Học sinh vi phạm: Đuổi học có phải là cách?

Chủ đề   RSS   
  • #374593 17/03/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Học sinh vi phạm: Đuổi học có phải là cách?

    Mấy ngày qua, vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trà Vinh đang được dư luận quan tâm khá nhiều. Từ vụ đánh nhau mới vỡ lẽ ra nhiều vấn đề xung quanh câu chuyện giáo dục và trách nhiệm.

    1/ Nguyên nhân vì sao tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng?

    * Tác động tâm lý bởi gia đình và nhà trường:

    Gia đình là cái nôi của xã hội, cách quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách con trẻ từ khi sinh ra đến lúc lớn lên.

    Bên cạnh đó, nhà trường là một môi trường để hỗ trợ gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục con em. Thực tế ngày nay, các học sinh phổ thông có thời gian ở trường nhiều hơn ở nhà. Vì vậy, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục kiến thức và đạo đức học sinh.

    * Tác động bởi các game online

    Công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, việc kiểm soát các game online du nhập vào thị trường vô cùng khó khăn. Hiện nay, nhiều game online mang tính chất bạo lực tràn lan trên thị trường mà chưa được ngăn chặn một cách hợp lý dễ dẫn đến tác động tâm lý, hình ảnh bạo lực khi chơi quá mức các game online này.

    * Tác động bởi quy định “trả lương cho lớp trưởng”

    Dạo gần đây, có ý kiến đề xuất là trả lương cho lớp trưởng nhằm để khen thưởng công sức đóng góp cho lớp của lớp trưởng. Nhưng liệu quy định này có mang hiệu ứng ngược, tạo nên một giai cấp thống trị và bị trị tại môi trường học tập vốn được xem là bình đẳng giữa các học sinh.

     2/ Xử lý hậu quả

    * Buộc thôi học

    Đây có phải là cách tốt nhất để răn đe, giáo dục học sinh khi vi phạm, nhất là học sinh lớp 7 – đang trong độ tuổi hình thành phát triển tâm lý?

    Đã từng qua độ tuổi này nên mình biết, đây là độ tuổi khá nhạy cảm. Các bạn học sinh thường nông nổi, thích thể hiện mình bằng việc dùng vũ lực. Ai có người bảo kê thì dám mạnh miệng, oai phong, còn kẻ yếu hèn thì có 2 sự lựa chọn: 1 mình chống lại hoặc nấp bóng của nhóm bảo kê.

    Như đã đề cập ở trên, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục  học sinh. Phần lớn ngày nay, thời gian của các bạn học sinh ở trường nhiều hơn ở nhà vì vào trường có  thầy cô giáo dạy dỗ còn về nhà thì cha mẹ lo đi làm nên sẽ không thể dành thời gian nhiều để dạy dỗ.

    Như vậy, liệu khi đuổi học, có phải là gián tiếp đưa học sinh ra ngoài xã hội nhiều cạm bẫy, đẩy học sinh đến gần với những tệ nạn xã hội này không? Trong khi có nhiều cách có thể xử lý được như cảnh cáo trước toàn trường, đưa học sinh đó vào một nhóm giáo dục đặc biệt tại trường…

    Thực tế, đây không phải là cách xử lý mới khi học sinh vi phạm. Cách này đã được hình thành từ lâu trong hệ thống giáo dục của ta. Nhiều quan điểm ủng hộ cho rằng đây là cách để đe dọa các học sinh này tái phạm, nhưng liệu nó có mang phản ứng ngược. Độ tuổi cấp 2 và cấp 3 là độ tuổi nhạy cảm, việc đuổi học này thực tế chỉ răn đe được một ít, số còn lại mang tâm lý bất cần sau khi bị đuổi học. Và số này về khả năng dê tiếp cận với các thành phần xấu trong xã hội là rất cao.

    Với những bất cập nêu trên, chúng ta có nên ủng hộ quan điểm: Không xử lý đuổi học khi học sinh vi phạm không?

    * Đình chỉ công tác hiệu trưởng

     Việc xảy ra vụ đánh nhau như trên, liệu lỗi và trách nhiệm chỉ có riêng một mình hiệu trưởng?

