% 0% #fce8f1; width: 95.45pt; height: 3pt;">

    >100

    #ece9d8 black black; width: 105.85pt; height: 3pt; background-color: transparent;">

    Hàn Quốc

    #ece9d8 black black #ece9d8; width: 41.15pt; height: 3pt; background-color: transparent;">

    61

    #ece9d8 black black #ece9d8; width: 40.95pt; height: 3pt; background-color: transparent;">

    184

    #ece9d8 black black #ece9d8; width: 95.45pt; height: 3pt; background-color: transparent;">

    107

    P.NGUYÊN (Nguồn: Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP Cần Thơ)

    Cho con về nước ăn học

    Bà Huỳnh Thanh Thảo - phó chủ tịch Hội LHPN TP Cần Thơ - cho biết do năm 2008 khủng hoảng kinh tế thế giới nên nhiều gia đình đã gửi con về nước nhờ nuôi dưỡng. “Chi phí nuôi trẻ ở Việt Nam thấp, ngoài ra đó cũng là cái cớ để các cô dâu Việt gửi tiền về giúp gia đình. Người mẹ không chăm sóc con nhỏ sẽ có cơ hội kiếm thêm thu nhập” - bà Thảo lý giải.

    Sáng 20-4, tìm đến khu vực Quy Thạnh 2, P.Trung Kiên - nơi có khá nhiều cháu sống với ông bà ngoại, chúng tôi thấy bé trai Lee Se Jin, 3 tuổi, chạy nhảy bên dòng kênh. Bà ngoại Đoàn Thị Thu Nhi cho biết Se Jin được đưa về Việt Nam lúc bảy tháng tuổi. Trước đó bà qua Hàn Quốc chăm cháu khi vừa sinh. “Nuôi trẻ bên đó mắc lắm, tốn khoảng 8 triệu đồng/tháng. Còn ở Việt Nam đỡ hơn, khoảng 2-3 tháng chỉ cần gửi về 500 USD là dư sức nuôi cháu” - bà Nhi nói. Bà Nhi rưng rưng nước mắt kể: “Tội nghiệp nó nhớ mẹ nên cứ khóc hoài, mỗi lần mẹ nó gọi về là cả hai cùng khóc. Xa cách tình cảm nên tết tới mẹ nó về mang qua Hàn Quốc lại”.

    Tương tự, bà Tô Thị Út, ở ấp Phúc Lộc 1, xã Trung Nhứt, có con gái lấy chồng Đài Loan đã bốn năm. Do sinh con thứ hai trong hoàn cảnh gia đình khó khăn nên con bà phải gửi đứa con mới sinh Lu Hsiao Yu về Việt Nam khi bé mới 27 ngày tuổi. Đến nay Lu Hsiao Yu đã gần 3 tuổi. Bà Út cho biết nhờ gửi con về ngoại nên con gái mới có thời gian đi làm công nhân. Bà kể: “Do xa mẹ sớm nên nhiều lúc mẹ nó gọi về nó không nghe điện thoại mà bỏ chạy đi nơi khác vì sợ bị bắt về Đài Loan”. “Đầu tháng sau mẹ nó về đem nó đi, chứ để lâu sợ nhạt phai tình mẹ con, tôi cũng theo chăm nó” - bà Út cho biết thêm.

    Thiệt thòi tình cảm mẹ con

    Theo Hội LHPN Q.Thốt Nốt, địa bàn được xem là nơi có nhiều con lai được mẹ gửi về nhờ ngoại nuôi giùm nhiều nhất ở Cần Thơ, đa số con lai khi quay về quê cha đều có bà ngoại đi cùng. Chỉ khi nào cháu hòa nhập được cuộc sống mới và quen với ba mẹ thì bà ngoại mới về lại Việt Nam. Do xa mẹ khá sớm nên nhiều trường hợp con không chịu nhận mẹ hoặc xa lánh mẹ khi mẹ về nước thăm con. Thời gian ngắn ngủi của những lần về thăm quê không đủ để nhen nhóm tình cảm mẹ con. Mang nỗi buồn trở lại quê chồng, những người mẹ Việt Nam ấp ủ mong ước sớm mang con trở lại với mình, vì thế nhiều người xin làm tăng ca, làm nghề phụ kiếm thêm thu nhập.

    Cũng do hoàn cảnh nên đa số bà mẹ Việt gửi con về khi con mới mấy tháng tuổi. Cũng có trường hợp bà mẹ về Việt Nam sinh con rồi đi. “Chỉ những ông chồng sợ vợ thì vợ mới gửi con về được, đa số là gửi con gái vì người Hàn Quốc, Đài Loan rất quý cháu trai”, một bà ngoại đang nuôi cháu lai ở cù lao Tân Lộc, P.Tân Lộc - nơi từng được mệnh danh là “đảo Đài Loan” - nói.

    Cũng có trường hợp do chồng bị bại liệt, người vợ phải đi làm nuôi gia đình chồng và con nên đành gạt nước mắt gửi con nhỏ về Việt Nam. Nhiều trường hợp do hoàn cảnh khó khăn nên mấy năm liền người mẹ không về thăm con. Những đứa con lai không chỉ bị thiệt thòi, thiếu thốn về mặt tình cảm mà còn bị những đứa trẻ cùng trang lứa chọc ghẹo ở môi trường sống tại quê nhà Việt Nam.

    NGỌC HẬU - TRUNG CƯỜNG

    #cfe6f9;">

    Biết chồng nghiện ma túy vẫn lấy

    Ông Nguyễn Hùng Dũng, phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Long, cho biết năm năm qua sở đã làm thủ tục đăng ký kết hôn cho hơn 3.000 phụ nữ tỉnh này, trong đó gần 50% lấy chồng Đài Loan. Ngoài ra, sở còn làm thủ tục đăng ký kết hôn cho hơn 1.200 phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc.

    Theo ông Dũng, phần lớn phụ nữ lấy chồng nước ngoài đều ở khu vực nông thôn, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp. Đa số những người này chỉ học hết tiểu học hoặc trung học cơ sở. Thậm chí nhiều người không viết được tiếng Việt. Có tới 187 trường hợp bị từ chối đăng ký kết hôn do học tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc (nơi sẽ lấy chồng) không nổi. “#ffff00;">Mới tuần này chúng tôi gặp hai trường hợp lấy chồng Đài Loan, một người bị nghiện ma túy, một người có “thành tích” ngược đãi vợ con (ghi trong hồ sơ ly hôn vợ trước). Chúng tôi đã giải thích và khuyến cáo hai cô gái đăng ký kết hôn với hai người này nên suy nghĩ lại nhưng không đạt kết quả. Chúng tôi chuyển hồ sơ sang UBND tỉnh phê duyệt mà cảm thấy ray rứt vô cùng”- ông Dũng nói.

    Do kết hôn vội vã mà không tìm hiểu kỹ nên có rất nhiều trường hợp ra tòa xin ly hôn ngay sau đó vì không hòa hợp và nhiều lý do tế nhị khác. Năm năm qua TAND tỉnh Vĩnh Long đã thụ lý, giải quyết ly hôn cho 300 trường hợp lấy chồng nước ngoài. Bên cạnh đó còn rất nhiều cô gái bỏ trốn về nước xin ly hôn nhưng tòa không thụ lý vì họ “bỏ của chạy lấy người” không mang theo giấy tờ gì để làm thủ tục.

    V.TR.

    #dadada; width: 100%; clear: both;">
    #0072bc;" class="fonsize12 bold">TIN BÀI LIÊN QUAN
    #0072bc;" class="fontsize12">Xem tất cả » #f7941d;" class="fontsize12" target="_blank" href="http://tuoitre.vn/RssFeeds.aspx?ChannelID=194">RSS

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #123428   12/08/2011

    Black.rose
    Black.rose

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 6 lần


    Một cô gái kêu cứu vì bị ép lấy chồng Trung Quốc



    Một cô gái kêu cứu vì bị ép lấy chồng Trung Quốc


    SGTT.VN - Sau khi bỏ trốn, ngày 4.8.2011, cô Nguyễn Thị Thúy Hằng, sinh năm 1986, ở ấp Thới Hưng, xã Thới An Đông, TP Cần Thơ đã gởi đơn đến các cơ quan chức năng của Cần Thơ để tố cáo cuộc hôn nhân bị ép buộc của mình với một thanh niên Trung Quốc.

     

    Theo lời kể của Hằng, vào tháng 6.2011, mẹ cô là bà Nguyễn Thị Mỹ Lệ đi đám cưới có nghe chuyện gả con qua Trung Quốc. Bà Lệ hỏi thăm và được giới thiệu ông Liu Bin, chuyên làm môi giới cho phụ nữ Việt lấy chồng Trung Quốc. Ông Liu Bin này là người Trung Quốc, có vợ là một phụ nữ Cần Thơ.

    Ngày 24.6.2011, mẹ Hằng dẫn cô đến nhà mẹ vợ Liu Bin ở Ba Xe (quận Ô Môn) để bàn chuyện cưới gả. Chiều 24.6, Liu Bin giao cho mẹ Hằng tín vật gồm: một sợi dây chuyền, một đôi bông tay vàng 18, tổng cộng 1,3 chỉ vàng cùng với một chiếc nhẩn nửa chỉ vàng 24K. Sau đó, anh Hằng chở cô đến khách sạn Phương Anh ở TP Cần Thơ để giao cho Liu Bin. Sáng 25.6, Liu Bin dẫn cô lên TP HCM, ở khách sạn Sao Mai, rạng sáng 26.6.2011 lên máy bay đi Trung Quốc.

    Đến Trung Quốc, cô Hằng được bố trí ở nhà Liu Bin, TP Trung Hải. Cô nhớ lại: “Liu Bin gọi bạn bè đến để giới thiệu, tìm mối gả tôi. Do không biết tiếng Trung Quốc nên tôi không hiểu họ nói gì. Khoảng 20 ngày sau, Liu Bin ra dấu cho tôi phải chọn một người mới được về Việt Nam. Vì sự thúc giục của mẹ tôi “ưng đại đi con”, hôm sau tôi chọn một người tên Chen Jin Rong, sinh năm 1987 ở Giang Tô, Trung Quốc”.

    Đến ngày 20.7, Hằng được đưa về Việt Nam xin giấy xác nhận độc thân để làm giấy kết hôn. Theo đơn của cô: “Ngày 28.7, tổ chức đám cưới, sính lễ gồm tín vật Liu Bin đưa trước, cộng thêm 6 triệu đồng. Chiều cùng ngày gia đình tôi đưa tôi đến khách sạn Phương Anh ở TP Cần Thơ để cùng chồng là Chen Jin Rong và Liu Bin đi Trung Quốc. Ngày 29.7.2011, họ đưa tôi đến lãnh sự Trung Quốc ở TP HCM để xin giấy đi Trung Quốc. Do trục trặc nên chưa xin được. Tất cả về khách sạn Minh Thư số 440, quận 10, TP.HCM. Trong lúc đó, cũng có hai cô gái đi theo để sang Trung Quốc “chào hàng”. Đến tối cùng ngày, khoảng 21giờ 30 phút, tôi thấy không ổn nên tôi trốn khỏi khách sạn. Sau đó cô Hiền có nhắn tôi 2 tin, kêu tôi trở lại và hăm bỏ trốn sẽ bị “bồi thường gấp 2 lần”. Cô Hiền mà cô Hằng nói là phiên dịch cho ông Liu Bin ở Việt Nam.

    Cũng theo lời cô Hằng: “Cô Hiền cũng điện thoại cho mẹ tôi, vừa động viên, vừa hăm dọa đền số tiền lớn lên đến cả trăm triệu đồng, có thể họ ám chỉ cả số tiền họ đưa tôi đi chào hàng ở Trung Quốc”. Trong tâm trạng hoảng sợ Hằng cho biết: “Hiện nay tôi đang lẩn trốn gia đình, mẹ tôi vì áp lực sợ phải đền tiền nên tìm kiếm tôi khắp nơi để tiếp tục “cống nạp” cho bọn Liu Bin. Tôi thiết tha kêu gọi sự giúp đỡ của quý cơ quan ban ngành để tôi được tự do và giúp mẹ tôi tỉnh mộng gả con cho nước ngoài”.

    Ngày 9.8.2011, công an phường Thới An Đông, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, cho biết có nhận được đơn cầu cứu của cô Nguyễn Thị Thúy Hằng, và mời mẹ cô Hằng đến làm việc. Hội phụ nữ phường cũng đã làm việc với mẹ Hằng xung quanh vấn đề nói trên.

    VĨNH KIM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Black.rose vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (13/08/2011)
  • #123499   13/08/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Cảm ơn Black.rose vì bài vết hữu ích!
     Qua đâu cho thấy, hiện trạng trên vẫn còn đầy rẫy trong xã hội, những cô gái đáng thương này cần được pháp luật bảo vệ.

     Mong các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tích cực rà soát, kiểm tra...bảo vệ người dân Việt mà đặc biệt là những cô gái vô tội!

     Mình chủ động lập topic này, bởi mình thấy thật đáng thương cho những cô gái ấy, và mong rằng những hủ tục, hám tiền của những bà mẹ không còn nữa. Mong pháp luật xiết chặt, bảo vệ. Những kẻ môi giới cùng bọn người lòng gan dạ sói phía Bắc sẽ bị pháp luật trừng trì thích đáng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Black.rose (13/08/2011)
  • #125197   22/08/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    #ffffff;">

    #ffffff;">

    Hơn 100 cô dâu Việt mất tích bí ẩn tại TQ



    (VTC News) - Cảnh sát Trung Quốc đang mở một cuộc điều tra liên quan tới vụ mất tích của khoảng 100 cô dâu người Việt bị bán cho đàn ông nước này. 



    Tờ Tân Hoa Xã đưa tin, theo cảnh sát địa phương và người thân của các phụ nữ bị mất tích, họ từng sống tại những ngôi làng hẻo lánh ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Sau khi những phụ nữ này bị mất tích, một số ông chồng đã nhận được những cuộc điện thoại đòi trả tiền chuộc hoặc người ta sẽ bán lại vợ của họ cho người khác. 

    Hiện vẫn chưa rõ họ mất tích từ khi nào và cảnh sát địa phương cũng chưa đưa ra bất cứ lời bình luận nào về cuộc điều tra trên mặc dù phóng viên của tờ AFP đã đặt câu hỏi vào hôm qua (21/8). 

    Hu Jianhe, người từng trả 36.388 Nhân dân tệ (tương đương với khoảng 5.700 USD) cho cô vợ người Việt của mình vào năm 2008 cho hay, sau hai tháng kể từ ngày mất tích, vợ anh có gọi về cho anh: “Cô ấy khóc nức nở, nói với tôi rằng cô ấy bị bắt cóc và sẽ bị bán tới một ngôi làng hẻo lánh khác. Muốn chuộc cô ấy, tôi phải có 20.000 Nhân dân tệ”. 

    Số lượng cô dâu người Việt bị mất …


    Trên thực tế, số lượng cô dâu người Việt bị mất tích tại đây có thể cao hơn con số 100, bởi chỉ có một số ông chồng miễn cưỡng khai báo thành thật rằng vợ mình bị mất tích, còn đa số không dám nói sự thật do lo sợ bị cáo buộc buôn người. 

    Sự chênh lệch quá lớn về giới tính ở Trung Quốc là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng của nạn buôn bán các cô dâu và tệ nạn mại dâm ở đất nước đông dân nhất thế giới; khởi nguồn từ chính sách một con khắc nghiệt, trong khi hầu hết người Trung Quốc đều thích có con trai bởi chịu ảnh hưởng tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. 

    Theo thống kê, trong vòng 10 năm qua, tại Trung Quốc, cứ khoảng 118 bé trai sinh ra thì chỉ có khoảng 100 bé gái ra đời. Và theo như kết quả từ một cuộc nghiên cứu được thực hiện vào năm ngoái, vào năm 2020 tới, tại đất nước này, hơn 24 triệu đàn ông ở độ tuổi kết hôn có thể sẽ không lấy được vợ do thiếu cô dâu trầm trọng. 

    Minh Quân
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BCTCtax vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (22/08/2011)
  • #125305   22/08/2011

    illusionoflove_92
    illusionoflove_92

    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 355
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    theo em nghĩ đó là mặt 1 chiều thôi ,chứ chị em lấy chồng ngoại vẫn hạnh phúc chứ sao đâu ,
    "ở đâu cũng có người khùng 
    ở đâu cũng có thèn khùng thèn điên "
    đừng có chém e hj , vô can 
     
    Báo quản trị |  
  • #125379   23/08/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    illusionoflove_92 viết:
    theo em nghĩ đó là mặt 1 chiều thôi ,chứ chị em lấy chồng ngoại vẫn hạnh phúc chứ sao đâu ,
    "ở đâu cũng có người khùng 
    ở đâu cũng có thèn khùng thèn điên "
    đừng có chém e hj , vô can 


    Chào bạn, việc gì cũng có 2 mặt tốt - xấu và mỗi mặt lại có nhiều "chiều" chứ không chỉ một chiều . Nhưng ở đây chúng ta cũng chỉ nhận xét và bình luận sự kiện theo cái "chiều" mà mỗi người nghĩ thui, giá như ai lấy chồng ngoại cũng hạnh phúc như chị của bạn thì tốt biết mấy .
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BCTCtax vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (23/08/2011)
  • #125374   23/08/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    #ffffff;">

    Đường dây bắt cóc cô dâu Việt sang Trung Quốc




    #ffffff;">

    TT - Ngày 21-8, Tân Hoa xã cho biết cảnh sát Trung Quốc đã chính thức mở cuộc điều tra về số phận của khoảng 100 cô dâu người Việt, những người được cho là đã bị bắt cóc và bán sang Trung Quốc.

    >> Ngộ độc thực phẩm ở Trung Quốc, 11 người chết
    >> Mỹ trấn an Trung Quốc chuyện nợ nần

    Mã Chính Phân - cô dâu Việt, vợ của Hồ Kiến …


    Không ít cô dâu Việt bị bắt cóc lần thứ hai khi đã ở Trung Quốc...

    Tháng 5-2011, nông dân Hồ Kiến Hòa ở thôn Thủy Châu, trấn Tử Môn Kiều, huyện Song Phong, tỉnh Hồ Nam, phát hiện vợ mình là Mã Chính Phân, vốn là một cô dâu Việt, đã mất tích bí ẩn. Cùng ngày, vợ của Hồ Quốc Cường là Mã Lan Lan ở thôn bên cạnh bỏ nhà ra đi biệt tăm. Lan Lan cũng là một cô dâu Việt.

    Mất tích tập thể


    Cả hai đi khỏi nhà chồng với lý do ra thị trấn mua đồ nhưng không bao giờ trở về. Mười ngày sau đó, nông dân Hồ Cầu Lai - người cùng thôn với Hồ Kiến Hòa - cũng bị mất vợ không rõ nguyên do. Mã Trung Phương, vợ của Hồ Cầu Lai, cũng là một cô dâu Việt.

    Những ngày cuối tháng 5-2011, các thôn lân cận lần lượt truyền tin về hàng loạt cô dâu Việt cùng nhau bỏ nhà ra đi. Các ông chồng người Trung Quốc khi được hỏi lý do vợ họ mất tích cũng không sao trả lời được.

    Thời báo Hoàn Cầu cho biết cuối tháng 7-2011, hai tháng sau khi mất tích, Mã Chính Phân đã gọi điện thoại về cho chồng khóc nức nở và kể rằng cô đang bị bán đến tận một thôn hẻo lánh, mà theo số điện thoại hiển thị cho biết cô đang ở khu tự trị dân tộc Miêu tại Vân Nam. Vài ngày sau, Mã Chính Phân lại cho biết cô đã bị đưa đến tỉnh Phúc Kiến và khẩn khoản yêu cầu chồng đưa 20.000 nhân dân tệ (3.129 USD) chuộc cô về, nếu không cô sẽ tiếp tục bị bán đi nơi khác.

    Song khi hỏi cô đang ở đâu thì Mã Chính Phân không trả lời cụ thể. Cùng lúc Hồ Cầu Lai và Hồ Quốc Cường cũng nhận được những cuộc điện thoại tương tự từ vợ của họ.

    Hồ Kiến Hòa nghi vợ của anh bị Phùng Chí Thành, 45 tuổi, và Hầu Quốc Cường, 21 tuổi, cả hai ở cùng huyện Quảng Nam, tỉnh Vân Nam, lừa bắt đi và bán lại cho người khác để kiếm lời. Bởi chính hai người này là môi giới cho họ mua vợ từ Vân Nam về Hồ Nam. Hai người môi giới này có thể đã tìm cách dụ dỗ các cô dâu Việt là sẽ đưa các cô về VN thăm gia đình.

    Báo Dương Tử Buổi Tối dẫn lời cô Dương Kim Mỹ - một cô dâu Việt có chồng ở thôn Hoàng Thạch, bạn thân của Mã Chính Phân - cho biết trước ngày các cô dâu Việt mất tích, có một người nói sõi tiếng Việt đã hỏi các cô có nhớ nhà hay không, họ sẽ đưa các cô về VN. Dương Kim Mỹ suýt trở thành nạn nhân của những người này.

