Giúp mình chia thừa kế bài này với! - Bài dự thi của khacduy25

Chủ đề   RSS   
  • #77704 07/01/2011

    maidieuthuyk09

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Giúp mình chia thừa kế bài này với! - Bài dự thi của khacduy25

    Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.
     C có vơ là M và có con là X và Y.
     D có vơ là N và có con là K và H.
    Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
    Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
     Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400Tr, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400Tr.
    Moi người giúp mình chia bài này với.
    Cập nhật bởi xmen-8711 ngày 07/01/2011 04:32:44 PM Di chuyển chủ đề

    Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa

    Cuộc sống là không chờ đợi!

     
    18372 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #77717   07/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào Mai KiềuThúy!!!

    Bài này cũng thú vậy đây!!!

    Anh chia giùm cho em nha,

    Trước hết ta xác định di sản của ông A để lại nha, về phần của ông A và bà B thì rõ rồi ta chia đôi ông ấy được 200 triệu vì quan hệ hôn nhân này hợp pháp.

    Còn phần của ông A với bà Q thì chưa thể nào xác định được vì họ chung sống như vợ chồng nên tài sản của họ là tài sản chung theo phần...tuy nhiên do không đủ thông tin nên ta tạm thời chia đôi để dể giải quyết nha.

    Vì thế di sản của ông A để lại là 400 triệu.

    8/2008 A và C chết trong 1 tai nạn giao thông. A có để lại di chúc nên ta sẻ chia di sản theo di chúc nha.

    Xét di chúc của A. Di chúc này bị vô hiệu 1 phần vì do C chết cùng thời điểm với A (điều 641)

    Phần còn lại vẫn phát sinh hiệu lực và ta chia theo di chúc, do ông A không xác định phần thừa kế của mỗi người nên ta chia đều, Di sản của ông A sẻ được chia như sau.

    B=D=E=400/4=100 triệu ( phần của C không phát sinh hiệu lực nên ta chia theo pháp luật)

    Chia 100 triệu đó theo pháp luật ta có,

    Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A theo điều 676 gồm B, C(X,Y),D,E,P và mỗi người sẽ được hưởng phần thừa kế là B=X+Y=D=E=P=20 triệu.

    Đến đây ta thấy :

    B, D,E mỗi người  được hưởng 120 triệu
    X,Y mỗi người 10 triệu
    P được hưởng 20 triệu

    Tuy  nhiên trong trường hợp trên ta thấy P chưa thành niên- chưa đủ 18 tuổi (A sống chung với Q năm 1999) nên theo điều 669 BLDS thì P sẽ được bảo vệ và cho P hưởng đủ 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật.

    2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật ở đây là:2/3 * 400/5= 160/3

    như vậy ta phải cho M hưởng thêm 160/3-20 =100/3 triệu nữa và phần này lấy từ các đồng thừa kế khác theo tỷ lệ là thứ tự là X, Y. B,C,D lần lượt là 1:1:12:12:12

    Đến đây chắc em Thúy nhà ta giả tiếp được rồi, do số liệu lẻ nên anh sẻ không tính


    Lưu ý cho dù C đã chết cùng thời điểm với  A nhưng khi tính 1 suất thừa kế trong trường hợp này ta cũng phải tính phần của C bởi lẻ khi chia theo pháp luật thì vẫn sẻ có 1 phần dành cho C để X, Y được thừa kế thế vị theo điều 676




    Hi vọng là giúp được em

    Mọi người cho ý kiến bổ sung nha!

    #ff0000;">Bài dự thi Dân luật cùng vui
    Cập nhật bởi khacduy25 ngày 07/01/2011 09:45:18 PM

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (16/01/2011)
  • #77795   07/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Xin chào Khacduy25! bài làm của bạn tốt rồi, tuy nhiên QQ945 xin đính chính lại một xíu nha.

    Di sản của ông A sẻ là bao nhiêu?

    A với B có 400 ta chia đôi mỗi người 200tr.(cái này không bàn, sở hữu chung hợp nhất)
    A với Q là 400 tạm thời chia đôi nha,( sở hữu chung theo phần)

    Ta thấy quan hệ hôn nhân của A với B vẫn đang tồn tại nên 200 triệu mà A có với Q sẻ có 1 nữa là của B vì thế di sản của ông A sẻ là 300
    #ff0000;">
    Chia thừa kế


    A chết để lại di chúc ta chia theo di chúc.

    Xét di chúc ta thấy di chúc bị không có hiệu lực một phần (theo điểm a khoản 2 điều 667) phần của C (C chết cùng thời điểm với A)

    Di sản của A sẻ được chia như sau, B=D=E=300/4=75 triệu

    Phần còn lại chia theo pháp luật (phần của C)

    Theo điểm a khoản 1 điều 676 thì những người sẻ được hưởng thừa kế gồm: B(vợ) D, E, P, C(X,Y) X và Y sẻ thế vị vào vị trí của C để nhận di sản của A(ông nội) theo điều 677

    B=D=E=P=C(X+Y)= 75/5= 15 triệu

    Ta thấy:
    B, D,E mỗi người được hưởng 90 triệu
    X+Y= 15 triệu
    P=15 triệu

    Dựa vào đề bài ta có thể suy ra P chưa thành niên nên sẻ được điều 669 bảo vệ. P sẻ được nhận cho đủ 2/3 của 1 suất thừa kế theo pháp luật.

    1 suất thừa kế theo pháp luật ở đây là 300/5=60 triệu

    2/3 của 1 suất =2/3*60=40 triệu

    như vậy ta cần cho P hưởng thêm 40-15= 25 triệu

    25 triệu này sẻ được trích từ các đông thừa kế theo tỉ lệ họ được hưởng

    B,D,E,(X,Y) theo thứ tự là 6:6:6:1 để lấy ra 25 triệu vì vậy X và Y sẻ trích ra 1 khoản là 25/19=1.31 ta làm tròn là 1,5 cho dể tính nha

    B=D=E= (24-1.5)/3 =7,5 triệu

    như vậy :
    Di sản mỗi người được hưởng cụ thể như sau

    P  40 triệu
    B =D=E= 82,5 triệu (B có thêm 300 triệu kia nữa)
    X=Y=1/2 *13.5 triệu

    Mọi người cho ý kiến nha!

    thân@


     
    Báo quản trị |  
  • #77806   07/01/2011

    maidieuthuyk09
    maidieuthuyk09

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Sau môt hồi phân tích, tìm hiểu, lât tung cuốn luât và tham khảo ý kiến của nhiều người thì em đã hiểu cách gải bài này. Cảm ơn cách chia của #ff8c00;">#ca0002;">QuyetQuyen945   #0c0c0c;">và anh Khacduy nhé.
    Cập nhật bởi maidieuthuyk09 ngày 07/01/2011 11:04:39 PM Cập nhật bởi maidieuthuyk09 ngày 07/01/2011 10:57:10 PM

    Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa

    Cuộc sống là không chờ đợi!

     
    Báo quản trị |  
  • #77825   07/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     chúc em thành công!
     Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #78178   10/01/2011

    hoathuytinhltt
    hoathuytinhltt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2010
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 325
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    qq nói sai rồi. dù hôn nhân cùa ong a và bà b vẫn có hiệu lực nhưng xét về tài sản dùng để chia thừa kế thì phả là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. tài sản của ông a trong khối tài sản chung với bà q là tài sản riêng của ông a. không thể tính chung vào khối tài  sản chung với bà a được.(  trong luật hôn nhân và gia đình có quy định nếu chứng minh được tài sản  là tài sản riêng)
     
    Báo quản trị |  
  • #78197   10/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hoathuytinhltt viết:
    qq nói sai rồi. dù hôn nhân cùa ong a và bà b vẫn có hiệu lực nhưng xét về tài sản dùng để chia thừa kế thì phả là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. tài sản của ông a trong khối tài sản chung với bà q là tài sản riêng của ông a. không thể tính chung vào khối tài  sản chung với bà a được.(  trong luật hôn nhân và gia đình có quy định nếu chứng minh được tài sản  là tài sản riêng)



    Bạn lấy đâu ra căn cứ mà bạn nói là tài sản của ông A trong khối tài sản chung của ông ấy với bà Q là tài sản riêng? Quan hệ hôn nhân của ông A với bà B đang tồn tại nếu ai muốn  nói đó là tài sản riêng thì phải chứng minh. Nếu không chứng minh được thì tài sản đó là tài sản chung.

    Với lại đây là bài tập mà bạn bảo các bên phải chứng minh như trong một vụ án thực tiễn thì không biết đến khi nào  mới xong đây? và không biết sẻ có bao nhiêu đáp án đây?

    Bạn không nên làm phức tạp vấn đề lên như vậy? Nếu làm như vậy thì bạn phải chứng minh không biết bao nhiêu vấn đề khác nữa chẳng hạn là di sản của ông Atrong khối tài sản  với bà Q là bao nhiêu...Bạn có chứng minh được không?

    Vì thế mình dựa trên nguyên tắc chung là tài sản tạo lập được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng và chia đôi để xác định phần thừa kế của mỗi người, chứ mà làm như bạn chắc sang năm mới xong cái bài này!

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #78210   10/01/2011

    maidieuthuyk09
    maidieuthuyk09

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào hoathuytinhltt
    Đây là môt bài tâp của thầy mình, và điều ban thắc mắc chính là điểm đánh lừa của thầy mình đưa vào bài. Thât ra, mình nghĩ sẽ có nhiều bạn có cùng suy nghĩ với ban, nhưng theo khoản 3 điều 27 luât hôn nhân và gia đình thì tài sản của vơ chồng trong thời kì hôn nhân mà không có căn cứ xác đinh đó là tài sản riêng thì đươc cho là tài sản chung của vơ chồng. Trong tình huống này, ông A chung sống với bà Q và tao đươc môt  khối tài sản chung, nhưng không có căn cứ để xác đinh là ông không dùng tiền chung của ông và bà B để góp chung với bà Q. Trong trường hợp không chứng minh đươc ông dùng tài sản riêng của mình thì tất cả những hoa lơi, lơi tức phát sinh từ tài sản chung của ông A và bà B đều đươc quy chung vào tài sản chung của 2 vơ chồng trong thời kì hôn nhân.
    Vây nên cách giải của anh QQ là chính xác rồi.
    Thân chào.
     
    Cập nhật bởi maidieuthuyk09 ngày 10/01/2011 10:29:12 PM

    Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa

    Cuộc sống là không chờ đợi!

     
    Báo quản trị |  
  • #78274   11/01/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi Maidieuthuyk09 và QuyetQuyen 945

    Hi,hi,  gửi Maidieuthuy09 có lẽ Hiya và thuy cùng thầy đấy. Bài này cách đây 3 năm Hiya đã bị thầy lừa một lần đó... Có lẽ nếu không nhầm thì Thuy học ĐH K - L, ĐHQG Tp.HCM và người thầy lừa chị em mình là thầy H phải không Thuy?

    Hoàn toàn đồng tình với QuyếtQuyền 945, qua bài chia thừa kết của Nico thì QQ là một thẩm phán tốt trọng tình, không thiên về VPPL nhưng qua bài này QQ rất nhảy bén và nắm luật rất rõ và tỉnh tán phân tích kỷ tình huống đấy.

    Cố lên ! (câu nói này nói với tất cả mọi người và chính Hiya)

    Thân,

    D.T.L

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #78309   11/01/2011

    cau hoi tình huống cũng hay. nhưng mình không hiểu một chút.
    về số tài sản được chia của ông A là 300 tr thi m đồng ý nhưng cách chia thì hơi khó hiểu. vì tuy C chết cùng thời điểm với A nhưng X và Y vẫn có thể được hưởng di sản của C theo thừa kế thế vị điều 677 như vậy tài sản.
    theo minh chia thì ông A có 300/5 phần vì p cũng được hưởng bằng 2/3 số tài sản theo pháp luật. ở đây ông A không chia cho p tài sản mà p chưa đến tuổi thành niên nên vân được chia
    300/ 5 =60 sô tiền p được hưởng là 40 tr còn lại 260/ 4 gồm B + C (X + Y) + D + E = 65 tr
    ở đây C chết cùng thời điểm với A thì X và Y được hưởng thay phần của C mỗi người sẽ được 32.5 triệu.
    mình chia như vậy không biết có đúng không các bác cho ý kiến nha. mình sai chỗ nào sin chỉ giáo.

    >> Giang Nguyễn Văn<<

    sđt: 0944722520

     
    Báo quản trị |  
  • #78366   11/01/2011

    maidieuthuyk09
    maidieuthuyk09

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    gianglhk33 viết:
    cau hoi tình huống cũng hay. nhưng mình không hiểu một chút.
    về số tài sản được chia của ông A là 300 tr thi m đồng ý nhưng cách chia thì hơi khó hiểu. vì tuy C chết cùng thời điểm với A nhưng X và Y vẫn có thể được hưởng di sản của C theo thừa kế thế vị điều 677 như vậy tài sản.
    theo minh chia thì ông A có 300/5 phần vì p cũng được hưởng bằng 2/3 số tài sản theo pháp luật. ở đây ông A không chia cho p tài sản mà p chưa đến tuổi thành niên nên vân được chia
    300/ 5 =60 sô tiền p được hưởng là 40 tr còn lại 260/ 4 gồm B + C (X + Y) + D + E = 65 tr
    ở đây C chết cùng thời điểm với A thì X và Y được hưởng thay phần của C mỗi người sẽ được 32.5 triệu.
    mình chia như vậy không biết có đúng không các bác cho ý kiến nha. mình sai chỗ nào sin chỉ giáo.

    Mình nghĩ là ban đã có chút hiểu nhầm trong tình huống này. Di chúc của ông A là hợp pháp và vẫn có giá trị môt phần cho D, E. Chia thừa kế thì phải tôn trong ý chí của người chết trước, vì thế đầu tiên chúng ta phải chia theo thừa kế rồi mới lấy phần tài sản bị vô hiêu của C đem chia theo pháp luât. Cách làm của ban đã dẫn đến kết quả sai vì ban đã chia theo pháp luât và bỏ qua di chúc.Vì thế nên kết quả của bạn sai rồi.  
    Cập nhật bởi maidieuthuyk09 ngày 11/01/2011 05:05:07 PM

    Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa

    Cuộc sống là không chờ đợi!

     
    Báo quản trị |  
  • #78456   12/01/2011

    thanhtung111
    thanhtung111

    Male
    Sơ sinh

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:19/10/2010
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính chào các anh chi !
    Em không phải luật sư, em cũng không đang học ngành luật. Song em có đọc sách luật, qua bài này thấy có những điều muốn các anh chị luật sư giải thích cho.
    1- nếu E là người chưa thành niên thì sao?
    2- C chết cùng thời điểm với ông A, thì C có được hưởng thừa kế theo di chúc mà ông A đã lập?
    3- bà B ( mẹ của ông C) có được hưởng  thừa kế của ông C ?
     
    Báo quản trị |  
  • #78487   12/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    thanhtung111 viết:
    Kính chào các anh chi !
    Em không phải luật sư, em cũng không đang học ngành luật. Song em có đọc sách luật, qua bài này thấy có những điều muốn các anh chị luật sư giải thích cho.
    1- nếu E là người chưa thành niên thì sao?
    2- C chết cùng thời điểm với ông A, thì C có được hưởng thừa kế theo di chúc mà ông A đã lập?
    3- bà B ( mẹ của ông C) có được hưởng  thừa kế của ông C ?



    Chào bạn vì bạn là người "ngoài đạo" nên QQ sẻ giải thích chi tiết cho bạn nha!

