Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động?

Chủ đề   RSS   
  • #505013 17/10/2018

    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


    Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động?

    Hợp đồng thử việc có là hợp đồng lao động?

    >>> Quy định về lao động - tiền lương của người thử việc

    >>> Những vấn đề cần lưu ý khi giao kết hợp đồng thử việc

    Thông thường, trước khi tiến hành ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động thường giao kết hợp đồng thử việc. Có thể dựa vào bảng so sánh sau để thấy sự khác nhau giữa 2 hợp đồng này.

    Tiêu chí

    Hợp đồng thử việc

    Hợp đồng lao động

    Khái niệm

    Là thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm thử, quyền và nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc

     Là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Thời hạn hợp đồng

    Điều 27 BLLĐ 2012 quy định

    - Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    - Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

    - Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác

    Tuỳ theo từng loại hợp đồng được giao kết: không xác định thời hạn, trên 12 tháng đến duới 36 tháng; 

    Phạm vi giao kết hợp đồng

    Không giao kết hợp đồng thử việc đối với trường hợp người lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ (Điều 26 BLLĐ 2012)

    Hợp đồng không thời hạn, Hợp đồng có thời hạn và hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng (Điều 22 BLLĐ 2012)

    Nội dung

    - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

    - Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    -  Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    (Theo điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 BLLĐ 2012)

    - Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

    -  Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;-

    -  Công việc và địa điểm làm việc;

    - Thời hạn của hợp đồng lao động;

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

    - Chế độ nâng bậc, nâng lương;

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

    -  Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

    - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    (Điều 23 BLLĐ 2012)

    Hình thức

    Không bắt buộc lập thành văn bản

    Văn bản

    Lương

    Không thấp hơn 85% mức lương của công việc (Điều 28 BLLĐ 2012)

    Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

    Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu

    >> Tiền lương không được thấp hơn mức tối thiểu vùng

    Số lần giao kết hợp đồng

    01 lần

    Khi HĐLĐ xác định thời hạn, Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng  hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì:

    - HĐLĐ xác định thời hạn ban đầu trở thành HĐ không xác định thời hạn

    - Loại HĐ còn lại nêu trên trở thanh HĐ XĐTH với thời hạn 24 tháng

    CHÚ Ý: Chỉ được giao kết tối đa 2 lần đối với HĐXĐ thời hạn sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

    Chấm dứt hợp đồng

    Hết thời gian thử việc hoặc trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước

    Hết thời hạn trong hợp đồng, các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo Điều 37, Điều 38 BLLĐ 2012

     
    Mặt khác, tại điều 29 luật lao động quy định: 
     
    Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc
     
    1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
     
    Sau khi thử việc đạt yêu cầu thì luật buộc người sử dụng lao động phải giao kết HĐLĐ chứng tỏ : HĐ thử việc và HĐLĐ là khác nhau. Nếu 2 loại HĐ đó giống nhau thì quy định điều 29 là thừa.
    >>> HĐ thử việc không phải là hợp đồng lao động
    Mấy mem có ý kiến khác không?

     

     

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    104922 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang 12345>
Thảo luận
  • #505138   18/10/2018

    Mình muốn bổ sung thêm là: Người giao kết hợp đồng thử việc không được đóng các loại bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, người thử việc nếu bị tai nạn lao động thì vẫn được người sử dụng lao động trợ cấp bồi thường với mức độ tai nạn lao động của người thử việc. 

    Ngoài ra, có một số trường hợp trong hợp đồng lao động có quy định thời gian thử việc. Như vậy, một số trường hợp thì Hợp đồng thử việc và Hợp đồng lao động là một. 

    Qua đó, theo quan điểm của mình, Hợp đồng lao động có thể bao gồm luôn hợp đồng thử việc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongduongcute vì bài viết hữu ích
    vtv9000 (24/10/2018)
  • #538708   12/02/2020

    duongduongcute viết:

    Mình muốn bổ sung thêm là: Người giao kết hợp đồng thử việc không được đóng các loại bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, người thử việc nếu bị tai nạn lao động thì vẫn được người sử dụng lao động trợ cấp bồi thường với mức độ tai nạn lao động của người thử việc. 

    Ngoài ra, có một số trường hợp trong hợp đồng lao động có quy định thời gian thử việc. Như vậy, một số trường hợp thì Hợp đồng thử việc và Hợp đồng lao động là một. 

    Qua đó, theo quan điểm của mình, Hợp đồng lao động có thể bao gồm luôn hợp đồng thử việc.

    Mình không đồng ý với quan điểm của bạn, theo mình hợp đồng thử việc không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, và nếu người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận được việc đóng bảo hiểm xã hội thì vẫn đóng được như bình thường.