    Theo Tân Hoa xã, số phụ nữ VN bị bắt bán sang các thôn, xã vùng núi tỉnh Hồ Nam có khả năng lên đến hơn 100 người, thậm chí 200 người và có thể liên quan đến đường dây bắt cóc, buôn người xuyên biên giới. Các gia đình tại địa phương không dám khai báo rõ ràng do họ quan ngại sẽ gặp rắc rối nếu phạm tội mua người trái phép.

    Hồng Lâm, người Trùng Khánh, khoe hộ chiếu sang VN …


    Mua vợ: chỉ tốn từ 20.000 nhân dân tệ

    Không chỉ ở Hồ Nam, từ năm 2008 thanh niên từ Trùng Khánh và các tỉnh thành khác của Trung Quốc đã tìm cách sang VN cưới vợ. Họ là những nông dân đời thứ hai ở các vùng nông thôn nghèo khó, không đủ tiền cưới vợ ở Trung Quốc. Qua quảng cáo trên Internet, họ đã tìm đường sang VN để “mua vợ” với giá chỉ từ 20.000-40.000 nhân dân tệ (3.129-6.258 USD).

    Báo Vũ Hán Buổi Tối dẫn lời Hồng Lâm, 22 tuổi, ở Trùng Khánh cho biết năm 2010 anh có nhu cầu cưới vợ, song ở Trung Quốc với thu nhập khoảng 2.000 nhân dân tệ/tháng (312 USD), anh không sao cưới nổi một cô vợ đàng hoàng.

    Hồng Lâm đã đi tìm và cuối cùng tìm được một cô dâu Việt tên A Tuyết có chồng ở Trùng Khánh. Anh ta nhờ A Tuyết phiên dịch khi làm thủ tục xuất cảnh sang VN cưới vợ. Hồng đã đi xe lửa từ Trùng Khánh đến Quảng Tây, sau đó nhập cảnh đến Hà Nội và tiếp tục đi xe lửa vào TP.HCM với chi phí ban đầu chỉ mất khoảng 2.000 nhân dân tệ. Hồng Lâm cho biết anh đã lên Internet tìm kiếm và biết được phụ nữ VN vừa đẹp vừa biết vâng lời.

    Giá cô dâu Việt rẻ như vậy đã là chuyện quá khứ. Ở thôn Thủy Châu (Hồ Nam), cả thôn có từ 30-40 người là cô dâu Việt. Hồ Kiến Hòa cho biết anh và các bạn cùng thôn đã bỏ ra 36.388 nhân dân tệ (5.693 USD) và đem vợ về.

    “Tôi bỏ tổng cộng hơn 36.000 nhân dân tệ, giao tiền xong ký vào bản hợp đồng với nhà môi giới và dắt Mã Chính Phân về nhà. Riêng Hồ Tân Phát phải bỏ ra khoảng 43.000 nhân dân tệ (6.728 USD) để mua Dương Kim Mỹ về làm vợ từ năm 2008, bao gồm 2.500 nhân dân tệ cho môi giới” - Hồ Kiến Hòa cho biết.

    Báo chí Trung Quốc mô tả ở Trùng Khánh và một số tỉnh khác có hẳn những trung tâm trưng bảng môi giới cưới vợ Việt cho đàn ông Trung Quốc mà nhà chức trách địa phương không hề để tâm quản lý, và bằng cách này vô tình khuyến khích, tiếp tay cho các đường dây buôn người xuyên biên giới.

    Một trung tâm môi giới lấy vợ VN ở Trung Quốc - …


    Bắt cóc trắng trợn

    Cô Dương Kim Mỹ, một cô dâu Việt 18 tuổi, kể lại trên báo Dương Tử Buổi Tối: ba năm trước (2008) khi mới 15 tuổi, cô đã bị đưa đến Hồ Nam bán cho Hồ Tân Phát. Bọn môi giới đã thay đổi hộ tịch của cô biến thành người ở thôn Tây Dương Phá Huynh, xã Dương Liễu Tỉnh, huyện Quảng Nam (Vân Nam).

    Bằng vốn tiếng Hoa ít ỏi, Dương Kim Mỹ cho biết quê cô là “Điền Bằng” ở VN (theo phát âm tiếng Hoa). Năm 2008, Dương Kim Mỹ cùng mẹ ruột, chị dâu và cháu gái vượt biên giới qua tỉnh Vân Nam. Khi bốn người đi qua một ngọn núi lớn thì bất thình lình bốn người đàn ông lạ mặt xông ra đánh đập họ.

    “Một người hơn 20 tuổi, ba người kia trên 30 tuổi, tay họ cầm dao xông ra đánh mẹ, chị dâu tôi, sau đó tách hai cô cháu tôi và đem đi mất” - Dương Kim Mỹ kể.

    Dương Kim Mỹ cho biết nhóm người cướp hai cô gái đều biết nói tiếng Việt. Khi đưa các cô đi, hai người trong bọn họ đã dùng dao khống chế mẹ và chị dâu cô. Chúng đem hai cô nhốt ở một thôn trang hẻo lánh thuộc tỉnh Vân Nam. Sáu ngày sau, hai cô bị đưa đến nhốt trong một căn phòng ở trấn Bát Bảo, huyện Quảng Nam và bị canh gác chặt chẽ. Tại đây, các cuộc mua bán ngã giá bắt đầu.

     Dương Kim Mỹ nhớ lại 11 ngày sau cháu gái cùng tuổi với cô đã bị bán mà đến nay cô chưa rõ tung tích. Đến ngày thứ 15, có hai người đàn ông từ Hồ Nam đến mua cô với giá 43.000 nhân dân tệ, người đó chính là Hồ Tân Phát, chồng hiện nay của cô và Hồ Quốc Cường là người cùng thôn.

    Chính Dương Kim Mỹ cũng cho biết những cô dâu Việt có thể đã bị bọn môi giới lừa bán một lần nữa. Ở Vân Nam đang có rất nhiều người chuyên kinh doanh bằng cách môi giới bán phụ nữ Việt cho những người đàn ông Trung Quốc có nhu cầu tìm vợ.

    MỸ LOAN - ĐÔNG PHƯƠNG

    ----------------------------------------------

    Ông Bành Vệ Bân, cán bộ huyện Song Phong, thừa nhận có chuyện “mua bán” hôn nhân ở thôn này. Trong toàn huyện có 100-200 cô dâu Việt. Đa số các cô dâu Việt ở địa phương này đều không có giấy tờ tùy thân. Khi đến Trung Quốc, họ đều đã bị thay tên đổi họ.

    Sống ở Trung Quốc nhưng không có quốc tịch, không phải công dân, không có hộ khẩu, các cô luôn phải đối mặt với những nguy hiểm rình rập trong cuộc sống hằng ngày.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BCTCtax vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (23/08/2011)
  • #130146   13/09/2011

    giaminh_law
    giaminh_law

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2010
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 306
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    đám cưới giả, động phòng thật

    Cả tháng nay, dư luận người dân xã Mỹ Thọ, H. Phù Mỹ, Bình Định vẫn chưa ngớt xôn xao bàn tán về câu chuyện “đám cưới giả, động phòng thật”...

    Một trong 2 “diễn viên” của vở kịch này là cô Nguyễn Thị Thọ (trú tại địa phương). Câu chuyện éo le này sẽ chẳng xảy ra nếu gia đình cô Thọ không có tư tưởng “sính ngoại” và thích đô-la hơn tiền Việt.

    Tuy không giàu có lắm, nhưng ở xã Mỹ Thọ, gia đình cô Nguyễn Thị Thọ cũng thuộc dạng khấm khá, có của ăn của để. Ngoài vốn liếng dành dụm được, gia đình Thọ còn có cả chiếc thuyền đánh bắt xa bờ. Mấy năm gần đây, việc đánh bắt cá ngày càng khó khăn, bố mẹ Thọ quyết định chuyển hướng “đầu tư” cho con gái mình sang Mỹ để lao động, kiếm tiền. Sau thời gian dài tìm kiếm “đường” để sang Mỹ, cuối cùng gia đình Thọ gặp được một phụ nữ tên H. (cùng quê H. Phù Mỹ), có mẹ và em gái đang sinh sống bên Mỹ.

    Sau khi thỏa thuận, cha mẹ Thọ chấp nhận trả gần nửa tỷ đồng để chị H. “lo lót” cho Thọ sang Mỹ bằng cuộc hôn nhân giả với một người đàn ông đang sống bên Mỹ để cô có thể “xuất ngoại” theo dạng bảo lãnh. Không ai khác, người “chồng” được chị H. chọn để “gả” cho Thọ chính là Hùng - em rể của mình. Vụ việc hôn nhân giả này cũng đã được vợ con của Hùng đang sinh sống bên Mỹ chấp nhận. Dù đã có vợ con bên Mỹ, nhưng chẳng hiểu thế nào các thủ tục hôn nhân của Hùng với cô Thọ vẫn diễn ra khá suôn sẻ. Chẳng lâu sau khi “ký hợp đồng”, cô Thọ và Việt kiều Hùng đã hoàn tất các thủ tục hôn nhân, bảo lãnh, chờ ngày lên đường sang Mỹ. Dù biết đó chỉ là hôn nhân giả, nhưng vì muốn “thể hiện” và đánh lừa bà con láng giềng, cha mẹ Thọ xin được tổ chức đám cưới. Ai đến dự cũng khen Thọ có diễm phúc vì lấy được Việt kiều Mỹ làm chồng.

    Sau đám cưới, Thọ cáo từ cha mẹ, gia đình để theo “chú rể” Hùng vào TPHCM chờ ngày lên máy bay sang Mỹ. Mặc dù chỉ là đám cưới giả, nhưng những ngày thuê khách sạn ở TPHCM, chẳng hiểu “lửa gần rơm” thế nào mà hai người lại “động phòng” thật mới chết chứ. Và, cũng chẳng hiểu thế nào, “chuyện hai người” lại đến tai cô vợ của Hùng. Nhận tin sét đánh, vợ Hưng “đánh dây thép” bảo Hùng về gấp, đồng thời “dằn mặt” cô Thọ: “Tao cấm mày sang Mỹ. Nếu mày qua đây sẽ phải bỏ mạng đấy!”. Chưa biết nước Mỹ tròn méo ra sao, nghe vợ Hùng dọa vậy, Thọ không dám bước lên máy bay sang nước Mỹ, đành cuốn gói quay lại quê nhà. Còn Hùng, biết vợ đã nắm rõ nguồn cơn nên đành về gấp để chuộc tội. Thế nhưng, khi vừa xuống sân bay bên nước Mỹ cũng là lúc cảnh sát đưa Hùng vào nhà giam vì trước đó người vợ đã kiện anh ta về tội vi phạm luật hôn nhân.

    Bây giờ, giấc mộng đi Mỹ không thành, số tiền nửa tỷ đồng cũng mất, nhưng cái đau đớn hơn nữa đối với Thọ là cô đã không giữ được mình trước “người chồng hờ”. Đúng là tiền mất tật mang!

    Lời nhắn: bạn hãy ghi chú rõ nguồn của bài viết trên, đồng thời giúp tôi xóa lời nhắn này luôn nhé
    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 13/09/2011 09:03:23 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #130211   13/09/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    giấc mơ đổi đời, có những chuyện dở khóc dở cười thật. mất l.. cho anh đẽo mất kẹo cho anh ăn. khóc dở cười dở......
     
    Báo quản trị |  
  • #130278   13/09/2011

    phong1504
    phong1504

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2011
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chồng nội không lo mà ham đi ngoại đi!! còn giờ là chuyện đã rồi!!! hết cứu!!! hehe
     
    Báo quản trị |  
  • #139336   13/10/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Hi, thời còn trẻ mình cũng mơ đến một anh Hàn Quốc vì thấy trong phim họ ... đẹp zai và lãng mạn wa

    --------------------------------------------------------------------------------------

    Làm dâu xứ Hàn - Kỳ 1: Lạc lối ở Seoul




    TT - Nhắc đến Hàn Quốc, người ta thường nghĩ ngay đến những hình ảnh lãng mạn, những khuôn mặt điển trai của các ngôi sao màn bạc. Cùng với trào lưu phim ảnh thời trang..., hai từ Hàn Quốc đang trở thành địa danh của "miền đất hứa".

    >> Gia hạn tạm giữ bác sĩ gây tai nạn liên hoàn
    >> Hoài nghi về số liệu rừng tự nhiên
    >> 60% cơ sở tại cụm công nghiệp Lê Minh Xuân không phép

    Đó là nơi mà nhiều cô gái Việt chọn như một quê hương thứ hai, bên một gia đình chồng nơi phương trời xứ lạ...

    Phóng viên Tuổi Trẻ đã sang tận Hàn Quốc để khắc họa một cách đầy đủ và chân thật nhất chân dung cô dâu Việt tại nơi được xem là “miền đất hứa” này.


    Cô dâu Đặng Thị Hai và chú rể Kim Yoon Kyu trong đám cưới ra mắt gia đình chồng tại Hàn Quốc - Ảnh: THẾ ANH

    Chúng tôi đáp chuyến bay từ TP.HCM đến Incheon khi trời Hàn Quốc vừa sáng. Hành khách trên chuyến bay chủ yếu là những đôi vợ chồng Hàn - Việt vừa về thăm quê. Lẫn trong dòng người làm thủ tục là khoảng 20 cô dâu Việt mới lần đầu đặt chân đến Hàn Quốc với đôi giày không vớ và chiếc áo khoác mỏng manh dù ngoài trời âm 10 độ. Ở bàn làm thủ tục, nhiều người bối rối trước tờ khai, tiếng í ới gọi nhau như ong vỡ tổ. Nỗi lo sợ hiện rõ trên khuôn mặt còn rám nắng của những cô dâu trẻ.

    Hội ngộ nơi quê chồng

    Tranh thủ trong lúc chờ làm thủ tục, chúng tôi bắt chuyện với cô dâu Nguyễn Thị Hoa, quê ở Bạc Liêu. Hoa cho biết: “Được bạn bè giới thiệu, tôi đăng ký lấy chồng Hàn qua một số người môi giới. Sau khi đăng ký, tôi được gọi lên TP.HCM ở trong một ngôi nhà tại quận Tân Bình với khoảng 50 người nữa. Ban ngày thì phụ chủ bán cà phê, lúc nào có người Hàn đến xem mặt thì họ chở đến một khách sạn gần đó. Để tránh công an, nhiều lúc cuộc xem mặt được sắp đặt vào lúc giữa khuya. Chờ đợi đến hơn ba tháng thì tôi mới được chọn. Qua chọn vợ cùng chồng tôi là mẹ chồng.