    Lỗi và trách nhiệm còn thuộc về giáo viên chủ nhiệm của học sinh các lớp tham gia, thầy cô giáo bộ môn trước và sau khi xảy ra vụ việc. Vì vậy, nếu xử lý trách nhiệm, có nên có biện pháp đối với các thầy cô giáo này để là bài học cho họ. Có sự quan tâm sâu sát đến tâm sinh lý của học sinh. Chứ không phải chỉ có trách nhiệm đến lớp chỉ để giảng dạy kiến thức A, B, C…

     
    30231 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    hoangyennhi196 (31/10/2018) Hoaivtlt2015 (18/10/2018) hongphuong1993 (18/12/2017) myduyen1312 (01/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang 12345>
Thảo luận
  • #374643   17/03/2015

    đuổi học

     
    Báo quản trị |  
  • #374659   17/03/2015

    hungvientin
    hungvientin

    Male
    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2013
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 380
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 1 lần


    Nên phạt lưu bang 1 năm, sang năm đi học lại với khóa sau sẽ hối hận mà nên người

     
    Báo quản trị |  
  • #474937   16/11/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    hungvientin viết:

    Nên phạt lưu bang 1 năm, sang năm đi học lại với khóa sau sẽ hối hận mà nên người

    Mình thấy phạt lưu ban cũng không phải là cách hay vì khi học cùng các em nhỏ tuổi hơn mình mà ngày ngày lại bị nói sau lưng, thầy cô so sánh. Có hai trường hợp có thể xảy ra một là "nhục mặt" rồi tự xấu hổ mà học tập cho tốt, hai là bỏ học luôn. Cách này mang tính chất may mắn, nhưng cách này mình thấy nếu có sự tác động tốt từ nhiều phía thì cũng có thể tạo nên kết quả tốt. Thực sự mình cũng không nghĩ được cách gì hay, tạm thời vẫn chỉ có thể là đình chỉ học ngắn hạn, lưu ban...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    haianh1648 (16/11/2017)
  • #474940   16/11/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    giangmoom viết:

     

    hungvientin viết:

     

    Nên phạt lưu bang 1 năm, sang năm đi học lại với khóa sau sẽ hối hận mà nên người

     

     

    Mình thấy phạt lưu ban cũng không phải là cách hay vì khi học cùng các em nhỏ tuổi hơn mình mà ngày ngày lại bị nói sau lưng, thầy cô so sánh. Có hai trường hợp có thể xảy ra một là "nhục mặt" rồi tự xấu hổ mà học tập cho tốt, hai là bỏ học luôn. Cách này mang tính chất may mắn, nhưng cách này mình thấy nếu có sự tác động tốt từ nhiều phía thì cũng có thể tạo nên kết quả tốt. Thực sự mình cũng không nghĩ được cách gì hay, tạm thời vẫn chỉ có thể là đình chỉ học ngắn hạn, lưu ban...

    Mình gặp một số trường hợp, ngày mình đang học cấp 3 ấy. Cô gái bị đình chỉ 2 lần, lần đầu 2 tuần, lần sau 1 năm, vì bạo lực học đường. Mỗi lần quay trở lại trường học là mỗi lần gây khiếp sợ cho mọi người xung quanh, trong đó có cả mình, vì sợ bị đánh, không cần lý do. Nhiều lúc đình chỉ học cũng không phải ý kiến hay.

     
    Báo quản trị |  
  • #374664   17/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Mình thấy đuổi học không phải là cách hay, nhiều khi làm vậy thì càng lông bông và trở thánh người nguy hiểm cho xã hội (do đã có "máu giang hồ" trong người)

    Tốt nhất là tác động đến gia đình để dạy dỗ lại con em hoặc cho vào trung tâm giáo dưỡng.

     
    Báo quản trị |  
  • #374669   17/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Mình cũng đồng ý với bạn honhu,

    Thực tế  rất nhiều trường hợp các tệ nạn xã hội ngày nay đều có  nguồn gốc từ việc đuổi học. Thay vào đó, sao chúng ta lại không nghĩ đến một biện pháp mang tính chất tâm lý để răn đe những học sinh này.

