Học sinh vi phạm: Đuổi học có phải là cách?

Chủ đề   RSS   
  • #374593 17/03/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Học sinh vi phạm: Đuổi học có phải là cách?

    Mấy ngày qua, vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trà Vinh đang được dư luận quan tâm khá nhiều. Từ vụ đánh nhau mới vỡ lẽ ra nhiều vấn đề xung quanh câu chuyện giáo dục và trách nhiệm.

    1/ Nguyên nhân vì sao tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng?

    * Tác động tâm lý bởi gia đình và nhà trường:

    Gia đình là cái nôi của xã hội, cách quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách con trẻ từ khi sinh ra đến lúc lớn lên.

    Bên cạnh đó, nhà trường là một môi trường để hỗ trợ gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục con em. Thực tế ngày nay, các học sinh phổ thông có thời gian ở trường nhiều hơn ở nhà. Vì vậy, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục kiến thức và đạo đức học sinh.

    * Tác động bởi các game online

    Công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, việc kiểm soát các game online du nhập vào thị trường vô cùng khó khăn. Hiện nay, nhiều game online mang tính chất bạo lực tràn lan trên thị trường mà chưa được ngăn chặn một cách hợp lý dễ dẫn đến tác động tâm lý, hình ảnh bạo lực khi chơi quá mức các game online này.

    * Tác động bởi quy định “trả lương cho lớp trưởng”

    Dạo gần đây, có ý kiến đề xuất là trả lương cho lớp trưởng nhằm để khen thưởng công sức đóng góp cho lớp của lớp trưởng. Nhưng liệu quy định này có mang hiệu ứng ngược, tạo nên một giai cấp thống trị và bị trị tại môi trường học tập vốn được xem là bình đẳng giữa các học sinh.

     2/ Xử lý hậu quả

    * Buộc thôi học

    Đây có phải là cách tốt nhất để răn đe, giáo dục học sinh khi vi phạm, nhất là học sinh lớp 7 – đang trong độ tuổi hình thành phát triển tâm lý?

    Đã từng qua độ tuổi này nên mình biết, đây là độ tuổi khá nhạy cảm. Các bạn học sinh thường nông nổi, thích thể hiện mình bằng việc dùng vũ lực. Ai có người bảo kê thì dám mạnh miệng, oai phong, còn kẻ yếu hèn thì có 2 sự lựa chọn: 1 mình chống lại hoặc nấp bóng của nhóm bảo kê.

    Như đã đề cập ở trên, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục  học sinh. Phần lớn ngày nay, thời gian của các bạn học sinh ở trường nhiều hơn ở nhà vì vào trường có  thầy cô giáo dạy dỗ còn về nhà thì cha mẹ lo đi làm nên sẽ không thể dành thời gian nhiều để dạy dỗ.

    Như vậy, liệu khi đuổi học, có phải là gián tiếp đưa học sinh ra ngoài xã hội nhiều cạm bẫy, đẩy học sinh đến gần với những tệ nạn xã hội này không? Trong khi có nhiều cách có thể xử lý được như cảnh cáo trước toàn trường, đưa học sinh đó vào một nhóm giáo dục đặc biệt tại trường…

    Thực tế, đây không phải là cách xử lý mới khi học sinh vi phạm. Cách này đã được hình thành từ lâu trong hệ thống giáo dục của ta. Nhiều quan điểm ủng hộ cho rằng đây là cách để đe dọa các học sinh này tái phạm, nhưng liệu nó có mang phản ứng ngược. Độ tuổi cấp 2 và cấp 3 là độ tuổi nhạy cảm, việc đuổi học này thực tế chỉ răn đe được một ít, số còn lại mang tâm lý bất cần sau khi bị đuổi học. Và số này về khả năng dê tiếp cận với các thành phần xấu trong xã hội là rất cao.

    Với những bất cập nêu trên, chúng ta có nên ủng hộ quan điểm: Không xử lý đuổi học khi học sinh vi phạm không?

    * Đình chỉ công tác hiệu trưởng

     Việc xảy ra vụ đánh nhau như trên, liệu lỗi và trách nhiệm chỉ có riêng một mình hiệu trưởng?

    Lỗi và trách nhiệm còn thuộc về giáo viên chủ nhiệm của học sinh các lớp tham gia, thầy cô giáo bộ môn trước và sau khi xảy ra vụ việc. Vì vậy, nếu xử lý trách nhiệm, có nên có biện pháp đối với các thầy cô giáo này để là bài học cho họ. Có sự quan tâm sâu sát đến tâm sinh lý của học sinh. Chứ không phải chỉ có trách nhiệm đến lớp chỉ để giảng dạy kiến thức A, B, C…

     
    29866 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    hoangyennhi196 (31/10/2018) Hoaivtlt2015 (18/10/2018) hongphuong1993 (18/12/2017) myduyen1312 (01/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #478638   15/12/2017

    Việc gì cũng có cái số của nó, đuổi học cũng vậy, đó cũng là số mệnh của họ sinh và có thể người quyết định anh minh, nhận ra đúng vấn đề hay là không đúng, nhưng nếu đứa trẻ đó biết phấn đấu và thay đổi thì cũng sẽ có ngày thành công và thay đổi. Trường học không là tất cả, tất cả là do chính cậu học trò đó mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #478648   15/12/2017

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Quan điểm của riêng mình thì đuổi học không  phải là một cách hay mà chỉ là cách giải quyết cuối cùng và nặng nhất cho các em học sinh vi phạm. Tuy nhiên, việc đuổi học các em lại tạo thêm gánh nặng cho gia đình, xã hội khi mà các em không biết "đi đâu về đâu" rồi lại vướng vào tệ nạn xã hội.

    Vì vậy tránh xảy ra tình trạng đáng tiếc nêu trên thì quan trọng nhất vẫn là sự quản lý và giáo dục từ phía gia đình, nhà trường. Các bậc phụ huynh nên bớt thời gian để làm bạn với con, hiểu được tâm lý để định hướng con em đừng vì lo kiếm tiền mà quên đi việc giáo dục con cái, cùng với đó nhà trường cũng nên có các biện pháp quản lý mềm dẻo không nên quá cứng nhắc để hướng các em học sinh.

     
    Báo quản trị |  
  • #478936   17/12/2017

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Tình trạng học sinh bị đuổi học ngày nay ngày một gia tăng bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là hạ sách. Xét cho cùng giáo dục phải làm cho học sinh nhận thức đầy đủ, đúng đắn hơn về những sai phạm đã gây ra. Đuổi học càng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng, trở về xã hội đôi khi phát sinh ý nghĩ tiêu cực dễ dẫn đến con đường tội phạm.

    Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 17/12/2017 09:59:07 CH

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #478957   18/12/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Ủa, hiện nay đã có cơ chế trả lương cho lớp trưởng rồi à? Hồi xưa mình đi học làm gì có, mình làm lớp trưởng toàn là osin làm hết mọi việc trong lớp.

     
    Báo quản trị |  
  • #478959   18/12/2017

    Mình ngĩ đuổi học không phải là cách mà nhà trường dùng để giáo dục, răn đe học sinh. Điều đó chỉ càng làm học sinh trở nên bất mãn, bất cần, không sợ trời sợ đất, càng khiến cho học sinh đó trở nên hư hỏng, không có tương lai hơn mà thôi. Cách tốt nhất là không nên đẩy các bạn học sinh ra ngoài xã hội như vậy, nên càng giữ lại để giáo dục cho đến khi có thể nhận thức được những sai phạm của mình. Thầy cô cũng như cha mẹ, nên biết lúc cứng lúc mền, luôn kiên nhẫn và bao dung