    Sau khi xem mặt xong thì đám cưới được tổ chức ngay ngày hôm sau. Xong đám cưới mẹ chồng tôi về trước, còn tôi với chồng đi Vũng Tàu chơi một ngày rồi anh ấy cũng về luôn, tôi ở lại chờ hoàn tất thủ tục mới bay qua sau. Tưởng sau đám cưới sẽ có chút đỉnh tiền giúp cha mẹ, nhưng ai ngờ những người môi giới chỉ đưa cho gia đình tôi được 5 triệu đồng...”.

    Khi được hỏi về thông tin của chồng, Hoa thật thà: “Tôi cũng chẳng biết ảnh làm nghề gì, thu nhập bao nhiêu, gia đình có bao nhiêu người. Chỉ biết ảnh năm nay 45 tuổi, đã có một đời vợ và hiện đang sống ở Seoul. Hi vọng là không gặp xui, vì tôi thấy ở quê mình ai đi lấy chồng Hàn Quốc cũng xây cho cha mẹ được nhà tường hết”.

    Sợ chúng tôi không tin, Hoa rút từ túi quần ra một tờ giấy đã nhàu ghi tên người chồng theo cách phiên âm rồi nói thêm: “Tên ảnh tôi còn không nhớ nữa mà, lâu lâu phải lôi tờ giấy ra đọc cho quen. Qua đây tôi chỉ có số điện thoại của ảnh hà, ảnh mà không đón thì cũng chẳng biết đi về đâu...”.

    Vừa qua khỏi cổng hải quan, những cô dâu trẻ đã nháo nhác tìm chồng. Ở sảnh sân bay, những ông chồng trông bằng tuổi cha chú họ cũng láo liên tìm kiếm. Người thì mang theo bó hoa, người thì cầm theo chiếc áo khoác, nửa mừng, nửa thẹn thùng dìu nhau về giữa gió tuyết. Đấy là lần thứ hai họ gặp mặt nhau dù đã là vợ chồng!

    Hơn một giờ sau, ở sảnh chờ của sân bay chỉ còn lại một mình cô dâu Đặng Thị Vân. Trên tay cô cầm tờ giấy ghi số điện thoại của chồng, cô chạy đi chạy lại trước chiếc điện thoại công cộng. Nhiều lần gọi điện cho chồng nhưng không liên lạc được, Vân bật khóc: “Có ai giúp tôi với, giờ chồng không ra đón thì tôi biết đi về đâu”.

    Sau một hồi chờ đợi, cuối cùng chồng Vân cũng tới trong bộ đồ công nhân vừa tan ca đêm. Như nhiều cô dâu Việt khác trong ngày đầu tiên đặt chân về nhà chồng, Vân cũng chẳng biết điều gì sẽ chờ đợi mình ở phía trước.

    Bất chợt tôi nhớ đến lời tâm sự của một cô dâu đã ly dị chồng gặp trên chuyến bay: “Ngày mới qua tôi như một đứa trẻ con lớn xác. Tiếng không biết, chữ nghĩa cũng không, lại không nghề nghiệp, mọi thứ đều lệ thuộc vào gia đình chồng. Với đa số, khi lấy chồng Hàn Quốc nghĩa là chấp nhận cuộc chơi đỏ đen của số phận. Nhiều người đã cảm thấy lạc lối ngay từ ngày đầu tiên bước chân đến nhà chồng...”.


    Những cô gái VN xếp hàng để các chú rể Hàn chọn tại một trung tâm môi giới ở quận Tân Bình, TP.HCM... - Ảnh: T.A.

    Thiên đường ảo vọng

    “Qua Hàn Quốc, mỗi cô dâu Việt giữ một quả đồi”, đó là câu nói cửa miệng nửa đùa nửa thật của nhiều người mà chúng tôi thường nghe thấy trong hành trình khắc họa những chân dung cô dâu Việt ở xứ sở kim chi. Họ nói về cảnh cô quạnh, theo nghĩa đen và bóng, của những người con gái Việt khi đến xứ Hàn. Với cô dâu Nguyễn Thị Vân cũng vậy, những tưởng qua Hàn sẽ được làm dâu ở một thành phố hiện đại, ai ngờ nơi chị về làm dâu cũng hẻo lánh chẳng khác gì miền núi Bắc Giang quê chị. Vẫn đèo núi heo hút, vẫn những cánh đồng bậc thang với cái cuốc, luống cày...

    Vân sinh năm 1982, quê huyện Yên Dũng, Bắc Giang. Chị biết đến người chồng của mình qua những người môi giới cách nay ba năm. Vân nhớ lại: “Trong một lần về thăm quê, người hàng xóm của tôi lân la bắt chuyện rồi kể về cuộc sống ở Hàn Quốc như một thiên đường. Người này nói chỉ cần đăng ký lấy chồng Hàn, khi đặt chân đến sân bay Hàn Quốc rồi thì chẳng bao giờ muốn về VN nữa. Hai tháng sau, người hàng xóm cùng những người môi giới dẫn về một người đàn ông mà theo họ nói là một giám đốc ở Seoul, mới 40 tuổi...”.

    Đám cưới vội vàng diễn ra ngay sau ngày gặp mặt. Chồng chị về nước trước, còn Vân được người môi giới đón qua sau. Sự thật phũ phàng bắt đầu hiện ra sau cái ngày Vân bước về nhà chồng. Cô kể trong tiếng cười chua chát: “Qua đến sân bay, những tưởng nhà chồng ở ngay thành phố, ai ngờ người môi giới chở đi hoài đi hoài mới tới. Vừa bước ra khỏi xe thì tôi hỡi ôi, xung quanh bốn bề là núi non, căn nhà của chồng lọt thỏm giữa cánh đồng heo hút. Đón tôi ở cổng là một bà già ngoài 80 tuổi, trên tay cầm củ khoai lang nhai móm mém... Tôi bật khóc và đòi về nước ngay, nhưng những người môi giới không cho nên đành buông xuôi theo số phận!”.

    Nơi Vân về làm dâu là một làng quê nghèo thuần nông ở ngoại ô thành phố Dangjin, cách Seoul gần 200km. Chồng Vân không phải là một giám đốc như người ta từng giới thiệu, mà chỉ là một nông dân bình thường, đã có một đời vợ với hai đứa con riêng. Người đàn ông đó cũng không còn trẻ như cô từng biết mà đã ngoài 52 tuổi, gần gấp đôi tuổi Vân. Và ngoài việc làm vợ, hằng ngày cô còn phải chăm sóc người mẹ chồng già nua, lẩm cẩm...

