Hướng dẫn áp dụng định mức bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa

Chủ đề   RSS   
  • #603574 27/06/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Hướng dẫn áp dụng định mức bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa

    Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 10/2023/TT-BGTVT ngày 22/6/2023 ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
     
    Theo đó, việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được hướng dẫn như sau:
     
    huong-dan-ap-dung-dinh-muc-bao-duong-thuong-xuyen-duong-thuy-noi-dia
     
    (1) Cơ sở pháp lý xây dựng định mức bảo dưỡng đường thủy 
     
    - Nghị định 32/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên.
     
    - Nghị định 45/2018/NĐ-CP n quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
     
    - Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động đường thủy nội địa.
     
    - Thông tư 08/2020/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
     
    - Thông tư 21/2022/TT-BGTVT ngày 22 tháng 8 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, bảo trì công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
     
    - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392:2017 về bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
     
    (2) Nội dung định mức bảo dưỡng đường thủy
     
    - Định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa quy định mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc nhằm duy trì trạng thái hoạt động bình thường của đường thủy nội địa.
     
    - Định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội. địa.
     
    - Định mức kinh tế-kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa bao gồm: mã hiệu, tên công tác, đơn vị tính, thành phần công việc, quy định áp dụng (nếu có) và bảng các hao phí định mức; trong đó:
     
    + Thành phần công việc: Quy định nội dung các bước công việc từ khi chuẩn bị đến khi hoàn thành công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
     
    + Bảng các hao phí định mức gồm:
     
    Mức hao phí vật liệu: Là số lượng vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân chuyển (không kê vật liệu cần dùng cho máy thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa, mức hao phí vật liệu đã bao gồm hao hụt vật liệu ở khâu thi công Mức hao phí vật liệu chính được tính bằng số lượng phù hợp với đơn vị tính của vật liệu. Mức hao phí vật liệu phụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí vật liệu.
     
    Mức hao phí nhân công: Là số ngày công lao động của nhân công trực tiếp và nhân công phục vụ đề hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc.
     
    Mức hao phí nhân công được tính bằng số ngày công theo cấp bậc thợ tương ứng, cấp bậc thợ quy định trong định mức là cấp bậc bình quân của các công nhân, kỹ sư tham gia trực tiếp và phục vụ để thực hiện một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo trì đường thủy nội địa.
     
    Mức hao phí máy thi công: Là số ca sử dụng phương tiện, máy và thiết bị (gọi tắt là máy) trực tiếp thực hiện, máy phục vụ cần thiết (nếu có) đề hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa. Mức hao phí máy trực tiếp thực hiện được tính bằng số lượng ca máy sử dụng. Mức hao phí máy phục vụ được tính bằng tỷ lệ % trên chi phí máy thi công trực tiếp.
     
    (3) Hướng dẫn áp dụng định mức
     
    - Định mức kinh tế kỹ thuật quản lý, bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa áp dụng để lập, phê duyệt dự toán và giá dịch vụ sự nghiệp công quản lý, bảo trì đường thủy nội địa quốc gia.
     
    - Hành trình đi kiểm tra tuyến luồng hoặc đến vị trí thao tác nghiệp vụ khác bằng phương tiện thủy, được tính là một vòng tuyến khép kín (đi về).
     
    - Thao tác (thực hiện sau hành trình) là phương tiện thủy dì chuyển chậm hoặc nổ máy đứng yên khi thực hiện các thao tác nghiệp vụ (công tác điều chỉnh, dịch chuyển, bảo dưỡng, sơn cột, biển báo hiệu (báo hiệu bờ, báo hiệu cầu) chỉ tính ca máy cho thời gian đưa kíp thợ từ luồng đi vào, đi ra vị trí báo hiệu).
     
    - Định mức của các công tác bảo dưỡng thường xuyên thực hiện tại trạm áp dụng theo định mức tương ứng thực hiện tại xưởng.
     
    - Kích thước báo hiệu để xác định định mức theo Thông tư 08/2020/TT-BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường thủy nội địa Việt Nam.
     
    - Với môi trường nước mặn, nước nhiễm mặn sử dụng vật liệu phù hợp và đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.
     
    Xem chi tiết Thông tư 10/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/9/2023.
     
    253 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận