Khi tôi chưa mở VPCC, với vai trò LS, tôi cũng nghĩ hạn hẹp vậy.
"..Hơn nữa, khi một văn bản
có công chứng đã bị hủy bỏ bởi một văn bản có công chứng khác thì không
thể nào "Cùng một thửa đất không thể cùng tồn tại song song trong xã
hội hai văn bản tặng cho được!". Nói như vậy là thừa, bởi vì văn bản
trước đã bị thủ tiêu giá trị pháp lý rồi.
.." Đấy là tự mình hiểu thôi, vì anh biết luật nên nghĩ thế. Còn người dân, người ta không biết chuyện đó, thấy văn bản có dấu đỏ công chứng, người ta phải tin chứ. Mà pháp luật phải bảo vệ người dân, đặc biệt là bên mua. Nên yêu cầu của quoctranlc là hợp lý, Bộ tư pháp đang có đề án về cổng thông tin chung, nối mạng trước hết trong địa giới hành chính. Nhưng trước khi làm được chuyện đó, để công chứng viên có thể kiểm tra được giá trị của từng văn bản công chứng, thì các VPCC, PCC vẫn phải làm bước thủ công là thu các VB bị hủy về.
Các đồng nghiệp nhớ cho rằng, công chứng không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật công chứng, mà còn chịu sự điều chỉnh của các luật khác. Hơn nữa, không có 1 VPCC, PCC nào không yêu cầu nộp lại văn bản bị hủy đâu. Khi đoàn thanh tra đi kiểm tra, nếu không thấy có các VB đó, họ sẽ phạt ngay.
Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự
| Website: http://www.vcalaw.com
| Email: an@vcalaw.com
| Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)
| Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ
| Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự
| Dịch vụ kế toán
| Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí
E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai