Khi nào bầu tân Chủ tịch nước? Quyền hạn của Chủ tịch nước?

Chủ đề   RSS   
  • #609770 21/03/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 1059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 28 lần


    Khi nào bầu tân Chủ tịch nước? Quyền hạn của Chủ tịch nước?

    Hiện nay, thông tin ông Võ Văn Thưởng từ chức Chủ tịch nước đang được xem là 'cơn địa chấn chính trị' của Việt Nam. Chức vị chủ tịch nước là một trong những lãnh đạo cao nhất của nước Việt Nam, có ý nghĩa quan trọng trong quản lý nhà nước và không thể để trống. Vậy khi nào bầu tân chủ tịch nước, và quyền hạn của chủ tịch nước được quy định thế nào?

    1. Khi nào bầu tân chủ tịch nước?

    Căn cứ Điều 87 Hiến pháp 2013 quy định về Chủ tịch nước như sau:

    - Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.

    - Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.

    - Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.

    Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 8 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định bầu các chức danh trong bộ máy nhà nước như sau:

    - Quốc hội bầu Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Quốc hội bầu Phó Chủ tịch nước trong số các đại biểu Quốc hội theo đề nghị của Chủ tịch nước.

    Như vậy, tại mỗi kỳ họp Quốc hội (kể cả kỳ họp bất thường), trong số các đại biểu Quốc hội sẽ được bầu thành Chủ tịch nước, thông qua đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    2. Lời tuyên thệ của chủ tịch nước được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 31 Nghị quyết 71/2022/QH15, quy định về tuyên thệ: 

    - Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.

    - Ngoài nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, người tuyên thệ quyết định nội dung tuyên thệ phù hợp với trách nhiệm được giao.

    - Vị trí tuyên thệ là vị trí trang trọng của lễ đài. Đại biểu Quốc hội, người được mời tham dự, dự thính tại phiên họp đứng trang nghiêm chứng kiến Lễ tuyên thệ.

    - Lễ tuyên thệ được tiến hành theo trình tự sau đây:

    + Quân nhạc cử nhạc nghi lễ và đội tiêu binh vào vị trí;

    + Người tuyên thệ chào Quốc kỳ, tiến vào vị trí tuyên thệ và tiến hành tuyên thệ;

    + Sau khi tuyên thệ, người tuyên thệ phát biểu nhậm chức.

    Ngoài ra, căn cứ khoản 13 Điều 33 Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định trình tự bầu Chủ tịch nước:

    - Chủ tịch nước tuyên thệ là bước cuối cùng của trình tự. Như vậy, sau khi tuyên thệ và tuyên bố nhậm chức, tân chủ tịch nước Việt Nam sẽ được công nhận.

    3. Quyền hạn của tân chủ tịch nước.

    Theo Điều 88 Hiến pháp 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước gồm:

    - Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất;

    - Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ;

    - Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định đặc xá; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, công bố quyết định đại xá;

    - Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước; quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam;

    - Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban thường vụ Quốc hội, công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;

    - Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm; quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước.

    Đặc biệt là vấn đề đặc xá, chỉ có chủ tịch nước mới có quyền đặc xá, giảm án cho những trường hợp phạm nhân có ý thức cải tạo tốt.

    Tổng kết lại, Chủ tịch nước là một trong những vị trí quyền lực và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong bộ máy quản lý nhà nước. Hiện nay với sự khuyết vắng vị trí này do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã từ chức, phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân sẽ tạm thời nắm giữ quyền hạn của Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu Chủ tịch nước mới thay thế ông Nguyễn Văn Thưởng.

     
    473 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn gryffin vì bài viết hữu ích
    admin (22/03/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận