Giao dịch bảo đảm- kí quỹ.

Chủ đề   RSS   
  • #100686 05/05/2011

    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Giao dịch bảo đảm- kí quỹ.

    Hi mọi người!

    Trong các biện pháp bảo đảm có biện pháp: kí quỹ điều 360 có quy định:

    1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự.

    Mình có hai thắc mắc này mong được mọi người giải đáp hộ:


    - Việc gửi tài sản vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng này thì tài sản này có được "
    sinh lãi" không nhỉ?

    - Đối với tài sản là cầm cố thế chấp thì giá trị tài sản cầm cố thế chấp thường phải lớn hơn giá trị tài sản vay được. vậy tài sản gửi phong tỏa ngân hàng trong trường hợp kí quỹ có giá trị như thế nào so với giá trị nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nhỉ?


    Bạn nào đã từng học qua giúp mình với nhé!


     Thanks

     
    22665 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #100966   06/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hanghell viết:


    - Việc gửi tài sản vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng này thì tài sản này có được "sinh lãi" không nhỉ?



    Câu trả lời là HH à,( trừ trường hợp ngoại lệ)

    hanghell viết:
    - Đối với tài sản là cầm cố thế chấp thì giá trị tài sản cầm cố thế chấp thường phải lớn hơn giá trị tài sản vay được. vậy tài sản gửi phong tỏa ngân hàng trong trường hợp kí quỹ có giá trị như thế nào so với giá trị nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nhỉ?


    Điều 5. Giá trị tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự ( Nghị định 163/2006)

    Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 324 Bộ luật Dân sự thì các bên có thể thoả thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    HH tham khảo thêm nha!

    thân!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    hanghell (07/05/2011)
  • #100972   07/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    hanghell viết:


    - Việc gửi tài sản vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng này thì tài sản này có được "sinh lãi" không nhỉ?



    Câu trả lời là HH à,( trừ trường hợp ngoại lệ)


    Việc ký quỹ không phát sinh lãi cho bên ký quỹ. Bên ký quỹ phải trả chi phí dịch vụ ngân hàng cho việc gửi tài sản bảo đảm. Ngân hàng nơi ký quỹ không được phép sử dụng tài sản ký quỹ để thực hiện việc cho vay, lợi nhuận từ việc ký quỹ không phải là khoản chênh lệch giống như việc huy động vốn và cho vay vốn (chức năng chính của ngân hàng) mà là chi phí dịch vụ cho việc cầm giữ tài sản ký quỹ (bên ký quỹ phải trả khoản chi phí này).
    163/2006/NĐ-CP viết:
    Điều 35. Nghĩa vụ của ngân hàng nơi ký quỹ
    1. Thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
    2. Hoàn trả tài sản ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng số tiền đă thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền khi chấm dứt ký quỹ.
    Điều 38. Quyền của bên ký quỹ
    Bên ký quỹ có quyền yêu cầu ngân hàng nơi ký quỹ hoàn trả tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đă thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại khi chấm dứt ký quỹ.


    Bạn tham khảo trong nghị định 163/2006/N Đ-CP - Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm để hiểu rõ vấn đề hơn !

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    hanghell (07/05/2011)
  • #100989   07/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào lm-law!

    bạn khẳng định vội quá rồi, bạn có thể tham khảo thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLDTBXH-NHNNVN để xem tiền ký quỹ có phát sinh lãi hay không nhé!

    4. Lãi suất tiền gửi ký quỹ

    a) Doanh nghiệp ký quỹ được ngân hàng thương mại nhận ký quỹ trả lãi tiền gửi ký quỹ theo mức lãi suất do hai bên thoả thuận phù hợp với mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tương ứng với thời hạn ký quỹ; trường hợp doanh nghiệp rút tiền ký quỹ và tất toán tài khoản tiền gửi ký quỹ trước thời hạn thì áp dụng theo mức lãi suất có kỳ hạn tương ứng với thời hạn ký quỹ thực tế;

    b) Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng do doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động được ngân hàng thương mại nhận ký quỹ trả lãi tiền gửi ký quỹ theo mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tương ứng với thời hạn ký quỹ; trường hợp người lao động rút tiền ký quỹ và tất toán tài khoản tiền gửi ký quỹ trước thời hạn thì áp dụng theo mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tương ứng với thời hạn ký quỹ thực tế.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (07/05/2011)
  • #103069   17/05/2011

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Chào lm-law!

    bạn khẳng định vội quá rồi, bạn có thể tham khảo thông tư liên tịch số 17/2007/TTLT-BLDTBXH-NHNNVN để xem tiền ký quỹ có phát sinh lãi hay không nhé!

