Học sinh vi phạm: Đuổi học có phải là cách?

Chủ đề   RSS   
  • #374593 17/03/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Học sinh vi phạm: Đuổi học có phải là cách?

    Mấy ngày qua, vụ nữ sinh bị đánh hội đồng ở Trà Vinh đang được dư luận quan tâm khá nhiều. Từ vụ đánh nhau mới vỡ lẽ ra nhiều vấn đề xung quanh câu chuyện giáo dục và trách nhiệm.

    1/ Nguyên nhân vì sao tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng?

    * Tác động tâm lý bởi gia đình và nhà trường:

    Gia đình là cái nôi của xã hội, cách quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách con trẻ từ khi sinh ra đến lúc lớn lên.

    Bên cạnh đó, nhà trường là một môi trường để hỗ trợ gia đình trong việc chăm sóc, giáo dục con em. Thực tế ngày nay, các học sinh phổ thông có thời gian ở trường nhiều hơn ở nhà. Vì vậy, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục kiến thức và đạo đức học sinh.

    * Tác động bởi các game online

    Công nghệ thông tin ngày càng hiện đại, việc kiểm soát các game online du nhập vào thị trường vô cùng khó khăn. Hiện nay, nhiều game online mang tính chất bạo lực tràn lan trên thị trường mà chưa được ngăn chặn một cách hợp lý dễ dẫn đến tác động tâm lý, hình ảnh bạo lực khi chơi quá mức các game online này.

    * Tác động bởi quy định “trả lương cho lớp trưởng”

    Dạo gần đây, có ý kiến đề xuất là trả lương cho lớp trưởng nhằm để khen thưởng công sức đóng góp cho lớp của lớp trưởng. Nhưng liệu quy định này có mang hiệu ứng ngược, tạo nên một giai cấp thống trị và bị trị tại môi trường học tập vốn được xem là bình đẳng giữa các học sinh.

     2/ Xử lý hậu quả

    * Buộc thôi học

    Đây có phải là cách tốt nhất để răn đe, giáo dục học sinh khi vi phạm, nhất là học sinh lớp 7 – đang trong độ tuổi hình thành phát triển tâm lý?

    Đã từng qua độ tuổi này nên mình biết, đây là độ tuổi khá nhạy cảm. Các bạn học sinh thường nông nổi, thích thể hiện mình bằng việc dùng vũ lực. Ai có người bảo kê thì dám mạnh miệng, oai phong, còn kẻ yếu hèn thì có 2 sự lựa chọn: 1 mình chống lại hoặc nấp bóng của nhóm bảo kê.

    Như đã đề cập ở trên, nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục  học sinh. Phần lớn ngày nay, thời gian của các bạn học sinh ở trường nhiều hơn ở nhà vì vào trường có  thầy cô giáo dạy dỗ còn về nhà thì cha mẹ lo đi làm nên sẽ không thể dành thời gian nhiều để dạy dỗ.

    Như vậy, liệu khi đuổi học, có phải là gián tiếp đưa học sinh ra ngoài xã hội nhiều cạm bẫy, đẩy học sinh đến gần với những tệ nạn xã hội này không? Trong khi có nhiều cách có thể xử lý được như cảnh cáo trước toàn trường, đưa học sinh đó vào một nhóm giáo dục đặc biệt tại trường…

    Thực tế, đây không phải là cách xử lý mới khi học sinh vi phạm. Cách này đã được hình thành từ lâu trong hệ thống giáo dục của ta. Nhiều quan điểm ủng hộ cho rằng đây là cách để đe dọa các học sinh này tái phạm, nhưng liệu nó có mang phản ứng ngược. Độ tuổi cấp 2 và cấp 3 là độ tuổi nhạy cảm, việc đuổi học này thực tế chỉ răn đe được một ít, số còn lại mang tâm lý bất cần sau khi bị đuổi học. Và số này về khả năng dê tiếp cận với các thành phần xấu trong xã hội là rất cao.