    Trong tình huống trên E thành niên hay chưa thành niên đều không ảnh hưởng gì cả. Vì E được hưởng 82.5 triệu con số này đã thỏa mãn điều kiện là lớn hơn hoặc bằng 2/3 của 1 suất thừa kế theo điều 669  BLDS 2005 rồi! (2/3 của 1 suất trong tình huống này là 40 triệu). Vì  thế chúng ta không cần bảo vệ E theo điều 669 nữa( chỉ cần bảo vệ khi E đươc hưởng ít hơn 2/3 của 1 suất TK).ok

    Vấn đề thứ 2, C chết cùng thời điểm với A thì tất nhiên C không được hưởng thừa kế theo di chúc mà A lập rồi, và phần này sẻ không phát sinh hiệu lực

    Điều 641. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm 

    Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật này.

    Như vậy trong trường hợp trên X,Y sẻ thế vào vị trí của C để hưởng di sản của A chứ không phải C hưởng.

    Còn vấn đề thứ 3 thì  B sẽ được hưởng di sản của C (nếu có).

    Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật 

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

     Bạn có thể tham khảo thêm!

    thân@


     
    Báo quản trị |  
  • #78460   12/01/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn!
     1-E là người chưa thành niên thì được pháp luật bảo vệ quyền lợi trong phần thừa hưởng di sản. Qua điều 669 BLDS 2005.
     

    Ðiều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc

     

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Ðiều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 643 của Bộ luật này:

     

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

     

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động

    .

     2-C chết cùng thời điểm với ông A, thì con của  C  được hưởng thừa kế theo di chúc mà ông A đã lập. theo Điều:
     

    Ðiều 677. Thừa kế thế vị

     

    Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.


    3- Bà B mẹ của ông C vẫn được hưởng thừa kế của ông C.

     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #78497   12/01/2011

    ban thuy09 cho mình hỏi điều 669 thì hiểu theo như thế nào.

    điền 669        Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc 

    Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

     theo minh điều 669 thì nhằm hạn chế quyền lập di chúc của của người lập di chúc và bảo vệ lợi ích của những người được quy định trong điều 669. ở đây P chưa đến tuổi thành niên mà ông A không cho P hưởng tài sản nhưng vậy mình nghĩ sẽ bất công cho P và như vậy không hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc ta vì P chưa đến tuổi thành niên và chưa có tài sản riêng, còn C D và E đều là những người đã có khả năng tự lập về tài sản. mặc dù luật dân sự tôn trọng quyền lập di chúc của người lập di chúc nhưng pháp luật cũng đề ra điều 669 để hạn chế quyền đó. với lại C chết cùng thời điểm với A theo điều 677 về thừa kế thế vị thì toàn bô tài sản của C thì X và Y cũng được hưởng không được chia tài sản của C cho các thành viên khác. còn bạn lấy phần tài sản của C rồi chia cho 5 gồm có P thì P chỉ được chia 2/3 tài sản trong khối tài sản của ông A chứ không phải trong khối tài sản của 1 suất thừa kế.
    theo mình là như vậy không biết bạn nghĩ sao ?
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 13/05/2011 07:49:23 CH

    >> Giang Nguyễn Văn<<

    sđt: 0944722520

     
    Báo quản trị |  
  • #78520   12/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    gianglhk33 viết:
    ban thuy09 cho mình hỏi điều 669 thì hiểu theo như thế nào.
    theo minh điều 669 thì nhằm hạn chế quyền lập di chúc của của người lập di chúc và bảo vệ lợi ích của những người được quy định trong điều 669. ở đây P chưa đến tuổi thành niên mà ông A không cho P hưởng tài sản nhưng vậy mình nghĩ sẽ bất công cho P và như vậy không hợp với đạo lý truyền thống của dân tộc ta vì P chưa đến tuổi thành niên và chưa có tài sản riêng, còn C D và E đều là những người đã có khả năng tự lập về tài sản. mặc dù luật dân sự tôn trọng quyền lập di chúc của người lập di chúc nhưng pháp luật cũng đề ra điều 669 để hạn chế quyền đó. với lại C chết cùng thời điểm với A theo điều 677 về thừa kế thế vị thì toàn bô tài sản của C thì X và Y cũng được hưởng không được chia tài sản của C cho các thành viên khác. còn bạn lấy phần tài sản của C rồi chia cho 5 gồm có P thì P chỉ được chia 2/3 tài sản trong khối tài sản của ông A chứ không phải trong khối tài sản của 1 suất thừa kế.
    theo mình là như vậy không biết bạn nghĩ sao ?