     
    Báo quản trị |  
  • #478961   18/12/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Mình ngĩ đuổi học không phải là cách mà nhà trường dùng để giáo dục, răn đe học sinh. Điều đó chỉ càng làm học sinh trở nên bất mãn, bất cần, không sợ trời sợ đất, càng khiến cho học sinh đó trở nên hư hỏng, không có tương lai hơn mà thôi. Cách tốt nhất là không nên đẩy các bạn học sinh ra ngoài xã hội như vậy, nên càng giữ lại để giáo dục cho đến khi có thể nhận thức được những sai phạm của mình. Thầy cô cũng như cha mẹ, nên biết lúc cứng lúc mền, luôn kiên nhẫn và bao dung

     
    Báo quản trị |  
  • #478983   18/12/2017

    thanh.pthanh
    thanh.pthanh

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2011
    Tổng số bài viết (45)
    Số điểm: 288
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 14 lần


    Theo mình đuổi học không phải là 1 phương pháp giáo dục tốt. Bởi các em còn đang trong quá trình nhận thức, ai cũng có lần mắc lỗi lầm. quan trọng là phải làm cho các em hiểu được hành vi vi phạm của mình là chưa đúng đắn, chưa phù hợp với đạo đức xã hội. Phải giúp các em nhận thức được và thay đổi hành vi của mình thì đó mới là cái đích mà giáo dục hướng tới.

    Mình có đọc được 1 mẩu truyện, không nhớ ở đâu và không nhớ chính xác nội dung, nhưng nó như sau: Có 1 cậu bé rất thích rải đinh lên ghế giáo viên và ghế các bạn. Đối với cậu trò chơi này rất thú vị. Điều đó khiến cho các bạn và các thầy cô giáo tức giận, nhưng cậu bé lại rất khoái chí. Mặc dù đã được cô giáo nhắc nhở nhiều lần và cô gửi thư về nhà cho bố mẹ cậu biết về trò đùa của cậu, nhưng cậu bé vẫn thích chơi trò đó. Đến khi thầy hiệu trưởng biết về trường hợp của cậu bé, ông quyết định sẽ đến nhà cậu và nói chuyện trực tiếp với bố mẹ cậu, để họ biết được những trò đùa mà cậu gây ra cho các bạn và thầy cô giáo.

    Hôm đến nhà cậu bé, bố cậu ra mở cửa và vui vẻ mời thầy vào. Ông mời thầy hiệu trưởng ngồi xuống chiếc ghế bọc nỉ đối diện mình. Thầy hiệu trưởng vừa ngồi xuống, ông giật mình đứng dậy và la lên: "ở dưới ghế có đinh". Bố cậu bé cười to và nói: "Vâng, đúng vậy, đây là trò đùa mà tôi rất thích". Thầy hiệu trưởng đã phần nào hiểu được tại sao cậu bé lại thích chơi trò rải đinh ở lớp. 

    Xét cho cùng hành vi của các em cũng 1 phần do giáo dục của cha mẹ và nhà trường. Các em là những bản sao của người lớn. Vậy nên khi các em mắc lỗi, tức là đang cần sự quan tâm, cảm thông của cha mẹ và các thầy cô, thế thì đừng đẩy các em ra xa mà hãy kéo các em lại và cho các em những cơ hội để thay đổi con người mình. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #480439   29/12/2017

    Vấn đề này thực sự rất nan giải. Ai cũng nói học tập là quyền lợi và nghĩa vụ của học sinh, tuy nhiên thực tế thì cái nghĩa vụ này không có gì ràng buộc cả, vậy nên khi một học sinh đã có lệch lạc trong suy nghĩ thì một tác động đủ lớn thì có thể dẫn đến suy nghĩ bỏ học, không cần đến nhà trường phải đuổi, vậy nên đuổi học để giải quyết tình hình tuyệt đối không phải là giải pháp tốt.

