Góc tám: Chuyện người Việt tiếp cận pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #456572 08/06/2017

    Góc tám: Chuyện người Việt tiếp cận pháp luật

    Xin chào mọi người!

    Đây là TÁM: TÁM thẳng thắn, TÁM thật thà, TÁM xin đi thẳng vào vấn đề: "Chuyện người Việt tiếp cận pháp luật".

     

    Bà hàng xóm bà ý lên Facebook đọc được tin tức sau: "Tăng trợ cấp thai sản từ ngày 01/7" rồi tag ngay TÁM  vô nên lại được dịp gãi miệng.  Bay vào đọc nội dung thấy cũng hợp lý lắm, ờ thì tăng lương cơ sở nên tăng trợ cấp 1 lần, tăng được 180 nghìn.

    Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ: Lướt hàng trăm cái comment thì nói chung có 3 kiểu sau:

    Kiểu 1: Không thèm đọc nội dung, chỉ đọc tiêu đề rồi tiếc lấy tiếc để

    Chị A: Tag tên bạn vô + với nội dung: Tiếc quá mày ơi, vừa đẻ xong. Biết thể nhịn đẻ vài ngày có phải là được rồi không.

    Bạn chị A: ờ, tiếc nhỉ. Nhà t có nhỏ em cũng vừa đẻ hôm qua.

    Chị A: Thế hả, à nhà t tính qua tháng đi du lịch gần chỗ mày làm nè?....................

    >>> Thưa 2 chị đại diện cho nhiều anh/chị nữa: 180 nghìn cũng là tiền, dù ít , dù nhiều, vẫn quý. Nhưng với tình hình lạm phát hiện tại, tin rằng trường hợp của chị không đến mức khiến chị tiếc hùi hụi rồi có ý nghĩ nhịn đẻ như vậy đâu.

    Chẳng qua TÁM nghĩ là 02  bà chị này không buồn đọc nội dung, thấy tăng tưởng được tăng nhiều lắm cơ nên tiếc. Nếu có đọc kĩ để hiểu bản chất vấn đề  thì lần sau ngta có tăng lương cơ sở là biết liền trợ cấp thai sản 1 lần nó cũng tăng theo.

    Kiểu 2: Có đọc nội dung, nhưng chỉ lướt lướt rồi đi hỏi

    Anh B: Tag tên đứa bạn (chắc đã đi làm) 

    Bạn anh B: "Sáng hỏi ổng thầy kế toán nói thầy k nghe k biết..em nghe ở đâu.. bỏ đi...mệt".

    >>> Đọc không hiểu có quyền đi hỏi. Chỉ ngại nhất là không hiểu mà cũng không hỏi, cứ im im rồi hiểu sai vấn đề thôi. Nhưng mà thua bà chị này, học kế toán (mà cũng có lẽ là chị này học môn kế toán gì gì đó) mà tăng trợ cấp thai sản vì lý do tăng lương cơ sở , đọc xong rồi còn phải đi hỏi ông thày dạy. Với mức độ này, thiết nghĩ không phải chị này không biết mà là  lười, chị muốnhọc vẹt thôi. Mà ông thầy dạy kế tóan  tánh cũng kì, đã chưa biết mà còn không chịu cập nhật kiến thức pháp luật trong khi có liên quan tới cái môn mà mình dạy, hay thầy chỉ dạy lý thuyết thôi nhỉ E ngại cho số sinh viên đang theo học thầy.

    Kiểu 3: Đọc, hiểu (tự hiểu hoặc hỏi để hiểu) và chia sẻ

    >>> Thẳng thắn mà nói, thông tin bây giờ hỗn tạp lắm, phải biết tìm nguồn chất lượng để tiếp cận + bản thân người đọc cũng phải biết đánh giá, suy xét mà chia sẻ cho người khác (nhất đối với pháp luật cần tính chính xác), để họ cũng được tiếp cận thông tin

    >>> TÁM thích kiểu này, nhưng chết nổi trong hàng chục triệu dân ở Việt Nam thì không biết được bao nhiêu phần trăm?

    Hay như mới hôm qua, con bạn nhờ đăng tin tuyển dụng với đầy đủ nội dung lên Face, ấy thế mà các em ứng viên cứ ồn ào như con cào cào bay vô hỏi:

    - Còn nhận không ạ? - Người ta có để hạn tuyển dụng đàng hoàng nha!

    - Bằng cao đẳng được ko ạ? – Mục yêu cầu bằng cấp có ghi: Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành …..

    Không chỉ câu chuyện này, trường hợp này mà còn rất nhiều trường hợp khác. Không biết mọi người có nhớ không nhưng cách đây khoảng không đầy 1 tháng thì phải. Câu chuyện người phụ nữ là nô lệ suốt 56 năm làm việc không công đã trở thành hiện tượng kinh điển trên mạng xã hội khi 1 bài viết 8000 từ trên tờ The Atlantic có 4.5 và 4.8 triệu lượt người truy cập vào trang trong hai ngày. Tuy nhiên, theo thông kê thì trung bình mỗi độc giả chỉ dành ra chưa đầy... 5 phút để đọc câu chuyện 8000 từ ấy trước khi rời sang trang khác hoặc chia sẻ. Vậy có thể khẳng định là họ chẳng hiểu gì về câu chuyện ấy nhưng vẫn share và bàn rần rần như đúng rồi.Nó cũng tương như cách mà một bộ phận lớn dân ta tiếp cận pháp luật mà thôi. 

    Kết luận:  Ở Việt Nam, muốn phổ biến pháp luật để mọi người hiểu cũng khó chứ chẳng chơi. 

    Cập nhật bởi HoiBaTam ngày 08/06/2017 11:08:38 SA
     
    8598 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #484013   31/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiện nay rất rộng: thông tin về pháp luật, thông tin về thực hiện pháp luật, về tình hình phạm pháp... Đối tượng tuyên truyền, phổ biến pháp luật là toàn dân, trình độ hiểu biết pháp luật chưa cao và mục tiêu của tuyên truyền, phổ biến pháp luật là làm cho các công dân hiểu mình là ai, mình làm gì và làm như thế nào, công dân hiểu và nắm được các quy định của pháp luật để giải quyết công việc, để bảo vệ quyền lợi của mình trước các cơ quan nhà nước. Do vậy nội dung tuyên truyền cần được giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản, càng dễ hiểu bao nhiêu càng tốt để tiếp cận được mọi đối tượng một cách hiệu quả, đặc biệt là các nội dung liên quan đến kiến thức pháp luật cơ bản, các khái niệm, các quy phạm pháp luật.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |