Giúp mình chia thừa kế bài này với! - Bài dự thi của khacduy25

Chủ đề   RSS   
  • #77704 07/01/2011

    maidieuthuyk09

    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/12/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 1100
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Giúp mình chia thừa kế bài này với! - Bài dự thi của khacduy25

    Ông A kết hôn với bà B vào năm 1980 tai Hà Nôi và có 3 người con là C, D, E.
     C có vơ là M và có con là X và Y.
     D có vơ là N và có con là K và H.
    Năm 1999 ông A chung sống với bà Q và có con chung là P.
    Tháng 5 năm 2008 ông A và C cùng chết trong môt tai nan giao thông. Trước khi chết ông A lâp di chúc để lai toàn bô tài sản cho bà B và C, D, E.
     Hãy chia di sản của ông A, biết rằng tài sản chung của ông A và bà B là 400Tr, trong thời gian chung sống ông A và bà Q có tài sản chung là 400Tr.
    Moi người giúp mình chia bài này với.
    Cập nhật bởi xmen-8711 ngày 07/01/2011 04:32:44 PM Di chuyển chủ đề

    Những công việc ở ngày trước mặt ta phải coi là quan trọng nhất, và đừng bận tâm tới những công việc còn mờ mờ từ xa

    Cuộc sống là không chờ đợi!

     
    18367 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #78541   12/01/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi Asialaw

    Bạn viết "Theo tinh thần điều luật này thì cũng có cùng quan điểm với cách hiểu về thừa kế thế vị như trên. Tức là, Ông C là con của người để lại di sản chết cùng thời điểm với người để lại di sản (Ông A) "thì cháu được hưởng phần di sản mà cha (anh C) hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống". Ở đây, chỉ có X và Y được hưởng thừa kế thế vị phần của C.". Bạn hiểu đúng tinh thần của điều này rồi đó, nhưng mình đang chia thừa kế theo di chúc (tôn trọng ý nguyện người chết trước tiên) + 1 phần vô hiệu nên chia theo pháp luật. Thừa kế thế vị chỉ xuất hiện khi chia thừa kế theo pháp luật thôi bạn à.

    Vì vậy, Chia theo QQ là đúng.

    Nói rõ hơn là: Mình đang chia tài sản của ông A, chứ không chia tài sản của ông C. Khi ông C chết cùng thời điểm với ông A, thì di chúc của ông A bị vô hiệu 1 phần ( là phần của ông C sẽ được hưởng theo di chúc nếu còn sống là 75 triệu). Do đó, 75 triệu sẽ được chia theo pháp luật (lưu ý phần này là di sản của ông A bị vô hiệu chứ không phải là của ông C) và chia theo điểm a khoản 1 điều 676 thì những người sẻ được hưởng thừa kế gồm: B(vợ) D, E, P, C. Do chia theo pháp luật và C chết nên xuất hiện thế vị của C tại đây, nên X và Y sẻ thế vị vào vị trí của cha đáng lẽ được hưởng nếu còn sống (theo điều 677).

    Nếu như chia theo bạn thì vô lý lắm vì ông A đâu để lại cho P đâu mà chia cho P trước rồi mới lấy những phần còn lại chia cho những người khác. P chỉ may mắn vì C chết cùng thời điểm với A nên mới được hưởng phần di sản đó bạn, chứ di chúc có hiệu lực (C chết sau A vài giờ) thì P sẽ không có được chia đâu bạn.

    Trân trọng,
    D.T.L


    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiyatuongda vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (14/01/2011)
  • #78563   12/01/2011

    asialaw
    asialaw

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    hiyatuongda viết:
    Gửi Asialaw

    Bạn viết "Theo tinh thần điều luật này thì cũng có cùng quan điểm với cách hiểu về thừa kế thế vị như trên. Tức là, Ông C là con của người để lại di sản chết cùng thời điểm với người để lại di sản (Ông A) "thì cháu được hưởng phần di sản mà cha (anh C) hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống". Ở đây, chỉ có X và Y được hưởng thừa kế thế vị phần của C.". Bạn hiểu đúng tinh thần của điều này rồi đó, nhưng mình đang chia thừa kế theo di chúc (tôn trọng ý nguyện người chết trước tiên) + 1 phần vô hiệu nên chia theo pháp luật. Thừa kế thế vị chỉ xuất hiện khi chia thừa kế theo pháp luật thôi bạn à.

