- Hợp đồng lao động;
- Hợp đồng thử việc;
- Hợp đồng học nghề (Khoản 1 Điều 61);
- Hợp đồng tập nghề (Khoản 2 Điều 61);
- Hợp đồng đào tạo nghề (Điều 62).
Vì vậy, đối với tên hợp đồng học việc thì cần xem xét nội dung của nó thuộc loại hợp đồng nào nêu trên. Trong đó, hợp đồng học nghề và tập nghề có thời hạn tối đa cụ thể. Trường hợp học nghề và tập nghề không đạt và chuyển sang công việc khác thì mới có căn cứ ký lại hợp đồng học nghề, tập tập mới chứ không thể ký liên tục cho một nội dung.
Tương tự hợp đồng thử việc thì có quy định thời gian thử việc tối đa cho từng vị trí công việc, hết thời gian đó thì không thể thử việc cho vị trí đó nữa.
Còn hợp đồng đào tạo nghề là giao kết khi đã ký hợp đồng lao động, không có hạn chế số lần ký, nhằm mục đích đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài cho người lao động từ kinh phí của người sử dụng lao động.
Có thể nhận thấy rằng, chỉ có hợp đồng đào tạo nghề là không hạn chế số lần ký và thời hạn mỗi lần ký do đây bản chất là giao kết khi đã là người lao động của công ty, chỉ nhằm mục đích đào tạo, nâng cao tay nghề mà thôi. Còn các loại hợp đồng khác đều có hạn chế thời gian cho mỗi công việc.