     
    Báo quản trị |  
  • #505146   18/10/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Hợp đồng thử việc

    Trường hợp hợp đồng thử việc nắm chung, và là một phần của hợp đồng lao động thì sao ạ? Có thể xem đó là một điều khoản của hợp đồng lao động. Mình thường gặp những trường hợp người ta ký chung một hợp đồng như vậy.
     
    Báo quản trị |  
  • #529331   29/09/2019

    tientaetae viết:
    Trường hợp hợp đồng thử việc nắm chung, và là một phần của hợp đồng lao động thì sao ạ? Có thể xem đó là một điều khoản của hợp đồng lao động. Mình thường gặp những trường hợp người ta ký chung một hợp đồng như vậy.

    Trường hợp như bạn nói là trong hợp đồng lao động có thỏa thuận về thời gian thử việc thì bản chất ở đây vẫn là người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động. Khi đó, công ty phải tính đóng các chế độ bảo hiểm liên quan cho cả thời gian thử việc này luôn bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #505771   28/10/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Theo quy định mới hiện tại mình biết thì thời gian thử việc không được tính vào thời gian làm việc thực tế. Đồng nghĩa với việc nó được mặc nhiên không phải là hợp đồng lao động. Quy định trước kia đã nêu rõ, HĐ thử việc không bắt buộc có các quy định về đóng BHXH... Do đó, xét về nhiều mặt thì đây không phải là hợp đồng lao động

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Phong_96 vì bài viết hữu ích
    hp09 (11/02/2019)
  • #507567   14/11/2018

    Theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP thì thời gian thử việc không còn được tính vào thời gain làm việc thực tế để tính trợ cấp thôi việc. Như vậy nếu như trước đây rất nhiều người còn băn khoăn hợp đồng thử việc có phải là hợp đồng lao động hay không thì theo quy định mới này phần nào đã gỡ rối được băn khoăn này. Theo đó chỉ khi ký hợp đồng lao động thì mới xem là thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động. Ngoài ra khác biệt lớn nhất giữa hợp đồng thử việc và hợp đồng lao động là về việc đóng BHXH.
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn baotoan2703 vì bài viết hữu ích
    hp09 (11/02/2019) letco (07/09/2020)
  • #507850   16/11/2018

    Mình xin bổ sung thêm:

    Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. (theo Khoản 2 Điều 29 BLLĐ)

    Cập nhật bởi nguyenvancuongdc ngày 16/11/2018 04:22:53 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #507861   16/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Khi kí HĐ thử việc cần phải xem xét: Tiền lương thử việc được hai bên thỏa thuận nhưng không thấp hơn 85% mức lương của công việc đó. Mức lương luật sư đề cập ở đây không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ của công ty cho người lao động dự kiến sẽ thỏa thuận giao kết trong hợp đồng lao động chính thức.

     
    Báo quản trị |  
  • #508337   25/11/2018

    Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 hiện đang có hiệu lực thì hợp đồng lao động chỉ bao gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn (từ 12 đến 36 tháng), hợp đồng lao động mùa vụ, Theo đó thì hợp đồng thử việc không được xem là hợp đồng lao động, về bản chất thì đây chỉ được xem như sự thỏa thuận về việc làm thử của bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #508581   27/11/2018

    Cho em hỏi là trường hợp hợp đồng thử việc cùng chung với hợp đồng lao động thì sao anh?Tức một hợp đồng có quy định 2 mội dung là thử việc và nhân viên chính thức thì khi đó đơn phương chấm dứt hợp đồng có cần phải thông báo với công ty hay không ạ?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duongduongcute vì bài viết hữu ích
    CNTGROUP (29/11/2018)
  • #508734   28/11/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 178 lần


     

    duongduongcute viết:

     

    Cho em hỏi là trường hợp hợp đồng thử việc cùng chung với hợp đồng lao động thì sao anh?Tức một hợp đồng có quy định 2 mội dung là thử việc và nhân viên chính thức thì khi đó đơn phương chấm dứt hợp đồng có cần phải thông báo với công ty hay không ạ?

     

     

     

    Việc lồng ghép HĐ thử việc vào HĐ chính thức như hiện nay không hiếm, được nhiều công ty thực hiện vì nhiều lý do. Để xác định khi đơn phương chấm dứt HĐ có cần phải thông báo với công ty hay không thì cần phải biết thời gian thử việc. 

    Thí dụ: thời gian thử việc là 02 tháng, nếu nhân viên chỉ làm 01 tháng và muốn đơn phương chấm dứt thì không cần báo trước (Điều 29 BLLĐ). Nếu đã qua 02 tháng thử việc và trở thành nhân viên chính thức thì nhân viên nghỉ việc phải báo trước một khoảng thời gian (tùy theo từng loại HĐ) theo quy định của BLLĐ.  