    Vì vậy, Chia theo QQ là đúng.

    Nói rõ hơn là: Mình đang chia tài sản của ông A, chứ không chia tài sản của ông C. Khi ông C chết cùng thời điểm với ông A, thì di chúc của ông A bị vô hiệu 1 phần ( là phần của ông C sẽ được hưởng theo di chúc nếu còn sống là 75 triệu). Do đó, 75 triệu sẽ được chia theo pháp luật (lưu ý phần này là di sản của ông A bị vô hiệu chứ không phải là của ông C) và chia theo điểm a khoản 1 điều 676 thì những người sẻ được hưởng thừa kế gồm: B(vợ) D, E, P, C. Do chia theo pháp luật và C chết nên xuất hiện thế vị của C tại đây, nên X và Y sẻ thế vị vào vị trí của cha đáng lẽ được hưởng nếu còn sống (theo điều 677).

    Nếu như chia theo bạn thì vô lý lắm vì ông A đâu để lại cho P đâu mà chia cho P trước rồi mới lấy những phần còn lại chia cho những người khác. P chỉ may mắn vì C chết cùng thời điểm với A nên mới được hưởng phần di sản đó bạn, chứ di chúc có hiệu lực (C chết sau A vài giờ) thì P sẽ không có được chia đâu bạn.

    Trân trọng,
    D.T.L




    Gửi bạn!

    Mình chia cho P trước nhưng mình không vi phạm các quy định của việc chia thừa kế! Cộng trừ nhân chia như vậy, mình e rằng thẩm phán rất khó chấp nhận! Trong phiên tòa, thời gian trình bày của luật sư cũng ko được nhiều. Mình chọn cách trình bày dễ hiểu hơn thôi.

    Theo nguyên tắc thì kiểu gì P cũng được có đúng không vậy? P được 40 triệu thì không ai bàn nữa đúng không? Vậy ta cho P trước để đỡ rắc rối về phần chia cho các thành viên khác! Chia cho P xong ta còn 260 triệu! Như vậy, mình thấy bớt được 01 người để chia và đơn giản hơn nhiều!

    Sau đó còn 260 triệu mh chia theo cách chia di chúc kia! Luật có cấm mình chia cho P trước đâu nhỉ?

    Thân!

    Thành công là một quá trình chứ không phải đích đến!

     
    Báo quản trị |  
  • #78557   12/01/2011

    asialaw
    asialaw

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 410
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần



    Trước tiên, mình đồng ý quan điểm chia thừa kế theo cách bạn Giang!

    Quan điểm của mình với các ý kiến khác là Bạn đang bị tình huống đánh lừa!

    Hoàn toàn có đủ cơ sở để áp dụng Điều 677:

    1. Thứ nhất: Quan điểm của bạn QQ: "Xét di chúc ta thấy di chúc bị không có hiệu lực một phần (theo điểm a khoản 2 điều 667) phần của C (C chết cùng thời điểm với A)"

    Theo Điểm b Khoản 2 Điều 675: " b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;"

    Như vậy, các quy định về thừa kế theo pháp luật được áp dụng với phần di sản của Ông A cho anh C trong trường hợp này.

    2. Thứ hai: Theo Điểm C Khoản 2 Điều 675 thì thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp: Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc (anh C) nhưng anh C chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc (Ông A)

    Nên phần di sản này sẽ được áp dụng các điều luật trong phần thừa kế theo pháp luật để chia!

    Trong phần thừa kế theo pháp luật thì có Điều 677 về thừa kế thế vị! Do đó, chia thừa kế trong trg hợp này áp dụng Điều 677 chia phần của anh C là đúng.

    Cũng theo quan điểm của bạn QQ thì: "Thừa kế thế vị chỉ có khi chia theo pháp luật thôi không có khi chia theo di chúc! bạn xem lại nha điều 677 nằm trong chương XXIV  "THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT"" ---> có nghĩa là bạn QQ cho rằng thừa kế thế vị chỉ được áp dụng trong chia thừa kế theo pháp luật? Quan điểm này theo tôi là sai!