    4. Lãi suất tiền gửi ký quỹ

    a) Doanh nghiệp ký quỹ được ngân hàng thương mại nhận ký quỹ trả lãi tiền gửi ký quỹ theo mức lãi suất do hai bên thoả thuận phù hợp với mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tương ứng với thời hạn ký quỹ; trường hợp doanh nghiệp rút tiền ký quỹ và tất toán tài khoản tiền gửi ký quỹ trước thời hạn thì áp dụng theo mức lãi suất có kỳ hạn tương ứng với thời hạn ký quỹ thực tế;

    b) Người lao động trực tiếp hoặc thông qua doanh nghiệp dịch vụ nộp tiền ký quỹ vào tài khoản riêng do doanh nghiệp mở tại ngân hàng thương mại để giữ tiền ký quỹ của người lao động được ngân hàng thương mại nhận ký quỹ trả lãi tiền gửi ký quỹ theo mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tương ứng với thời hạn ký quỹ; trường hợp người lao động rút tiền ký quỹ và tất toán tài khoản tiền gửi ký quỹ trước thời hạn thì áp dụng theo mức lãi suất tiền gửi có kỳ hạn tương ứng với thời hạn ký quỹ thực tế.


    Việc gửi tài sản vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng này thì tài sản này có được " sinh lãi" không nhỉ? sinh lãi cho bên nào? bên ký quỹ hay bên nhận ký quỹ ?

    Bạn Im-law giải thích cũng đúng dành cho phía nhận ký quỹ(ngân hàng)=> tức Bank chỉ được hưởng khoản PHÍ từ dịch vụ ký quỹ của khách hàng.Chứ ko được đem tài sản ký quỹ của khách để đầu tư, cho vay, ...=> sinh lời với một bên thứ ba nữa.

    Bạn Quyền giải thích cũng đúng nếu dành cho phía ký quỹ(khách hàng).

    Vì vậy, em Quyền cũng khẳng định " quá vội " rồi đấy nhé !

    Thảo luận - nhưng đừng gay gắt quá em ah.

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tranthibichvan_tax06 vì bài viết hữu ích
    Im_lawyerx0 (17/05/2011) hanghell (17/05/2011)
  • #100991   07/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm ở đây và cả ở đây nữa!

    thân!
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    hanghell (07/05/2011)
  • #103085   17/05/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Cảm ơn chị BV đã nhắc nhở !

    Em đâu có khẳng định đâu chị?

    QuyetQuyen945 viết:
    hanghell viết:


    - Việc gửi tài sản vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng này thì tài sản này có được "sinh lãi" không nhỉ?



    Câu trả lời là #ff0000;">có HH à,( trừ trường hợp ngoại lệ)



    Tại
    Im_lawyerx0 viết:

    #ff0000;">Việc ký quỹ không phát sinh lãi cho bên ký quỹ. Bên ký quỹ phải trả chi phí dịch vụ ngân hàng cho việc gửi tài sản bảo đảm. Ngân hàng nơi ký quỹ không được phép sử dụng tài sản ký quỹ để thực hiện việc cho vay, lợi nhuận từ việc ký quỹ không phải là khoản chênh lệch giống như việc huy động vốn và cho vay vốn (chức năng chính của ngân hàng) mà là chi phí dịch vụ cho việc cầm giữ tài sản ký quỹ (bên ký quỹ phải trả khoản chi phí này).
    163/2006/NĐ-CP viết:
    Điều 35. Nghĩa vụ của ngân hàng nơi ký quỹ
    1. Thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong phạm vi giá trị tài sản ký quỹ, sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng.
    2. Hoàn trả tài sản ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng số tiền đă thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền khi chấm dứt ký quỹ.
    Điều 38. Quyền của bên ký quỹ

    Bên ký quỹ có quyền yêu cầu ngân hàng nơi ký quỹ hoàn trả tài sản ký quỹ sau khi trừ chi phí dịch vụ ngân hàng và số tiền đă thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại khi chấm dứt ký quỹ.


    Bạn tham khảo trong nghị định 163/2006/N Đ-CP - Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm để hiểu rõ vấn đề hơn !



    Em chỉ sửa chổ chữ đỏ đỏ đó thôi chị ạ, đâu có gì gắt đâu ?



     
    Báo quản trị |  
  • #103108   17/05/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào HH,

    Thực tế, đối với khoản ký quỹ bằng tiền thì ngân hàng sẽ thanh toán lãi cho bên ký quỹ theo lãi suất hai bên thảo thuận hoặc theo quy định của pháp luật (như trường hợp ký quỹ đi hợp tác lao động nước ngoài mà bạn QQ đã dẫn bên trên).

    Tuy nhiên nếu thực hiện ký quỹ bằng các tài sản khác, ví dụ vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá thì ngân hàng sẽ không trả lãi mà đôi khi còn tính chi phí kiểm định, lưu kho và bảo quản các tài sản này.

    Còn tỷ lệ ký quỹ thì do các bên thỏa thuận thôi.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    hanghell (17/05/2011)
  • #103122   17/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    @tranthibichvan_tax06 : Cám ơn bạn đã cho ý kiến. Thực ra, nếu căn cứ vào câu hỏi của chủ TOPIC thì tôi đúng là đã chủ quan khi nhận định, bởi ý kiến đó của tôi thực ra là để phủ nhận việc "bên ký quỹ được hưởng lãi từ tài sản ký quỹ" tuy rằng phân tích của tôi không hẳn sai, nhưng nó cũng không giải quyết được thắc mắc của hanghell.

