Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (Hiệp định VN – EAEUFTA)

Chủ đề   RSS   
  • #436016 15/09/2016

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu (Hiệp định VN – EAEUFTA)

    Với mục đích tuyên truyền đến công chúng về Hiệp định VN – EAEUFTA (Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu) trước khi có hiệu lực vào ngày 05/10 tới đây, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch – Vụ Kế họach, Tài chính ban hành Công văn về Tài liệu tuyên truyền Hiệp định này.

    Để giúp bạn đọc hiểu được khái quát toàn bộ nội dung Hiệp định, sau đây, Dân Luật sẽ tóm tắt những nội dung quan trọng của Hiệp định VN – EAEUFTA thông qua bộ ảnh infographic:

    Hiệp định VN EAEUFTA

    Hiệp định VN EAEUFTA

    Hiệp định VN EAEUFTA

    Hiệp định VN EAEUFTA

    Hiệp định VN EAEUFTA

    Hiệp định VN EAEUFTA

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    12527 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #436090   16/09/2016

    BachHoLS
    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần
    SMod

    Chi tiết nội dung như sau:

    1. Thời điểm ký kết và ngày có hiệu lực của Hiệp định

    Trải qua 8 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp giữa kỳ ở cấp kỹ thuật.

    Ngày 29/5/2015: hai bên chính thức ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu

    Ngày 05/10/2016: Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á Âu chính thức có hiệu lực

    2. Về đối tác Liên minh Kinh tế Á Âu

    Thành viên: Liên Bang Nga, Cộng Hòa Belarus, Cộng Hòa Kazakhstan, Cộng Hòa Armenia và Cộng Hòa Kyrgyzstan.

    Tổng diện tích: 20 triệu km2

    Dân số: Hơn 183 triệu người

    GDP: 2.200 tỷ USD

    Tài nguyên thiên nhiên: dầu mỏ, than đá, quặng sắt…

    Các sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam: Điện thoại, linh kiện, máy tính và sản phẩm điện tử, hàng dệt may, giày dép, thủy sản, cà phê, hạt điều, gạo, rau quả…

    3. Tổng quan Hiệp định VN-EAEUFTA

    Bao gồm 16 Chương và các Phụ lục, được chia thành 2 nhóm chính:

    Nhóm về hàng hóa: Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thuận lợi hóa và hải quan…

    Nhóm khác: Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế.

    Ngoại lệ: Thương mại dịch vụ, Đầu tư, di chuyển thể nhân chỉ được áp dụng song phương giữa Việt Nam và Liên Bang Nga (không áp dụng đối tác khác trong Liên minh Kinh tế Á Âu)

    4. Nội dung chính của Hiệp định VN-EAEUFTA

    Cam kết về thuế quan

    Cam kết của Liên minh Kinh tế Á Âu

    Cam kết của Việt Nam

    Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (EIF): gồm 6.718 dòng thuế, chiếm khoảng 59% biểu thuế

    Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực (EIF): chiếm khoảng 53% biểu thuế

    Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là năm 2025): gồm 2.876 dòng thuế, chiếm khoảng 25% biểu thuế

    Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là năm 2026): chiếm khoảng 35% tổng số dòng thuế:

    - Nhóm đến năm 2018 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 1.5% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (chế phẩm từ thịt, cá, rau củ quả, phụ tùng máy nông nghiệp, máy biến thế, ngọc trai, đá quý…)

    - Nhóm đến năm 2020 loại bỏ thuế quan hoàn toàn: 22.1% tổng số dòng thuế trong biểu thuế (giấy, thủy sản, đồ nội thất, máy móc thiết bị điện, rau quả, sản phẩm sắt thép…)

    Nhóm giảm ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực 25% so với thuế hiện tại và sau đó giữ nguyên: gồm 131 dòng thuế, chiếm khoảng 1% biểu thuế

    Nhóm không cam kết (U): chiếm khoảng 11% tổng sống dòng thuế trong biểu thuế

    Nhóm không cam kết (N/U): bao gồm 1.453 dòng thuế, chiếm 13% biểu thuế (hiểu là EAEU không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế quan, nhưng có thể đơn phương bỏ hoặc giảm nếu muốn)

    Nhóm cam kết khác (Q): các sản phẩm áp dụng Hạn ngạch thuế quan, Việt Nam áp dụng hạn ngạch đối với trứng và lá thuốc lá chưa chế biến

    Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (Trigger): gồm 180 dòng thuế, chiếm khoảng 1.58% biểu thuế (biện pháp nửa giống hạn ngạch thuế quan, nửa giống phòng vệ):

    - Sản phẩm áp dụng: Dệt may, Da giày, Đồ gỗ và các sản phẩm áp dụng Biện pháp phòng vệ ngưỡng trong Hiệp định.

    - Quy tắc áp dụng: Mỗi năm áp dụng một ngưỡng mà nếu vượt quá ngưỡng thì Liên minh Kinh tế Á Âu sẽ ngay lập tức thông báo cho Việt Nam

    Nếu áp dụng biện pháp phải báo trước ít nhất 20 ngày và có hiệu lực áp dụng ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày ra quyết định và các sản phẩm liên quan không được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định mà sẽ áp thuế MFN trong thời hạn hiệu lực của biện pháp này.

    - Thời gian áp dụng: 6 tháng. Trường hợp vượt quá 150% mức ngưỡng thì kéo dài thêm 3 tháng.

     

    Nhóm Hạn ngạch thuế quan: Liên minh áp dụng hạn ngạch đối với gạo

     

    Hiệp định VN EAEUFTA có hiệu lực vào năm nào thì các bên sẽ áp dụng luôn mức thuế theo cột thuế của năm đó như được ghi trong các biểu thuế trong Phụ lục kèm theo Hiệp định.

    Cam kết về xuất xứ

    Quy tắc xuất xứ

    Hàng hóa được coi là có xuất xứ của một trong hai bên nếu:

    - Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một bên

    - Được sản xuất tại một hoặc hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất xứ từ một hay hai bên.

    - Được sản xuất tại một bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nội khối nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng được quy định trong Hiệp định.

    Vận chuyển trực tiếp

    Hàng hóa có xuất xứ được hưởng ưu đãi thuế quan trong Hiệp định nếu được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu đều là thành viên của Hiệp định, trừ khi vận chuyển qua lãnh thổ của một hay nhiều nước thứ 3 nhưng phải thỏa các điều kiện:

    - Quá cảnh qua lãnh thổ của một nước thứ 3 là cần thiết và vì lý do hoặc các yêu cầu về vận tải có liên quan.

    - Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại đó.

    - Hàng hóa không trải qua các công khoản nào khác ngoài việc đỡ hàng, bốc lại hàng, lưu kho hoặc các công khoản cần thiết khác để bảo quản điều kiện của hàng hóa.

    Mua bán trực tiếp

    Hiệp định cho phép hàng hóa được xuất hóa đơn bởi 1 bên thứ 3 (là pháp nhân tại nước không phải là thành viên Hiệp định) nếu đáp ứng yêu cầu về quy tắc xuất xứ thì vẫn hưởng ưu đãi thuế quan, trừ khi nước thứ 3 đó thuộc Danh sách 30 quốc đảo được nêu rõ trong Hiệp định.

    Chứng nhận xuất xứ

    Áp dụng quy trình cấp chứng nhận xuất xứ thông qua một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước quy định.

    Trong vòng 02 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, sẽ áp dụng hệ thống xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tự (EOCVS)

    Tạm ngừng khi có ưu đãi

    Các trường hợp tạm ngừng ưu đãi:

    - Tình trạng gian lận xuất xứ có tính hệ thống.

    - Bên xuất khẩu từ chối không chính đáng và có hệ thống xác minh của bên nhập khẩu về tình trạng gian lận.

    Nếu tình trạng gian lận có hệ thống không chấm dứt, nước nhập khẩu có thể tạm ngừng ưu đãi đối với hàng hóa giống hệt được phân loại theo dòng thuế tương tự ở cấp 8-10 số.

    Thời gian áp dụng: tối đa 04 tháng, có thể gia hạn tối đa 03 tháng (đến khi bên xuất khẩu có bằng chứng thuyết phục)

    5. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia Hiệp định

    Cơ hội

    Thách thức

    - Khai thông hàng rào thuế quan đang ở mức cao đối với các sản phẩm nông nghiệp của Nga

    - Hàng hóa Việt Nam sẽ có lợi thế đặc biệt do là đối tác FTA đầu tiên của EAEU

    - Tác động bất lợi truyền thông của việc mở cửa thị trường Việt Nam cho đối tác qua FTA sẽ được giảm nhiều.

    - Mạng lưới người Việt sống, học tập, làm việc tại Nga tương đối đông, các DN có thể tận dụng kinh nghiệm và mối quan hệ để tiếp cận thị trường.

    - Tạo áp lực cạnh tranh đáng kể cho các ngành sản xuất trong nước

    - Tồn tại của nhiều loại “rào cản trá hình” mà Hiệp định chưa xử lý được. Nếu không vượt qua rào cản, lợi ích loại bỏ thuế quan, mở cửa thị trường mà Hiệp định mang lại sẽ bị vô hiệu hóa.

    - Năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam chưa cao, quy mô vẫn còn nhỏ và hạn chế về năng lực tài chính và công nghệ.

    - Các ngành sản xuất trong nước phải đối mặt với sức ép cạnh tranh về chất lượng và giá cả của hàng nhập khẩu.

    Tài liệu phổ biến về Hiệp định VN EAEUFTA được đính kèm bên dưới.

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    Báo quản trị |