    Theo mình, để giải quyết tình trạng này thì phải nâng cái nghĩa vụ của học sinh lên một bậc mới, đầu tiên là phải áp dụng luật quy định toàn bộ trẻ em trong độ tuổi đến trường phải đến trường, sau đó miễn phí học tập, xây dựng thêm các trường cho học sinh cá biệt, các trường này sẽ được dùng để giáo dục các học sinh có lệch lạc trong suy nghĩ, trường này sẽ hoạt động với những luật lệ hà khắc, có thể gần như với môi trường quân đội, điều này có thể tốn thêm chi phí và áp lực dư luận lúc đầu, nhưng vì thế hệ tương lai của đất nước thì cái giá nào cũng đáng cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #495108   26/06/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Đuổi học là hoàn toàn tước quyền được đi học, được làm lại của một cá thể và vô hình chung việc đó làm tổn thương đến cá thể đó và cá thể đó sẽ thuận theo cơ chế phản bội lại. Theo quan điểm cá nhân thì không nên đuổi học và tùy theo mức độ vi phạm của cá nhân mà có hình thức xử phạt đúng hơn, hướng giáo dục đến mục tiêu vì mỗi cá nhân phát triển thì cả cộng đồng sẽ phát triển.

     
    Báo quản trị |  
  • #495493   29/06/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Quan điểm cá nhân mình nghĩ đuổi học không phải là giải pháp tốt trong những tình huống học sinh vi phạm hoặc bạo lực học đường. Bởi vì ở độ tuổi nhạy cảm về mặt tâm lý, học sinh sẽ có những hành vi thiếu suy nghĩ. Do đó, ngoài việc nhà trường cần giáo dục về tư tưởng và tâm lý học sinh, thì môi trường sống và gia đình là yếu tố lớn tác động đến việc phát triển của học sinh. 

     
    Báo quản trị |  
  • #495524   29/06/2018

    hoangyennhi196
    hoangyennhi196
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/05/2018
    Tổng số bài viết (299)
    Số điểm: 2770
    Cảm ơn: 130
    Được cảm ơn 28 lần


    Trong trường hợp này không thể nói trách nhiệm tất cả là ở nhà trường được - trách nhiệm của gia đình là rất lớn. Khi để xảy ra các trường hợp như vậy thì trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về gia đình, nếu gia đình dạy con tốt, ngoan thì các em sẽ không vi hạm nội quy nhà trường,.... 

     
    Báo quản trị |  
  • #495738   30/06/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Mình nghĩ đuổi học các em học sinh vi phạm không phải là cách. Nhiều em sau khi bị đuổi học tụ tập hư hỏng, hay nhiều em sau một thời gian đuổi học ở nhà sau khi được đi học lại không theo kịp các bạn trên lớp lại khiến cho giáo viên khó khăn trong việc giảng dạy.

     
    Báo quản trị |  
  • #498438   31/07/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1955)
    Số điểm: 13023
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Về vấn đề này theo mình thì cần nhìn nhận rõ vấn đề, đó là điều kiện áp dụng hình thức kỷ luật đuổi học này. Không phải nhà trường tùy tiện áp dụng hình thức trên mà phải có hội đồng kỷ luật xem xét hành vi mà học sinh đó gây nên. Và khi áp dụng hình thức trên thì mình nghĩ hành vi của học sinh cũng phải rất nghiêm trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #498445   31/07/2018

    Mình cũng cảm thấy đuổi học không phải là cách hay bởi khi học sinh có những nhận thức, hành vi sai lầm thì cần phải được dạy dỗ,uốn nắn mà nhà trường là môi trường thích hợp để làm được điều này. Việc đuổi học thể dẫn tới những hệ lụy như trẻ em lông bông, tụ tập theo những thanh niên hư hỏng từ đó bị tha hóa về đạo đức, thậm chí tham gia vào các tệ nạn xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #503000   24/09/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Xét về quy chế, nội quy thì hình thức đuổi học là cần thiết, nó giống như là một chế tài cao nhất nhằm để răn đe học sinh rằng nếu mình vi phạm thì có thể bị đuổi học. Tuy nhiên, xét về vấn đề giáo dục thì đuổi học giống như một biện pháp cuối cùng, thể hiện sự "bất lực" trong việc dạy dỗ và đào tạo học sinh. Do đó, nên sửa đổi lại những hình thức kỷ luật học sinh để phù hợp hơn và hướng tới mục tiêu của giáo dục.