    Thực tế, khi góp ý với chủ đề này, tôi cũng chưa nghiên cứu về nó trước đó. Tôi chỉ để ý đến đối tượng là tài sản được sử dụng vào giao dịch bảo đảm ký quỹ và thấy rằng, với một số loại tài sản để định giá thì không phải dễ. Hơn nữa, cũng do ảnh hưởng bởi một phần phim ảnh, thấy người ta hay gửi nhiều thứ vào ngân hàng chỉ để đảm bảo an toàn cho tài sản đó, đôi khi những vật đó chỉ có giá trị lớn về tinh thần đối với người gửi tài sản chứ chưa hẳn giá trị của nó đã lớn (vd: gửi giữ một bản di chúc, thậm chí một chiếc chìa khóa...)

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    hanghell (17/05/2011)
  • #103142   17/05/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào các bác tiền bối thân mến!

    Thực ra thì hanghell cũng chưa học về các biện pháp bảo đảm, đang chuẩn bị bài về vấn đề các biện pháp bảo đảm này. Vì vậy các ý kiến của các tiền bối thực sự rất bổ ích và lí thú đối với hh, thank các tiền bối rất nhiều!

    Trong quá trình nghiên cứu về nó thấy khá khó hiểu và rắc rối đặc biệt là về việc ký quỹ.

    Theo các tiền bối nói bên trên, thì việc ký quỹ sẽ sinh lãi cho bên gửi ký quỹ (tức bên có nghĩa vụ) vậy nó có lợi cho bên có nghĩa vụ, có thể nói là bất lợi cho bên có quyền và hạn chế cho ngân hàng nơi ký quỹ khi mà ngân hàng giữ tài sản kí quỹ không được dùng tài sản đó để đầu tư sinh lời với bên thứ 3 không ạ?

    Luật bảo rằng tài sản dùng để ký quỹ có thể là tiền, vàng, giấy tờ có giá....em có thắc mắc một chút là liệu có nhiều trường hợp sử dụng vàng, giấy tờ có giá...để đi kí quỹ vào ngân hàng không nhỉ? giữa việc kí quỹ bằng vàng bạc...với việc ký quỹ bằng tiền thì liệu có thể kết luận kí quỹ bằng tiền có lợi cho bên có nghĩa vụ hơn không?

    Hy vọng nhận được ý kiến của các tiền bối. Thanks so much!
     
    Báo quản trị |  
  • #103152   17/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    hanghell viết:
    Chào các bác tiền bối thân mến!
    Theo các tiền bối nói bên trên, thì việc ký quỹ sẽ sinh lãi cho bên gửi ký quỹ (tức bên có nghĩa vụ) vậy nó có lợi cho bên có nghĩa vụ, có thể nói là bất lợi cho bên có quyền và hạn chế cho ngân hàng nơi ký quỹ khi mà ngân hàng giữ tài sản kí quỹ không được dùng tài sản đó để đầu tư sinh lời với bên thứ 3 không ạ?

    Tôi nghĩ, phân tích ban đầu của tôi cũng đã phần nào lý giải điều này. Tuy không đuợc sử dụng tài sản để sinh lợi,nhưng họ nhận được phí mà bên ký quỹ phải trả, nó cũng coi như bù đắp cho việc ngân hàng không đuợc dùng tài sản đó để cho vay. Hơn nữa,loại tài sản ngân hàng sử dụng để cho vay chủ yếu là tiền mặt, nếu tôi không nhầm thì các ngân hàng đã đồng loạt ngừng cho vay bằng vàng từ ngày 04/05/2011.

    hanghell viết:
    Luật bảo rằng tài sản dùng để ký quỹ có thể là tiền, vàng, giấy tờ có giá....em có thắc mắc một chút là liệu có nhiều trường hợp sử dụng vàng, giấy tờ có giá...để đi kí quỹ vào ngân hàng không nhỉ? giữa việc kí quỹ bằng vàng bạc...với việc ký quỹ bằng tiền thì liệu có thể kết luận kí quỹ bằng tiền có lợi cho bên có nghĩa vụ hơn không?


    Luật cho phép  tài sản ký quỹ là tiền,kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác đều có thể  trở thành tài sản bảo đảm. Việc vàng, bạc hay tiền có lợi hơn cho bên nào còn phải dựa vào tỷ giá của chúng thay đổi ra sao, bởi chúng ta có thể thấy giá trị của vàng và tiền thay đổi từng ngày. Còn nếu như giá trị của chúng không thay đổi theo thời gian  thì gửi vàng, bạc hay là tiền cũng đều không phát sinh lợi ích nào hơn cho bên có quyền cũng như bên có nghĩa  vụ bởi không phải gánh chịu rủi ro do tài sản  mất giá hoặc tăng giá.


    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    hanghell (17/05/2011)