    Theo những căn cứ trên thì "Thừa kế thế vị" được áp dụng cả đối với phần di sản của ông A để lại cho anh C trong trường hợp này. Chứ không phải là chỉ áp dụng khi chia theo pháp luật.

    Do đó, tôi bảo vệ quan điểm của tôi!


    Cập nhật bởi asialaw ngày 12/01/2011 11:56:02 AM Cập nhật bởi asialaw ngày 12/01/2011 11:54:51 AM Cập nhật bởi asialaw ngày 12/01/2011 11:52:40 AM thêm nội dung

    Thành công là một quá trình chứ không phải đích đến!

     
    Báo quản trị |  
  • #78647   12/01/2011

    thanhngocta02
    thanhngocta02

    Sơ sinh

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2010
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chào các bạn!

    Trong tất cả các cách chia thừa kế các bạn nêu ra tôi thấy cách chia của bạn QQ là cụ thể, đầy đủ và đúng pháp luật nhất. Tuy nhiên, bạn QQ chỉ có một chút xíu nhầm lẫn trong phép tính khi bạn lấy con số (24 - 1,5)/3 để tìm ra số tiền trong phần di sản của B,D,E bù cho P. Theo tôi con số chính xác phải là (25-1,5)/3 mới chính xác.

    Tôi hiểu như vậy có đúng không bạn QQ?
     
    Báo quản trị |  
  • #78655   12/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Uh nhỉ ! cảm ơn cậu nha! chỉ nhầm con số! bạn thật là tinh mắt!

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #78905   14/01/2011

    bi414
    bi414

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 4 lần



    Chào các bạn!

    Mình thấy bài này khá hay. Mình có đọc các bài của các bạn và có một thắc mắc với các ý kiến của các bạn như sau:

    - Thứ nhất:

    Theo Điều 641 BLDS: " Điều 641. Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm

    Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 677 của Bộ luật này".

    Theo điều luật này thì anh C sẽ không được hưởng di sản thừa kế do ông A để lại. Nên không thể tính C là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất để chia cho anh C được!

    Nếu ko xét đến điều 677 về thừa kế thế vị thì lúc này chỉ còn có B, D, E và P thuộc hàng thừa kế thứ nhất!

    Lúc này chia TS sẽ rất khác với trg hợp có 5 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là: B, C, D, E và P.

    - Thứ hai:

    Điều 641 có viện dẫn sang Điều 677 về thừa kế thế vị: Vậy trường hợp này có được áp dụng điều 677 hay không khi mà điều kiện của anh C hoàn toàn thỏa mãn điều 677. Tức là anh C là con của người để lại di sản (ông A) chết cùng thời điểm với người để lại di sản (ông A) thì cháu (X và Y) được hưởng phần di sản mà cha của cháu (anh C) được hưởng nếu còn sống!

    Lưu ý ở đây là điều 641 nằm trong phần những quy định chung về thừa kế! Nên khi áp dụng pháp luật thì ta sẽ xem phần chung quy định như thế nào đã, rồi sau đó mới tính đến những quy định cụ thể! Nếu như vậy, thì cách chia của Asialaw sẽ cho kết quả đúng. Nhưng cách chia của Asialaw sẽ hơi khó hiểu đối với người theo dõi vì không có căn cứ và không theo trật tự. Nhưng cách chia này cũng đem lại sự dễ hiểu khi vấn đề này người đọc đã nghiên cứu kỹ luật.

    Trên đây là những thắc mắc đối với cách chia của các bạn. Mong nhận được sự trả lời. Cảm ơn các bạn đã xem bài viết của tôi!

    Gió cuốn đi tháng năm dài đằng đẵng

    Tình vẫn còn mà người chẳng thấy đâu...

     
    Báo quản trị |  
  • #78910   14/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn !
     Mình xin có ý kiến như sau :


    Thứ nhất!có  tính C là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất để chia cho anh C được không?