    Với những bất cập nêu trên, chúng ta có nên ủng hộ quan điểm: Không xử lý đuổi học khi học sinh vi phạm không?

    * Đình chỉ công tác hiệu trưởng

     Việc xảy ra vụ đánh nhau như trên, liệu lỗi và trách nhiệm chỉ có riêng một mình hiệu trưởng?

    Lỗi và trách nhiệm còn thuộc về giáo viên chủ nhiệm của học sinh các lớp tham gia, thầy cô giáo bộ môn trước và sau khi xảy ra vụ việc. Vì vậy, nếu xử lý trách nhiệm, có nên có biện pháp đối với các thầy cô giáo này để là bài học cho họ. Có sự quan tâm sâu sát đến tâm sinh lý của học sinh. Chứ không phải chỉ có trách nhiệm đến lớp chỉ để giảng dạy kiến thức A, B, C…

     
    30222 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    hoangyennhi196 (31/10/2018) Hoaivtlt2015 (18/10/2018) hongphuong1993 (18/12/2017) myduyen1312 (01/11/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

5 Trang <12345>
Thảo luận
  • #471747   22/10/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Mình không ủng hộ việc đuổi học khi học sinh vi phạm. Giáo dục là sự kiên trì, nhà trường như một xã hội thu nhỏ, vì vậy việc học sinh mắc lỗi này lỗi kia là điều khó tránh khỏi. Khi bị đuổi học, học sinh đó sẽ đi đâu, làm gì, ai sẽ quản lý. Đa phần học sinh bị đuổi học là những học sinh cá biệt hoặc có hoàn cảnh đặc biệt, một khi không còn sự quản lý của nhà trường, gia đình bỏ mặc, thì khả năng các em trở lại học tập, sửa chữa lỗi lầm là điều rất khó khăn. Thay vì đuổi học, nhà trường hãy áp dụng những hình thức kỷ luật khác, nhẹ nhàng hơn để cảm hóa các em; quan trọng hơn là hãy để các em được sống trong môi trường giáo dục, đừng đẩy các em ra ngoài xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #472995   31/10/2017

    taigioi1995
    taigioi1995
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2014
    Tổng số bài viết (213)
    Số điểm: 6302
    Cảm ơn: 153
    Được cảm ơn 179 lần


    Nói chung nơi đâu cũng có kỹ luật, đã gọi là kỷ luật thì sẽ có những biện pháp chế tài, xử phạt và cũng có hình thức phạt từ nặng đến nhẹ. Việc đuổi học cũng là một hình phạt để răng đe những học sinh vi phạm, không làm cho học sinh có sự chủ quan  rằng chúng làm gì  cũng không bị đuổi học. Cần có những hình phạt nặng như thế thì may ra mới hạn chế được những vi phạm nặng nề như trên

     
    Báo quản trị |  
  • #473099   31/10/2017

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Theo mình đuổi học cũng là một cách để xử lý vi phạm của học sinh tuy nhiên cách này đối với nhà trường thì có vẻ thuận tiện nhiều hơn vì khỏi mắc công quản những trường hợp này nữa còn đối với học sinh thì chưa chắc là cách tốt nhất để giáo dục các em.

     
    Báo quản trị |  
  • #473144   31/10/2017

    Trantranglong
    Trantranglong
    Top 500
    Female


    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:18/05/2017
    Tổng số bài viết (292)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 52 lần


    Theo mình nghĩ, việc nhà trường đưa ra chế tài là đuổi học là không hợp lý, cần có định hướng dần trong việc bỏ quy định đuổi học đối với học sinh, bởi không có học sinh hư hỏng, chỉ có học sinh chưa ngoan, chưa được nhà trường và gia đình giáo dục và định hướng bản thân.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #473176   31/10/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Theo mình thì nên hạn chế tối đa hành động "đuổi học"

     

    1/ Như vậy chẳng khác nào chứng tỏ ngành giáo dục chỉ nhận đào tạo nhóm học sinh tốt, những em hiền lành, ngoan ngoãn, học giỏi, ... Và đào thải đi những em cứng đầu, khó trị hơn.