    Không biết lấy một từ tiếng Hàn để giao tiếp, không biết gì về văn hóa nhà chồng, Vân cô độc trước những câu hỏi lớn của đời mình: Chấp nhận ở lại hay quay về? Nếu ở lại, mình sẽ là nàng dâu hay người ở? Và rồi Vân đã chấp nhận ở lại, vì dù sao cũng đã lỡ bước sang ngang... Cứ thế, cuộc sống trôi qua một cách buồn bã và tẻ nhạt. Ngày hè thì Vân ra đồng phụ chồng hái ớt, trồng rau; ngày đông thì chăm con, phục vụ mẹ chồng già nua... Giữa chốn đồi núi heo hút, chỉ mình Vân với nỗi tủi hổ làm dâu xứ lạ. Từng mùa đông cứ lặng lẽ đi qua, mặc cho những nếp nhăn trái mùa hằn nỗi buồn lên tuổi xuân đời cô...

    THẾ ANH


    ----------------------------------------

    Một tay xoa bụng bầu, Lan kể có lần do không biết tiếng, mẹ chồng bắt chị quỳ gối, hai tay nâng ghế suốt đêm. Có lần xích mích, mẹ chồng xé hết quần áo rồi đuổi ra ngoài trong trời giá rét... Không phải là chuyện phổ biến nhưng ở nhà tạm lánh này đó là chuyện thường tình...

    Kỳ tới: Chuyện từ nhà tạm lánh


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BCTCtax vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (13/10/2011)
  • #139338   13/10/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Làm dâu xứ Hàn - Kỳ 2: Chuyện từ nhà tạm lánh




    TT - Khó khăn lắm chúng tôi mới tiếp cận được một nhà tạm lánh dành cho các cô dâu bị ngược đãi tại Chang Won, thuộc phía nam Hàn Quốc. Để an toàn cho các cô dâu và những người phụ trách, địa chỉ và danh tánh các cô dâu không được tiết lộ. Đó là một căn nhà nằm sâu giữa chốn rừng núi heo hút.

    >> Làm dâu xứ Hàn - Kỳ 1: Lạc lối ở Seoul
    >> Buồn vui ngày về thăm quê của cô dâu Việt xứ Hàn

    Bà Par Too Wup, giám đốc trung tâm, cho biết: “Chúng tôi đã nhiều lần bị các chú rể và gia đình chồng cô dâu đến đây quấy rầy, thậm chí đòi hành hung để bắt cô dâu về. Phần lớn các cô dâu tới đây nương nhờ đều là những người gặp phải những ông chồng không tốt, họ thường xuyên bị đánh đập”.

    Ám ảnh mẹ chồng

    Ngày chúng tôi đến, ở trung tâm này có đến sáu cô dâu Việt đang nương nhờ. Còn lại là một số cô dâu khác đến từ Campuchia, Trung Quốc, Philippines... Mọi người lúc này đã ra nơi làm việc, chỉ còn lại một mình cô dâu Võ Thị Lan (tên nhân vật đã được thay đổi - PV) ở nhà vì đang mang thai. Lan sinh năm 1990, quê ở huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu.

    Qua công ty môi giới, Lan kết hôn với người chồng Hàn Quốc gần gấp đôi tuổi mình rồi qua Hàn từ tháng 7-2010. Lan nói: “Vì gia đình nghèo, cha mẹ thiếu nợ 30 triệu đồng nên em mới chọn con đường lấy chồng Hàn Quốc để giúp gia đình. Lúc mới gặp em thấy ảnh cũng bình thường, nhưng khi qua đây em mới biết tính tình của ảnh không được ổn lắm. Suốt ngày ảnh chẳng nói năng gì, mẹ bảo gì thì làm theo đó như một đứa trẻ...”.

    Một tay xoa bụng bầu, một tay gạt nước mắt, Lan nhớ lại những ngày đắng cay của phận làm dâu: “Mới qua, văn hóa ở đây em không hiểu hết nên chuyện va vấp là lẽ thường tình. Nhưng cứ mỗi lần làm sai là mẹ chồng lại chửi mắng, làm nhục bằng những hình phạt quái dị. Có lần do không hiểu tiếng nên em không làm đúng ý mẹ chồng, bà ấy bắt em quỳ gối, hai tay nâng ghế thức suốt đêm. Hay lần khác do xích mích, mẹ chồng xé hết áo quần trên người em rồi đuổi ra ngoài.

    Trời rét, không mảnh vải che thân, em phải đi qua nhà hàng xóm xin tạm bộ đồ cũ để mặc. Khi hàng xóm lên tiếng thì bà mẹ chồng đổ oan cho em: Tại nó không cho chồng quan hệ nên lục đục chứ có gì đâu! Nhiều lần em đòi bỏ đi nhưng mẹ chồng bắt phải trả lại 2.000 USD tiền giúp gia đình em trả nợ thì mới cho đi. Tiền không có, hộ chiếu họ giữ nên đành chịu...”.

    Sau bốn tháng làm dâu xứ người, không chịu được những hình phạt, những cơn nhục mạ của gia đình chồng, Lan đành bỏ trốn rồi tìm đến trung tâm tạm lánh để nương nhờ. Suốt câu chuyện với chúng tôi, Lan chỉ khóc nhiều hơn nói. Nhắc đến tương lai, Lan chỉ biết gạt nước mắt: “Em ở đây chờ sinh con xong rồi xin tiền về Việt Nam sống thôi, chứ ở đây biết làm gì để nuôi con”. Đó là dự định, còn con đường chạy trốn số phận để đi đến tương lai vẫn còn nhiều chông gai phía trước mà chính Lan cũng không thể nào hình dung được...

    Những ngày ở Hàn Quốc, chúng tôi chứng kiến cảnh những cô dâu bị chồng đánh gãy xương sườn phải nhập viện. Họ đau đớn, tủi nhục nhưng chỉ biết âm thầm chịu đựng, chẳng dám nói với mẹ cha...

    Trên thực tế, nhiều cô dâu đã không chịu được cảnh bạo lực tình dục, những trò quái đản trong quan hệ vợ chồng và những khác biệt về văn hóa phòng the... Một cô dâu tại thành phố Busan tâm sự: “Trong số những đàn ông Hàn về lấy vợ Việt có những người do bị bệnh bạo lực tình dục, vợ cũ là người bản xứ không chấp nhận nên mới ly dị. Ở đây, tôi từng nghe chị em tâm sự rằng nhiều ông chồng tìm cách quan hệ với vợ một cách quái dị như phim. Thậm chí có cô còn bị mẹ chồng, chị chồng bắt quan hệ với chồng trước mặt họ để xem khả năng làm vợ của cô dâu Việt... Nhiều người chịu không được nỗi nhục, hổ thẹn nên đã bỏ trốn để làm lại từ đầu!”.

    “Tôi chỉ là chiếc máy đẻ!”

    Khác biệt về văn hóa, tuổi tác, xung đột giữa mẹ chồng nàng dâu, vỡ mộng do không tìm được điểm chung trong hôn nhân... nên nhiều cuộc tình Hàn - Việt sớm tan vỡ. Với cô dâu Đặng Thị Hồng Loan, quê ở Kiên Giang, cũng vậy. Sau năm năm chung sống với chồng, đã có với nhau một mặt con nhưng dường như cũng không đủ để khỏa lấp những khác biệt giữa họ.

    Không chịu được những lời đay nghiến của mẹ chồng, không chịu được những lần bị xỉ vả, sự lạnh lùng của chồng, Loan đành chấp nhận đưa đơn ra tòa ly dị. Chúng tôi gặp Loan trong một ngày giá rét ở thành phố Incheon. Loan là một cô gái khá xinh xắn, thông minh và khẳng khái.