    Cập nhật bởi DuTiepKhac ngày 28/11/2018 11:01:43 CH

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dutiepkhac vì bài viết hữu ích
    CNTGROUP (29/11/2018)
  • #508762   29/11/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mình nghĩ hợp đồng thử việc bản chất tương tự hợp đồng học việc, không phải là hợp đồng lao động vì nó không có đủ các nội dung như hợp đồng lao động cũng như không ràng buộc nhiều về mặt nghĩa vụ của các bên. Trong thời gian thử việc cũng không phải đóng các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #508918   30/11/2018

    Như vậy thì cho dù có lồng ghép hợp đồng như bạn nói thì người lao động hay người sử dụng lao động điều phải căn cứ vào thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp đó. Nhưng mình thắc mắc liệu rằng trong hợp đồng đó có phải cố định 02 tháng làm việc đầu tiên là thử việc và người lao động nghỉ việc không cần thông báo?

     
    Báo quản trị |  
  • #511393   31/12/2018

    blue9
    blue9

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2011
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 730
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 8 lần


    Thời gian thử việc sẽ phân loại phù hợp tính chất công việc từ giản đơn đền phức tạp, Ít nhất là 6 ngày làm việc, tối đa là 60 ngày. Như vậy, công ty phải xây dựng bản mô tả  công việc cho từng vị trí, từ đó sẽ phân loại chức năng công việc và thiết lập thời gian thử việc phù hợp. 

     
    Báo quản trị |  
  • #511397   31/12/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Cho mình hỏi thêm vấn đề này với. Có bắt buộc phải ký hợp đồng thử việc không? Ví dụ: Công ty có tuyển dụng lao động mới chức danh: Luật sư; công việc :hỗ trợ cho ban điều hành công ty. Công ty có được kí hợp đồng không xác định thời hạn luôn ngay từ ban đầu mà không phải qua thử việc hay kí hợp đồng xác định có thời hạn?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #562145   04/11/2020

    Pháp luật lao động quy định: Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử công việc trước khi ký kết hợp đồng lao động; quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Vì vậy việc ký kết hợp đồng thử việc là không bắt buộc.

     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #511497   02/01/2019

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    Chào bạn thuylinh2311

    Vấn đề bạn hỏi, luật không quy định và cũng không cấm, vì vậy đơn vị bạn hoàn toàn có thể ký HĐLĐ không kỳ hạn mà không cần phải qua HĐ thử việc (nếu đơn vị bạn thấy yên tâm về trình độ chuyên môn của họ).

    Luật quy định về thử việc, HĐLĐ có thời hạn rồi mới đến HĐLĐ không thời hạn là để thuận lợi cho cả hai bên trong việc xử lý khi một bên muốn nghỉ/cho nghỉ việc thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #513045   29/01/2019

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Cũng khá nhiều người nhầm lẫn về vấn đề này, nhưng hợp đồng thử việc không phải là hợp đồng lao động, bởi hợp đồng thử việc không bắt buộc về chế độ đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế và thử việc được quy định tại Điều khoản riêng tách biệt với hợp đồng lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #517462   30/04/2019

    Hợp đồng lao động không phải hợp đồng lao động. Người làm việc theo hợp đồng lao động sẽ không được xác định là người lao động. Tuy nhiên, quy định tại Bộ luật lao động 2012 chỉ dùng từ người lao động chứ không đề cập gì đến người thử việc. Vậy có thể hiểu những chế độ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời kỳ lao động là do các bên tự thỏa thuận với nhau chứ không theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #517694   03/05/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Camgiangsn viết:

    Hợp đồng lao động không phải hợp đồng lao động. Người làm việc theo hợp đồng lao động sẽ không được xác định là người lao động. Tuy nhiên, quy định tại Bộ luật lao động 2012 chỉ dùng từ người lao động chứ không đề cập gì đến người thử việc. Vậy có thể hiểu những chế độ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời kỳ lao động là do các bên tự thỏa thuận với nhau chứ không theo quy định tại Bộ luật lao động 2012 hay không?

    Mình thắc mắc bạn viết hợp đồng lao động không phải hợp đồng lao động, người làm việc theo hợp đồng lao động sẽ không được xác định là người lao động. Có sự nhầm lẫn gì ở đây không nhỉ, đây phải nói là hợp đồng thử việc đúng không bạn?

    Trong Bộ luật lao động 2012 chỉ có quy định một số nội dung về thời gian, tiền lương, kết thúc thử việc, nội dung hợp đồng thử việc gồm một số nội dung tại Điều 23 về nội dung của hợp đồng lao động.

     

     

     
    Báo quản trị |