Không chấp hành quyết định xử phạt bao lâu thì bị cưỡng chế thi hành?

Chủ đề   RSS   
  • #603358 17/06/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Không chấp hành quyết định xử phạt bao lâu thì bị cưỡng chế thi hành?

    Khi bị xử phạt vi phạm hành chính thì đối tượng vi phạm phải thực hiện việc đóng phạt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn yêu cầu. Vậy trong trường hợp không thực hiện quyết định xử phạt để quá thời hạn đóng phạt bao lâu sẽ bị cưỡng chế?
     
    khong-chap-hanh-quyet-dinh-xu-phat-bao-lau-thi-bi-cuong-che-thi-hanh
     
    1. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao lâu?
     
    Theo Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
     
    (1) Đối với vụ việc không thuộc trường hợp tại mục (1) và mục (2), thời hạn ra quyết định xử phạt là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
     
    Vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
     
    (2) Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
     
    (3) Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì thời hạn ra quyết định xử phạt là 02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
     
    Lưu ý: Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức liên quan nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
     
    2. Thời hạn ra thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
     
    Căn cứ Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định cơ quan thi hành án có quyền thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thời gian sau:
     
    - Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày.
     
    Trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
     
    Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. 
     
    - Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
     
    Qua đó, kể từ ngày có quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì tùy vào từng đối tượng và tính chất vụ việc thì đối tượng vi phạm phải thực hiện việc đóng phạt và các quy định kèm theo (nếu có) trong thời gian quy định này. 
     
    3. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
     
    Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hiện nay được quy định tại Điều 74 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) như sau:
     
    - Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
     
    - Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
     
    Do đó, trong thời gian 12 tháng kể từ có quyết định thì bắt buộc người vi phạm hành chính phải đến cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đóng phạt.
     
    4. Khi nào thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt?
     
    Trong trường hợp đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định thì căn cứ Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi bởi Luật Xử lý vi phạm hành chính 2020) Cơ quan thi hành án sẽ cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
     
    - Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
     
    + Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
     
    + Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện hoàn trả kinh phí cho cơ quan đã thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 5 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
     
    - Các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
     
    + Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm;
     
    + Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;
     
    + Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.
     
    + Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
     
    Như vậy, sau 10 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải đến cơ quan có thẩm quyền để nộp phạt cũng như khắc phục hậu quả nếu có. Sau thời hạn nêu trên không tự nguyện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện cưỡng chế.
     
    5404 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (10/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #617765   29/10/2024

    Không chấp hành quyết định xử phạt bao lâu thì bị cưỡng chế thi hành?

    Xin tư vấn cách xử lý trong việc xử lý VPHC !

    Trường hợp đã ban hành quyết định xử phạt VPHC về lĩnh vực kế toán đối với doanh nghiệp - Hình thức phạt chính là phạt tiền, có khắc phục hậu quả : buộc sửa chữa sổ sách kế toán (Biên bản vi phạm hành chính do cơ quan thuế chuyển đến đề nghị xử phạt theo thẩm quyền); Hiện tại đã hết thời hiệu (18 tháng so với quyết định). Từ khi ban hành quyết định đến nay không liên hệ được với doanh nghiệp (doanh nghiệp không còn trên địa bàn, không có thông báo giải thể hay phá sản .. - là chi nhánh của doanh nghiệp ở địa bàn khác).

    Như vậy, người ra quyết định xử phạt phải xử lý như thế nào ?

     
    Báo quản trị |