    Điều này theo mình thể hiện sự yếu kém về năng lực và cả sự thiếu trách nhiệm lẫn đạo đức nghề nghiệp.

     

    2/ Ngoài ra, việc đào thải một cá nhân bất trị, đang bị lệch lạc về tư tưởng khỏi ghế nhà trường, càng làm các em có ấn tượng xấu về nhà trường nói chung và xã hội nói riêng. Hành động này chẳng khác gì bạn nhặt được một quả bom rồi ném nó ra đường.

    Trẻ em độ tuổi này rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường, lối sống xung quanh. Từ những hành vi bắt nạt bạn bè, chọc phá thầy cô; các em sẽ dần đi theo tiếng gọi của khói thuốc, huynh đệ gian hồ (những thứ mà các em nghĩ là đối xử với em tốt hơn nhà trường, gia đình)

     

    3/ Đa phần những trường hợp ngổ ngáo, bị đuổi khỏi ghế nhà trường đều không có tương lai tốt. Tuy nhiên thực tế cũng nảy sinh nhiều trường hợp có "tiền sử" ngổ ngáo, quậy phá lúc nhỏ, nhưng lại gặp được sự kiện nào đó khiến cho họ trở nên tốt hơn.

     

    Giáo dục là để uốn nắn, rèn giũa, trang bị hành trang để học sinh bước vào đời, chứ không phải là nơi phân cấp, đào thải những "sản phẩm lỗi".

     

     
    Báo quản trị |  
  • #473751   06/11/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13643
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Theo mình việc gì cũng có hai mặt của nó. Về phía học sinh, thì việc đuổi học sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của bản thân học sinh cũng như gia đình, vì việc đuổi học đồng nghĩa với việc rất khó tiếp tục học tại trường công khác (trường tư thì ít và học phí thường cao), từ đó tương lai của các em sẽ trở nên khó khăn. Tuy nhiên đối với nhà trường, hình thức đuổi học là hình thức xử phạt cao nhất, nhằm mục đích cách ly người đó với học sinh còn lại nhằm tránh gây ảnh hưởng xấu đến tập thể. Do đó, nên tùy vào tình huống mà nhà trường nên xét về lí và tình để xử lí học sinh.

     
    Báo quản trị |  
  • #474920   16/11/2017

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Đuổi học là mức phạt cao nhất đối với những học sinh chuyên tái phạm lại lỗi đã làm và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nhà trường đã không quản được các em bằng nhiều cách phối hợp với ba mẹ các em nhưng cũng không khá hơn thì họ có quyền áp dụng mức hình phạt cao nhất. Biết làm như vậy sẽ dẫn đến tình trạng lông bông, chán nản dễ đưa trẻ lâm vào các tệ nạn xã hội nhưng để các em tiếp tục đến trường có thể sẽ ảnh hưởng xấu và làm hại các bạn xung quanh.

     
    Báo quản trị |  
  • #474931   16/11/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Mình thấy thực sự đuổi học hay đình chỉ học 1 năm cũng chưa thể giải quyết triệt để vấn đề, rất nhiều trường hợp, quay trở lại nhà trường thì chính thức trở thành đại ca, không sợ ai, chỉ mong ý thức của các em được nâng cao, hạ thấp cái tôi của bản thân xuống, có góc nhìn đúng đắn hơn mà thôi.

    Về lý thuyết, một số giải pháp như sau:

    Giáo dục ý thức của trẻ:

    Để giảm tình trạng học sinh với xu hướng bạo lực hóa như hiện nay thì bản thân mỗi gia đình cần có định hướng, giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Chỉ có lòng nhân ái được gieo trồng bên trong mỗi đứa trẻ thì cái ác, cái xấu mới bị đẩy lùi.

    Muốn vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, các bậc làm cha mẹ nên dạy trẻ yêu thương tất cả mọi người xung quanh, biết nhẫn nhịn và vị tha. Trước một sự việc bất như ý nào, trẻ cũng nên bình tĩnh xử lý, không nên tức giận mà dùng tay chân nắm đấm để giải quyết.

    Cha mẹ nên là nơi chia sẻ những nỗi niềm của trẻ, để kịp thời ngăn chặn những hành động thiếu suy nghĩ của các em hoặc tránh để con mình bị những bạn bè xấu rủ rê, lôi kéo vào những vụ đánh nhau tập thể.
    Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến những mảnh đời bất hạnh, những hoàn cảnh khó khăn, khơi gợi trong các em tình yêu thương và sự san sẻ, để trân trọng những gì mà các em đang có và để cố gắng học tập, sống có ích hơn.

    Ngoài ra, những lớp học tâm lý, những buổi giao lưu bổ ích sẽ là sân chơi lành mạnh dành cho các em. Ở đó, các em tư vấn và tháo gỡ kịp thời những khúc mắc, mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình giao tiếp.

    Về phía nhà trường:

    Các giáo viên cần chú trọng song song việc bồi dưỡng tri thức và giáo dục nhân cách, đạo đức cho các em học sinh.  Bên cạnh đó cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, rèn luyện các kĩ năng ứng xử, giảm tải các chương trình học thay vào đó là những giờ học ngoại khoá các hoạt động vui chơi, giao lưu bổ ích cho học sinh.

    Các giáo viên chủ nhiệm cần quan tâm và chia sẻ đến các em như những người bạn, để kịp thời giải tỏa những vướng mắc, xích mích giữa các em học sinh với nhau, xây dựng một môi trường lớp học thân thiện, đoàn kết. Đồng thời, các giáo viên cần cung cấp những số điện thoại nóng để có thể hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân của bạo lực học đường.

    Một giải pháp nữa đó là các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến chùa để các em được gieo trồng hạt giống yêu thương, nhân ái, hiểu được cội nguồn nhân quả, phân biệt được việc đúng sai, từ đó, ngăn cản bản thân đến với những hành vi bạo lực.

    Vào những thời gian rảnh rỗi, các gia đình nên khuyến khích con em đến chùa làm công quả. Từ những công việc nhặt rau, rửa chén, nấu cơm cùng các Thầy, các bạn trong gia đình Phật tử, các em sẽ thấy quý trọng công sức mình làm nhiều hơn, thấy mình có ý nghĩa hơn và giảm dần tính hung hăng, khó chịu.

    Thêm nữa, mỗi khóa tu học một ngày hay khóa tu mùa hè là khoảng thời gian quý giá để các em được trau dồi nhân cách, học sống có khoa học, kỷ luật, được tiếp xúc với những người bạn tu thân thiện, dễ mến. Đó cũng là một trong những giải pháp rất tốt để giúp các em rời xa những người bạn xấu.Nhưng thực tế mình thấy điều này quả không dễ dàng!!!

     
    Báo quản trị |  
  • #474942   16/11/2017

    Hoaithuong2709
    Hoaithuong2709
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2015
    Tổng số bài viết (179)
    Số điểm: 1255
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 31 lần


    Theo mình thấy hồi xưa học sinh sợ đuổi học lắm, còn bây giờ đối với những học sinh thuộc thành phần cá biệt trong lớp thì không sợ đã đành, lại còn thích "được" đuổi học. Ba mẹ mình cũng là giáo viên, cũng từng trăn trở rất nhiều về vấn đề này, có hôm mẹ bỏ cơm trưa chỉ vì một câu nói "Cô muốn đuổi học em thì cứ đuổi, em cũng đâu có thích đi học, mẹ em bắt em đi học, coi như đi học dùm cho ba mẹ em thôi" !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #474946   16/11/2017

    Mình nghĩ nên cho vào trại giáo dưỡng để rèn luyện lại bản thân chứ nếu đuổi học luôn thì không biết sẽ xảy ra chuyện gì nữa. Đẩy các em ra ngoài xã hội không học hành thì cái máu và tính cách như vậy thì sẽ trở thành một trong những đối tượng nguy hiểm cho xã hội sau này. 

     
    Báo quản trị |  
  • #475042   16/11/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    hình phạt dành cho học sinh nên là để răn đe, giáo dục, uốn nắn chứ không phải để diệt cỏ tận gốc. Đã hư mà còn không nhận được sự kiên nhẫn dạy dỗ uốn nắn phối hợp từ gia đình và nhà trường thì dễ thành hỏng luôn lắm, đôi khi thành mối nguy khôn lường cho xã hội. cùng lắm thì đưa vào trại giáo dưỡng để quản lý khắt khe hơn, nhất thiết không nên đuổi hoàn toàn ra khỏi mọi cơ sở giáo dục

     
    Báo quản trị |  
  • #475058   17/11/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Mình thấy rằng việc đuổi học học sinh vi phạm nên hạn chế ở mức thấp nhất, vì:

    Thứ nhất, việc học sinh vi phạm cũng như các nguyên nhân bạn nêu trên do tâm lý, gia đình, bạn bè và cả sự phát triển của công nghệ ảnh hưởng đến sự hình thành nên tính cách và tư duy của học sinh. Và nếu đuổi học chả khác nào nói nhà trường không thể quản lý và dạy dỗ các e nên người, tất nhiên điều này ko chỉ có mỗi nhà trường có trách nhiệm mà cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường...

    Thứ hai, ở độ tuổi học sinh, các e đang hoàn thiện về tư duy và muốn thể hiện mình vì vậy sẽ thường hay xảy ra sự sai phạm, vi phạm quy định nhà trường. Biện pháp đưa ra để xử lý có nhiều nhưng thật sự để đuổi học thì học sinh đó cũng phải vi phạm quá nhiều và ko có sự ăn năn hối lỗi và khắc phục tình trạng này mới dẫn đến bị đuổi học. Khi bị như vậy các e thường ghét và thù hận trường lớp, học hành vì thế sẽ sa sút và ko còn cảm hứng muốn đi học nữa...

    Có thể đuổi học không phải là cách nhưng nó là biện pháp cuối cùng.

     
    Báo quản trị |  
  • #475074   17/11/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Mình đồng ý với chủ thớt. Đuổi học không phải là cách hay, độ tuổi của các bạn khá nhạy căm, việc đuổi học không những không mang lại hiệu quả, mà còn gây ra tác dụng ngược, làm cho tâm lý các bạn càng trở nên bốc đồng, nông nổi hơn. Và phải chăng đuổi học chính là thể hiện sự bất lực của giáo dục

     
    Báo quản trị |  
  • #475624   23/11/2017

    ttmlinh284
    ttmlinh284
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2014
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 1597
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Theo mình nên hạn chế tối đa hình thức đuổi học, những học sinh quậy phá sẽ ít nhiều có trường hợp các bạn chưa tìm được mục tiêu, hứng thú trong việc học. Mình thấy một số trường học áp dụng rất hay phương pháp nói chuyện chia sẻ với các bạn ấy bằng các chuyên gia tâm lý. Đã có những bạn học sinh trở nên ngoan hơn và chú tâm vào học hành sau khi được quan tâm chia sẻ bằng cách đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #475768   24/11/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Đuổi học không phải là cách giáo dục con người, trường học là nơi đào tạo giáo dục nhân cách con người nếu mà cứ đuổi học thì sẽ coi như từ chối giáo dục,theo quan điểm của mình nên hạn chế hình thức kỷ luật học sinh bằng cách đuổi học, chỉ những trường hợp nghiệp trọng thì mới nên áp dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #475805   24/11/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Theo mình, đuổi học đối với những học sinh vi phạm chưa hẳn là biện pháp tốt. Mục đích của trường học là giáo dục trẻ em trở thành người có ích cho xã hội. Như bài viết cũng đã đề cập, nếu đẩy chúng ra xã hội chưa chắc đã có thể cải thiện và sửa đổi mà thậm chí có thể tiếp cận với các tệ nạn xã hội một cách dễ dàng hơn. Do đó, mình nghĩ, cần có biện pháp xử lý khác để có thể giúp trẻ có thể thay đổi tư duy cũng như cách suy nghĩ lệch lạc của mình. 