    Cô chia sẻ: “Phải hiểu đa số họ là những người đã lỡ thời, thu nhập thấp, đã ly dị vợ hoặc có khiếm khuyết, không đủ tiêu chuẩn để lấy vợ bản xứ họ mới về cưới con gái Việt Nam. Với họ, lấy vợ chỉ để sinh con đẻ cái, là một cuộc mua bán chứ chẳng thương yêu gì mình đâu. Với gia đình chồng, tôi như một cái máy đẻ không hơn không kém! Với các bà mẹ chồng, con trai họ mới là số một, còn mình thì chẳng có nghĩa lý gì cả”.

    Trong một lần cãi vã, Loan bị chồng xé hộ chiếu rồi đuổi ra khỏi nhà. Từ đó, Loan đành qua nhà bạn ở tạm để chờ quyết định của tòa án. Sau nhiều đêm trắng suy nghĩ, Loan đành nhờ người đồng hương dẫn đến viện kiểm sát thành phố để tư vấn. Làm sao để sau khi ly dị vẫn có được giấy tờ tạm trú hợp pháp, để được thăm nom con đó là điều Loan mong mỏi sau khi hôn nhân tan vỡ.

    Ngồi ở phòng chờ của viện kiểm sát, tay mân mê quyển hộ chiếu đã bị rách nát, Loan nói trong nước mắt: “Nhiều lần nhớ con chịu không được, tôi đã mon men tìm về nhà chồng nhưng mẹ chồng không cho gặp con. Nỗi nhớ con, nỗi đau đớn của sự đổ vỡ cứ dằn vặt tôi hằng đêm. Nhưng cũng chỉ biết cắn răng chịu đựng một mình bởi đó là lựa chọn của chính tôi, sự lựa chọn mơ hồ và mù dại...”.

    Phải đợi đến mấy tháng trời Loan mới được gặp lại đứa con của mình. Thật trớ trêu, nơi mẹ con cô gặp nhau lại là tòa án, nơi mà con cô phải chứng kiến quyết định phải xa mẹ khi mới lên 4. Đứa con vẫn hồn nhiên, ngây thơ, nó đâu biết rằng nỗi lòng của người mẹ đang quặn thắt trước thực tại phũ phàng! Loan và con chỉ có hai tiếng quấn quýt bên nhau khi tòa án tạm nghỉ vào buổi trưa. Cô quên cả đói, quên cả gió tuyết, quên cả đau đớn... khi được ẵm đứa con vào lòng! Bởi Loan biết rồi đây cô phải xa núm ruột của mình mãi mãi...

    Với luật pháp và tập quán Hàn Quốc, phần lớn sau khi ly dị con cái đều do chồng nuôi. Người may mắn thì được tạm trú hợp pháp để thăm nom con, người không may mắn thì phải về nước hoặc chấp nhận cuộc sống bất hợp pháp may rủi nơi xứ người. Mộng đã vỡ, tương lai mù mịt, con thì nhà chồng nuôi giữ, những cô dâu xứ lạ chỉ còn lại hai bàn tay trắng và vết thương lòng đơn côi nơi xứ người...

    THẾ ANH


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BCTCtax vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (13/10/2011)
  • #139395   13/10/2011

    Khong biet moi nguoi co nghe noi khong? Chu o Dai Loan co han mot kenh chuyen quang cao cho nhung co gai VN. Minh thay may chi em cu vong qua, luon lai cho moi nguoi xem, minh thay xi ho thay cho nguoi VN qua!

     Tạm dịch:
     Không biết mọi người có nghe nói không? chứ ở Đài Loan có hẳn 1 kênh chuyên quảng cao cho những cô gái VN. Mình thấy mấy chị em cứ vòng qua, lượn lại cho mọi người xem, mình thấy xấu hổ cho người VN quá!

     Lời nhắn từ BQT: Bạn vui lòng viết có dấu nhé! Nếu không bài viết sẽ bị xóa!
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 13/10/2011 01:35:35 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #142696   25/10/2011

    swt.tvpl
    swt.tvpl

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 335
    Cảm ơn: 44
    Được cảm ơn 15 lần


    Lấy chồng ngoại cũng tốt đâu có vấn đề gì
     
    Báo quản trị |  
  • #142977   26/10/2011

    huyentrangluatvinh
    huyentrangluatvinh

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2011
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    hii lâu lắm em ko ghé room thành ra quên pass phải lập nick mới . vẫn thấy anh khắc duy sôi nổi như xưa . vấn đề anh đưa ra thật là đang rất thịnh hành bây giờ . Những cô gái trẻ bây giờ thường đôi lúc quên đi giá trị thực tế của mình mà muốn đổi đời bằng những cách đơn dản mà đâu hiểu cài gì cũng có cái giá của nó . heee
    hĩ thấy khát vọng mời mọi người về hưng yên mà mình cũng muốn về nè. mình cũng thân một tên bạn đại học quê hưng yên thế mà chưa thấy nó mời mình về nhà ăn nhãn bao giờ . giờ thấy bạn nhắc mình mới nhớ vụ này phải xử thằng bặn mới được .kaaa

    em trở về đúng nghĩa trái tim e

    là máu thịt đời thường ai cũng có

    ..là biết yêu anh cả khi chết đi rồi!!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huyentrangluatvinh vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (26/10/2011)
  • #143059   26/10/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Hi hi Huyền Trang!
     Cảm ơn vì lời nhận xét của Trang!
     Vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, và quan trọng là mình biết điểm dừng dù trong việc gì. Hôn nhân là chuyện cả đời, chứ không phải hôn nhân là muốn được ra nước ngoài, muốn kiếm được nhiều tiền...mà quên đi giá trị bản thân mình. Có người thì hạnh phúc, có người thì khổ cực không thoát ra được, có người bỏ mạng nơi xứ người...nhưng khi thống kê những người cô dâu Việt lấy chồng ngoại thì mấy ai được hạnh phúc như ý muốn đâu!

     Về văn hóa, cũng như về thể chất giữa hai cá nhân cũng đã khác nhau, hạnh phúc về mặt tinh thần, nhưng nhiều trường hợp về thể chất lại có quá nhiều bất cập...rồi cũng không hạnh phúc.

     Nên là việc lựa chọn chồng ngoại các cô dâu Việt phải hiểu kỹ những điểm bất cập, từ đó mà chấp nhận hay không, để tìm được hạnh phúc cho riêng mình!

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #174368   27/03/2012

    tranminh0220
    tranminh0220

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:10/03/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Không biết luật sư @khacduy25 có vợ chưa sao thây ...bức xúc mấy vụ nay quá nhỉ.
     
    Báo quản trị |  
  • #174372   27/03/2012

    Theo mình lấy chồng ngoại kiểu như vậy chẳng có gì làm bảo đảm cả. Ngay lấy chồng "ta" hai bên tìm hiểu "kĩ càng" như vậy mà tỉ lệ li hôn đâu có giảm chút nào. Túm lại mình đồng tình với ý kiến của anh KhacDuy25, "Ta về ta tắm ao ta" thui.
     
    Báo quản trị |