    Mình lưu ý với bạn chổ này! Về nguyên tắc thì những người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản sẽ không được hưởng thừa kế của nhau. Và như thế chúng ta sẽ không tính vào. Tuy nhiên nó tồn tại 1 ngoại lệ đó là trường hợp thừa kế thế vị thì vẫn được tính.

    Trong bài trên bạn KhacDuy25 đã có 1 lưu ý rồi mà hình như các bạn bỏ qua:

    Lưu ý cho dù C đã chết cùng thời điểm với  A nhưng khi tính 1 suất thừa kế trong trường hợp này ta cũng phải tính phần của C bởi lẻ khi chia theo pháp luật thì vẫn sẻ có 1 phần dành cho C để X, Y được thừa kế thế vị theo điều 677.

    Vấn đề này bạn đã rõ?

    Vấn đề thứ 2
    Bạn không nên hiểu cụm từ:"được hưởng phần di sản mà cha của cháu  được hưởng nếu còn sống!" phần được hưởng khi còn sống này là phần được hưởng theo pháp luật chứ không phải là phần được hưởng theo di chúc đâu vì phần được hưởng theo di chúc đã không phát sinh hiệu lực rồi.

    Còn cách chia của bạn ASIALAW thì nhìn đã thấy sai rồi! Bạn đã chia theo suy nghĩ của mình mà không có cơ sở rồi.

    Chưa gì bạn đã chia cho P 40 triệu rồi thì bạn đã làm đảo lộn mọi thứ, khi chia thừa kế chúng ta phải áp dụng di chúc đầu tiên vì đó là ý chí chủ quan của của người để lại di sản và được pháp luật tôn trọng và bảo vệ tuy nhiên đó không phải là sự tuyệt đối mà nó cũng bị hạn chế bởi điều 669 BLDS.

    Vì thế cách chia của Asialaw mình đã thấy sai ngay từ cái đầu tiên rồi. Mình sẻ lấy một ví dụ để chứng minh điều đó cho mọi người dễ nhìn thấy:

    Ví dụ:

    A có 2 con B(20 tuổi có nghề nghiệp ổn định) C (12 tuổi), A có khối tài sản là 300 triệu.Trước khi A chết A lập lại 1 cái di chúc để lại cho bà hàng xóm là 10 triệu, cho B 10 triệu.

    Nếu như theo cách chia của Asialaw thì ta chia như sau:
    Chia cho C trước 2/3 1 suất thừa kế: 2/3*300/2=100 triệu
    sau đó chia cho bà hàng xóm 10 triệu
    B 10 triệu
    Còn lại 180 là của B.( đó là cách hiểu của mình qua cách chia của Aisalaw)

    như vậy C được hưởng 100 triệu
    B được 190 triệu
    hàng xóm 10 triệu

    Mọi người xem có hợp lý hay không?

    các bạn có thể tham khảo vấn đề này tại đây:
    http://danluat.thuvienphapluat.vn/Forums/ShowPosts.aspx?ThreadID=39183

    Nếu có thắc mắc các bạn có thể đưa ra ý kiến để chúng ta cùng thảo luận!

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 14/01/2011 12:45:41 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #78949   14/01/2011

    bi414
    bi414

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 4 lần



    Mình xin có ý kiến chút:

    - Vấn đề thứ 2: Khi bạn đang đứng trong tình huống này thì không nên mang tình huống khác vào để viện dẫn. Thật sự là khi mình thấy bạn viện dẫn một tình huống vào đây, mình đã đọc nhưng chỉ lướt qua thôi chứ không ăn nhập để hiểu được! Nên mình không xét phần 2 nữa.

    - Vấn đề thứ nhất:

    Mình đã đọc cái lưu ý này nhưng thấy hơi khó hiểu chút là khi mình dùng điều 677 để xác định C nằm trong trường hợp thừa kế thế vị này để chia thừa kế thì tại sao lại tước quyền của người thừa kế của C (X và Y). Điều 641 được đặt ra để bảo vệ quyền của người thừa kế của C (là X và Y). Nếu C không có con là X và Y thì sẽ không áp dụng điều này! Khi C mà có con là X và Y thì pháp luật đang bảo vệ những người con của X và Y. Tức là khi chia ta sẽ lấy phần của C chia cho X và Y thôi.