     
    Báo quản trị |  
  • #475806   24/11/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    "Tôi cũng phản đối việc kỷ luật HS bằng hình thức đuổi học, vì nó không thể hiện sự nhân văn, mà chỉ cho thấy sự bất lực của ngành giáo dục trong việc thực hiện sứ mệnh giáo dục toàn diện cho HS” - nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Nguyễn Trọng An khẳng định." Mình cũng đồng ý với ý kiến này, vì đuổi học là hành động chưa thấy được tính "giáo dục" dù cho hành vi đó có đến mức nào đi chăng nữa thì trẻ em vẫn là những cá nhân chưa có đủ năng lực để nhận thức và chịu trách nhiệm không thể như vậy mà có thể tác động mạnh đến tinh thần dẫn tới rất nhiều hậu quả.

     
    Báo quản trị |  
  • #475808   24/11/2017

    Đúng là thực hiện đúng quy chế nhà trường thì buộc thôi học là một hình thức phải thực hiện, nhưng nó không phải là hình thức tối ưu nhất để giảm tình trạng bạo lực này, vấn đề này thuộc về gia đình và xã hội, vấn nạn game online, mạng xã hội, sự hội nhập nhanh và chóng mặt đang khiến con người dễ tha hóa nhất là những thế hệ mới lớn

     
    Báo quản trị |  
  • #478607   15/12/2017

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Việc có một hình phạt dành cho các em học sinh vi phạm là điều hoàn toàn cần thiết và đúng đắn. Trong đó đuổi học là hình phạt nặng nhất và cũng là việc bất đắc dĩ nhà trường mới phải thực hiện. Dù chưa nghĩ ra được cách làm, biện pháp nào hay hơn; tuy vậy mình cũng khá băn khoăn về tác dụng ngược của việc đuổi học. Hình phạt này có thể sẽ khiến những học sinh đó cảm thấy “bất bình” hơn với gia đình, nhà trường; cảm thấy mình bị đẩy ra khỏi cộng đồng và xuất hiện nhiều hành vi buông thả, cực đoan hơn nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #478628   15/12/2017

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Tại sao chúng ta lại luôn có tư tưởng quản lý theo kiểu "Cây gậy và củ cà rốt" nhỉ? Không phải lúc nào hình phạt cũng sẽ thu được kết quả tốt nhất. Trong trường hợp của em học sinh này thì đuổi học càng làm cho các em xa lánh xã hội, càng gây thêm nhiều tệ nạn xã hội và càng đẩy em đi vào con đường sai trái.

    Ngược lại, mình nghĩ bên phía nhà trường không những không đuổi học mà còn phải tiếp cận và giáo dục chặt chẽ hơn. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em lại có những tâm lý và hành động như vậy. Từ đó có cách giáo dục hợp lý. 

    Mình tin rằng không ai sinh ra là đã xấu, tất cả là do môi trường và cách giáo dục mà nên. Bố mẹ cũng cần quan tâm con em mình hơn, không chỉ lúc nào cũng chăm chăm kiếm tiền, phải lắng nghe và tâm sự cùng con, hiểu xem hôm nay con đi học, đi ra ngoài gặp những chuyện gì? gặp những ai? có tâm lý gì? điều đó là tốt hay xấu? Để từ đó hướng cho con đi theo lối sống tích cực. Không gì quan trọng bằng vai trò của những bậc cha mẹ.

     
    Báo quản trị |