Trong hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các thương nhân,
luật cho phép các bên thỏa thuận về thời hạn khiếu nại, nhưng cần hiểu ở đây là
việc bên mua khiếu nại tới bên bán về chất lượng hàng hóa chứ không phải nghĩa "khiếu nại" được hiểu là "khởi kiện" ra Tòa án,
Luật thương mại 2005 viết:Điều 318. Thời hạn khiếu nại
Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
1. Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
2. Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
3. Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.
Trong trường hợp này, bên mua và bên bán đã thỏa thuận thời hạn khiếu nại là 2,5 năm là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Luật thương mại 2005 cũng đã chỉ rõ:
Luật thương mại 2005 viết:Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
VIệc bên bị vi phạm thực hiện quyền khiếu nại trong thời hạn khiếu nại là yêu cầu bắt buộc làm căn cứ để bên bị vi phạm khởi kiện ra Tòa, bởi nếu không khiếu nại trong thời hạn khiếu nại thì coi như bên bị vi phạm đã chấp nhận vi phạm, nếu khởi kiện thì Tòa sẽ trả lại đơn.
Trong trường hợp của bạn, Công ty A đã thực hiện việc khiếu nại trong thời hạn khiếu nại, tuy nhiên, như bạn nói sau khi kết thúc thời hạn khiếu nại (2,5 năm) thì công ty A mới khởi kiện ra Tòa, tuy đã có căn cứ khởi kiện nhưng lại bị quá thời hiệu khởi kiện (2 năm):
Luật thương mại 2005 viết:Điều 319. Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.
Có thể thấy, công ty B đã khá khôn ngoan khi đã ấn định một thời hạn khiếu nại dài như vậy (2,5 năm), bởi công ty A sẽ nghĩ rằng chưa hết thời hạn thì vẫn có thể thương lượng, và bỏ qua mất điểm quan trọng đó là thời hiệu để yêu cầu Tòa giải quyết chỉ có 2 năm mà thôi.
Theo tôi, dù việc Tòa không gửi thông báo trả lại đơn khởi kiện, bạn cũng không cần quan tâm nữa bởi dù có tìm hiểu sâu lý do tại sao thì cũng không đem lại cho công A một kết quả có lợi nào. Công ty A chỉ có thể tìm cách thương lượng với công ty B dựa trên mối quan hệ lâu dài, nếu có thể.
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.