    @ Giang.


    Cậu không thấy khi chia QQ đã cho P hưởng đủ 2/3 của 1 suất thừa kế rồi à, thỏa mãn điều 669 rồi mà!

    Còn thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi chia theo pháp luật thôi !

    thân@
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 13/05/2011 07:49:52 CH Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 12/01/2011 01:30:52 PM Cắt bỏ nội dung không cần thiết
     
    Báo quản trị |  
  • #78512   12/01/2011

    asialaw
    asialaw

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Xin chào Khacduy25! bài làm của bạn tốt rồi, tuy nhiên QQ945 xin đính chính lại một xíu nha.

    Ta thấy quan hệ hôn nhân của A với B vẫn đang tồn tại nên 200 triệu mà A có với Q sẻ có 1 nữa là của B vì thế di sản của ông A sẻ là 300
    #ff0000;">
    Chia thừa kế


    A chết để lại di chúc ta chia theo di chúc.

    Xét di chúc ta thấy di chúc bị không có hiệu lực một phần (theo điểm a khoản 2 điều 667) phần của C (C chết cùng thời điểm với A)

    Di sản của A sẻ được chia như sau, B=D=E=300/4=75 triệu

    Phần còn lại chia theo pháp luật (phần của C)

    Theo điểm a khoản 1 điều 676 thì những người sẻ được hưởng thừa kế gồm: B(vợ) D, E, P, C(X,Y) X và Y sẻ thế vị vào vị trí của C để nhận di sản của A(ông nội) theo điều 677

    như vậy :
    Di sản mỗi người được hưởng cụ thể như sau

    P  40 triệu
    B =D=E= 82,5 triệu (B có thêm 300 triệu kia nữa)
    X=Y=1/2 *13.5 triệu




    Tôi có ý kiến chút xíu về trg hợp này:

    1. Đồng ý với phần di sản của Ông A là 300 triệu

    2. Ko đồng ý về phần chia theo PL (Phần của C):

    Tôi hiểu điều 677 như sau:

    Thừa kế thế vị: theo tên gọi của điều này ta có thể hiểu rằng thế vị có nghĩa là thế vào cái vị trí mà anh C được hưởng! Nghĩa là nếu mà anh C sống thì anh được hưởng, anh ko còn sống thì người thừa kế của anh được hưởng! Thế vị là như thế.

    - Theo tinh thần điều luật này thì cũng có cùng quan điểm với cách hiểu về thừa kế thế vị như trên. Tức là, Ông C là con của người để lại di sản chết cùng thời điểm với người để lại di sản (Ông A) "thì cháu được hưởng phần di sản mà cha (anh C) hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống". Ở đây, chỉ có X và Y được hưởng thừa kế thế vị phần của C.

    Tôi sẽ chia bài này như sau:

    - chia cho P trước tiên: 2/3 của 1 xuất theo PL = 300/5 * 2/3 = 40 triệu

    - Di sản mà ông A để lại còn: 300 - 40 = 260 triệu

    - Số này chia cho 4 người: B, C (X + Y), D, E = 260/4 = 65 triệu

    - Khi này, X + Y = 65 triệu ---> X = Y = 32,5 triệu.

    Cách của tôi là vậy. Mọi người cho ý kiến xem đúng sai nhé!

    Thành công là một quá trình chứ không phải đích đến!

     
    Báo quản trị |  
  • #78515   12/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Có lẽ bạn đã có nhầm lẫn rồi!!!!

    Thừa kế thế vị chỉ có khi chia theo pháp luật thôi không có khi chia theo di chúc! bạn xem lại nha điều 677 nằm trong chương XXIV  "THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT"

    Bạn xem lại rồi chúng ta thảo luận tiếp nha!