     
    Báo quản trị |  
  • #374679   17/03/2015

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Theo tôi không cho nghỉ học mà cho học nhiều hơn nữa, học cho hết thời gian rãnh rỗi ức hiếp bạn bè!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #374681   17/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    khoathads viết:

    Theo tôi không cho nghỉ học mà cho học nhiều hơn nữa, học cho hết thời gian rãnh rỗi ức hiếp bạn bè!

    nếu đi theo hướng này thì sau đó sẽ có đề tài :"Nhiều học sinh phát điên, ai chịu trách nhiệm?" cho chúng ta lôi ra thảo luận tiếp :|

     
    Báo quản trị |  
  • #374691   17/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Bạn honhu có thấy mấy bé học trường chuyên không, thấy tan trường mấy bé ra về. Nhìn bé nào cũng khờ, học mệt lấy sức đâu mà đánh đấm nữa 

     
    Báo quản trị |  
  • #374700   17/03/2015

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Nền văn hóa và nhân cách cần cách giáo dục tốt hơn. Tuổi trẻ giờ "thích thể hiện", "thích nổi tiếng" đến mức "hay" "xấu" "dỡ"....đều làm được. Cha mẹ thì hai mắt nhìn đồng tiền, nhà trường chăm chăm nhìn thành tích, xã hội đang hội nhập,...biết bao nguy cơ, cạm bẫy. Tinh hoa văn hóa không học, thích học những thứ gì đâu không!

    Lên báo cũng đẹp mặt khiếp, như bạn honhu xinh trai rứa mà còn chỉ dám đưa cái logo nộm lên thôi đấy, hoặc bạn nguyenanh chỉ dám đưa tuổi thơ ai đó lên cười để mọi người vui theo... :D

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #374709   17/03/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    Cái này gọi là tuổi trẻ tài cao đó nguyenkhanhchinh :|

     

     
    Báo quản trị |  
  • #374710   17/03/2015

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    nên đình chỉ 1 năm rồi cho đi học lại, làm gì có chuyện lớp trưởng được phép ra lệnh cho thành viên trong lớp. làm gì có chuyện học sinh nam cầm ghế phang vào bạn học cùng nhất là đó lại là 1 học sinh nữ nhwuxng việc như thế khó có thể chấp nhận được đối với những người đang còn ngồi trên ghế nhà trường 

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenvancong90tq vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (18/03/2015)
  • #374716   17/03/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Kết quả của việc học tài ...thi lý lịch....

    Văn hay chữ tốt khg bằng thằng dốt có tiền...

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #374741   17/03/2015

    Trường học là nơi giáo dục con người, đào tạo người tốt cho xã hội cho đất nước. gặp hoc sinh cá biệt giáo dục không được thì không giáo dục nữa ( đuổi học) vậy người đó sẽ đi đâu. Chắc chắn sẽ là tội phạm thôi. Không nên đuổi học. Cho lưu bang và theo dõi uốn nắn.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn huuthien11 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (18/03/2015)
  • #374778   18/03/2015

    nếu không đuổi học thì những người đó sẽ nghĩ mình làm việc xấu mà không bị làm sao, những học sinh này sẽ lại càng ghê gớm hơn và sẽ phạm tội ngoài trường, đánh ngoài trường thì lúc đó ai biết, tôi thấy nếu đuổi học thì các gia đình sẽ bắt buộc quan tâm hơn, chẳng ai để lêu lổng cả, phụ huynh tin con em mình cho đến trường cô thầy dạy bảo, nên không để ý nhiều, đuổi học có hai hình thức, nặng quá thì đuổi luôn không cho đi học nữa mà bắt vào trường giáo dưỡng trẻ em xử lý theo hình sự. còn như đanh nhau thế này thì đuổi khỏi trường và phạt học ở nhà một năm, như vậy mơi thấm thía, còn bảo sẽ làm các em đi theo con đường lêu lổng trộm cướp thì đó lại là do gia đình các em, lúc đó phải để gia đình dạy dỗ chứ không phải nhà trường. Nhà trường là cái nôi ươm mầm nhưng cái mầm nào không ổn thì phải dùng cách khác và loại bỏ dần mầm xấu. con tôi mà đánh bạn như vậy thì tôi cũng xử lý như vậy thôi. cho dừng một năm, chuyển trường. 

    Cập nhật bởi phuongqh ngày 18/03/2015 08:27:06 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phuongqh vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (18/03/2015) dttstk (19/09/2020)
  • #374821   18/03/2015

    exampleviet
    exampleviet

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2014
    Tổng số bài viết (54)
    Số điểm: 555
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 14 lần


    Theo ý mình, nếu đuổi học, thì đứa trẻ đang lầm lỡ đấy sau này nó sẽ đi về đâu..????

    Nhưng giữa bộn bề tất tả chậm nhanh

    Còn có đau thương cho tình yêu đã lỡ?

    Mơ ước giản đơn, đã trở thành dang dở

    Ta sống nửa hồn, nửa đã chết từ lâu

    Một nửa hồn đã mất lúc xa nhau

    Ta đem chôn cùng những niềm hy vọng

    Còn thân xác, vì đời, nên vẫn sống

    Vẫn nói cười, vẫn cố tỏ yêu thương

    Rồi gặp nhau giữa tấp nập phố phường

    Liệu ta có thản nhiên quay mặt

    Hay ôm chặt lấy nhau, tủi hờn nước mắt

    Bọn mình sẽ thế nào? Nếu ta chẳng cưới nhau...

     
    Báo quản trị |  
  • #374830   18/03/2015

    thì bố mẹ chúng phải tự giải quyết chuyện của con mình, của gia đình mình, chẳng lẽ lại cứ bắt các bạn cùng lớp và nhà trường phải gánh vác à

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phuongqh vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (18/03/2015)
  • #374931   18/03/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Căn cứ vào quy chế, nội quy nhà trường mà xử lý. Nếu đến mức buộc thôi học thì phải xử lý như vậy thôi.

    Tuy nhiên cũng phải xử lý cả giáo viên chủ nhiệm và Ban Giám Hiệu vì sự việc xãy ra nghiêm trọng mà không biết là vô trách nhiệm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    nguyenvancong90tq (20/03/2015)
  • #375996   25/03/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Bạo lực học đường đang ở mức báo động

    Ở Tp. Long Xuyên vừa xảy ra tình trạng học sinh đánh nhau, kết quả xử lý vẫn là đuổi học học sinh vi phạm.

    Đuổi học là biện pháp nghiêm để răn đe học sinh vi phạm, nhưng liệu biện pháp này có phát huy được tác dụng của nó? Khi mà ngày càng có nhiều vụ học sinh đánh nhau và kết quả xử lý chỉ là đuổi học học sinh vi phạm.

    Biện pháp này áp dụng nhiều liệu có bị “lờn” không?

    Đáng chú ý là khi xảy ra sự việc, thái độ của Hiệu trưởng nhà trường đối với gia đình học sinh tỏ ra khá thờ ơ.

    Bà Bé Hai cho biết sau khi đưa con đi bệnh viện, bà đến tận nhà ông Nguyễn Thành Tâm - Hiệu trưởng trường trình bày sự việc. Nhưng thầy Tâm bảo học sinh  đánh nhau là chuyện bình thường, thôi về lo thuốc men cho con đi. Chiều 19/3, nhà trường mời bà và phụ huynh của hai học sinh đánh Tuyết đến trường. Ban giám hiệu và hai phụ huynh này động viên bà nhận tiền bồi hoàn chi phí điều trị cho con, bà không đồng ý ký vào biên bản. “Tôi phản ảnh việc con mình bị đánh để nhà trường có biện pháp chấn chỉnh, không còn để xảy ra nạn học sinh đánh nhau nữa, chứ đâu phải để đòi bồi thường tiền chữa trị cho con”, bà Bé Hai bức xúc nói.

     

    So với vụ việc “đánh nhau lần trước tại Trà Vinh” thì dường như trách nhiệm của Hiệu trưởng nhà trường và giáo viên chỉ dừng lại ở việc trả chi phí bồi hoàn, mà không đề cập gì đến việc nhận trách nhiệm hay bị xử lý kỷ luật?

    Nguồn: báo Tiền Phong

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 25/03/2015 02:31:59 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #471740   22/10/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


     Việc đuổi học đối với học sinh bị kỉ luật cho thấy sự bất lực của các nhà làm giáo dục. Bởi vì không học ở trường này thì vẫn có thể học ở trường khác.

    Kỷ luật chỉ là giải pháp mang tính răn đe cuối cùng đối với một học sinh cá biệt để để học sinh ý thức được sai phạm vừa có định hướng sửa chữa. Đó mới là phương pháp giáo dục đúng trong môi trường học đường.

     

     

     
    Báo quản trị |