    Quả thật thấy rối với trg hợp này!

    Gió cuốn đi tháng năm dài đằng đẵng

    Tình vẫn còn mà người chẳng thấy đâu...

     
    Báo quản trị |  
  • #78953   14/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn!

    Bạn nên lưu ý vấn đề như sau:

    1) Điều 677 thừa kế thế vị chỉ áp dụng khi chúng ta chia di sản theo pháp luật mà thôi không áp dụng khi chia theo di chúc

    2) X,Y( cháu) thuộc hàng thừa kế thứ 2 nên về nguyên tắc sẽ không được hưởng di sản thừa kế của ông nội khi những người ở hàng thứ nhất vẫn đang đủ điều kiện để được hưởng, tuy nhiên do C mất trước A nên X,Y có sự thiệt thòi và pháp luật đã bảo vệ  bằng quy định tại điều 677 và việc bảo vệ nó chỉ là 1 phần mà thôi không phải toàn bộ cũng như tương tự điều 669 thì pháp luật cũng chỉ bảo vệ 1 phần (là 2/3).

    Pháp luật thì vẫn là pháp luật bạn không thể đòi hỏi sự  hoàn hảo hay tuyệt đối ở pháp luật vì cuộc sống là muôn màu muôn vẻ mà bạn!

    Còn vấn đề trên bạn cứ từ từ đọc lại các bài viết trên bạn sẻ nhận ra vấn đề thôi!Cứ đọc thật kỷ, vấn đề nào chưa rõ bạn có thể thắc mắc. Chúc may mắn!

    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #78962   14/01/2011

    bi414
    bi414

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 4 lần



    Mình vừa đọc lại cách làm của bạn rồi. Mình lại có thắc mắc như thế này:

    - Thứ nhất: Bạn có nói là: Phần của anh C này theo di chúc thì bị vô hiệu 1 phần và chia phần của anh C này theo pháp luật. Có nghĩa bạn cũng đang áp dụng các quy định tại phần chia thừa kế theo pháp luật để chia cái phần này (theo bạn cái phần này của anh C là 75 triệu). Vậy mình hỏi tại sao bạn nại không áp dụng quy định riêng tại Đ 677 này để chia cho X và Y?

    - Thứ hai là: Bạn nói là Đ 677 chỉ áp dụng khi chia di sản theo pháp luật thôi, nhưng bạn lại đang áp dụng nó cho việc chia di sản theo di chúc (là khi bạn xác định có 5 người thuộc hàng thừa kế thứ nhất). Đ 641 nằm ở phần chung về các quy định về thừa kế! Khi bạn đã viện dẫn sang Đ 677 để xác định có 5 người tuộc hàng thừa kế thứ nhất thì cũng nên tôn trọng quy định này trước khi chia phần của C.

    Gió cuốn đi tháng năm dài đằng đẵng

    Tình vẫn còn mà người chẳng thấy đâu...

     
    Báo quản trị |  
  • #78967   14/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn ! Bạn đọc kỷ lại dùm mình đi!

    #a5a5a5;" /> #d8d8d8;">Phần còn lại chia theo pháp luật (phần của C)
    #d8d8d8;" />
    #d8d8d8;" /> #d8d8d8;"> Theo điểm a khoản 1 điều 676 thì những người sẻ được hưởng thừa kế gồm: B(vợ) D, E, P, C(X,Y) X và Y sẻ thế vị vào vị trí của C để nhận di sản của A(ông nội) theo điều 677
    #d8d8d8;" />
    #d8d8d8;" /> #d8d8d8;"> B=D=E=P=C(X+Y)= 75/5= 15 triệu

    Mình có chia đó chứ đâu phải không chia đâu.

    Còn nữa mình không nói :"Phần của anh C này theo di chúc thì bị vô hiệu 1 phần" mà mình nói di chúc không có hiệu lực 1 phần, vô hiệu và không phát sinh hiệu lục là khác nhau nha bạn!