     
    Báo quản trị |  
  • #503022   24/09/2018

    Theo quan điểm của mình dù học sinh có hư hỏng thế nào thì đuổi học không phải là giải pháp tốt nhất. Bởi vì trường học là nơi để giáo dục các em mà nhà trường không thể dạy dỗ được mà "đuổi" các em ra ngoài xã hội thì thử hỏi tương lai các em này sẽ như thế nào, không trộm cướp thì cũng là dân anh chị. Do đó, theo mình thì cần phải có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường nhằm thay đổi tính cách của các em từ đó có thể giúp các em hòa nhập với các bạn.
     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #503025   24/09/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Mình hòa toàn không đồng ý với cách kỷ luật là đuổi học các học sinh vi phạm. Suy cho cùng thì nhà trường vẫn là môi trường tốt nhất giúp trẻ hình thành và rèn luyện nhân cách. Học sinh có hành vi xấu cần được giữ ở môi trường tốt như trường học. Một khi nhà trường đưa ra quyết định kỷ luật học sinh cần cân nhắc và xem xét kỹ xem sử dụng biện pháp như vậy có tính giáo dục không, tâm lý của học sinh và gia đình sau khi con em bị đuổi sẽ như thế nào,... Hơn nữa, theo quy định của pháp luật về giáo dục thì hình thức kỷ luật đuổi học chỉ tối đa một năm, sau một năm đó học sinh sẽ mất hẳn một năm học tập, khi đi học lại thì người cực không ai khác chính là thầy cô phải dạy lại các em ấy. Ngoài ra, trong thời gian bị đuổi học các em dễ sinh tâm lý chán nãn dẫn đến ham chơi và chuyện sa ngã không sớm thì cũng muộn. Vậy nên việc kỷ luật học sinh thầy cô nên cân nhắc tùy mức độ vi phạm mà đưa ra mức kỷ luật cho hợp lý vừa răn đe vừa giáo dục được các em.

     
    Báo quản trị |  
  • #503026   24/09/2018

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (496)
    Số điểm: 8990
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 85 lần


    Theo quan điểm của mình thì đuổi học không phải là cách. Việc giáo dục con trẻ không phải là nhiệm vụ riêng của Nhà trường mà nó là nhiệm vụ chung của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. 

    Thay vì đuổi học thì cần phải tạo ra phương pháp dạy học phù hợp đối với các đối tượng thường xuyên gây rối trong nhà trường, rèn luyện như trong môi trường quân đội chẳng hạn. Có lẽ đó sẽ là một giải pháp tốt, có thể thay đổi được nhân cách cũng như lối sống của các em.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #504926   15/10/2018

    dutiepkhac
    dutiepkhac
    Top 150
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2018
    Tổng số bài viết (543)
    Số điểm: 77128
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 177 lần


    Giáo dục đúng với tên gọi của nó là thực hiện chức năng giáo dục học sinh. Trẻ em dù hư đến đâu thì sứ mệnh của giáo dục vẫn là dẫn đường chỉ lối các em quay lại con đường tốt đẹp. Việc đuổi học càng khiến vấn đề thêm trầm trọng, đôi khi phản tác dụng.

    Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!

     
    Báo quản trị |  
  • #504974   16/10/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Thường thì việc học sinh vi phạm sẽ có các mức độ vi phạm tương ứng với các mức phạt để răn đe học sinh. Và biện pháp cuối cùng và nghiêm khắc nhất là đuổi học, trả về cho gia đình và xã hội. Điều này cũng đúng vì Nhà trường đã giáo dục hết mức nhưng không thể đào tạo nổi nữa thì phải trả về với xã hội, gia đình. Nó không phải là cách hay nhưng nó chính là biện pháp tốt nhất khi không thể cải thiện và dạy bảo được trong Nhà trường.

     
    Báo quản trị |