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #78521   12/01/2011

    asialaw
    asialaw

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    Khoản 2 Điều 675 có quy định về trg hợp vẫn áp dụng quy định này.

    2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.

    Theo mình thì pháp luật nên hiểu theo tinh thần "nếu anh có quyền về tài sản thì pháp luật không cắt bớt phần quyền tài sản khi anh chết đi". Nếu chia theo cách bạn thì rõ ràng là thiệt cho X và Y quá!

    Thành công là một quá trình chứ không phải đích đến!

     
    Báo quản trị |  
  • #78539   12/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    asialaw viết:
    Khoản 2 Điều 675 có quy định về trg hợp vẫn áp dụng quy định này.


    Theo mình thì pháp luật nên hiểu theo tinh thần "nếu anh có quyền về tài sản thì pháp luật không cắt bớt phần quyền tài sản khi anh chết đi". Nếu chia theo cách bạn thì rõ ràng là thiệt cho X và Y quá!



    Sao lại thiệt hả bạn?

    theo quy định thì X,Y là những người thuộc hành thừa kế thứ 2 thì họ chỉ được hưởng khi hàng thừa kế thứ 1 không có ai đủ điều kiện để hưởng thừa kế thôi.

    Mà trong tình huống trên thì những người ở hàng thứ nhất vẫn đang sờ sờ đó cơ mà! Điều 677 chỉ bảo vệ được phần nào quyền lợi của những đứa cháu, chắt thôi.

    Tôi ví dụ thế này nha. A có con là B, B có con  là C(3 tuổi) (ko còn ai khác). A và B cùng bị tai nạ giao thông và chết không xác định được ai chết trước. Trước khi chết thì A có lập 1 di chúc để lại toàn bộ di sản cho X là một người mà A thương yêu, vậy theo bạn trong tình huống trên chia di sản thừa kế như thế nào?

    Liệu bạn có bảo vệ được C không?

    Pháp luật chỉ điều chỉnh được một phần nào các quan hệ xã hội, bảo vệ được phàn nào cho những người bị thiệt thòi thôi chứ không phải pháp luật làm được tất cả.

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #78574   12/01/2011

    asialaw
    asialaw

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    asialaw viết:
    Khoản 2 Điều 675 có quy định về trg hợp vẫn áp dụng quy định này.


    Theo mình thì pháp luật nên hiểu theo tinh thần "nếu anh có quyền về tài sản thì pháp luật không cắt bớt phần quyền tài sản khi anh chết đi". Nếu chia theo cách bạn thì rõ ràng là thiệt cho X và Y quá!



    Sao lại thiệt hả bạn?

    theo quy định thì X,Y là những người thuộc hành thừa kế thứ 2 thì họ chỉ được hưởng khi hàng thừa kế thứ 1 không có ai đủ điều kiện để hưởng thừa kế thôi.

    Mà trong tình huống trên thì những người ở hàng thứ nhất vẫn đang sờ sờ đó cơ mà! Điều 677 chỉ bảo vệ được phần nào quyền lợi của những đứa cháu, chắt thôi.

    Tôi ví dụ thế này nha. A có con là B, B có con  là C(3 tuổi) (ko còn ai khác). A và B cùng bị tai nạ giao thông và chết không xác định được ai chết trước. Trước khi chết thì A có lập 1 di chúc để lại toàn bộ di sản cho X là một người mà A thương yêu, vậy theo bạn trong tình huống trên chia di sản thừa kế như thế nào?

    Liệu bạn có bảo vệ được C không?

    Pháp luật chỉ điều chỉnh được một phần nào các quan hệ xã hội, bảo vệ được phàn nào cho những người bị thiệt thòi thôi chứ không phải pháp luật làm được tất cả.

    thân@


    Đừng lấy ví dụ khác để áp dụng vào trường hợp này!

    Thành công là một quá trình chứ không phải đích đến!

     
    Báo quản trị |