    Vấn đề thứ 2 chắc bạn đã nhầm lẫn rồi! Việc xác định 5 người hưởng ở đây là theo quy định của pháp luật mà họ là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất cơ mà!

    Xem lại bài bạn nha!
    thân@
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    bi414 (14/01/2011)
  • #78973   14/01/2011

    bi414
    bi414

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 4 lần



    Umh, phải xem lại xem sao đã. tks nhé!

    Gió cuốn đi tháng năm dài đằng đẵng

    Tình vẫn còn mà người chẳng thấy đâu...

     
    Báo quản trị |  
  • #79045   14/01/2011

    nguyenthu.lien
    nguyenthu.lien

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Tớ có ý kiến nha emoticon
    - Cơ sở pháp lý tớ không phân tích lại nữa, các bạn đã phân tích rất rõ rồi.
    - Về cách chia tớ không đồng ý với bạn Quyết Quyền đâu, xác định nhạy bén vậy mà chia thì cẩu thả quá emoticon
    + Di sản của ông A: 300 triệu ==> OK
    + Xác định 1 suất theo pháp luật là bao nhiêu?
    Theo PL có 5 người thuốc diện thừa kế theo PL ở hàng thứ nhất: B,C,D,E,P => 300/5=60 triệu
    + 2/3 của 1 suất sẽ là: 2/3 *60=40 triệu
    + Ông C để lại di chúc cho những người sau: B, C, D,E không để lại cho P. P là đối tượng chưa thành niên nên sẽ được hưởng 2/3 của 1 suất => P được hưởng 60 triệu trước đã
    + Tiếp đến chia theo di chúc: 300-40=260 triệu chia đều cho 4 phần. Vậy B, C,D,E được hưởng là: 65 triệu. Do C chết nên phần của C vô hiệu. Và sẽ chia theo PL cho những người được hưởng
    Và: 65/6 (bao gồm B,D,E,P,X,Y)=10.8333 triệu
    Vậy: B,D,E= 65+10.8333
             P=  40+10.8333
             X,Y= 10.8333
     Chia thế này mới đảm bảo quyền lợi của P và đúng tinh thần của PL chứ nhỉ?
    Trân trọng./.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthu.lien vì bài viết hữu ích
    bi414 (14/01/2011)
  • #79061   14/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn THULIEN

    Bạn đã làm sai trầm trọng quá rồi!
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 14/01/2011 06:16:06 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #79392   16/01/2011

    nguyenthu.lien
    nguyenthu.lien

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Chào bạn THULIEN

    Bạn đã làm sai trầm trọng quá rồi!

    cậu xác định như thế nào là 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật?
    Cậu có thể chỉ dẫn cơ sở pháp lý cho việc xác định đó không?
    Trân trọng!
     
    Báo quản trị |  
  • #79396   16/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    nguyenthu.lien viết:
    QuyetQuyen945 viết:
    Chào bạn THULIEN

    Bạn đã làm sai trầm trọng quá rồi!

    cậu xác định như thế nào là 2/3 1 suất thừa kế theo pháp luật?
    Cậu có thể chỉ dẫn cơ sở pháp lý cho việc xác định đó không?
    Trân trọng!


    Làm ơn đọc điều 669 giùm QQ nha thulien!
     
    Báo quản trị |  
  • #79091   14/01/2011

    bi414
    bi414

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 4 lần



    uhm, jo thì đã rõ. Cảm ơn mọi người!

    Gió cuốn đi tháng năm dài đằng đẵng

    Tình vẫn còn mà người chẳng thấy đâu...

     
    Báo quản trị |  
  • #79508   17/01/2011

    bi414
    bi414

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 275
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 4 lần



    Về cách chia thì chia theo bạn thulien dễ hiểu hơn mà. Chứ cái tỷ lệ của bạn QQ thì đọc vất thật.

    Mà người đọc và Tòa Án thì chỉ xem cái mức bạn đòi cho thân chủ mình là bao nhiêu thôi. Nên theo mình hai bạn ko nên bàn về vấn đề này nữa!

    Gió cuốn đi tháng năm dài đằng đẵng

    Tình vẫn còn mà người chẳng thấy đâu...

     
    Báo quản trị |